Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thực trạng và triển vọng...

Tài liệu Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thực trạng và triển vọng

.PDF
93
1528
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HUY THƢỞNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HUY THƢỞNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM CHI Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này , tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i học Quốc gia Hà Nội. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế , đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................5 DANH MỤC VIẾT TẮT ...............................................................................................8 DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .....................................................................................10 LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................11 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẦU THÔ ......................................16 1.1 Một số khái niệm chung về dầu thô .................................................................16 1.1.1 Nguồn gốc ra đời của dầu thô .............................................................................16 1.1.2 1.2 Vai trò của dầu thô ........................................................................................18 Tổng quan thị trƣờng dầu thô thế giới ............................................................21 1.2.1. Đặc điểm thị trường dầu thô thế giới ................................................................ 21 1.2.2. Cung và cầu dầu thô trên thế giới hiện nay ......................................................27 1.2.3. Việc phân bổ và kinh doanh, khai thác dầu thô trên thế giới và Việt Nam .....31 1.3 Đặc điểm, điều kiện và yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu dầu thô ....................39 1.3.1. Đặc điểm của xuất khẩu dầu thô .......................................................................39 1.3.2. Điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu thô .......................................41 1.4. Kinh nghiệm thế giới về xuất khẩu dầu thô và bài học đối với Việt Nam ......44 1.4.1. Kinh nghiệm thế giới ..........................................................................................44 1.4.2. Bài học đối với Việt Nam....................................................................................46 CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................48 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM ................................ 48 2.1. Tiềm năng và các nhân tố ảnh hƣởng tới việc khai thác và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ................................................................................................................48 2.1.1. Đặc điểm lợi thế cạnh tranh của dầu thô Việt Nam ...................................48 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dầu thô tại Việt Nam ...............................................................................................................................52 2.2. Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.....................................................59 2.2.1. Thị trường xuất khẩu của dầu thô Việt Nam ....................................................60 2.2.2 Các hình thức xuất khẩu ...............................................................................64 2.2.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ........................................65 2.3. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ................................ 66 2.3.1. Thành tựu ...........................................................................................................66 2.3.2. Tồn tại .................................................................................................................68 2.3.3. Nguyên nhân .......................................................................................................70 CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................72 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM .........................................................................................................72 Trƣớc thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian qua với những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Hiện nay hoạt động này cũng đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức sau: ........................72 3.1. Cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam ...........72 3.1.1. Cơ hội ..................................................................................................................72 3.1.2. Thách thức ..........................................................................................................73 3.2. Triển vọng phát triển ...........................................................................................75 3.2.2. Triển vọng ...........................................................................................................76 3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước ..............................................................................78 3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp......................................................................81 KẾT LUẬN ..................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................87 Phụ lục 1: 10 nƣớc có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhất thế giới ......................................89 Phụ lục 2: Tác động tổng hợp của các cú sốc giá dầu giảm tới kinh tế vĩ mô........93 Việt Nam (2012) ...........................................................................................................93 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu STT 1. Nguyên nghiã Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ PEC 2. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 3. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 4. EU Liên minh Châu Âu 5. PVN Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 6. Vietsovpetro Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô 7. PV Oil Tổng công ty dầu khí Việt Nam 8. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 9. OAPEC Hiệp hội các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập 10. BP Công ty dầu khí Anh quốc 11. IEA Cơ quan năng lƣợng quốc tế 12. JPVC Công ty dầu khí Việt Nam 13. NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 14. TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng 15. TTKT Tăng trƣởng kinh tế 16. TW Trung ƣơng 17. UBND Ủy ban nhân dân 18. WB Ngân hàng Thế giới STT Ký hiệu Nguyên nghiã 19. WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 1.1 Bảng 1.2 Nội dung Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lƣợng của OPEC Ƣớc tính nguồn dự trữ dầu mỏ thế giới năm 1995-2025 (tỷ thùng Trang 10 20 Sản lƣợng dầu của các nƣớc OPEC Bảng 1.3 Bảng 1.4 1990-2025 (triệu thùng/ ngày) 20 Sản lƣợng dầu của các nƣớc ngoài OPEC 1990-2025 (triệu thùng/ ngày) 22 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Nội dung Hình Trang Hình 1.1 Sản lƣợng OPEC khai thác qua các năm 11 Hình 1.2 Sản lƣợng khai thác của các doanh nghiệp 12 Hình 1.3 Dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2015 13 Hình 1.4 Phân bổ trữ lƣợng dầu thô thế giới 15 Hình 1.5 Sự thay đổi sản lƣợng cung dầu của thế giới theo IEA 15 Hình 1.6 So sánh nhu cầu dầu thô của các quốc gia thuộc khối OECD và các quốc gia ngoài khối này Hình 1.7 Phân bổ trữ lƣợng dầu thô thế giới Hình 1.8 Sản lƣợng dầu mỏ của các nhóm nƣớc trong và ngoài OPEC 2001-2025 (triệu thùng/ ngày) 16 19 21 Hình 1.9 Tình hình xuất khẩu dầu thô các tháng trong năm 2014. 41 Hình 1.10 Sản lƣợng khai thác dầu thô giai đoạn 2014 đến Quý I/2015 41 Hình 1.11 Đơn giá bình quân xuất khẩu dầu thô theo tháng năm 20092010 Hình 1.12 Ƣớc tính tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đến 2020 42 54 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dầu mỏ, hay còn gọi là dầu thô, đƣợc ví nhƣ “vàng đen” quý giá. Đây là nguồn năng lƣợng thiết yếu cho mọi ngành sản xuất, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô cũng tạo ra nguồn thu không nhỏ cho các quốc gia có may mắn đƣợc thiên nhiên ban tặng cho các mỏ dầu với trữ lƣợng lớn. Trữ lƣợng và tiềm năng dầu mỏ từ các bể trầm tích của Việt Nam đƣợc đánh giá là đáng kể (khoảng 4600 triệu tấn quy dầu). Từ lô dầu đầu tiên đƣợc khai thác năm 1987 cho đến nay, dầu thô đã trở thành một trong bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (bao gồm dệt may, giày dép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và dầu thô), đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, dầu mỏ cũng là nguồn tài nguyên có hạn. Vì vậy công tác khai thác cũng nhƣ tìm kiếm, thăm dò cần đƣợc quan tâm nhiều hơn đặc biệt là khi công nghiệp chế biến chƣa phát triển mấy thì chúng ta mới xuất khẩu dầu thô( xuất khẩu dầu thô ở một góc độ nào đó chính là xuất khẩu tài nguyên đất nƣớc). Việc nghiên cứu để tìm hƣớng đi đúng đắn cho xuất khẩu dầu thô, để sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu, dự báo, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có, đề tài “Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam: thực trạng và triển vọng” đã đƣợc tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp với mục đích nghiên cứu rõ hơn về mặt hàng xuất khẩu chủ lực này, từ đó đƣa ra một số giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cƣờng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Nhiều học giả nƣớc ngoài (Danh mục những công trình điển hình đƣợc trình bày ở mục tài liệu tham khảo) tập trung chủ yếu vào các khía cạnh cơ bản nhƣ (1) Tìm hiểu nguồn gốc hình thành ra đời của dầu thô; (2) Dự báo nguồn cung cầu dầu thô trên toàn thế giới; (3) Chính sách điều tiết gắn với sự biến động giá dầu tại các quốc gia; (4) Phân tích đo lƣờng những mối tác động biến động giá dầu - Tăng trƣởng, Quan hệ thƣơng mại, cũng nhƣ các tác động khác gắn với kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nhiều công trình đã xác định vấn đề trọng tâm nghiên cứu là phân tích mối quan hệ tƣơng tác giữa biến động giá dầu và mức tăng trƣởng của nền kinh tế cũng nhƣ ảnh hƣởng của chính sách đối với những yếu tố chi phối dài hạn tăng trƣởng nhƣ là tạo việc làm, tổng vốn đầu tƣ và nâng cao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đƣợc đo bằng năng suất các yếu tố tổng hợp (Total factor productivity - TFP). Các nhà khoa học quốc tế điển hình nhƣ Tomiura Eiichi (2007); Laura Alfaro, Sebnem Kalemli-Ozcan, và Selin Sayek (2009); Silvio Contessi và Ariel Weinberger (2009) đã có những lwcjn tích về mối quan hệ giữa giá dầu và tăng trƣởng cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô tại các quốc gia đã và đang phát triển. Công trình nghiên cứu của Pradhan Jaya Prakash (2004) và Zvi Adar and James M. Griffin chỉ ra vai trò dầu là nguồn năng lƣợng chính, trong đó các phân tích cũng chỉ rõ sản lƣợng dầu thô (đối lập với các nguồn năng lƣợng thay thế khác nhƣ năng lƣợng sinh học và khí hóa lỏng) đã giảm đi đáng kể từ năm 2005 . Gần với Việt Nam hơn, từ đầu năm 2000, các tác động của xuất khẩu dầu thô tới tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc phân tích qua các nghiên cứu của Yu Chen và Sylvie Demurger (2002); Galina Hale và Cheryl Long (2007); Jianhong Qi , Yingmei Zheng , James Laurenceson, và Hong Li (2009). Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: (1) Các giai đoạn quyền lực định giá dầu: Thứ nhất, trƣớc năm 1930 là giai đoạn thị trƣờng tự do. Thứ hai, giai đoạn từ 1930 đến 1972 do Mỹ quyết định thông qua tổ chức có tên gọi Texas Railroad Commission (TRC). Thứ ba, giai đoạn từ 1973 đến nay do Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định. (2) Sự suy giảm của giá dầu từ giữa năm 2014; (3) Vai trò của OPEC hiện tại. Nhóm các tác giả này cũng chỉ rõ: Cũng giống nhƣ các mặt hàng thông thƣờng khác, giá dầu mỏ bị chi phối bởi quy luật cung cầu với chu kỳ có thể kéo dài tới vài năm. Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, giá dầu mỏ tại thị trƣờng Mỹ bị chi phối nặng nề từ việc kiểm soát sản lƣợng hoặc kiểm soát giá. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, giá dầu đầu giếng tại Mỹ trung bình 28,52 USD/thùng (tính theo USD năm 2010) trong khi giá trung bình thế giới gần 30,54 USD/thùng. Lịch sử cho thấy những đợt giá dầu tăng cao đều gắn liền với sự bất ổn ở Trung Đông; chính sách kiểm soát giá dầu và cấm xuất khẩu dầu của Mỹ đã kìm hãm việc thăm dò khai thác dầu trong nƣớc làm cho Mỹ phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu Trung Đông và Venezuela; đồng thời nói chung OPEC đã sử dụng quota sản lƣợng dầu một cách hữu hiệu để định giá dầu mỏ thế giới. Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về xuất khẩu dầu thô và vai trò của dầu thô đối với sự phát triển của mỗi ngành nghề sản xuất, vùng địa phƣơng và toàn bộ nền kinh tế rất đa dạng và phong phú. Những tài liệu này, kết hợp với những tài liệu sẽ đƣợc sƣu tầm và nghiên cứu thêm sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để đề tài nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm nƣớc ngoài về xuất khẩu dầu thô đối với Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trong nước Về cơ bản các công trình nghiên cứu trong nƣớc tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu dầu thô và phân tích những triển vọng xuất khẩu dầu thô gắn với những biến động của thị trƣờng thế giới. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất bản nhiều ấn phẩm, sách báo, công trình nghiên cứu của các học giả về vấn đề này. Đến nay, đã có các đề tài nghiên cứu về xuất khẩu dầu thô của Việt Nam nhƣ sau: - Nguyễn Thúy Hòa (2007), “Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt nam” Tạp chí tài chính,số 8. - Vũ Xuân Trƣờng (2006), “Đánh giá tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” , Cục xúc tiến thƣơng mại, Nghiên cứu số 6. - Hoàng Thị Phƣơng Lan (2008) “Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001 – 2007 và 6 tháng đầu năm 2008”. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thƣơng mại. - Võ Phƣớc Tấn, Đỗ Hồng Hiệp (2001), “Một số vấn đề nhằm tăng cường xuất khầu dầu thô của Việt Nam” Tạp chí phát triển kinh tế, số 128. - Nguyễn Hoàng Hải (2009), “Hoạt động xuất khầu dầu thô của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam” Luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Viện Đại học mở Hà Nội. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề xuất khẩu dầu thô tại Việt Nam với những cách tiếp cận khác nhau (chi tiết theo danh mục tài liệu tham khảo). Dƣới nhan đề “Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam”, Viện Nghiên cứu dầu khí (2009) – Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam đã đƣa ra 01 nghiên cứu giới thiệu một cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam trong giai đoạn (1988 – Quý I/2009). Nhóm biên soạn đã mô tả tóm lƣợc và khẳng định dầu mỏ là nguồn năng lƣợng quan trọng của tất cả các nƣớc. Nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lƣợng toàn cầu. Về đặc điểm kinh tế, dầu mỏ là ngành phát triển nhanh và yêu cầu về vốn đầu tƣ rất lớn, đối với một số công đoạn trong ngành có sự rủi ro cao. Hầu hết ở các nƣớc đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, dầu mỏ thƣờng là ngành độc quyền của doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc một số các công ty xuyên quốc gia. Nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc từ ngành dầu mỏ chiếm một tỷ trọng tƣơng đối cao (ở Việt Nam trên 10%).. Trong khuôn khổ nghiên cứu, công trình này sẽ cố gắng làm rõ những khía cạnh liên quan đến xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu dầu thô Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc cùng những tồn tại và nguyên nhân của nó, chỉ ra những cơ hội và thách thức định hƣớng triển vọng, từ đó đề xuất các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về dầu thô, xuất khẩu dầu thô. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cùng những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Chỉ ra đƣợc những cơ hội, thách thức trong xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thông qua đó dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam những năm tới 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu là: thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam và dự kiến triển vọng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong thời gian tới. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: -Về không gian: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ năm 1987 từ khi dòng dầu mỏ đầu tiên của Việt Nam đƣợc khai thác và xuất khẩu đến năm 2014. - Xuất phát từ nội dung nêu trên câu hỏi đặt ra đối với bài viết là: +Vai trò của xuất khẩu dầu thô cụ thể ra sao? +Thực trạng xuất khẩu dầu thô thời gian qua của Việt Nam với những tồn tại và hạn chế nhƣ thế nào? +Triển vọng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu dầu thô thời gian tới ra sao? 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Quan sát, thu thập thông tin, số liệu. - Phân tích tổng hợp và so sánh: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu trƣờng hợp đối với một số nƣớc rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và thông qua các hội thảo, các tọa đàm khoa học khác nhau với những ngƣời làm công tác quản lý, kinh doanh, nghiên cứu về công nghiệp, dầu khí để đƣa ra kết luận. Đề tài sẽ sử dụng các nguồn tƣ liệu, dữ liệu sẵn có trong nƣớc và quốc tế nhƣ tƣ liệu chính thức của Đảng và Nhà nƣớc, tƣ liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý, tƣ liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Liên hiệp quốc, UNCTAD v.v.), của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học và các cá nhân trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó nhằm tập hợp đầy đủ những số liệu, đề tài sẽ sử dụng tƣ liệu từ nguồn sách, báo, tạp chí và các trang web chuyên ngành dầu khí trong và ngoài nƣớc (đặc biệt là các nguồn tài liệu của Bộ Công thƣơng – Vụ Năng lƣợng và Xuất - Nhập khẩu, Tổng cục thống kê, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Liên minh Dầu mỏ OPEC,...); cùng với việc tham khảo những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả đi trƣớc. 6. Những đóng góp mới -Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng, đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, chỉ ra đƣợc những cơ hội, thách thức thông qua đó dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam những năm tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về dầu thô. Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Chƣơng 3: Triển vọng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẦU THÔ 1.1 Một số khái niệm chung về dầu thô 1.1.1 Nguồn gốc ra đời của dầu thô Đa số các nhà địa chất coi dầu thô giống nhƣ than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Nó đƣợc tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thƣờng có khuynh hƣớng hình thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn sâu dƣới các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này bị biến hoá, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp đƣợc gọi là kerogen, và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình đƣợc gọi là catagenesis. Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dƣới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể đƣợc khai thác bằng cách khoan và bơm. Các nhà địa chất cũng đề cập tới "cửa sổ dầu" (oil window). Đây là tầm nhiệt độ mà nếu thấp hơn thì dầu không thể hình thành, còn cao hơn thì lại hình thành khí tự nhiên. Dù nó tƣơng thích với những độ sâu khác nhau ở những vị trí khác nhau trên thế giới, một độ sâu 'điển hình' cho cửa sổ dầu có thể là 4–6 km. Nhƣng dầu cũng có thể rơi vào các bẫy ở độ sâu thấp hơn, thậm chí nếu nó không đƣợc hình thành ở đó. Cần có ba điều kiện để hình thành nên bể dầu: có nhiều đá, mạch dẫn dầu xâm nhập, và một bẫy (kín) để tập trung hydrocarbons. Các phản ứng tạo thành dầu mỏ và khí tự nhiên thƣờng nhƣ những phản ứng phân rã giai đoạn đầu, khi kerogen phân rã thành dầu và khí tự nhiên thông qua nhiều phản ứng song song, và dầu cuối cùng phân rã thành khí tự nhiên thông qua một loạt phản ứng khác. Cuối thế kỷ 19 nhà hóa học ngƣời Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đƣa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nƣớc tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng Trái Đất tạo thành các hiđrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trƣờng phái Nga - Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ. Lý thuyết thứ hai, đƣợc giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon đƣợc tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất Mãi đến thế kỷ 19 ngƣời ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những ngƣời giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Ngƣời ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên đƣợc tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhƣng cuộc khoan dầu đƣợc toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. 1.1.2 Vai trò của dầu thô Dầu mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên này. Hiện nay, trong cán cân năng lƣợng, dầu thô vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với các dạng năng lƣợng khác. Cùng với than đá, dầu thô cùng các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lƣợng toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu. Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty sản xuất kinh doanh dầu biến động tuỳ thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới. Lợi dụng hiện tƣợng biến động này, không ít các những thông tin không đúng sự thật về các kết quả thăm dò dầu đƣợc tung ra làm điêu đứng những nhà đầu tƣ chứng khoán trên lĩnh vực này, thậm chí làm khuynh đảo cả chính sách của các quốc gia. Dầu mỏ cùng với các loại khí đốt đƣợc coi là “Vàng đen”, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Đây cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phƣơng tiện giao thông vận tải. Hơn nữa dầu mỏ cũng đƣợc sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác. Tất da chân Hàng triệu phụ nữ trên thế giới đi tất da chân vì tính tiện lợi và thời trang của sản phẩm này. Tuy nhiên, rất ít ngƣời biết rằng tất da chân đƣợc sản xuất từ một chất dẻo – chế biến từ dầu mỏ. Chất dẻo này hay còn gọi là ni lông đƣợc Wallace Carothers (Mỹ) phát minh ra năm 1935. Hiện nay, ni lông đƣợc ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, nhƣng nó cũng là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trƣờng trên Trái đất. Thuốc Aspirin Aspirin đƣợc chứng minh là một trong những dƣợc phẩm an toàn và tin cậy trong những thập kỷ vừa qua. Loại thuốc này có tác dụng chữa đau đầu, sốt và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Axít axetylsalixylic trong aspirin cũng có tác dụng giúp giảm đau hữu hiệu. Phần lớn aspirin đƣợc sản xuất từ benzen – một hydrocarbon đƣợc chiết xuất từ dầu mỏ. Sáp màu Các chất chiết xuất từ dầu mỏ đƣợc ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất các đồ dùng cho trẻ em. Một trong những sản phẩm nổi bật là sáp màu, mà sáp thì đƣợc chiết xuất từ dầu mỏ. Ngoài ra, sáp còn dùng để sản xuất nến và tăng độ bóng cho sôcôla. Kẹo cao su Ngày nay, kẹo cao su thƣờng có hai loại. Một loại đƣợc sản xuất từ nhựa của một số loài cây và một loại đƣợc sản xuất từ những chất dẻo và sáp – chiết xuất từ dầu mỏ. Loại kẹo cao su sản xuất từ dầu mỏ có ƣu điểm là chi phí thấp. Tuy nhiên, loại kẹo sản xuất từ nhựa cây tự nhiên vẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng hơn. Quần áo chống nhăn Bông là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất quần áo. Tuy nhiên, một số sản phẩm quần áo đòi hỏi phải có khả năng chống nhăn và bền. Vì thế, các nhà sản xuất đã tổng hợp một số chất có từ dầu mỏ để tạo ra các loại sợi hóa học đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên cho mục đích may mặc. Các tấm pin mặt trời Sản xuất điện từ năng lƣợng mặt trời là một trong những giải pháp để chống lại sự ấm lên của Trái đất trong tƣơng lai. Tuy nhiên, những tấm pin mặt trời lại đƣợc sản xuất chủ yếu từ các thành phần từ dầu mỏ - nguồn tài nguyên không tái tạo. Vì thế, vấn đề đặt ra với các nhà khoa học là phải tìm ra các chất thay thế cho các chất sử dụng trong việc sản xuất các tấm pin mặt trời hiện nay. Mỹ phẩm Con ngƣời đã biết dùng các chất từ thiên nhiên để trang điểm làm đẹp từ cách đây nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, phần lớn các mỹ phẩm làm đẹp hiện nay nhƣ son môi, phấn kẻ mi mắt đƣợc sản xuất từ các chất từ dầu mỏ, nhƣ crylate, nhựa than đá và propylenglycol. Trữ lƣợng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Dự đoán trữ lƣợng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2011 trữ lƣợng dầu mỏ nhiều nhất là ở Hoa Kỳ (2855 tỷ thùng), Ả Rập Saudi (262,6 tỉ thùng), Venezuela (211,2 tỉ thùng), Canada (175,2 tì thùng), Iran (137 tỉ thùng), Iraq (115,0 tỉ thùng), kế đến là ở Kuwait, Các Tiểu Vƣơng quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Libya, và Nigeria [2]. Nƣớc khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam đƣợc xếp vào các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lƣợng xuất đƣợc vài ba
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng