Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế_unprotected...

Tài liệu Xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế_unprotected

.PDF
21
287
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------NGUYỄN TUYẾT NHUNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT Mã số: 60 31 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2008 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang làm cho hoạt động kinh doanh quốc tế trở thành một trong những nội dung quan trọng của quá trình phát triển tại mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh quốc tế thường được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, trong đó hình thức xuất khẩu được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng yếu. Đó là vì hoạt động xuất khẩu khuyến khích khai thác triệt để tiềm năng của nền kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ để phát triển đất nước và đặc biệt là nó xác lập và khẳng định vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Tính đến hết năm 2007, tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 59,546 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 14,135 tỷ USD chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế. Hiện nay, gạo đã trở thành một trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (gạo, cà phê, thủy sản, cao su và gỗ). Đó là những thành tựu đáng kể của hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo và lại càng đáng kể hơn với một nước cách đây không đầy 20 năm vẫn phải nhập khẩu lương thực như Việt Nam. Tuy vậy, cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là, dù Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo nhưng vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới so với nước đứng đầu vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Để có thể phát huy hết tiềm năng của một nền nông nghiệp lúa nước thì việc nhìn nhận lại thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo để có những đánh giá xác thực về những thành tựu và hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là một việc nên làm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi mà mọi trợ cấp cho nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đều bị bãi bỏ. Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Sự kiện Việt Nam từ một nước thiếu lương thực triền miên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều giới nghiên cứu. Trong đó, các công trình đáng chú ý là: - PGS, TS. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Xuất khẩu gạo, một thành tựu nổi bật của nước ta”, Tạp chí Cộng sản (8/2004). Tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2004 để thấy được thành tựu nổi bật trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ một nước thiếu đói triền miên, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Tác giả chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những thành tựu trên và từ đó đề xuất 3 giải pháp để có thể giữ vững vị trí cường quốc xuất khẩu gạo là: hoàn thiện quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và từng vùng; hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu theo hợp đồng; coi trọng việc thực hiện các giải pháp đồng bộ về thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam. - TS. Vũ Hùng Phương (2004), “Xuất khẩu gạo Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 4/2004 (372). Trong công trình này, tác giả phân tích hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 – 2003 trên 4 mặt: khối lượng xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu và giá; thị trường xuất khẩu và chất lượng gạo xuất khẩu. Từ đó, đề ra 3 nhóm giải pháp nâng cao khả năng xuất khẩu gạo là: nhóm giải pháp đối với thị trường nước ngoài; nhóm giải pháp đối với thị trường trong nước và nhóm giải pháp về sản xuất và chiến lược sản phẩm. - TS. Lê Hồng Thái (2/2004), Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, Báo cáo chuyên đề Vụ Kinh tế Nông nghiệp – Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Hà Nội. Trong báo cáo này, tác giả đi vào phân tích thực trạng, làm rõ những khó khăn - thuận lợi, cơ hội – thách thức của công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu của một số sản phẩm điển hình từ khâu nuôi trồng đến khâu thu hoạch và chế biến cũng như những ảnh hưởng từ phía thị trường để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển công nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu. - TS. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2006: thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (số 8/2006). Ở đây, tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 17 năm qua, kể từ khi gạo Việt Nam được thế giới biết đến với con số 1,4 triệu tấn năm 1989, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng xuất khẩu. Bài viết đã chỉ ra cả mặt được và mặt chưa được của hạt gạo Việt Nam trên thị trường Thế giới và đề xuất 3 giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo là: phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu mới đề cập đến những thành tựu và hạn chế chính của hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua trong khuôn khổ một bài báo nên chưa đi sâu phân tích các khía cạnh và tác động của hội nhập kinh tế đối với xuất khẩu gạo một cách toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Mặt khác, thị trường gạo thế giới đang biến động không ngừng, vì vậy, việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là điều cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, chỉ ra những bất cập của hoạt động này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, cản trở mà cam kết WTO đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của luận văn là: - Phác họa những điểm chủ yếu về thị trường gạo thế giới, trên cơ sở đó làm rõ lợi thế và tiềm năng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh nhập kinh tế quốc tế. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: hoạt động xuất khẩu gạo diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế và một số nước trong khu vực để vận dụng kinh nghiệm. - Về thời gian: từ năm 1989 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp chung là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê - so sánh, logic – lịch sử và dự báo... 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1989 đến nay. - Chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện mới. 7. Kết cấu của luận văn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới. 2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Vụ thông tin và hợp tác quốc tế (2004), Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập của nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Bình (2004), “Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr 10 – 13. 4. Bộ Kế hoạch Đầu tư tháng (3 năm 2005), Kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện quản lý kinh tế Trung ương (2004), Phân tích định lượng về ảnh hưởng của quá trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tới sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn – Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nhiệp, Hà Nội. 10.Phan Huy Chí (2000), Hướng đến pháp triển nông sản xuất khẩu vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài nghiên cứu, TT Thông tin Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 11.Phạm Quang Diệu (2002), “Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc với việc gia nhập WTO”, Thương nghiệp – thị trường Việt Nam, tr 19 – 27. 12.Bình Dương (2003), “Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO”, Thương nghiệp – thị trường Việt Nam, tr 9 – 27. 13.Ngọc Dương, Anh Phương, “Xuất khẩu đạt kết quả ngoạn mục”, Kinh tế 2006 – 2007, Việt Nam và Thế giới, tr 14 – 17. 14.TS. Vũ Xuân Đào (2000), Những giải pháp phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP Hồ Chí Minh. 15.Duy Hiếu, Thanh Hải (2000), “Sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua”, báo Thương mại số 4/2000. 16.Phạm Hà (2007), “Gia nhập WTO – Hướng cam kết và những điều lưu ý”, Kinh tế 2006 – 2007, Việt Nam và Thế giới, tr 18 – 20. 17.Phạm Lan Hương (2005), “Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể”, Tạp chí Quản lý kinh tế, tr 18 – 27. 18.ThS. Nguyễn Xuân Lan (2002), Kinh doanh nông sản để phục vụ xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh - những lợi thế và bất lợi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh. 19.TS. Nguyễn Thường Lạng (2000), Chính sách giá hàng nông sản trong điều kiện hội nhập của Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Hội thảo "Chính sách và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn thập niên đầu thế kỷ 21", Đại học Kinh tế quốc dân. 20.Trần Lê (2007), “Nông nghiệp vươn lên trong khó khăn”, Kinh tế 2006 – 2007, Việt Nam và Thế giới, tr 23 – 26. 21.PGS. TS Nguyễn Đình Long (2007), Hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22.TS. Nguyễn Đình Long (2000), Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới, Đề tài nghiên cứu, Viện Kinh tế Nông nghiệp. 23.Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định (1999), Phát huy lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh. 24.TS. Dương Văn Long (2000), Những khó khăn và thách thức đối với ngoại thương Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Đề tài nghiên cứu, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh. 25.Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 26.Thúy Nga (2000), “Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng”, báo Thương mại số 4/2000. 27.Vũ Đình Ngọc (1997), Mấy vấn đề kinh doanh lương thực ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28.Nguyễn Thuỷ Nguyên (2006), WTO thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động – xã hội. 29.Niên giám thống kê các năm 2004, 2005, 2006. 30.Nguyễn Thượng Minh (2004), “Việt Nam: Đường vào WTO”, Phát triển kinh tế, tr 40. 31.Vũ Hùng Phương (2004), “Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và dự báo số 4/2004 (372) 32.Nguyễn Trần Quế - Kinh tế đối ngoại Việt Nam (đề cương, bài giảng, tài liệu tham khảo chủ yếu) 33.Đặng Kim Sơn, Phạm Quang Diệu (2001), Tác động của Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ đến ngành nông nghiệp Việt Nam, Đề tài nghiên cứu, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh. 34.Phạm Gia Sơn (2004), “Việt Nam gia nhập WTO cơ hội và thách thức”, Lao động và công đoàn, tr 8 – 9, 26. 35.Chu Ngọc Sơn (2005), “Chính sách thương mại nông nghiệp trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Lý luận chính trị, tr 40 – 44. 36.TS. Lê Hồng Thái (tháng 2/2004), Phát triển công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội. 37.PGS. TS. Trần Chí Thành (2000), Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới, Hội thảo “Chính sách và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn thập niên đầu thế kỷ 21, Đại học Kinh tế quốc dân. 38.Nguyễn Xuân Thắng (năm 2003), Một số xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 39.Quang Thuần (2008), “Khan hiếm gạo xuất khẩu”, Thanh niên số 26(4417) ngày 26/01/2008. 40.Trung tâm thông tin thương mại (2006), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu, Hà Nội 41.Phạm Công Tú (1998), Triển vọng thị trờng hàng nông sản thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đến 2010, Đề tài nghiên cứu, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ TP Hồ Chí Minh. 42.Lương Văn Tự (2004), “Tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Tạp chí Cộng sản, tr 22 – 26. 43.TS. Nguyễn Trung Văn (1996), Phát triển sản xuất lúa và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 44.Viện nghiên cứu thị trường và giá cả (2001), Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành lúa gạoViệt Nam, Hà Nội. 45.Vụ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 2/2002), Báo cáo đề án các biện pháp nhằm giảm thua thiệt cho giá cả nông sản để nâng cao thu nhập cho nông sản, Hà Nội. 46.TS. Mai Thị Thanh Xuân, Giải pháp phát triển công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo khoa học kỷ niêm 30 năm thành lập khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. 47.TS. Mai Thị Thanh Xuân (2006), “Công nghệ chế biến với việc nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế 10/2006(341). 48.TS. Mai Thị Thanh Xuân (2005), “Vấn đề về xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương số 38/2005 (82). 49.Http://www.agroviet.org.vn 50.Http://www.vneconomy.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan