Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Xử lý tình huống xây dựng nhà ở sai phép tại phường quang trung quận hà đông ...

Tài liệu Xử lý tình huống xây dựng nhà ở sai phép tại phường quang trung quận hà đông thành phố hà nội

.PDF
24
582
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A - 2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống xây dựng nhà ở sai phép tại phường Quang Trung - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Họ và tên học viên: Lê Tiến Hiệp. Đơn vị công tác: Phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 -i- Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 PHẦN I .............................................................................................................. 3 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG .............................................................................. 3 1. Hoàn cảnh ra đời tình huống ....................................................................... 3 2. Nội dung chính của tình huống.................................................................... 4 PHẦN II ............................................................................................................. 8 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ............................................................................. 8 1. Mục tiêu đặt ra của tình huống .................................................................... 8 2. Căn cứ pháp lý ............................................................................................ 8 3. Phân tích tình huống.................................................................................. 11 4. Nguyên nhân ............................................................................................. 12 5. Hậu quả để lại ........................................................................................... 13 PHẦN III ......................................................................................................... 14 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG .................................................................................... 14 1. Mục đích ................................................................................................... 14 2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống......................................... 14 3. Lựa chọn phương án tối ưu ....................................................................... 15 PHẦN IV ......................................................................................................... 17 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ......................................................... 17 PHẦN V........................................................................................................... 19 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................... 19 1. Kiến nghị ................................................................................................ 19 2. Kết luận .................................................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 22 -ii- LỜI MỞ ĐẦU Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong trong thời gian qua đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên. Chương trình bồi dưỡng đã giúp tôi nâng cao nhận thức và hiểu biết về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên đã cung cấp các kiến thức, bài học kinh nghiệm giúp cho tôi vận dụng tốt hơn vào công việc hàng ngày. Với vị trí nằm trong đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua theo đường lối của Đảng, được sự quan tâm nhiều mặt của Trung ương, Thành phố, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thành ủy, UBND Thành phố, Đảng bộ chính quyền và Nhân dân quận Hà Đông đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội: Kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, văn hóa xã hội có bước tiến bộ, xây dựng và quản lý đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì quá trình xây dựng và phát triển đô thị của Quận cũng phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo quy hoạch. Nếu công tác quản lý quy hoạch xây dựng là tiền đề cho việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về xây dựng thì công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng đã được cấp là nhiệm vụ trực tiếp để thực hiện xây dựng theo quy hoạch và kiến trúc đô thị. Trong những năm qua quận Hà Đông đã có những biện pháp để quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch, nhất là trong vấn đề cấp phép xây dựng và coi đây là công tác trọng tâm để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và kinh tế xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập, việc quản lý quy hoạch xây dựng đô thị vẫn còn nhiều vấn đề, những tồn tại như: hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư tương xứng với quá trình phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng chưa phù hợp với thực tế, tình trạng xây dựng không -1- phép và xây dựng sai so với giấy phép xây dựng đã được cấp vẫn xảy ra ở một số nơi, cần được xem xét có hướng giải quyết một cách hiệu quả. Trước tình hình thực tế tồn tại nhiều hộ dân xây dựng nhà không phép, xây dựng sai so với giấy phép xây dựng được cấp, xây dựng trên đất lấn chiếm…, qua thực tế công tác tại địa phương, học tập và nghiên cứu tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi xin chọn đề tài: “Xử lý xây dựng nhà sai phép trên địa bàn phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”. Đây là một ví dụ về hiện tượng phổ biến cho thấy người dân khi xây dựng và cải tạo nhà ở vì lợi ích cá nhân nếu cố tình lẩn tránh quy định của cơ quan quản lý xây dựng thì không chỉ vi phạm các quy định trong quản lý nhà nước về quy hoạch và quản lý đô thị mà còn gây mất an ninh, trật tự xã hội. -2- PHẦN I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời tình huống Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì quá trình đô thị hóa và xây dựng nhà ở diễn ra rất nhanh tạo cho bộ mặt Thủ đô có những thay đổi đáng kể. Điều kiện nhà ở của người dân được cải thiện về diện tích và tiện nghi. Cơ chế thị trường đã mang lại cho người dân quyền tự chủ, thuận tiện trong việc xây dựng, mua bán, chuyện nhượng nhà ở trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công tác quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quận Hà Đông được thực hiện theo quy định của Thành phố Hà Nội. Việc cấp giấy phép xây dựng theo thẩm quyền đã được cải cách về thủ tục hành chính, tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng hàng năm đều tăng. Quận đã áp dụng mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong công tác cấp phép xây dựng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân khi xin cấp phép xây dựng góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý cải tạo và xây dựng nhà ở của nhân dân trên địa bàn. Có thể nhận thấy rằng, công tác quản lý cấp phép, quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn quận hàng năm số các công trình xây dựng được kiểm soát tăng lên. Cụ thể số lượng giấy phép xây dựng đã được cấp trên địa bàn quận Hà Đông trong các năm như sau: Năm 2010 cấp 1006 giấy phép; năm 2011 cấp 1480 giấy phép; năm 2012 cấp 1372 giấy phép; năm 2013 cấp 2111 giấy phép; năm 2014 cấp 2997 giấy phép; và tính từ đầu năm 2015 đến hết tháng 10/2015 đã cấp gần 2800 giấy phép. Tuy nhiên, do các văn bản quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng còn thiếu, chưa chặt chẽ và sự hiểu biết, chấp hành pháp luật của người dân về các quy định trong việc xây dựng, cải tạo nhà ở còn hạn chế, nên việc cải tạo, xây dựng nhà ở của người dân, đặc biệt là khu phố cổ, trung tâm Hà Nội thường vi phạm các quy định về quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị, hiện tượng xây -3- dựng không phép, trái phép, lấn chiếm đất công, lấn chiếm phần không gian chung là khá phổ biến. 2. Nội dung chính của tình huống. Năm 2010, gia đình ông Nguyễn Hữu Thiện có mua 01 thửa đất hình chữ nhật có diện tích 36m2, thửa đất có kích thước chiều rộng là 4,0m, chiều dài là 9,0m, mặt tiền thửa đất giáp với ngõ công rộng 6m, các mặt còn lại giáp với các thửa đất của các hộ ông Nam (bên phải), ông Minh (bên trái) và bà Bích (phía sau), tại địa chỉ thửa đất số 88, tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngày 26/11/2014, ông Thiện làm hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng gửi qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận Hà Đông để xin phép xây dựng tại thửa đất trên với nội dung như sau: Diện tích xây dựng tầng 1: 36m2; Số tầng: 4tầng; Chiều cao tầng 1: 3,7m; Chiều cao công trình: 14,1m. Sau khi thụ lý hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng của gia đình ông Thiện từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng Quản lý đô thị Hà Đông tiến hành kiểm tra thực địa thửa đất số 88, tổ dân phố 2, phường Quang Trung, đồng thời thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng của gia đình ông Thiện. Sau khi thẩm định xong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng của gia đình ông Thiện, phòng Qản lý đô thị đã trình UBND quận Hà Đông cấp giấy phép xây dựng như đề nghị của gia đình ông Thiện. Ngày 05/12/2014, UBND quận Hà Đông đã cấp Giấy phép xây dựng số 2901/UBND-GPXD, kèm theo hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng đã được phòng Quản lý đô thị thẩm định cho ông Thiện. Nội dung chính trong Giấy phép xây dựng này có ghi rõ: Loại công trình: Nhà ở; Cấp công trình: Cấp ba; Diện tích xây dựng tầng 1: 36m2; Số tầng: 04 tầng; Tổng diện tích sàn: 144m2; Cốt nền xây dựng: +0,2m so với cốt đường quy hoạch liền kề; Chiều cao tầng 1: 3,7m; Chiều cao công trình: 14,1m; Mật độ xây dựng 100%; Hệ số sử dụng đất: 4 lần; Độ nhô ra của ban công (so với đất được phép sử dụng ): 0,0m; Đồng thời trong quá trình xây dựng, ông Thiện phải tuân thủ các quy tắc xây dựng sau: Đảm bảo xây dựng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt; Đảm bảo an toan, -4- vững chắc kết cấu, chất lượng công trình xây dựng và các công trình liền kề; Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong thi công xây dựng, khi cần thay đổi thiết kế thì ông Thiện phải xin phép cơ quan cấp phép cho phép điều chỉnh mới được phép thực hiện. Ngày 10/3/2015, ông Thiện tiến hành khởi công xây dựng công trình. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, ông Thiện đã không thực hiện theo đúng thiết kế được phê duyệt. Sau khi xây dựng tầng 1, tại vị trí tầng 2, ông Thiện đã đua sàn bê tông cốt thép có kích thước chiều dài 4m, chiều rộng 1,2m (nghĩa là xây tầng 2 vươn ra ngõ đi chung là 4,8m2). Việc xây nhà ra ngõ đi chung của nhà ông Thiện đã gây bất bình trong gia đình các hộ trong ngõ. Ông Nam và các hộ trong ngõ đã tổ chức cuộc họp với gia đình ông Thiện với yêu cầu không được lấn ra ngõ đi chung. Tuy nhiên ông Thiện không chấp thuận yêu cầu trên và tiếp tục cho xây tiếp tầng 3, tầng 4 như tầng 2 với lý do diện tích nhà ông nhỏ và nhà đông người nên muốn mở rộng thêm để tăng diện tích sử dụng và việc này không gây ảnh hưởng gì đến việc đi lại của các hộ trong ngõ. Ông Nam sau nhiều lần yêu cầu ông Thiện tự tháo dỡ không đạt kết quả đã làm đơn khiếu nại gửi tới UBND phường Quang Trung, cùng với phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông về việc ông Thiện xây dựng trái phép lấn chiếm ngõ đi chung. Đơn khiếu nại của ông Nam với nội dung chính là: - Yêu cầu ông Thiện phá dỡ phần sàn bê tông cốt thép và tường ở tầng 2, tầng 3 và tầng 4 xây lấn ra ngõ đi chung. Sau khi nhận đơn khiếu kiện của ông Nam, phòng Quản lý đô thị Hà Đông đã phối hợp với UBND phường Quang Trung, đội Thanh tra xây dựng Hà Đông tiến hành kiểm tra tại chỗ công trình xây dựng và lập biên bản, báo cáo gửi UBND quận Hà Đông với nội dung chính sau: - Yêu cầu ông Thiện phải dỡ bỏ phần xây dựng trái phép trên khoảng không của ngõ thuộc sàn bê tông cốt thép có kích thước dài 4m và rộng 1,2m. UBND quận Hà Đông sau khi xem xét đã ra quyết định số 2030/QĐUBND ngày 16/5/2015 với nội dung chính sau: -5- Xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Thiện là chủ sở hữu thửa đất số 88, tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội số tiền 20.000.000đ (Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn). Lý do xử phạt vi phạm hành chính: ông Thiện đã vi phạm về xây dựng nhà ở sai với giấy phép xây dựng được cấp, xây dựng trên khoảng không ngõ đi chung. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, ông Thiện phải nộp đủ số tiền phạt và phải tự tháo dỡ toàn bộ diện tích xây dựng trên khoảng không của ngõ đi chung. Nếu ông Thiện không thực hiện quyết định này trong thời gian quy định, UBND quận Hà Đông yêu cầu Chủ tịch phường Quang Trung, phòng Quản lý đô thị Hà Đông và đề nghị đội Thanh tra xây dựng Hà Đông và các cơ quan chức năng có liên quan sẽ tổ chức cưỡng chế phá dỡ phần xây dựng sai phép và ông Thiện phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ cùng với khoản tiền nộp phạt vi phạm hành chính. Nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND quận Hà Đông, ông Thiện cho rằng quyết định này không thỏa đáng vì thực tế các hộ dân trong ngõ khi xây dựng nhà đều đua sàn bê tông cốt thép ra ngõ đi chung. Do vậy, ông Thiện đã không thực hiện và làm đơn khiếu nại lên UBND quận Hà Đông với nội dung là xin giữ nguyên sàn bê tông cốt thép ở tầng 2, tầng 3 và tầng 4 đua ra ngõ đi chung với lý do mở rộng như các hộ khác. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Thiện, UBND quận đã xem xét, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và diễn biến của vụ việc và ban hành quyết định số 2066/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 với nội dung là: - Bác đơn khiếu nại của ông Thiện về việc giữ lại sàn bê tông cốt thép ở tầng 2, tầng 3 và tầng 4 xây dựng trên khoảng không của ngõ đi chung. - Yêu cầu ông Thiện chấp hành quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 16/5/2015 của UBND quận Hà Đông về mức nộp phạt vi phạm hành chính và phá dỡ phần xây dựng sai phép. -6- - Quyết định này là quyết định cuối cùng của UBND quận Hà Đông về việc giải quyết vụ xây dựng sai phép của ông Thiện tại địa chỉ thửa đất số 88, tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Hà Đông. Nhận được quyết định số 2066/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 của UBND quận Hà Đông, ông Thiện đã không chấp hành và tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi lên Thanh tra nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội với nội dung là: Xin điều chỉnh, bổ sung giấy phép xây dựng số 2901/GPXD-UBND ngày 05/12/2014 của UBND quận Hà Đông theo cách chấp nhận nộp phạt vi phạm hành chính nhưng xin được phép cho tồn tại các phần xây dựng trái phép. Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Bộ đã xem xét toàn bộ hồ sơ và có công văn số 1899/CV-TN&MT ngày 15/6/2015 gửi UBND quận Hà Đông với nội dung chính như sau: Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Hữu Thiện là chủ sở hữu thửa đất số 88, tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu, xem xét lại hồ sơ lưu trữ của thửa đất, tại hồ sơ lưu trữ tập thể, thể hiện ngõ đi tại địa chỉ thửa đất số 88, tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, là ngõ đi chung của 12 hộ. Việc xây dựng sai phép, lấn chiếm ngõ đi chung là vi phạm luật xây dựng. Tuy nhiên ông Thiện có thể xin thỏa thuận với các hộ trong ngõ và nếu các hộ này đồng ý thì có thể xem xét cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng. Như vậy, với cùng một vụ việc về giải quyết tranh chấp nhưng cách giải quyết vấn đề của Sở Tài nguyên và Môi trường với UBND quận Hà Đông có một số điểm không thống nhất với nhau. -7- PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu đặt ra của tình huống Việc phân tích tình huống nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết, phân định được các vấn đề đúng, sai đề từ đó có được các giải pháp đúng đắn. Mục tiêu của việc phân tích tình huống này là: - Phân tích tình huống dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật hiện hành cùng với lịch sử, tập quán quá khứ. - Chấp hành đúng pháp lệnh khiếu tố, khiếu nại của công dân. - Đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luât. - Bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, tạo lòng tin của của nhân dân với các cơ quan quản lý nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật. - Tăng cường sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2. Căn cứ pháp lý Căn cứ vào các văn bản pháp luật của Nhà nước: - Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13; - Luật dân sự năm 1995; - Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; - Luật đất đai năm 1998 (sửa đổi năm 2000 và năm 2003); - Luật nhà ở số 65/2014/QH13; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; -8- - Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; - Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình quy định miễn giấy phép xây dựng theo quy định. * Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng; - Giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất: Bản sao được chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất kèm theo Trích phụ lục bản đồ do cơ quan có thẩm quyền cấp; - Hai bộ hồ sơ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. * Các yêu cầu chính đối với chủ đầu tư khi xin giấy phép xây dựng và sửa chữa nhà ở: - Người đứng tên xin cấp phép phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền hợp pháp. - Công trình xây dựng không nằm trong tình trạng tranh chấp. - Phải có thiết kế phù hợp với quy hoạch, kiến trúc khu vực. - Phải tuân thủ các quy định về đảm bảo trật tự an toàn, vệ sinh môi trường trong suốt quá trình xây dựng (ban hành kèm theo quyết định số 25/2002/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của UBND thành phố Hà Nội. -9- - Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, an ninh, trật tự của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. - Không được trổ cửa sổ, hay bất kỳ phần kiến trúc nào như mái vẩy, ống nước, ô văng, ban công nhô ra khỏi chỉ giới, lấn chiếm khoảng không gian lân cận. - Chỉ được trổ cửa sổ nhìn sang nhà liền kề khi có sự đồng ý của hộ đó. Trong trường hợp cửa sổ nhìn sang khoảng không là phần không gian chung của các hộ liền kề thì phải được sự đồng ý của tất cả các hộ đó. * Điều chỉnh giấy phép xây dựng khi thay đổi thiết kế: - Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng khác với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp liên quan đến: Hình thức kiến trúc mặt chính công trình; vị trí xây dựng công trình,cốt nền xây dựng công trình; các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; chiều cao công trình; số tầng (đối với công trình dân dụng), chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh giấy phép xây dựng. Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “Gia hạn, điều chỉnh” hoặc kèm theo giấy phép xây dựng đã cấp cho chủ đầu tư. - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình như: thay đổi vị trí cầu thang, điều chỉnh vị trí, diện tích các khu chức năng và các nội dung khác không làm ảnh hưởng tới các nội dung nêu trên và không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của công trình thì không phải xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng. - Chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn công trình. Trước khi khởi công chủ đầu tư phải thông báo những nội dung điều chỉnh thiết kế cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp phường để theo dõi, quản lý theo quy định. -10- - Đối với công trình đã khởi công xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng xác nhận bằng văn bản việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng tại thời điểm xin điều chỉnh giấy phép xây dựng. Không xem xét việc cấp điều chỉnh, bổ sung giấy phép xây dựng đối với các trường hợp chủ đầu tư đã tổ chức xây dựng công trình sai với giấy phép xây dựng được cấp, khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền xử lý phần công trình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục địa chính hướng dẫn thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết khiếu nại và tranh chấp liên quan đến nhà, đất thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tranh chấp trong xây dựng nhà là phòng Quản lý đô thị Hà Đông và UBND quận Hà Đông. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, xử lý khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tranh chấp trong xây dựng là: - UBND và Công an phường Quang Trung; - Đội Cảnh sát trật tự quận Hà Đông; - Phòng quản lý đô thị quận Hà Đông; - Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; - Tranh tra xây dựng thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. 3. Phân tích tình huống Việc giải quyết thiếu nhất quán giữa UBND quận Hà Đông và Sở Tài nguyên và Môi trường về vụ việc khiếu kiện này có thể dẫn đến hậu quả là: Thực hiện theo các quyết định của UBND quận Hà Đông thì thỏa mãn được các yêu cầu của ông Nam và các hộ dân trong ngõ, đảm bảo thông thoáng cho khoảng không trong ngõ đi của các hộ này. Việc buộc ông Thiện phải phá dỡ phần xây dựng sai phép sẽ có tác dụng giáo dục ý thức pháp luật của người dân, giữ được kỷ cương phép nước. Tuy nhiên, ông Thiện không chấp hành các quyết định xử phạt đối với ông, vì ông chỉ xây dựng sai phép là lấn chiếm ra -11- khoảng không của ngõ đi chung (để tăng thêm diện tích sinh hoạt của gia đình) nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến các hộ gia đình cùng ngõ và thực tế các hộ trong ngõ cũng đua phần diện tích các tầng ra ngõ đi chung như ông. Nếu thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì việc phá dỡ phần sàn xây dựng lấn ra ngõ đi chung là đúng với quy định của nhà nước về xây dựng và đáp ứng được đề nghị của ông Nam và các hộ trong ngõ. Tuy nhiên, đây là ngõ đi chung của 12 hộ nên việc xây dựng lấn chiếm khoảng không của ngõ nếu có sự đồng ý của các hộ dân trong ngõ thì là hợp lệ, có thể xem xét cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng. 4. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan: + Ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trên lĩnh vực xây dựng của một số bộ phận nhân dân chưa cao; + Có sự cố tình vi phạm pháp luật của gia đình ông Thiện. Mặc dù đã được cấp phép xây dựng, nhưng gia đình ông Thiện vì lợi ích cá nhân đã cố tình xây dựng vượt ra ngoài phạm vi cho phép. - Nguyên nhân khách quan: + Trình độ dân trí nói chung của người dân còn thấp, tính tự giác chấp hành pháp luật còn hạn chế bên cạnh đó những thiếu thốn về vật chất dẫn đến việc vi phạm pháp luật mang tính tự phát của một hộ gia đình, điển hình là gia đình ông Thiện trong trường hợp này. + Tình hình quỹ đất đai nhà ở nước ta những năm trong và sau chiến tranh thiếu thốn, dẫn đến việc tận dụng bố trí nhà cửa của các hộ gia đình đan xen nhau, bởi vậy việc bố trí này chưa thực sự khoa học. Sau này trong quá trình phát triển của đất nước, dân cư tăng, nhu cầu về nhà ở tăng dẫn đến tình trạng bức xúc, thiếu thốn về nhà ở ngày càng tăng, đây là thực trạng của đất nước ta đặc biệt trong thành phố lớn, đông dân cư. -12- + Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật xây dựng nói riêng còn hạn chế. + Công tác quản lý nhà nước trong xây dựng còn hạn chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, không thống nhất dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khi xử lý công việc chưa hiệu quả, quan điểm không đồng nhất. Từ nguyên nhân sai phạm đó đã dẫn đến hậu quả: Mất an ninh trật tự xây dựng tại nơi cư trú; ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư; xuất hiện các vi phạm pháp luật buộc các cơ quan nhà nước phải xử lý; gây thiệt hại về vật chất. 5. Hậu quả để lại - Hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên khi bị xử phạt hành chính có mức phạt tiền cao, mặt khác nếu thực hiện phá dỡ phần công trình sai phép sẽ gây thiệt hại kinh tế gia đình nhà ông Thiện. - Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, khi hành vi vi phạm bị xử lý sẽ ảnh hưởng đến uy tín của họ đối với xã hội. - Việc vi phạm gây bức xúc cho nhân dân trong khu vực, gây khiếu kiện, ảnh hưởng đến ổn định xã hội và mối quan hệ cộng đồng. - Việc giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước chưa dứt điểm, thiếu nhất quán, gây khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cắp, tạo dư luân xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống quyền lực nhà nước và lòng tin của nhân dân với Nhà nước. -13- PHẦN III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục đích Các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý nghiêm, dứt điểm. Việc xử lý tình huống xảy ra trong thực tiễn nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đảm bảo các hoạt động xã hội được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật cho phép, các quy định của pháp luật được thực thi một cách công bằng, nghiêm minh, đồng thời phù hợp, linh hoạt với tình huống diễn ra trong thực tiễn; đảm bảo quyền lợi chính đáng của cộng đồng và cá nhân cũng như việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác, qua đó tăng cường công tác quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống Phương án 1: Xử phạt vi phạm hành chính, giữ nguyên hiện trạng như ông Thiện đã làm, cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng cho gia đình ông Thiện, tuyên truyền vận động và tiến hành hòa giải giữa các hộ dân. Theo phương án này thì ông Thiện được phép tồn tại phần sàn xây lấn trên khoảng không của ngõ đi chung. + Ưu điểm: Việc xử phạt có tính chất răn đe, giữ gìn kỷ cương, trật tự đô thị. Đảm bảo quyền lợi và yêu cầu của ông Thiện, làm cho nhà ông Thiện được tăng thêm diện tích sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. + Nhược điểm: Vi phạm quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội (không xem xét việc cấp điều chỉnh, bổ sung giấy phép xây dựng đối với các trường hợp chủ đầu tư đã tổ chức xây dựng công trình sai với giấy phép xây -14- dựng được cấp, khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền xử lý phần công trình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật). Công trình tồn tại vẫn vi phạm trật tự xây dựng. Không đáp ứng được đề nghị của ông Nam và các hộ ở trong ngõ, gây sự thiếu tin tưởng vào các cơ quan có thẩm quyền. Ông Thiện chỉ phải nộp phạt vi phạm hành chính theo cách phạt để tồn tại, tạo tiền lệ cho người dân coi thường hiệu lực quản lý của chính quyền, coi thường kỷ cương phép nước. Phương án 2: Thực hiện theo quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 16/5/2015 của UBND quận Hà Đông: Xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền là 20.000.000 đồng, yêu cầu gia đình ông Thiện tự tháo dỡ phần xây dựng sai phép: phá bỏ toàn bộ phần sàn bê tông xây ra ngõ đi chung sai so với giấy phép xây dựng được cấp; ông Thiện phải chấp hành nộp phạt vi phạm hành chính và chịu mọi chi phí tháo dỡ phần xây dựng sai phép nếu ông không tự phá dỡ. + Ưu điểm: Đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân trong ngõ. Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và tạo được lòng tin của người dân đối với hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước. + Nhược điểm: Ông Thiện không đạt được nguyện vọng và phải tháo dỡ một phần công trình, gây thiệt hại, tổn thất kinh tế cho gia đình ông Thiện. Phương án 3: 3. Lựa chọn phương án tối ưu Hành vi xây dựng nhà ở sai giấy phép xây dựng, lấn chiếm ngõ đi chung của gia đình ông Thiện đã vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đô thị; các yêu cầu, đề nghị của ông Nam và các hộ trong ngõ đi là chính đáng. Do đó, giải pháp lựa chọn là phải dựa vào các phương án mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, xã hội. -15- Để giải quyết triệt để, qua ba phương án trên, chúng ta nhận thấy mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo phương án 1, UBND phường Quang Trung đã nhiều lần thuyết phục, hòa giải nhưng không đạt kết quả. Thực hiện theo phương án 2 vẫn cần tuyên truyền, vận động, hòa giải giữa các hộ, trường hợp hòa giải thành công thì chính quyền địa phương không phải tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ. Phương án này đảm bảo chắc chắn hành vi vi phạm xử lý, đảm bảo pháp luật được tôn trọng và được thực thi trong thực tế. Do đó, tôi lựa chọn thực hiện theo phương án 2. -16- PHẦN IV XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN STT Nội dung Thời gian công việc thực hiện Ban hành 1 quyết định 01/7/2015 cưỡng chế Tổ chức, cá nhân thực hiện Địa điểm thực hiện Chủ tịch Trụ sở UBND quận UBND quận Ghi chú Giao quyết định đến 2 người vi phạm và các 02/7/2015 đơn vị có liên Thanh tra Phải có xây dựng biên bản quận giao nhận quan 3 Tuyên truyền vận động 05/7/2015 UBND quận Mời ông phối hợp với Thiện lên Ban tuyên Trụ sở quận giáo Quận hoặc tại nhà ủy ông Thiện Trong suốt quá trình thực hiện Xây dựng phương án 4 tháo dỡ phần Giao phòng 07/7/2015 công trình vi QLĐT chủ trì phạm UBND Thuê đơn vị 5 tháo dỡ và tổ chức hậu cần 07/7/2015 phường Quang Trung -17- Xây dựng 6 phương án Thanh tra 11/7/2015 cưỡng chế quận Thông báo Đài truyền trên hệ thống 7 xây dựng loa truyền 13 đến thanh về thời 15/7/2015 gian tổ chức thanh phường Quang Trung cưỡng chế Ra thông báo 8 về thời gian Phải có 17/7/2015 UBND quận cưỡng chế 9 Tổ chức cưỡng chế biên bản giao nhận 20/7/2015 UBND quận -18-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan