Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xu hướng tuổi kết hôn muộn ở việt nam...

Tài liệu Xu hướng tuổi kết hôn muộn ở việt nam

.DOCX
25
1602
65

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC LỚP K55 – XHH MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH Giảng viên : Lê Thái Thị Băng Tâm Sinh viên : Vũ Huy Hiệp Đề tài: Xu hướng tuổi kết hôn muộn ở Việt Nam. PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, xu hướng tăng tuổi kết hôn bắt đầu xuất hiện tại các nước châu Á như một phần tác động của yếu tố hiện đại hóa. Xu hướng kết hôn sớm chuyển sang kết hôn muộn cũng đã diễn ra ở Việt Nam từ những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Tầm quan trọng của hôn nhân trong văn hóa truyền thống, gia đình và hệ thống thân tộc trong thời kỳ phong kiến đã tạo ra một áp lực mạnh mẽ đối với việc kết hôn sớm của người Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tự bao đời nay hôn nhân được xem là sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Là sự cam kết đồng ý giữa các cá nhân nam và nữ về các khía cạnh luật pháp, xã hội và tôn giáo. Hôn nhân là nền tảng của gia đình trong hầu hết các dạng hình xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của phát triển kinh tế - xã hội, cùng với khuyến khích kết hôn muộn, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ ở Việt Nam cũng đã dần tăng lên. Trong những năm gần đây thì giá trị hôn nhân và gia đình đang ở Việt Nam có rất nhiều biến đổi mang tính “nóng hổi” đòi hỏi chúng ta cần có thái độ ứng xử và giải quyết đặt ra như: vấn đề về gia đình đơn thân, xu hướng làm mẹ đơn thân, về hôn nhân lưỡng giới, đồng giới… Xu hướng tuổi kết hôn muộn tuy đã bắt đầu diễn phổ biến và mang tính “bức thiết”, được khoa học xã hội quan tâm từ năm 2009, song bản thân tôi vẫn chọn đề tài này bởi trong những năm gần đây và tương lai xu hướng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và được xã hội Việt Nam hiện đại chấp nhận và khuyến khích. Với bài tập của mình tôi xin được phân tích một số khía cạnh về xu hướng kết hôn muộn ở Việt Nam 1 trong thời gian qua. Từ các phân tích của mình tôi xin đưa ra dự đoán về xu hướng này trong thời gian tới. I. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH, KIẾN THỨC THỰC TẾ ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ 1. Lý thuyết áp dụng a. Lý thuyết hành động xã hội Theo M.Weber, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Ông nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động.Ông phân biệt rõ 4 loại hành đông là: duy lý- công cụ; duy lý - giá trị; cảm tính; truyền thống. Áp dụng lý thuyết này vào giải thích xu hướng tuổi kết hôn muộn chúng ta thấy hành động chọn bạn đời, quan niệm về hôn nhân của mỗi người là khác nhau. Mỗi người đều có những tiêu chuẩn, những mong muốn riêng trong hôn nhân, nhằm đạt được mục đích của họ. Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội thực chất là tập trung vào nghiên cứu loại hành động duy lý- công cụ. Trong xã hội hiện đại thì hành động của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi ly, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ/ phương tiện và mục đích/ kết quả (Duy lý – giá trị). Người ta muốn kết hôn muộn vì họ muốn có thời gian và sức lực để có thể cống hiến nhiều hơn và hết mình cho công việc, có cơ hội chọn lựa cao hơn, sẽ tìm thấy người bạn đời tốt nhất cho mình, sẽ tiết kiệm được nhiều tiền cho cuộc sống sau này...Việc họ kết hôn muộn cũng nằm trong ý muốn chủ quan của mỗi người (Cảm tính). Chính mong muốn đó đã thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các cá nhân hành động để đạt mục đích đã đề ra.  Như vậy, theo lý thuyết hành động của M. Werber ta có thể lý giải một cách dễ hiểu: trong xã hội hiện đại hiện nay với nhiều giá trị chuẩn mực bị thay đổi, con người cũng không bị áp lực từ phía gia đình, người thân về việc phải kết hôn sớm như trước kia nữa, mặt khác nền tri thức được nâng cao cùng với việc bản thân mỗi người 2 xác định phải đạt được một vị thế xã hội nào đó, tính toán cái lợi – mất trong việc kết hôn, thấy việc kết hôn ở lứa tuổi cao là bình thường… mà con người trong xã hội hiện đại chọn việc kết hôn muộn. Đây là xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra và được nhiều người chấp nhận. b. Thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý. Trong quan hệ cá nhân, các nguồn lực, điều được và điều mất không hẳn chỉ là những đồ vật mà còn là tình yêu, địa vị, quyền lực, nỗi sợ…Khi con người gia nhập một mối quan hệ, họ có những nguồn lực nhất đinh mà người khác coi là có giá trị và đánh giá cao như: trí thông minh, vẻ đẹp bề ngoài, địa vị xã hội cao…Con người ta có ý thức hoặc vô thức sử dụng những nguồn lực này nhằm đạt được cái họ muốn. Tiền đề mặc định cơ bản của thuyết trao đổi cho rằng con người ta tác động qua lại để tăng tối đa lợi ích hay những điều được của bản thân và làm giảm tối thiểu điều mất và cái giá phải trả. Theo lý thuyết này, chúng ta cân đo các hành động và quan hệ của chúng ta trên cơ sở lợi – hại, được – mất. Trong quan hệ, chúng ta có tối đa cái lợi và điều được, tối thiểu hóa cái hại và điều mất. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Marx, mục đích tự giác của con người như là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, phương pháp của hành động và ý chí của con người. Áp dụng những lý thuyết trên, ta có thể lý giải xu hướng kết hôn muộn của thanh niên ngày nay. Trong xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng, có cơ hội được học tập ngang nhau nên nhiều phụ nữ bắt đầu có tư tưởng “kén cá chọn canh”, họ chờ người đàn ông có thể lo cho cuộc sống sau này của mình dư giả, yên ấm. Chí ít đó phải là người đàn ông thành đạt, hay có tiềm năng phát triển, do đó nhiều thiếu nữ thời nay thích kết hôn muộn. Một nguyên nhân khác nữa là, kết quả tích cực của phong trào giải phóng phụ nũ đã khiến cho phụ nữ có quyền được hưởng thụ những giá trị văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí chẳng kém gì người đàn ông nên họ có xu hướng muốn hưởng thụ khoảng thời gian “tự do”, độc thân lâu hơn. Còn đối với đàn ông,họ còn muốn vui chơi, hưởng thụ, chưa muốn bị trói buộc vào cuộc sống gia đình với bao nhiêu lo toan và phức tạp. Thực tế 3 không phải ai muốn trì hoãn việc hôn nhân cũng là do kén chọn hay muốn hưởng thụ tự do. Nhiều người không hề thích “chăn đơn gối chiếc” hay lý tưởng cuộc sống độc thân gì cả. Họ cũng mong sớm có một mái ấm gia đình song phải miễn cưỡng chịu đựng sự cô đơn của mình vì nhiều nguyên nhân khác nhau: Người mê mải chạy theo công danh, sự rồi mới tính chuyện gia đình.Nhưng đến khi đạt được những mục tiêu ấy, nhìn lại họ mới nhận ra mình không còn trẻ. Nhiều người sau khi đã có địa vị cao trong xã hội thì đã ngoài 30, 40 tuổi, khi đó họ đã bị coi là “quá lứa lỡ thì” và khó để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc với người bạn đời tâm đầu ý hợp. Ví dụ từ phỏng vấn của Báo Tin Nhanh Việt Nam về vấn đề hôn nhân: Cô T.L., tiến sĩ ngữ văn một trường ĐH giải thích về cuộc sống quạnh hưu ở tuổi trên 40 của mình: "Lúc trẻ, sự đam mê nghiên cứu khoa học gần như lấn át những hứng thú khác. Lúc danh phận đã yên định thì chẳng còn ai dám làm đối tác với một bà vợ tiến sĩ đã đứng tuổi như mình". (Trích từ nguồn Báo Tin Nhanh) Cũng theo một độc giả nữa của báo Tin Nhanh Việt Nam - Chị T.H.M., công tác ở ngành du lịch, lập gia đình ở tuổi 40 trả lời: "Thoạt đầu mình nghĩ khi công ăn việc làm ổn định thì mới tính đến lập gia đình. 10 năm phấn đấu, nay mình là trưởng phòng, thu nhập cao, có nhà riêng nhưng chuyện kết hôn quả là nan giải. Tìm được một người tâm đầu ý hợp không dễ chút nào. Cuối cùng việc lấy chồng như là một biện pháp tình thế. Sống chung với nhau có đến 2 mặt con, nhưng đến giờ nói thật là hồn ai nấy giữ, hy vọng tìm thấy sự thăng hoa trong tình yêu là điều gần như không tưởng". Áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người ta có quá nhiều việc phải làm, phải lo nghĩ cũng như “phải” hưởng thụ. Áp lực đó sẽ không giảm đi mà luôn tăng lên theo thời gian. Vì thế xu hướng kết hôn muộn là điều tất yếu.Mỗi người đều có những tiêu chuẩn, những mong muốn riêng trong việc lựa chọn bạn đời, nhằm đạt được mục đích của họ. Thực tế cho thấy: không nên kết hôn quá sớm khi vợ (chồng) còn quá trẻ, chưa có tích lũy về kinh tế, kiến thức, kinh nghiệm sống, không có khả năng duy trì cuộc sống ổn 4 định cũng như hạnh phúc gia đình. Đó là sự lựa chọn hợp lý để có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền lâu.  Tóm lại, theo cách giải thích từ hai lý thuyết: lý thuyết hành động xã hội của M. Werber và thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý, ta phần nào có thêm cơ sở để lý giải về xu hướng kết hôn, chung quy bởi các yếu tố: trình độ dân trí nâng cao, mong muốn có được địa vị xã hội trước khi kết hôn, tính toán mong muốn kết quả có lợi nhất với bản thân mình, các yếu tố xã hội tác động tới cá nhân như nghề nghiệp, sự chấp nhận của xã hội… 2. Khái niệm hôn nhân Khái niệm hôn nhân có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng ở bài phân tích của mình tôi xin đưa ra khái niệm hôn nhân dưới góc độ của khoa học Xã hội học. Dưới góc độ xã hội học: Hôn nhân có hai nghĩa, thứ nhất, nó chỉ quá trình chung sống trong hôn thú của một cặp vợ chồng, với nghĩa này, hôn nhân là một thiết chế xã hội. Nghĩa thứ hai chỉ các sự kiện và quá trình dẫn đến sự hình thành một gia đình mới hay là việc kết hôn (Trong Tập bài giảng XHH GĐ của Lê Thái Thị Băng Tâm dẫn từ Gia đình truyền thống một số tư liệu XHH - Khuất Thu Hồng. NXB KHXH. Hà Nội, 1996) Với cách giải thích của khoa học Xã hội học ta có thể thấy rằng,hôn nhân xuất hiện từ mối quan hệ giữa nam và nữ khi họ được gọi là vợ chồng - gia đình, hay còn là lúc bắt đầu của một sự kiện không còn độc thân nữa. Hôn nhân là một nhu cầu xã hội. Nó hình thành trong quá trình phát triển của loài người, và nó cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng nền văn hóa. 3. Tuổi kết hôn Tuổi kết hôn là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn là 18 tuổi ở nhiều quốc gia, tuy nhiên nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha/mẹ hoặc 5 luật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ). (Trích Nguồn Bách khoa toàn thư mở : http://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BB%95i_k%E1%BA%BFt_h%C3%B4n ) Tại Việt Nam, theo điều 9: "Điều kiện kết hôn" của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2012 thì nam phải 20 tuổi và nữ 18 tuổi trở lên.  Từ cách hiểu của Khái niệm “hôn nhân” và “Tuổi kết hôn” cùng các kiến thức có được tôi xin được trình bày cách hiểu của mình về “Xu hướng tuổi kết hôn muộn”. 4. Xu hướng kết hôn muộn Theo từ điển tiếng việt: Xu hướng là làm theo mọi người,sự tiếp nhận, bắt trước thực hiện theo số đông và bản thân mình cho là đúng. Cùng với cách hiểu về hôn nhân và tuổi kết hôn tôi xin được trình bày cách hiểu về “Xu hướng kết hôn muộn”: Là việc chấp nhận, bắt trước việc lấy vợ, lấy chồng- lập gia đình ở lứa tuổi cao hơn so với trước đây. Để hiểu rõ hơn về xu hướng kết hôn muộn ta phải tìm hiểu về tuổi kết hôn trước đây ở độ tuổi nào, để trả lời cho câu hỏi: tuổi kết hôn như thế nào thì được gọi là muộn? Truyền thống dựng vợ, gả chồng của người Việt xưa ở độ tuổi có thể kết hôn có câu ca như: “ Nữ thập tam, nam thập lục ”. ( Nữ lấy chồng ở độ tuổi 13, nam thì lấy vợ ở độ tuổi 16 được coi là vừa và dĩ nhiên nếu sau độ tuổi này mà chưa lập gia đình thì bị ông bà ta quy cho là “lỡ lứa”, bà cô…) Hay như: “Lấy chồng từ thuở mười ba Đến năm mười tám thiếp đà năm con Ra đường người tưởng còn son Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng” 6 Nhưng hiện nay, giới trẻ thường có xu hướng kết hôn muộn đặc biệt là nữ giới tại các nước phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy, từ những năm 1970, khuôn mẫu hôn nhân ở châu Á đã bắt đầu thay đổi theo xu hướng kết hôn muộn. Đáng chú ý nhất là việc kết hôn trước tuổi 20 không còn phổ biến ở nhiều nước và tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ hiện nay đã vượt quá tuổi 20 ở tất cả các nước, ngoại trừ các nước Nam Á. Những minh chứng gần đây cho thấy, trong khi vào những năm 1966, 20% những người ở độ tuổi 20 đã kết hôn thì đến năm 2001, con số này ở dưới mức 5%. Và hiện nay, độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu có xu hướng tăng, từ khoảng 24 cho đến cận 30 tuổi. Phụ nữ lấy chồng và sinh con đầu muộn hơn khá nhiều so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Theo số liệu trong Bản tường trình thế giới về sinh sản (World Fertility Report) của Liên Hợp Quốc, tuổi lấy chồng trung bình của toàn thế giới hiện nay so với thập kỷ 70, thế kỷ trước đã cao hơn 2 tuổi (từ 21.2 lên 23.2). Tại các quốc gia công nghiệp phát triển xu hướng này còn rõ hơn, từ 22,0 lên 26,1 tuổi. (Trích từ nguỗn Báo Mới - http://www.baomoi.com/Xu-huong-doc-than-cua-phu-nu-chau-A/139/6373107.epi dẫn theo Số liệu trong bản tường trình thế giới về sinh sản) Ngày nay, ở nhiều nước tiên tiến, tuổi kết hôn của phụ nữ ngày càng cao, như ở Nhật, cách nay một thập niên tuổi kết hôn trung bình của phái nữ là 25 và nay là 29, 30. Ở Mỹ, phụ nữ từ 30 tuổi lập gia đình được xem là lý tưởng nhưng 40 cũng chưa bị xem là “lỡ lứa”.Tuổi kết hôn của nam giới và nữ giới có xu hướng tăng lên qua các giai đoạn và được cho là thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 1989 – 1999: Theo kết quả điều tra dân số tháng 4/1999, cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hôn nhân như sau: BẢNG 1: cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hôn nhân 1989 - 1999 (Bảng số liệu được lấy từ kết quả của cuộc Tổng điều tra về Dân số và nhà ở của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình năm 1999 từ trang http://www.gopfp.gov.vn/home- trang web chính thức của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình – Bộ y tế) 7 Nhận xét: Năm 1989: chưa vợ, chưa chồng 29,2%; có vợ, có chồng 62,5%. Năm 1999: chưa vợ, chưa chồng 28,3%; có vợ, có chồng 63,6%. Gia đình có tính ổn định tương đối mặc dù tỷ lệ ly hôn đã tăng từ 0,5% lên 0,8%, nhưng xu hướng kết hôn chậm xét về tuổi kết hôn lần đầu và tỷ lệ người sống độc thân đang gia tăng. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu tiên ở thời điểm 1/4/1999 nam là 25,4 tuổi, nữ là 22,8 tuổi. Nhìn chung cả nước năm 1999 tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chưa kết hôn đã tăng lên 3% so với năm 1989. Tuổi kết hôn chậm đi 0,5 tuổi ở nữ và 1 tuổi ở nam. Tuổi kết hôn bình quân lần đầu của một số dân tộc nước ta năm 1989 như sau: BẢNG 2: Tuổi kết hôn bình quân lần đầu của một số dân tộc nước ta năm 1989 (Bảng số liệu được lấy từ kết quả của cuộc Tổng điều tra về Dân số và nhà ở của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình năm 1989 từ trang http://www.gopfp.gov.vn/home) 8 Nhận xét: Các số liệu phản ánh xu hướng kết hôn chậm đi đang diễn ra ở nước ta, đặc biệt ở dân tộc Kinh. Tỷ lệ kết hôn giảm trong khi tỷ lệ ly hôn gia tăng, số người sống độc thân cũng ngày càng nhiều. Tỷ lệ độc thân của dân số từ 15 tuổi trở lên so sánh từ 1/4/1989 với 1/4/1999  Như vậy, nhìn chung ở nước ta những năm qua và đến nay vẫn tiếp tục diễn ra xu hướng kết hôn lần đầu chậm đi và số người độc thân tăng lên, gắn liền với hiện tượng lập gia đình chậm và không lập gia đình ở nhiều nam nữ thanh niên. Còn theo kết quả mới nhất từ điều tra quốc gia lần đầu tiên về gia đình được Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch cùng với UNICEF phối hợp thực hiện năm 2009 thì tuổi kết hôn trung bình của người Việt Nam đã tăng lên ở cả nam và nữ. Bảng 3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu giai đoạn 1989-2009 Năm Nam Nữ Chênh lệch (Nam-Nữ) 1989 24,4 23,2 1,2 1999 25,4 22,8 2,6 2009 26,2 22,8 3,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK),Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 9 ( Trích dẫn từ nguồn Báo mới Việt Nam- dẫn từ kết quả của Bộ Văn hóa – Thể thao- Du lịch công bố năm 2009) Nhận xét : Theo Tổng cục Thống kê, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở cả hai giới đều tăng nhẹ (kết hôn muộn hơn) trong 10 năm qua: năm 2009, kết hôn lần đầu của nam trung bình 26,2 tuổi và 23 tuổi đối với nữ. So với năm 2000, độ tuổi này là 22,8 với nữ và 25,4 với nam. Bảng 4: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo thành thị, nông thôn, các vùng kinh tế và giới tính, năm 2009. Chênh Vùng và nơi cư trú lệch (Nam - Nữ) Nam Nữ Toàn quốc 26,2 22,8 3,4 Thành thị 27,7 24,4 3,3 Nông thôn 25,6 22,0 3,6 24,2 21,3 2,9 26,2 22,5 3,7 26,8 23,0 3,8 Tây Nguyên 25,2 21,8 3,4 Đông Nam Bộ 27,4 24,2 3,2 26,1 22,6 3,5 Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và DH miền Trung Đồng bằng sông Cửu Long ( Trích dẫn từ nguồn Báo mới Việt Nam- dẫn từ kết quả của Bộ Văn hóa – Thể thao- Du lịch công bố năm 2009) Nhận xét: 10 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ theo vùng và thành thị, nông thôn. Số liệu cho thấy, Đông Nam bộ là vùng có tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao nhất trong cả nước (27,4 năm đối với nam, và 24,2 năm đối với nữ). Nhìn chung, ở đâu có mức độ đô thị hóa cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn thì ở đó người dân kết hôn muộn hơn. Những người sinh ra và lớn lên ở đô thị thường kết hôn muộn hơn những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn đặc biệt tại các thành phố lớn. Điều này có thể xuất phát từ sự tự do và đa dạng trong chọn lựa vốn là đặc trưng của cuộc sống thành thị.  Như vậy, từ thực trạng của xu hướng tuổi kết hôn muộn từ các số liệu nghiên cứu trên có thể cho thấy : không chỉ ở các nước phát triển và nhiều quốc gia khác trên thế giới xu hướng kết hôn muộn đã và đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Ở nước ta xu hướng này có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền. Ở thành thị, các vùng kinh tế phát triển xu hướng này diễn ra phổ biến hơn. Giữa dân tộc Kinh – dân tộc chiếm đa số và có trình độ dân trí, kinh tế phát triển thì xu hướng này diễn ra phổ biến hơn các dân tộc ít người khác. 5. Nguyên nhân của xu hướng kết hôn muộn Trong bài tập của mình tôi xin điểm qua một số nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này nhằm làm cơ sở dự báo kết quả của nó trong tương lai như sau:  Thành công của Đảng, Nhà nước, các nhà hoách định chính sách trong việc nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách KHHGĐ. Kết quả không kết hôn sớm, dãn khoảng cách sinh, nhận thức của người dân cũng tăng lên. Điều quan trọng dẫn đến sự chuyển đổi từ mô hình kết hôn truyền thống (kết hôn sớm ở cả nam và nữ) sang mô hình hôn nhân theo luật pháp và thực hiện nếp sống văn minh hiện đại (kết hôn đúng độ tuổi) trong những thập niên qua.  Nói cách khác, những yếu tố cho quá trình hiện đại hóa, chính sách, văn hóa và quyền tự do trong hôn nhân đã góp phần hình thành xu hướng kết hôn muộn của người Việt Nam.  Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển : Đô thị hóa 11 Trong các xã hội trước, đất rộng người thưa, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đòi hỏi nhiều nhân lực để gia tăng sản xuất. Thêm vào đó, mục đích chính của hôn nhân được xem là để duy trì nòi giống và đông con được hiểu là nhiều phúc nhiều lộc. Vì thế việc kết hôn sớm là cách giải quyết nhiều vấn đề xã hội thời bấy giờ. Nhưng trong xã hội công nghiệp hoá – hiện đại hóa hiện nay, đông dân là một vấn nạn của xã hội. Cơ thể xã hội điều chỉnh hiện tượng này bằng cách chủ trương kế hoạch hoá và ở cấp độ nào đó khuyến khích kết hôn muộn. Không giống như cuộc sống ở nông thôn bị gắn chặt với đồng ruộng, nhiều thế hệ canh tác trên một mảnh đất, ít di chuyển và thay đổi nhưng cuộc sống ở thành thị đa ngành, đa nghề, con người di chuyển thường xuyên và tham gia rất nhiều loại hình quan hệ xã hội đồng thời áp lực cuộc sống hiện đại khiến con người có quá nhiều việc phải làm, phải lo nghĩ và cũng phải hưởng thụ. Áp lực đó sẽ không giảm đi mà tăng lên theo thời gian. Vì thế xu hướng kết hôn tuổi muộn là điều tất yếu khách quan. Sự tự do chọn lựa là kết quả đồng thời là điều kiện cơ bản để con người gia nhập vào cuộc sống thành thị. Đi cùng với nó, quyền quyết định của các ông bố bà mẹ ngày càng trở nên mờ nhạt và thụ động. Tuổi kết hôn nhờ đó được nới lỏng ra và có tính co giãn lớn hơn. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa cũng là nhân tố dẫn đến tuổi kết hôn muộn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người sinh ra và lớn lên ở đô thị thường kết hôn muộn hơn những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Đặc biệt, ngày nay y học tiến bộ vượt bậc nên những trở ngại sinh con có thể kịp thời khắc phục. Đây cũng là nhân tố góp phần làm cho nữ giới ngày càng có xu hướng kết hôn muộn.  Ảnh hưởng của giáo dục 12 Một trong những nguyên nhân dẫn đến tuổi kết hôn muộn là ảnh hưởng từ giáo dục. Hiện nay, nam nữ bình đẳng và có cơ hội trong học tập, làm việc như nhau nên vai trò và vị trí xã hội của phụ nữ ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ không còn cảm thấy bị thúc bách về nhu cầu phải lập gia đình và có con khi ở tuổi 20 nữa. Phụ nữ có không gian tiếp xúc rộng rãi, đa dạng hơn xưa, có nhiều sự lựa chọn nên việc kết hôn muộn cũng không có gì là khó hiểu. Hơn nữa, với những bạn trẻ có công ăn việc làm ổn định, có đời sống tinh thần vui nhộn với các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong một xã hội có cái nhìn ngày càng thoáng hơn đối với các mối quan hệ nam nữ, thì cuộc sống tự do luôn được quan tâm. Theo chuyên gia cố vấn tuổi trẻ - tình yêu Paula Hill của hãng Relate: “ Một trong những lý do khiến các thanh niên kết hôn muộn bởi họ đang mải chú tâm học hành, chuyên tu sự nghiệp. Khi ở trong môi trường đại học, họ sẽ không bị chi phối nhiều đến cuộc sống gia đình, trong vòng kết hôn luẩn quẩn hay vướng bận con cái. Họ sẽ chỉ phải chú ý đến mỗi việc học, học và học.” (Trích từ Nguồn báo Dantri.com.vn). Trong các cấp học Nhà nước cũng xen kẽ các chính sách kế hoạch hóa gia đình của mình với những nội dung, chương trình khuyến khích việc kết hôn khi đã học xong bậc đại học, có công ăn, việc làm ổn định để mỗi cá nhân có thể chăm lo cho mái ấm của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc nhận thức, suy nghĩ của các cá nhân về vấn đề hôn nhân. Như vậy, giáo dục cũng là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng trong việc xu hướng kết hôn muộn diễn ra và được chấp nhận.  Kỹ thuật chuyên môn, cơ cấu việc làm Thay đổi cơ cấu việc làm, trình độ chuyên môn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kết hôn muộn. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện nay 13 nhiều lao động nữ ở các doanh nghiệp thường xem chuyện lứa đôi là chưa cần thiết khi chưa có thu nhập ổn định, không đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Đây là một trong những lý do khiến nhiều người đã xấp xỉ tuổi 30 mà chưa có gia đình. Mặt khác, cường độ công việc cũng đẩy chị em ngày càng xa với chuyện đi tìm người yêu. Theo thống kê của Liên đoàn lao động TP HCM, toàn thành phố có 503.730 lao động nữ, làm việc tại gần 8.500 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 48,89%. Riêng ở các ngành dệt may, chế biến thuỷ sản... tỷ lệ lao động nữ ở độ tuổi xấp xỉ 30 chiếm 60-94%. Tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng, cường độ làm việc cao, thu nhập thấp, nguy cơ mất việc cao là những nguyên nhân dẫn đến xu hướng kết hôn muộn. (Trích từ báo Tin Nhanh Việt Nam http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/nhieu-phu-nu-viet-nam-ket-hon-muon2359624.html dẫn theo thống kê liên đoàn lao động TP HCM ) Xin được lấy lại 2 ví dụ đã trình bày ở phần trên: Cô T.L., tiến sĩ ngữ văn một trường ĐH giải thích về cuộc sống quạnh hưu ở tuổi trên 40 của mình: "Lúc trẻ, sự đam mê nghiên cứu khoa học gần như lấn át những hứng thú khác. Lúc danh phận đã yên định thì chẳng còn ai dám làm đối tác với một bà vợ tiến sĩ đã đứng tuổi như mình". (Trích từ nguồn Báo Tin Nhanh) Cũng theo một độc giả nữa của báo Tin Nhanh Việt Nam - Chị T.H.M., công tác ở ngành du lịch, lập gia đình ở tuổi 40 trả lời: "Thoạt đầu mình nghĩ khi công ăn việc làm ổn định thì mới tính đến lập gia đình. 10 năm phấn đấu, nay mình là trưởng phòng, thu nhập cao, có nhà riêng nhưng chuyện kết hôn quả là nan giải. Tìm được một người tâm đầu ý hợp không dễ chút nào. Cuối cùng việc lấy chồng như là một biện pháp tình thế. Sống chung với nhau có đến 2 mặt con, nhưng đến giờ nói thật là hồn ai nấy giữ, hy vọng tìm thấy sự thăng hoa trong tình yêu là điều gần như không tưởng". Như vậy, trên thực tế cũng cho thấy không chỉ những người làm các công việc có trình độ kỹ thuật cao có tuổi kết hôn trung bình cao hơn những người làm các công việc lao động chân tay đơn giản, mà ngay cả những người có công việc bấp bênh cũng có xu hướng này vì họ cần phải ổn định việc làm của mình thì mới lo tới việc lập gia đình. 14  Luật Hôn nhân gia đình (1959, 1986, 2000) Theo điều 9, Luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn là: nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn. . Dân tộc Kinh chiếm đa số trong cộng đồng người Việt Nam, có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống hiện đại, dễ dàng tiếp cận nhiều hơn các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước nên có xu hướng kết hôn muộn hơn các dân tộc ít người. Và cả những người làm việc trong khu vực nhà nước kết hôn muộn hơn những người làm việc trong khu vực tư nhân hay tại hộ gia đình, họ chịu áp lực nhiều từ công việc và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước liên quan đến hôn nhân và gia đình.  Như vậy, luật hôn nhân và gia đình cũng có tác động nhất định đến xu hướng kết hôn muộn như hiện nay.  Kết hôn sẽ mất đi vẻ đẹp hình thể Theo một nghiên cứu mới đây tại trường đại học Queensland ở Australia – đăng tải trên tạp trí Tri thức trẻ số 21 - 2011 thì sau khi kết hôn người phụ nữ thường phát phì. Thêm vào đó, sau khi kết hôn, bận rộn với chuyện gia đình sẽ khiến họ mất đi những thói quen ăn uống hay tập luyện hằng ngày để duy trì vóc dáng.  Chính vì sợ mất đi vẻ đẹp hình thể mà có thể nhiều phụ nữ sợ phải lập gia đình.  Mất đi cơ hội chọn lựa Đối với cả nam giới hay nữ giới, kết hôn đồng nghĩa với việc “chấm dứt chọn lựa”. Kết hôn rồi, họ không thể thoải mái giao lưu với người khác giới bới sự bó buộc từ phía người vơ/ chồng của mình, với một số người đây là điều rất khó.  Kết hôn rất tốn kém Thực tế chỉ ra rằng tổ chức một đám cưới không hề "rẻ". Và khi hai người về chung sống với nhau, mọi chi tiêu đều phải tính toán. 15 Gần đây báo chí thường đưa tin về những đám cưới đình đám của những người nổi tiểng ở Việt Nam có những đám cưới lên tới con số gần 10 tỷ đồng cho việc tổ chức lễ cưới như đám cưới của con trai đại gia thủy sản Cần Thơ bà Pham Thị Diệu Hiền hay một số người mẫu diễn viên nổi tiếng khác… (Dẫn nguồn Dantri.com.vn)  Là sự ràng buộc dài Thật khó để có thể hoàn toàn chiều theo ý nhau bởi mỗi người một tính cách khác.  Kết hôn và ly hôn thường đi liền với nhau Kết quả từ cuộc Tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009 đưa ra một số kết quả sau: Bảng 5: Tỷ lệ ly hôn và ly thân theo giới tính vá nhóm tuổi 2009 Tuổi Nam % ly hôn % ly 15-19 0,01 thân 0,01 20-24 0,17 25-29 Nữ Tổng % ly hôn % ly Tổng 0,02 0,08 thân 0,06 0,13 0,14 0,31 0,56 0,33 0,90 0,50 0,34 0,84 1,19 0,51 1,71 30-34 0,87 0,42 1,29 1,78 0,61 2,39 35-39 0,98 0,44 1,42 2,07 0,66 2,73 40-44 1,03 0,47 1,50 2,35 0,72 3,06 45-49 0,94 0,43 1,36 2,59 0,87 3,46 50-54 0,86 0,43 1,29 2,49 0,93 3,42 55-59 0,70 0,42 1,12 2,14 0,91 3,06 60-64 0,52 0,50 1,01 1,55 0,86 2,41 65-69 0,46 0,50 0,96 1,03 0,75 1,78 70-74 0,27 0,51 0,78 0,51 0,56 1,07 75+ 0,18 0,41 0,59 0,21 0,28 0,49 Chung 0,59 0,33 0,92 1,43 0,56 1,99 16 Số lượng 183539 102972 286512 471899 186167 658066 (Trích từ Chuyên khảo này trình bày kết quả phân tích sâu về cấu trúc tuổi – giới tính, cấu trúc hộ và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam dẫn từ kết quả điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.) Nhận xét: Mức độ ly hôn/ly thân của nữ cao hơn khá nhiều so với của nam, cả về số lượng cũng như tỷ lệ. Nếu tính chung cho dân số từ 15 tuổi trở lên thì tỷ lệ này là 0,9% cho nam và 2% cho nữ, tương ứng với khoảng 286,5 và 658,1 nghìn người. Lý do chính có lẽ là nam giới có khả năng tái hôn cao hơn và có tỷ xuất tử vong lớn hơn của nữ. Nhóm tuổi có tỷ số ly hôn/ly thân cao nhất là 40-44 tuổi với nam (1,6%) và 50-54 tuổi với nữ (4,4%). Tỷ lệ ly hôn/ly thân ở thành thị cao hơn ở nông thôn với tất cả các nhóm tuổi từ 30-34 trở lên. Nhìn chung, tình trạng ly hôn/ly thân ở Việt Nam hiện nay liên quan nhiều đến các nhóm trình độ: học vấn thấp, phụ nữ tuổi trung niên, phụ nữ chưa có con, nam giới không làm việc, bệnh về tâm trí, dân tộc Kinh, ở một số khu vực.Cũng vì lẽ đó mà nhiều cặp đôi nghĩ không cần phải tốn kém thời gian và tiền của cho một đám cưới để rồi lại phải chia ly. 6. Ảnh hưởng của xu hướng kết hôn muộn a. Tích cực Trước hết, khi kết hôn muộn thì sẽ có thời gian và sức lực để có thể cống hiến nhiều hơn và hết mình cho công việc nhất là đối với những người làm nghiên cứu khoa học. Thứ hai, khi kết hôn muộn chúng ta sẽ có cơ hội chọn lựa cao hơn, sẽ tìm thấy người bạn đời tốt nhất cho mình. Thứ ba, kết hôn muộn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền. Giáo sư Masahiro Yamada cho biết, với đà này, số phụ nữ kết hôn muộn sẽ còn tăng lên nữa. Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phụ nữ lập gia đình muộn, ông nói: “Nữ giới phải chịu 17 mức sống thấp hơn nếu như họ lấy chồng. Trung bình họ bị mất 2/3 chi tiêu cho cá nhân và còn phải làm việc nhà. Khoảng cách giữa trước và sau kết hôn chênh lệch nhay ngày càng lớn.” Thứ tư, chúng ta sẽ có nhiều thời gian dành cho bạn bè, bản thân. b. Tiêu cực Do ảnh hưởng của xu hướng tuổi kết hôn muộn, vì thế mà độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ tăng lên. Cho dù sinh con khi đã lớn tuổi ngày càng trở nên phổ biến thì mang thai muộn vẫn rất nguy hiểm, khi đã ở vào độ tuổi cuối 30, nguy cơ sảy thai, sinh non sẽ tăng lên. Xu hướng phụ nữ lớn tuổi mang thai ở châu Á cũng ngày càng tăng. Cơ quan thống kê quốc gia Hàn Quốc vừa cho biết, tỉ lệ sinh năm 2009 tiếp tục giảm 5,5% so với năm 2008. Phụ nữ Hàn Quốc ngày càng sinh con muộn do xu hướng kết hôn muộn, một phần do tác động của khủng hoảng kinh tế. Tỉ lệ sinh bình quân ở một phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 49 tại Hàn Quốc đã giảm mạnh trong năm qua. Theo Cục Phụ trách vấn đề lão hóa dân số thuộc Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đình Hàn Quốc, kinh tế khủng hoảng đã gây áp lực lớn đối với nhiều người, buộc họ từ bỏ hoặc tạm hoãn hôn nhân và sinh con. Vào những năm 1980, chỉ có 8% phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 thì đến nay, con số này đã tăng hơn gấp đôi (19%). Y học đã chứng minh sinh con muộn có thể hại đến sức khỏe em bé và bà mẹ. Phụ nữ ngoài 40 tuổi rất khó thụ thai và ngay cả khi họ có thể mang thai, nguy cơ sinh con dị dạng cao hơn những sản phụ trẻ tuổi. Theo một số nhà nghiên cứu xã hội học, tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây hiện tượng độc thân của nữ thanh niên để theo đuổi tự do cá nhân tương đối phổ biến. Nhiều phụ nữ có cuộc sống vật chất đầy đủ, chọn sống thử trước hôn nhân theo kiểu phương Tây. Thế nhưng, không phải ai kết hôn muộn cũng không có hạnh phúc những cuộc hôn nhân muộn màng ít đem lại kết quả như mong muốn vì rất nhiều lí do khác nhau. 18 II. CƠ SỞ DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG TUỔI KẾT HÔN MUỘN TRONG TƯƠNG LAI Từ các kết quả đã phân tích ở trên về tình hình, các nhân tố tác động cũng như ảnh hưởng của xu hướng tuổi kết hôn muộn ở Việt Nam đã và đang diễn ra cùng với những kiến thức xã hội được biết tôi xin đưa ra dự báo về xu hướng trong thời gian tới. “Xu hướng tuổi kết hôn muộn vẫn sẽ tiếp tục diễn ra phổ biến và được chấp nhận từ phía xã hội” bởi các cơ sở sau:  Đảng, nhà nước, các nhà hoạch định chính sách vẫn tiếp tục nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách KHHGĐ. Kết hợp chính sách qua giáo dục ngay từ trong nhà trường, các bậc học, qua phương tiện truyền thông đại chúng, phim ảnh... Bằng chứng là: Đến nay, đã có 42 tỉnh thành lập Trung tâm Tư vấn dịch vụ dân số-gia đình- trẻ em (trên kế hoạch các Trung tâm này sẽ tiếp tục được thành lập ở nhiều địa phương, vùng miền) để thực hiện các hoạt động tư vấn trực tiếp, tư vấn cộng đồng về lĩnh vực KHHGĐ. Các mô hình truyền thông dân số tiếp tục được xây dựng, củng cố và mở rộng trên cơ sở thế mạnh của mỗi ngành, đoàn thể và đảm bảo tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng. Các hoạt động truyền thông, tư vấn về dân số, phát triển, SKSS/KHHGĐ đã và sẽ được lồng ghép vào các hoạt động thường xuyên của các ban ngành, mặt trận, đoàn thể các cấp.Để nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh đạo các cấp, các tờ tin với nội dung ngắn gọn, súc tích, hình thức đẹp định kỳ đã được xuất bản. Được sự hỗ trợ của UNFPA, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã xây dựng tờ tin "Vấn đề dân số hôm nay" cung cấp miễn phí đến đại biểu dân cử các cấp.Trong hai năm từ tháng 6/2001 đến tháng 6/2003, Tiểu dự án GDDS thuộc Dự án Dân số - Sức khoẻ gia đình nhằm tăng cường chất lượng giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản (GDDS SKSS) vị thành niên trong trường trung học phổ thông đã được triển khai thực hiện. Hiện nay, trên toàn quốc vấn đề GDDS - SKSS cho học sinh phổ thông trung học đã triển khai được ở 43 tỉnh, thành. Kết quả của việc thực hiện GDDS - SKSS trong nhà trường những năm qua cho thấy nhu cầu cần được GDDS - SKSS trong nhà trường là bức thiết, được sự 19 đồng thuận ngày càng cao của những lực lượng đang tham gia vào quá trình GDDS SKSS.  Trong tương lai sự chỉ đạo, xây dựng kế hoạch từ phía Đảng. Nhà nước, các Ban –Nghành việc định hình KHHGĐ/ sức khỏe, trong đó có việc khuyến khích kết hôn ở lứa tuổi đã hoàn thành các bậc học, có công ăn, việc làm ổn định vẫn sẽ được quan tâm ở ngay các bậc học – tác động rất lớn tới nhận thức của mỗi cá nhân trong xã hội Việt Nam, chính vì vậy mà chắc chắn xu hướng tuôỉ kết hôn vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai tới.  Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nghèo đói và đang vươn mình trở thành nền kinh tế phát triển.Những dự báo lạc quan trên về tăng trưởng kinh tế năm 2013 được các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đưa ra tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức cuối tuần qua đã khẳng định : năm 2013 là năm bản lề cho những năm kế tiếp nên cần tập trung duy trì ổn định vĩ mô, giữ tăng trưởng ổn định. ( Trích từ nguồn báo: http://vneconomy.vn dẫn theo kết quả của Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) ) Kinh tế tiếp tục phát triển hơn trước cùng với việc mở cửa, hội nhập vì vậy kéo theo đó là : Nhận thức, trình độ dân trí của người dân ngày càng tăng lên. Việc tuân theo luật pháp và thực hiện nếp sống văn minh hiện đại (kết hôn đúng độ tuổi) đã và tiếp tục được thực hiện. Hiện nay, quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp vẫn đang tiếp tục được củng cố và phát triển. Xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở được đẩy mạnh. Đã có 14 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; 15 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh bỏ học đã giảm dần. (Kết quả Phổ cập giáo dục từ Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2010). Các biện pháp pháp luật bảo đảm cho sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ tiếp tục được khẳng định và phát triển trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - dân sự, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia hoạt động văn hoá nghệ thuật. Dự 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan