Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng...

Tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

.PDF
113
373
133

Mô tả:

Đại học Quốc Gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Thị Ngọc Bích Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội – 2010 Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Thị Ngọc Bích Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tú Hà nội - 2010 Mục lục Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Mở Đầu Chương 1: 1 Những Vấn Đề Lý Luận Và Pháp Luật Về xử phạt vi 5 phạm hành chính Lĩnh Vực quản lý và bảo vệ rừng 1.1. Rừng và vai trò của rừng với môi sinh 5 1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 7 1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 7 1.2.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 8 1.2.2.1. Mặt khách quan 8 1.2.2.2. Mặt chủ quan 11 1.2.2.3. Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 12 1.2.2.4. Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 13 1.2.2.5. So sánh vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 13 1.3. 15 Nội dung của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 1.3.1. Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 15 1.3.2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 17 1.3.3. Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 21 1.3.3.1. Mục đích răn đe giáo dục 21 1.3.3.2. Mục đích trừng trị 21 1.3.3.3. Mục đích khôi phục lại trật tự 22 1.3.4. 22 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 1.3.4.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm 23 1.3.4.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp 24 1.3.4.3. ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính 24 1.3.4.4. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 25 1.3.4.5. Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 26 1.3.5. 27 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 1.3.5.1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản 28 1.3.5.2. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục thông thường 28 1.4. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện quản lý, bảo vệ rừng 40 1.4.1. Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội 40 1.4.2. Chính phủ 41 1.4.3. ủy ban nhân dân các cấp 42 1.4.4. Bộ, cơ quan ngang bộ 43 1.4.5. Kiểm lâm 44 1.5. Chính sách pháp luật quản lý bảo vệ rừng của một số quốc 45 gia trên thế giới Chương 2: Thực Trạng Pháp Luật Về Xử Phạt VI Phạm Hành 50 Chính TRONG Lĩnh Vực Quản Lý Và Bảo Vệ Rừng 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành 50 chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.1.1. Hình thức các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi 50 phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.1.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp 53 khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.1.2.1. Hình thức xử phạt chính 53 2.1.2.2. Các hình thức phạt bổ sung 60 2.1.3. 61 Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.1.4. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm 61 việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.1.4.1. Khám người, tạm giữ người theo thủ tục hành chính 61 2.1.4.2. Khám phương tiện vận tải, đồ vật 62 2.1.4.3. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 62 2.1.4.4. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 63 2.2. 64 Thực trạng thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.2.1. Thực trạng rừng Việt Nam và sự tàn phá rừng hiện nay 64 2.2.2. Tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý 66 bảo vệ rừng 2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và tình hình thực hiện pháp 71 luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 2.3.1. Những điểm đã đạt được 71 2.3.2. Những điểm còn tồn tại 72 Chương 3: 80 PHƯƠNG Hướng, Giải Pháp Hoàn Thiện Việc Xử Phạt VI Phạm Hành Chính TRONG Lĩnh Vực quản lý và bảo vệ rừng 3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm hành 80 chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 3.2. Giải pháp hoàn thiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong 82 lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành 82 chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 3.2.2. Kiện toàn bộ máy và cán bộ công chức và người trực tiếp 85 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 3.2.3. Kết hợp giữa cơ quan xử lý vi phạm với các thiết chế tự 87 quản, giám sát ở địa phương 3.2.4. Sử dụng luật tục và hương ước vào việc quản lý rừng 90 3.2.5. Kiên quyết thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật 94 Kết luận 96 danh mục Tài Liệu THAM Khảo 100 Danh mục các bảng Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Thống kê số vụ vi phạm pháp luật từ 2004 - 2008 66 2.2 Tổng hợp tình hình phá rừng trái pháp luật (2004-2008) 67 2.3 Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tính từ đầu 70 năm 2009 đến tháng 6-2010 2.4 Đối tượng vi phạm lâm luật tính từ đầu năm 2009 đến 70 tháng 6-201 Danh mục các biểu đồ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Diễn biến tình hình phá rừng trái pháp luật 67 2.2 Diễn biến về diện tích rừng bị cháy 68 2.3 Nguyên nhân mất rừng 68 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh lợi ích về kinh tế, rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hòa không khí và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện trạng mất rừng và suy thoái rừng đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho đời sống nhân dân cũng như sự ổn định nhiều mặt của đất nước. Do vậy, bảo vệ rừng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đòi hỏi Nhà nước phải có chế độ quản lý bảo vệ thích hợp nguồn tài nguyên này, đặc biệt là bảo vệ bằng pháp luật. Để thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước về Bảo vệ và phát triển rừng đạt kết quả tốt, cùng với việc nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng trong nhân dân, trong cán bộ nhà nước, tăng cường hoạt động phối hợp của các cơ quan chức năng, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng. Sau hơn 12 năm thi hành, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, một số qui định không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 6, ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội khóa XI đã xem xét thông qua luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Để cụ thể hóa Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, ngày 30 tháng 10 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và bảo vệ lâm sản. Tiếp đó Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 ra đời thay thế cho Nghị định 159/NĐ-CP, quy định một số biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Xuất phát từ nguy cơ khai thác rừng trái phép, phá hoại tài 1 nguyên rừng bừa bãi gây cạn kiệt tài nguyên, phá hoại môi trường nghiêm trọng. Có thể khẳng định rằng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời nâng cao ý thức của người dân cũng như cán bộ nhà nước trong việc tăng cường phối hợp hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, hiệu quả quản lý chưa cao, tính nhất quán chưa chặt chẽ gây ra sự khó khăn trong việc áp dụng cũng như thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là cần thiết đáp ứng yêu cầu nghiên cứu lý luận và áp dụng thực tế trong việc phòng chống vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng" để làm luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính cũng như đề tài trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng như: "Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính lý luận và thực tiễn", của Bùi Tiến Đạt, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; "Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường", của Trần Thị Lâm Thi, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003; "Tình hình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng", của Võ Mai Anh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007; "Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay", của Nguyễn Thanh Huyền, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004... Tuy nhiên, những công trình nêu trên chỉ mang tính chất khái quát về pháp luật 2 quản lý và bảo vệ rừng, dựa trên cơ sở lý luận mà chưa đề cập sâu đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích Đề tài có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, vướng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng * Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; - Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; - Đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê xã hội học, các phương pháp xã hội học pháp luật. 5. Những đóng góp chủ yếu về mặt khoa học của đề tài Đề tài là chương trình chuyên khảo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, đề tài đã đặt vấn đề tương đối hệ thống 3 về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; Phân tích tương đối cụ thể thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; Nghiên cứu tìm hiểu một số kinh nghiệm bảo vệ và phát triển rừng của một số quốc gia trong khu vực; Đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 4 Chương 1 Những Vấn Đề Lý Luận Và Pháp Luật Về xử phạt vi phạm hành chính Lĩnh Vực quản lý và bảo vệ rừng 1.1. Rừng và vai trò của rừng với môi sinh Rừng là một thành phần của sinh quyển. Nhờ bức xạ từ vũ trụ, trong đó năng lượng mặt trời là nguồn cơ bản, rừng đã tích lũy và phân bố lại năng lượng tự do nhận được. Chính nhờ đó mà cuộc sống của các sinh vật được bảo đảm. Trên quan điểm năng lượng, rừng là một bộ máy tích lũy và điều chỉnh năng lượng to lớn nhất sinh quyển. Rừng bảo vệ đất khỏi xói mòn. Rừng bảo đảm chế độ thủy văn cho hệ thống sông, hồ. Rừng góp phần tích cực vào quá trình điều hòa khí hậu. Rừng cố định co2 và cung cấp o2 tự do cho không khí. Nhờ vào đó, rừng tạo ra môi trường sống tốt cho sinh vật. Rừng thực hiện vai trò vũ trụ trong sinh quyển thông qua hai chức năng: sản xuất ra hữu cơ sơ cấp từ các chất vô cơ và chất khoáng, thải oxy vào không khí để điều chỉnh chất khí của khí quyển. Hàng năm, rừng cung cấp cho khí quyển tổng lượng o2 mà khí quyển nhận được. Chính vì vậy, rừng có vai trò sinh thái hết sức to lớn. ảnh hưởng của rừng với môi trường mang tính tổng hợp như đất, nước, không khí,... và rừng là yếu tố cơ bản để duy trì cân bằng sinh thái của môi trường. Rừng không còn thì sự sống của loài người sẽ bị đe dọa. Số phận của rừng là số phận của chúng ta. Nếu như giá trị kinh tế của rừng có thể xác định được thì các chức năng bảo vệ cải tạo môi trường sống của rừng trở lên vô giá đối với sự sống của loài người. 5 Rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lý học, hóa học và sinh học tác động qua lại với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật; đó là một siêu cơ thể tiến hóa tương đối chậm chạp, tham gia vào các chu trình C, O2, N2, H2O và của nhiều loại chất khoáng khác. Ngoài ra, rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ nước chống xói mòn đất, chống lũ lụt, chống sa mạc hóa, chắn gió và bảo vệ mùa màng, đem lại các lợi ích vô cùng lớn lao như: cung cấp nguồn gen, cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ, cung cấp và điều hòa nguồn nước, cung cấp nguồn thuốc quý. Ngoài vai trò cung cấp o2 cho khí quyển, rừng còn là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây hại cho con người và các động vật. Hơn nữa rừng còn có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu của trái đất. Vì vậy, rừng được xem như lá phổi xanh của trái đất. Ngày nay vấn đề bảo vệ, gây trồng không chỉ mang ý nghĩa của việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên mà còn để bảo vệ và cải tạo môi trường sống của loài người. Rừng có ảnh hưởng nhiều mặt đến môi trường tự nhiên, làm thay đổi điều kiện khí hậu, đất đai, sinh vật... từ đó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của con người. Nghiên cứu vai trò của rừng đối với môi trường không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, gây trồng các loại rừng phòng hộ, hạn chế ảnh hưởng của thiên nhiên, làm tăng thêm ý nghĩa cảnh quan, văn hóa xã hội của rừng. Hiện nay, rừng bao phủ 4 tỷ ha đất. Các hệ sinh thái rừng sản xuất ra 50% chất hữu cơ sinh quyển. Rừng cũng là nơi cung cấp ổn định gỗ và các sản phẩm khác cho con người. Cần nhận thấy rằng sự phá hủy rừng cũng đồng thời phá hủy cả chế độ nước, gây xói mòn, làm tăng tiêu hao độ ẩm trong đất, phá hủy cơ sở hình thành và nuôi dưỡng nước ngọt, làm khí hậu thay đổi theo hướng không có lợi cho sự sống của loài người [2]. 6 1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng 1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính là có vi phạm hành chính, vi phạm hành chính được pháp luật quy định. Việc nghiên cứu khái niệm vi phạm hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bởi vì định nghĩa đúng về vi phạm hành chính là cơ sở xác định các vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Xác định được hành vi vi phạm hành chính tính chính xác của việc xử phạt vi phạm hành chính càng cao, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân, phát huy hiệu quả và mục đích của việc xử phạt hành chính là lập lại trật tự nhà nước bị xâm hại, góp phần giáo dục người vi phạm và cảnh báo, phòng ngừa vi phạm trong tương lai và tránh được sự tùy tiện trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1990 thì: "Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính" [25]. Theo Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 thì: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự [22]. Định nghĩa nêu trên đã nêu lên các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính là hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi và bị xử 7 phạt, đồng thời cũng có đề cập đến chủ thể của cấu thành pháp lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng cũng là một dạng của vi phạm hành chính, cũng có những điểm chung giống như các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, cũng có dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính. Các dấu hiệu đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của hành vi vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, khác với những vi phạm trong lĩnh vực khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng có một số đặc điểm riêng: - Đối tượng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại là rừng, lâm sản và môi trường rừng, loại tài nguyên đặc biệt, loại tài sản mang tính pháp lý đặc biệt thuộc sở hữu của toàn dân và ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường sinh thái trên phạm vi rộng lớn và lâu dài. - Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng trong nhiều trường hợp rất khó phát hiện, việc phát hiện thường là khi đã hoàn thành hoặc có hậu quả của vi phạm. - Các vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng không chỉ liên quan đến pháp luật quản lý và bảo vệ rừng mà còn liên quan đến nhiều ngành luật khác, do mối quan hệ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng mang tính tổng hợp, diện rộng với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước, làm phức tạp việc phân định trách nhiệm của đối tượng vi phạm pháp luật. 1.2.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng cũng là một dạng của vi phạm hành chính nên cũng phải có đủ 4 yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính là: mặt khách quan, khách thể, chủ thể và mặt chủ quan của hành vi vi phạm hành chính. Nhưng khác với hành vi vi phạm hành chính 8 trong lĩnh vực khác, các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng còn có những đặc điểm riêng như: 1.2.2.1. Mặt khách quan Dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính, nói cách khác, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng và đã bị pháp luật ngăn cấm, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp hành chính. Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng gồm các dấu hiệu: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là hành vi có tính chất trái pháp luật, vi phạm các qui định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng dưới hình thức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những qui định của pháp luật quản lý và bảo vệ rừng, xâm phạm đến những khách thể được pháp luật bảo vệ. Để nhận biết một hành vi là trái pháp luật cần căn cứ vào những phong tục tập quán của từng địa phương để xem xét hành vi nhất định. Hành vi không thực hiện những qui định về quản lý và bảo vệ rừng như: không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng, không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên do mình quản lý, không thực hiện thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng 9 thiết kế về phát luồng dây leo trước khi khai thác, vệ sinh rừng sau khi khai thác và các biện pháp kỹ thuật khác bảo đảm tái sinh rừng, không chặt những cây cong queo, sâu bệnh đã có dấu bài chặt; không tận thu hết gỗ cành ngọn, cây đổ gãy trong quá trình khai thác rừng tự nhiên theo thiết kế được duyệt. Đối với một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ là nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có sự phối hợp giữa các yếu tố khác. Thông thường, những yếu tố đó có thể là: + Thời gian thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Săn bắt động vật trong mùa sinh sản, đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô, tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh. + Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới dưới ba năm, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc. + Công cụ phương tiện vi phạm. Ví dụ: Phương tiện vi phạm hành chính gồm đồ vật, công cụ, phương tiện vận chuyển được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, các loại xe cơ giới đường bộ, xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ, súc vật, tàu thủy, ca-nô, thuyền, các phương tiện khác được sử dụng để vận chuyển lâm sản trái pháp luật, sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm, đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép, đưa trái phép vào rừng các phương tiện, công cụ cơ giới [22]... + Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nhìn chung, hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể: với cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây còn gọi là người vi phạm) có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng 10 và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hành vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng khi và chỉ khi hành vi đó gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Trong trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại cụ thể là cần thiết để đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra. 1.2.2.2. Mặt chủ quan Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi phải có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình thiếu thận trọng không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội hoặc có nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện. Khi có đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận rằng đã không có vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng xảy ra. Trong một số trường hợp cụ thể pháp luật còn đòi hỏi xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Vấn đề lỗi của tổ chức, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi nên không đặt ra vấn đề lỗi của tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, chỉ cần xác định tổ chức đó có vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng biện pháp xử phạt vi phạm 11 hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần xác định lỗi của tổ chức thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Trong trường hợp này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện công việc được giao. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng hiện hành quy định tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi do chính mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Đồng thời, phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật. 1.2.2.3. Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của luật hành chính. Theo quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể là: + Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện. 12 + Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng trong mọi trường hợp. + Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo qui định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng theo qui định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó. 1.2.2.4. Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận biết vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng là hành vi vi phạm này đã xâm phạm đến trật tự quản lý trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng được pháp luật quản lý và bảo vệ rừng quy định và bảo vệ. 1.2.2.5. So sánh vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng Nhìn chung, vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự xã hội do nhà nước đặt ra. Vi phạm hành chính hay phạm tội là những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và phải bị xử lý theo chế tài tương ứng. Vi phạm hành chính bị xử lý bằng chế tài hành chính, còn tội phạm bị xử lý bằng chế tài hình sự. Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi vi phạm, xâm hại đến 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan