Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính dạy học chương ''chất rắn và chất...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính dạy học chương ''chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể'' - vật lý 10 ban cơ bản trung học phổ thông

.DOCX
82
1829
65

Mô tả:

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HOÀNG PHONG XÂY •DựNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THÓNG BÀI TẶP ĐỊNH • • • • TÍNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CHÁT RẮN VÀ CHÁT LỎNG. Sự CHUYỂN THẺ” - VẬT LÝ 10 BAN cơ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC • Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý • • • Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THƯỚC Nghệ An-2013 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khăng định: “Đôi mới căn bản, toàn diện nền giảo dục Việt Nam theo hưởng chu ân hóa, hiện đại hỏa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đoi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triến đội ngũ giáo viên và cán bộ quản ìỷ giáo dục là khâu then chốt ” và “Giáo dục và đào tạo cỏ sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triến nguồn nhân lực, bồi dường nhân tài, góp phần quan trọng xây dụng đất. nước, xây dụng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: “Phát ữiển và nâng cao chất ỉượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lưọng cao là một đột phá chiến lược”. Chiến lược phát triến giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mói giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 là nền giáo dục nước ta được đối mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực sáng thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phố thông hiện nay là “Chat lượng giáo dục toàn diện đitr/c nâng cao, đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sổng, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đen năm 2020, tì lệ đi học đủng độ tuồi ở tiếu học là 99%, trung học cơ sở ỉ à 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trưng học pho thông và tương đương; cớ 70% trẻ em khuyết tật được đi học”. Điều đó được khắng định trong chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020, ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Định hướng quan trọng nêu trên cũng được quy định tại điều 28 của Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phô thông phải phát huy tỉnh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phủ họp vói đặc điếm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phuxmg pháp tự học, khả năng làm việc theo nhỏm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ... Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng đề ra cho các môn học trong trường phố thông là phải làm sao cho đến khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất hoặc làm việc trong một ngành khoa học kỹ thuật nào đó, học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới, mau chóng thích ứng với trình độ hiện đại của khoa học và kỹ thuật. Để làm được điều đó, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức, kỹ năng cần thiết, thông qua các môn học cần phải tạo ra cho họ một tiềm lực đê họ có thể đi xa hưn những hiểu biết mà họ đã được trang bị trong nhà trường. Tiềm lực đó chính là khả năng giải quyết những vấn đề mà sản xuất và đời sống đặt ra cho họ, là khả năng tự vạch ra đường đi đê đạt tới những nhận thức mới. Tiềm lực đó nằm trong phương pháp tư duy và hành động một cách khoa học. Do đó, vấn đề bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nhận thức khoa học đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các môn học trong nhà trường phổ thông mà Vật lý là môn học có đóng góp rất quan trọng. Đối với dạy học môn vật lý ở trường phổ thông, mục tiêu được cụ thể trong bốn nhiệm vụ: Giáo dưỡng, giáo dục, phát triển và giáo dục kỹ thuật tổng họp. Để quá trình dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông đạt hiệu quả cao thì ngoài việc dạy kiến thức mới còn phải chú trọng đến việc rèn luyện bài tập vật lý. Bài tập vật lý rất đa dạng, gồm bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiêm, bài tập đồ thị, bài tập nghịch lý và ngụy biện ... Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý từ trước đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng bởi vì có thẻ sử dụng bài tập vật lý như một phương tiện đẻ ôn tập, củng cố kiến thức đã học một cách sinh động và có hiệu quả. Bài tập vật lý còn giúp rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, rèn luyện cho học sinh tinh thần tự lập, tính cẩn thận, tính kiên trì và tinh thần vượt khó... Ngoài ra ta còn có thể dùng nó như một phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh. Tuy nhiên, các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập vật lý như: không tìm được hướng giải quyết vấn đề, chưa vận dụng được lý thuyết vào việc giải bài tập, chưa tổng hợp được kiến thức thuộc nhiều phần của chương trình đã học để giải quyết một vấn đề chung ... Hay khi giải các bài tập thì thường áp dụng một cách máy móc các công thức mà không hiêu rõ ý nghĩa vật lý của chúng. Thực tế giảng dạy cho thấy giáo viên thường tập trung vào các bài tập định lượng mà chưa chú trọng đến các bài tập định tính mặc dù bài tập định tính có những ưu điểm vượt trội đặc biệt trong việc bồi dưỡng tư duy, năng lực lập luận.Trong những trường hợp dạy học các nội dung không có hay ít các công thức tính toán thì việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học là rất cần thiết. Ngoài ra, còn một vấn đề khá quan trọng mang tính thời sự là hiện nay hình thức trắc nghiệm khách quan được sử dụng cho thi tốt nghiệp trung học phố thông và tuyển sinh đại học môn vật lý. Mặc dù có những ưu điêm như tính khách quan trong đánh giá, ngăn ngừa được tình trạng học tủ, học lệch do đề thi phủ kín toàn bộ chương trình, nhưng do không phải viết câu trả lời nên kiêu kiểm tra đánh giá này không chú trọng việc rèn luyện kỹ năng lập luận, phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Nếu trong quá trình dạy học môn vật lý, bài tập trắc nghiêm khách quan bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến tình trạng tư duy, năng lực lập luận, ngôn ngữ nói, viết của học sinh rất hạn chế. vấn đề đặt ra là cần thiết phải xây dựng một hệ thống bài tập định tính hiện còn ít được quan tâm bên cạnh hệ thống bài tập định lượng, bài tập trắc nghiệm khách quan... đã rất phong phú.Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn Thạc sĩ là: Xây dựng và sử dụng hệ thong bài tập định tính dạy học chương “Chat ran và chất lỏng. Sự chuyên thê” vật lý 10 ban cơ bản trung học phô thông. 2. Mục đích nghiên cúu - Xây dựng được hệ thống bài tập định tính chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 ban cơ bản trung học phổ thông. - Sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu. Bài tập định tính trong dạy học vật lý ở trường phố thông. 3.2.Phạm vi nghiên cứu. Sử dụng bài tập định tính trong quá trình dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 ban cơ bản trung học phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập định tính chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lý 10 ban cơ bản trung học phổ thông và sử dụng nó bảo đảm tính khoa học sẽ có thể góp phần nâng cao được hiệu quả học tập vật lý của học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.Tìm hiểu vai trò của bài tập định tính trong nghiên cứu và dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. 5.2.Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa vật lý 10 ban cơ bản phần cơ học và nhiệt học. 5.3.Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng bài tập định tính đê dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. 5.4.Thiết kế các phương án dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thế” có sử dụng bài tập định tính ở các mức độ khác nhau. 5.5.Thực nghiêm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu các tài liệu, phân tích lựa chọn nội dung liên quan đến đề tài. 6.2.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. - Sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia đế tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập định tính trong dạy học vật lý ở trung học phổ thông. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm đế kiểm chứng kết quả nghiên cứu, giả thuyết khoa học của đề tài. 7. Đóng góp mới của luận văn - về mặt lý luận: Hệ thống được cơ sở lý luận về dạy học bài tập định tính ở trung học phổ thông. - về mặt ứng dụng: Xây dựng hệ thống 100 bài tập định tính dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” và thiết kế được 6 giáo án sử dụng bài tập định tính. 8. Cấu trúc của luận văn • Mở đầu Chương 1. Cơ sở lý luận về bài tập định tính trong dạy học vật lý. Chương 2. Hệ thống bài tập định tính dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”, vật lý 10 trung học phổ thông. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. • Kết luận chung • Tài liệu tham khảo • Phụ lục Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 1.1. Khái niệm về bài tập định tính [4], [11], [13] Bài tập định tính vật lý xuất hiện trên các sách báo về phương pháp giảng dạy bằng tiếng Nga đã hơn 200 năm trước đây. Người ta đã tìmg đưa ra nhiều tên gợi khác nhau về loại bài tập này như: “Câu hỏi thực hành ”, “Câu hỏi để ĩĩnh hội ”, “Bài tậpỉôgic”, “Bài tập miệng”, “Câu hỏi định tính”, “Cân hỏi kiếm tra”... Sự đa dạng trong cách gọi tên như vậy phần nào cho thấy chúng có ưu điểm về phương pháp ở nhiều mặt, vì mỗi một tên gọi đều phản ánh một khía cạnh nào đó về ưu điểm. Có thê thấy rằng mặc dù có nhiều ý nghĩa khác nhau về tên gợi của loại bài tập này nhưng nhìn chung lại, bài tập định tính là bài tập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà chỉ phải làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhâm được, đồng thời phải thực hiện những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp CỊ1 thể. Bản chất của bài tập định tính chính là ở đó. 1.2. Phân loại bài tập định tính [4] Trong mọi lĩnh vực, việc phân loại một vấn đề nào đó bao giờ cũng xuất phát từ những mục tiêu và các tiêu chí nhất định. Việc phân loại bài tập định tính cũng vậy, có thế dựa trên những mục đích khác nhau và những tiêu chí khác nhau làm cơ sở phân loại. Tuy nhiên dù dựa trên những tiêu chí nào, mục đích nào đi nữa thì những sự phân loại đó cũng chỉ mang tính tương đối, vì trong bất kỳ một loại bài tập nào cũng chứa đựng những yếu tố của một loại bài tập khác. Trong dạy học vật lý, quá trình đi tìm lời giải cho các bài tập định tính thực chất là quá trình nhận thức của học sinh, vì thế ngoài các cách phân loại bài tập vật lý nói chung như dựa trên các phân môn của vật lý học, dựa vào mức độ khó của bài tập... việc phân loại bài tập định tính dựa vào phép phân loại các mức độ nhận thức do Bloom đề xuất cũng là một phương án tốt và phù họp với những yêu cầu về đối mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phố thông hiện nay. Theo Bloom, lĩnh vực nhận thức liên quan đến các mục đích về kiến thức và các kỹ năng trí tuệ, bao gồm sáu mức độ: - Biết: là sự nắm bắt các dữ liệu đã học được trước đây. - Hiểu: là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. - Vận dụng: là khả năng sử dụng các tài liệu đã biết vào một hoàn cảnh cụ thể mới. - Phân tích: là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tố chức của nó. - Tổng hợp: là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau đế hỉnh thành một tổng thể mới. - Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của tài liệu dựa trên các tiêu chí nhất định. Dựa trên cơ sở sáu mức độ nhận thức nêu trên, có thể chia bài tập định tính làm ba loại: bài tập định tính cơ bản, bài tập định tính nâng cao và bài tập định tính sáng tạo. 1.2.1. Bài tập định tỉnh cơ bản (ủng với các mức độ biết và hiếu) Bài tập định tính đơn giản là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn giản (nếu có), học sinh chỉ cần nhớ và áp dụng một định luật, một quy tắc hay một phép suy luận lôgic là có thể giải quyết được. 1.2.2. Bài tập định tính nâng cao (ứng với các mức độ vận dụng, phàn tích và tong hợp) Bài tập định tính nâng cao là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đưn giản (nếu có), học sinh cần phải áp dụng một vài phép suy luận lôgic đựa trên cơ sở của các khái niệm, định luật, quy tắc vật lý có liên quan mới có thể giải quyết được. 1.2.3. Bài tập định tỉnh sáng tạo (ứng với mức độ đánh giả) Bài tập định tính sáng tạo là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn giản (nếu có), học sinh phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, vào vốn kiến thức của mình về các khái niệm, quy tắc, định luật... để trên cơ sở các phép suy luận lôgic mà tự lực tìm ra những phương án tốt nhất nhằm giải quyết những yêu cầu đặt ra. 1.3. Các hình thức thê hiện bài tập định tính [4] Bài tập định tính có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức truyền tải thông tin khác nhau. Vì việc phân loại bài tập chỉ mang tính tương đối, trong loại bài tập này có thể chứa đựng hình thức hoặc nội dung của một số loại bài tập khác, nên trong các hình thức thể hiện bài tập định tính cũng có thể có sự lồng ghép của các loại bài tập khác như bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm, nhưng về bản chất, cho dù lồng ghép thế nào dù chúng vẫn mang đậm tính chất “định tính” trong nội dung của bài tập. Dưới đây là một số hình thức thể hiện bài tập định tính có thê sử dụng trong điều kiện của các trường trung học phổ thông hiện nay. 1.3.1. Thể hiện bài tập định tính dưới dạng câu hỏi bằng lời Thẻ hiện bài tập định tính dưới dạng câu hỏi bằng lời thực chất là cách dùng lời nói để truyền tải các thông tin của bài tập đến học sinh. Hình thức này được sử dụng khi thông tin của bài tập hoàn toàn có thể mô tả bằng lời nói một cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Khi nghe xong hoặc đọc xong toàn bộ nội dung của bài tập, học sinh có thể hiểu và thu nhận được ngay một cách chính xác những thông tin về điều kiện ban đầu của bài tập và nắm được ngay những yêu cầu cần phải giải thích. 1.3.2. Thê hiện bài tập định tính thông qua mô hình, đồ thị, hình vẽ hay sơ đồ, kèm theo các câu hỏi khai thác thông tin Thực chất của việc thể hiện bài tập định tính thông qua mô hình, đồ thị, hình vẽ hay sơ đồ, kèm theo các câu hỏi khai thác thông tin là cách truyền tải thông tin của bài tập mà trong đó những điều kiện ban đầu được ẩn chứa trong các mô hình, đồ thị, hình vẽ hay sơ đồ, còn các yêu cầu đặt ra được giáo viên trình bày bằng lời nói. Hình thức này được sử dụng khi lượng thông tin cần khai thác thẻ hiện một cách trực quan, đầy đủ ngay trên mô hình, đồ thị, hình vẽ hay sơ đồ, mà nếu chỉ dùng lời thì không thê truyền tải hết nội dung của thông tin. 1.3.3. Thê hiện bài tập định tỉnh bằng thí nghiêm đơn giản và yêu cầu giải thích kết quả của thỉ nghiệm Thê hiện bài tập định tính bằng những thí nghiệm đơn giản thực chất là thông qua việc tiến hành một thí nghiệm đưn giản nào đó để học sinh quan sát toàn bộ diễn biến của thí nghiệm, nhiệm vụ đặt ra đối với học sinh là sử dụng các kiến thức vật lý đã biết đê dự đoán và giải thích kết quả của thí nghiệm. Hình thức này được sử dụng khi yêu cầu của bài tập gắn liền với kết quả của thí nghiệm. Đó là những thí nghiệm thuộc loại đơn giản, dễ thực hiện và có thể thành công ngay. Nội dung các điều kiện ban đầu của bài tập chính là các thao tác thí nghiệm, diễn biến của thí nghiệm mà học sinh thu nhận từ việc quan sát các dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm. Nội dung yêu cầu nhắm vào việc dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích kết quả đó. Đôi khi các bài tập dạng này cũng có thể được thể hiện dưới dạng mô tả thí nghiệm bằng lời và cho trước kết quả của thí nghiệm, phần yêu cầu chủ yếu nhằm vào cách giải thích kết quả của học sinh có chính xác và hợp lý không. Đây chính là cách chuyển dạng thức từ các bài tập thí nghiệm sang bài tập định tính và nên được thực hiện một cách hợp lý, tùy thuộc vào khả năng và năng lực thực tế của học sinh. 1.3.4. Thế hiện bài tập định tỉnh bằng các đoạn video clip ngắn, các ảnh động mô phỏng về một hiện tượng; học sinh quan sát và giải thích theo câu hỏi gợi ỷ của giáo viên Tương tự như cách thể hiện bài tập định tính thông qua mô hình, đồ thị, hình vẽ hay sơ đồ, thực chất của việc thể hiện bài tập định tính bằng các đoạn viđeo clip ngắn, các ảnh động mô phỏng cũng là cách dùng đoạn vi deo clip ngan, các ảnh động mô phỏng về một hiện tượng nào đó để truyền tải nội dung các điều kiện ban đầu đến học sinh, còn yêu cầu đặt ra của bài tập được truyền đạt thông qua lời nói của giáo viên. Cách thể hiện này là tương đối phức tạp vì đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại như máy vi tính và một số phần mềm mô phỏng, nhưng nó lại có hiệu quả rất cao khi sử dụng trong dạy học, nhất là đối với những hiện tượng ít gặp hay những hiện tượng có thời gian xảy ra rất nhanh hoặc rất chậm... 1.4. Các phương pháp giải bài tập định tính [18] Do đặc điểm của bài tập định tính chú trọng đến mặt định tính của hiện tượng, nên đa số các bài tập định tính được giải bằng phương pháp suy luận, vận dụng những định luật vật lý tổng quát vào những trường hợp cụ thể. Thông thường, để liên hệ một hiện tượng đã cho với một số định luật vật lý, ta phải biết cách tách hiện tượng phức tạp ra thành nhiều hiện tượng đơn giản hơn, tức là dùng phương pháp phân tích, sau đó dùng phương pháp tống hợp để kết họp những hệ quả rút từ các định luật riêng biệt thành một kết quả chung. Có thế nói, khi giải các bài tập định tính, phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp thường gắn chặt với nhau, chúng ta nên sử dụng ba phương pháp sau: 1.4.1. Phuơng pháp ơristỉc Sử dụng khi nội dung bài tập định tính được phân tích thành nhiều câu hỏi định tính nhỏ, đơn giản hưn, có liên quan với nhau mà các câu trả lời hoặc đã nằm trong giả thiết, hoặc ở trong các định luật vật lý mà học sinh đã biết. Ưu điếm cơ bản của phương pháp này là rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích các hiện tượng vật lý, biết tổng hợp các dữ kiện của bài tập vói nội dung các định luật vật lý đã biết, khả năng khái quát hoá các sự kiện và biết cách rút ra những kết luận cần thiết. 1.4.2. Phương pháp đò tliị Sử dụng khi giải các bài tập định tính mà giả thiết được diễn đạt bằng cách minh hoạ như: lập bảng, đồ thị, mô hình... Trong phương pháp này, việc diễn đạt giả thiết của bài tập một cách chính xác, trực quan, là cơ sở làm toát lên những mối liên quan giữa những hiện tượng đang khảo sát và các định luật vật lý tương ứng. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa khi nội dung của đề bài là một loạt các hình vẽ, thông tin ghi lại các giai đoạn xác định trong tiến trình biến đổi của hiện tượng ưu điểm của phương pháp này là tính trực quan và tính ngắn gọn của lời giải, nó giúp cho học sinh phát triển tư duy hàm số, tập cho học sinh quen với tính chính xác, cẩn thận. 1.4.3. Phuơngpháp thực nghiệm Sử dụng trong trường hợp nội dung của bài tập định tính có liên quan đến thí nghiệm, bằng cách bố trí và tiến hành thí nghiệm theo đúng giả thiết của bài tập để trả lời câu hỏi của bài tập đó. Trong các bài tập như vậy, bản thân thí nghiêm không thể giải thích được vì sao hiện tượng xảy ra như thế này mà không phải như thế khác, việc chứng minh bằng lời thông qua giải quyết các câu hỏi như “cái gì sẽ xảy ra?”, “làm thế nào?” ... sẽ là cơ sở đế có lời giải thích chính xác và quan trọng hơn là câu trả lời tìm được có sức thuyết phục cao, không gây nghi ngờ cho học sinh. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đưa học sinh vào vị trí tựa như các nhà nghiên cứu. phát huy tính tích cực, tính ham học hỏi, rèn dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lý. luyện kỹ năng kỹ xảo trong việc sử 1.5. Quy trình giải bài tập định tính [4] Bước 1. Tìm hiếu đầu bài, nam vững nhữngđiều kiệncho tnrớc của bài tập Đọc kỹ yêu cầu của bài tập đẻ tìm hiêu các các thuật ngữ chưa biết, tên gợi các bộ phận của cấu trúc... xác định ý nghĩa vật lý của các thuật ngữ, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và nêu bật câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? mục đích cuối cùng của bài giải là gì?). Khảo sát chi tiết các đồ thị, sơ đồ, hình vẽ ... đã cho trong bài tập hoặc vẽ hình để diễn đạt những điều kiện của đề bài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết diễn biến của hiện tượng hay nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý. Trong nhiều trường họp, ngôn ngữ dùng trong đề bài không hoàn toàn trùng hợp với ngôn ngữ dùng trong phát biếu của các định nghĩa, định luật, các quy tắc vật lý thì chúng la nên chuyển sang ngôn ngữ vật lý tương ứng để thấy được mối lien quan giữa hiện tượng đã nêu trong bài với nội dụng các kiến thức vật lý tương ứng. Bước 2. Phân tích hiện tượng Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập (những hiện tượng gì, sự kiện gì, những tính chất gì của vật thể, những trạng thái nào của hệ ...) để nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm nào, quy tắc nào, định luật nào đã học trong vật lý. Xác định các giai đoạn, diễn biến của hiện tượng, khảo sát xem trong mỗi giai đoạn diễn biến đó bị chi phối bởi những đặc tính nào, định luật nào... từ đó hình dung được toàn bộ diễn biến của hiện tượng và các định luật, quy tắc chi phối nó. Bước 3. Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Đối với loại bài tập giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan hệ giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật vật lý, tức là phải thực hiện được phép suy luận lôgic, trong đó cơ sở kiến thức phải là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật vật lý có tính tổng quát áp dụng vào điều kiện cụ thể của bài mà kết quả cuối cùng chính là hiện tượng đã được nêu ra trong bài. Thực tế cho thấy, khi giải thích hiện tượng nhiều khi trong lời giải thích có chỗ sai mà không xác định được mình sai ở điểm nào. Vì vậy, cần thận trọng khi phát biểu định luật. các quy tắc dùng làm cơ sở cho cho lập luận (việc phát biểu đầy đủ, chính xác về nội dung có tác dụng tránh được những sai sót trong lời giải thích hiện tượng). Đối với loại bài tập dự đoán hiện tượng, trước hết cần phải “khoanh vùng” kiến thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu (các dụng cụ thí nghiệm, dạng đồ thị, cấu tạo vật thê, trạng thái ban đầu của hệ ...) để liên tưởng, phán đoán chúng có liên quan đến những quy tắc nào, định luật vật lý nào đã biết. Ket quả của việc “khoanh vùng” quá rộng thì quá trình giải sẽ càng thêm phức tạp, còn nếu sai lầm ở khâu này thì chắc chắn sẽ dẫn đến những dự đoán sai về bản chất hiện tượng. Với những trường hợp có quá trình diễn biến phức tạp, cần phân tích rõ các giai đoạn diễn biến của cả quá trình, phải tìm được mối liên hệ gắn kết giữa các quy tắc, định luật vật lý ở mỗi giai đoạn diễn biến tương ứng. Cuối cùng, từ những phân tích về diễn biến của các quá trình và việc vận dụng các kiến thức vật lý liên quan đã tìm được cho phép ta có thể đự đoán hiện tượng một cách chính xác. Bước 4. Kiếm tra tỉnh chính xác của kết quả tìm được Kiểm tra kết quả tìm được thực chất là phân tích kết quả cuối cùng đê xem kết quả tìm được có phù họp với điều kiện nêu ra ở đầu bài tập hay không. Ngoài ra, việc biện luận cũng là một trong những cách kiểm tra sự đúng đắn của quá trình lập luận. Đối với các bài lập định tính, có nhiều cách kiêm tra, trong đó có hai cách thường dùng là thực hiện các thí nghiệm cần thiết có liên quan để đối chiếu với kết luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời với các nguyên lý hay định luật vật lý tổng quát tương ứng xem chúng có thỏa mãn hay không. 1.6. Vị trí và vai trò của bài tập định tính trong dạy học vật lý [4] 1.6.1. VỊ trí của bài tập định tính trong hệ thong bài tập vật lý Trong quá trình dạy học vật lý, bài tập giữ vai trò quan trọng, nó là phương tiện giúp giáo viên hoàn thành các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triên tư duy cho học sinh. Việc giải bài tập giúp học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách vững chắc; giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, thói quen vận dụng kiến thức khái quát; giúp học sinh làm việc với tinh thần tự lực cao, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Vì tầm quan trọng của bài tập đối với quá trình dạy học mà các thầy giáo thường hết sức quan tâm đến việc lựa chọn và xây dựng cho mình hệ thống bài tập đê sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học. Trên thực tế, đã có rất nhiều hệ thống bài tập vật lý được biên soạn dưới nhiều hình thức rất đa dạng, phong phú và không ngừng được hoàn thiện. Việc phân loại hệ thống bài tập vật lý đa dạng như vậy là rất khó khăn, đồng thời cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Tuy nhiên, có thể hình dung hệ thống bài tập vật lý được phân loại theo một số cách sau: - Dựa theo các phân môn của vật lý, có bài tập cơ học, bài tập nhiệt học, bài tập điện học, bài tập quang học và bài tập về phản ứng hạt nhân. - Dựa vào các phương tiện giải bài tập; có bài tập định tính, bài tập tính toán, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. - Dựa theo mức độ khó; có bài lập cơ bản, bài lập nâng cao. - Dựa theo đặc điếm của hoạt động nhận thức; có bài tập tái hiện, bài tập sáng - Dựa theo các bước của tiến trình dạy học; có bài tập để mở bài, bài tập vận dụng khi xây dựng kiến thức mới, bài tập củng cố hệ thống hoá kiến thức, bài tập về nhà, bài tập kiểm tra ... Cho tới nay, trong lý luận dạy học việc phân loại bài tập vật lý chưa có sự thống nhất còn tùy thuộc cách tiếp cận, mục đích, phương tiện giải bài tập, mức độ hoạt động nhận thức. Từ những cách phân loại bài tập vật lý nêu trên, có thể thấy ngay vị trí và tầm quan trọng của bài tập định tính trong hệ thống bài tập vật lý. Sơ đồ 1 cho ta một cách nhìn về vị trí của bài tập định tính. Trong sơ đồ 1 ta thấy bài tập định tính có thể được sắp xếp theo đặc điểm của hoạt động nhận thức dưới dạng bài tập cơ bản, nâng cao và sáng tạo. Một điếm đáng chú ý là bài tập định tí nil có thể được xây dựng theo các bước của tiến trình dạy học, theo đó nó có thê được sử dụng trong tất cả các bước của tiến trình dạy học. Sơ đồ 1: Vị trí của bài tập định tính sử dụng trong dạy học 1.6.2. Vai trò của bài tập định tỉnh trong tô chức hoạt động nhận thức cho học sinh Bài tập định tính vói tư cách là một bộ phận của hệ thống bài tập vật lý, nên về nguyên tắc chúng có đầy đủ các vai trò của bài tập vật lý nói chung. Ngoài ra, xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đối mới phương pháp dạy học nói chung và việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý nới riêng, đồng thời căn cứ vào đặc điếm của bài tập định tính có thể thấy vai trò của bài tập định tính trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh còn có một số điểm đáng chú ý khác nữa. Trong dạy học vật lý, muốn tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh có hiệu quả, trước hết cần phải nắm được những hành động phổ biến, những thao tác cần dùng trong hoạt động nhận thức của họ, trên cơ sở đó người giáo viên biết phải vận dụng loại kiến thức nào và vận dụng như thế nào để những hành động và thao tác ấy ngày càng thành thạo, linh hoạt và chính xác. Có thể thấy hầu hết các hành động nhận thức vật lý nêu trên, ở mức độ này hay mức độ khác đều nằm trong hệ thống những hành động cần có khi giải các bài tập định tính. Như vậy, thông qua việc giải bài tập định tính có thể rèn luyện cho học sinh khả năng thực hiện những hành động trong hoạt động nhận thức của mình. Rõ ràng, bài tập định tính đóng vai trò là phương tiện đế rèn luyện cho học sinh ngày càng hoàn thiện hơn những hành động nhận thức vật ìỷ của họ. Trên cơ sở những hành động phố biến, đế hoạt động nhận thức có hiệu quả học sinh còn phải thực hiện những thao tác cần thiết, đó là các thao tác vật chất và các thao tác tư duy. Vì giáo viên không quan sát được trực tiếp quá trình học sinh thực hiện các thao tác tư duy nên không thể rèn luyện cho học sinh trong một thời gian ngắn, cách rèn luyện có hiệu quả là giáo viên thường xuyên sử dụng những bài tập định tính ở những mức độ khác nhau, trên cơ sở đó giúp cho khả năng thực hiện các thao tác tư duy ngày một chính xác hơn và tốc độ cũng nhanh dần lên. Như vậy, bài tập định tính còn đóng vai trò là phương tiện hữu hiệu đê rèn luyện cho học sinh các thao tác phô biến, cần dũng trong hoạt động nhận thức vật lý. Đối với giáo viên, hoạt động chính trong các giờ học vật lý là tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện thành công các hoạt động nhận thức vật lý, đê họ tái tạo được kiến thức, kinh nghiệm xã hội và biến chúng thành “vốn liếng” của mình, hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực ở họ. Các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học vật lý đều thống nhất cho rằng, trong quá trình dạy học vật lý, sử dụng các bài tập định tính làm sự kiện mở đầu có thể đạt hiệu quả rất cao, đồng thời có thể được sử dụng ở các khâu khác nhau trong tiến trình dạy học, thông qua đó giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ phía học sinh về mức độ lĩnh hội của họ đối với vấn đề nghiên cứu, sự phát triển tư duy lôgic, năng lực sáng tạo... Như vậy, bài tập định tính còn có vai trò là công cụ đê giảo viên cỏ thế sử dụng hiện quả trong tiến trình tô chức và kiếm tra các hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ lên lớp. Tóm lại, xét ở những khía cạnh khác nhau của quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, bài tập định tính có những vai trò quan trọng nhất định. Sử dụng bài tập định tính như thế nào và vào lúc nào là tùy theo mục đích, nội dung của vấn đề cần nghiên cứu, tùy theo yêu cầu về mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh. Một cách khái quát, có thể nói bài tập định tính có thể được sử dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học vật lý, từ khâu mở bài để tạo tình huống học tập, xây dựng kiến thức mới, đế củng cố, mở rộng một kiến thức nào đó hoặc dùng đế kiểm tra mức độ thông hiểu kiến thức của học sinh... 1.7. Xây dựng bài tập định tính trong dạy học vật lý [4] 1.7.1. Một so điếm cần chú ỷ khi xây dụng bài tập định tỉnh Cũng như các loại bài tập vật lý khác, việc xây dựng các bài tập định tính trong dạy học vật lý là hết sức quan trọng, nếu không làm tốt khâu này, quá trình dạy học chắc chắn không thể đạt được hiệu quả cao. Khi xây dựng các bài tập vật lý nói chung, cần đảm bảo rằng chúng phải phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và phải phục vụ ý đồ về mặt phương pháp của giáo viên, kiến thức trong mỗi bài tập phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định trong chương trình. Đồng thời cũng phải xác định đúng vị trí của các bài tập trong tiến trình dạy học để chúng trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống kiến thức cần truyền thụ. Bài tập định tính với tư cách là một loại bài tập trong hệ thống bài tập vật lý, nên cũng phải đạt được những yêu cầu chung như đã nêu trên. Ngoài ra, do bài tập định tính có những đặc thù riêng và có những cách thể hiện khá đặc biệt, nên việc xây dựng các bài tập định tính và câu hỏi thực tế cần phải thoả mãn thêm một số yêu cầu khác nữa. Cụ thể là: - về nội dung Mỗi bài tập định tính có thể chứa đựng một hay nhiều đơn vị kiến thức khác nhau của bài học, hay nói cách khác, chúng phải thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức riêng lẻ trong bài học với nhau. Nội dung các bài tập định tính cần có sự liên quan đến một vấn đề cụ thể nào đó trong thực tế đời sống hay trong lao động sản xuất. - về hình thức cung cấp thông tin Nếu bài tập định tính được diễn tả bằng lời thì ngôn ngữ phải được diễn đạt chính xác cả về ngữ pháp và nội dung khoa học. Ngôn ngữ Việt Nam là hết sức phong phú, có những đặc trưng khác nhau ở các vùng miền khác nhau, trong khi đó rất nhiều bài tập định tính lại không thường dùng những thuật ngữ thuần vật lý, mà chủ yếu là những thuật ngữ hay dùng trong đòi sống, do đó nếu dùng những thuật ngữ không có tính phổ biến thì khó có thể truyền tải được nội dung một cách hoàn chỉnh và dễ hiểu cho học sinh ở các vùng miền khác nhau. Nếu dữ liệu bài tập định tính thể hiện qua hình ảnh, đồ thị, bảng biểu hay các đoạn video clip ngắn, thì chúng phải làm toát lên được diễn biến chính của hiện tượng hay quá trình vật lý cần hỏi, đồng thời phải kèm theo nội dung kiến thức cần hỏi bằng lời để học sinh biết tập trung quan sát và tìm ra những dữ kiện quan trọng nhất, thông qua những hình ảnh hay các đoạn viđeo clip ấy. -Về mức độ khó Các bài tập định tính phải thể hiện được mức độ khó tăng dần nhưng không vượt quá mức giới hạn yêu cầu về kiến thức của chương trình. So với các dạng bài tập khác như bài tập tính toán, bài tập thí nghiêm ... thì việc đảm bảo yêu cầu về độ khó như đã nêu của bài tập định tính là khó khăn hơn nhiều, vì trong nội dung của chúng có sự gắn kết nhiều mối quan hệ, nhiều đại lượng, đồng thời phần lớn các bài tập định tính gắn liền với sự đa dạng, phong phú của thực tế cuộc sống. Đê xây dựng được các bài tập định tính thoả mãn những yêu cầu trên, giáo viên cần chú ý một số điểm về kỹ thuật xây dựng sau đây: + Thứ nhất, đi êm khởi đầu cho việc xây dựng một bài tập định tính phải xuất phát từ nội dung kiến thức cần nghiên cứu, coi đó là căn cứ quan trọng nhất để tìm ra những vấn đề, những hiện tượng có liên quan, tìm kiếm và khai thác các dữ liệu hỗ trợ khác như hình ảnh, video clip, mô hình ... thích họp. Thực tế, đã có những trường hợp, do có trước những hình ảnh, những đoạn video clip (sưu tầm trước đó) mà giáo viên đã cố tình “lái” nội dung của bài tập định tính theo hướng phù hợp với những dữ liệu đã có. Cách làm này dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp vì giữa nội dung của bài tập với nội dung kiến thức cần nghiên cứu có sự khập khiễng, thậm chí là khác biệt đáng kể. + Thứ hai, về mức độ khó của bài tập định tính ngoài việc căn cứ trên sáu mức độ nhận thức của Bloom, cần phải chú ý đến mức độ vận dụng nhiều hay ít các kiến thức vật lý đế giải quyết vấn đề đặt ra. Để làm tốt việc này, giáo viên cần chú ý đến cách đặt câu hỏi ở các khía cạnh khác nhau của vấn đề cần nghiên cứu cho thật hợp lý, đôi khi vói cùng một vấn đề nhưng khi hỏi ở các khía cạnh khác nhau thì mức độ khó của câu hỏi vì thế cũng sẽ khác nhau. + Thứ ba, khi xây dựng các bài tập định tính liên quan đến các hiện tượng vật lý, hiện tượng tự nhiên hoặc những sự kiện xảy ra trong đời sống, giáo viên thường tìm kiếm những hình ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung của bài tập định tính. Việc tìm kiếm đó chủ yếu là khai thác từ Internet, tự chụp, tự quay video, lấy các hình ảnh trong sách báo... Tuy nhiên, một vấn đề cần hết sức lưu ý là các hình ảnh, đoạn phim khai thác được, phần lớn được xây đựng phục vụ cho các mục đích riêng của tác giả, nên ít hoặc thậm chí là không ẩn chứa bên trong mục tiêu sư phạm. Ngoài những chi tiết chính phù hợp với nội dung nghiên cứu, còn có khá nhiều các chi tiết thừa khác có thể gây “nhiễu”, làm phân lán sự chú ý của học sinh. Đé hạn chế tối đa những chi tiết thừa, giáo viên có thể sử dụng máy vi tính với các phần mềm thích hợp đẻ chỉnh sửa, loại bỏ những thông tin gây nhiễu. 1.7.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập định tính Trong dạy học vật lý, đế có một hệ thống bài tập định tính tốt thì mỗi bài tập định tính phải được biên soạn và thoả mãn được những yêu cầu nhất định. Trong đó mỗi bài tập phải có một nhiệm vụ và vị trí nhất định trong bài học, phải chứa đựng những kiến thức cơ bản, đảm bảo được tính chính xác, khoa học. Bài tập định tính phải chứa đựng một mâu thuẫn vừa sức, gây được hứng thú đối với học sinh, cách diễn đạt phải rõ ràng, súc tích các yêu cầu đặt ra, ngôn ngữ phải chính xác, uyển chuyển, phản ánh được sự vận động của hiện tượng hay quá trình vật lý. Đối với hệ thống bài tập định tính cho một giờ lên lớp phải đảm bảo được tính hệ thống, các bài tập phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và gắn chặt với mục đích, yêu cầu của giờ lên lóp, phục vụ tốt cho nội dung mỗi bước của quá trình dạy học, góp phần phát huy tư duy tích cực, sáng tạo cho học sinh. Số lượng bài tập cho mỗi giờ lên lớp không quá nhiều, phải đảm bảo được sự cân bằng với các loại bài tập vật lý khác, đồng thời phải phù hợp với lôgic của bài học, đảm bảo để học sinh có điều kiện học tập tập trung, nhưng nhẹ nhàng, thư thái, tư duy của các em không rơi vào tình trạng bị động bởi những câu hỏi lặt vặt. Khi xây dựng hệ thống bài tập định tính cho một giờ lên lớp, cần đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản, đó là: - Bài tập định tính phải chứa đựng một mâu thuẫn, một vấn đề hoặc một yêu cầu với những điều kiện đặt ra và được diễn đạt rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. - Bài tập định tính trình bày dưới dạng tình huống có vấn đề khi mở bài hay khi giải quyết một vấn đề nào đó phải có tác dụng kích thích tính tích cực của học sinh. - Hệ thống bài tập định tính phải gắn với nội dung dạy học, việc giải một bài tập định tính phải đem lại cho học sinh một hiểu biết mới, đồng thời phải làm sao để khi hoàn thành xong hệ thống bài tập định tính và các loại bài tập khác thì có thể xem là học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở một mức độ nào đó. - Hệ thống bài tập định tính phải đa dạng, có loại cơ bản, nâng cao, sáng tạo và ở nhiều mức độ khác nhau, số lượng các bài tập định tính cần vừa phải, không ôm đồm quá mức cần thiết. Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, trong dạy học theo hướng tố chức hoạt động nhận thức cho học sinh, phương tiện quan trọng đê giáo viên định hướng hành động nhận thức của học sinh là câu hỏi. Để cho câu hỏi thực hiện được chức năng định hướng hành động nhận thức của học sinh, nó phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất định. Bao gồm: - Câu hỏi phải được diễn đạt chính xác về ngữ pháp và nội dung khoa học. Chỉ khi đó câu hỏi mói có nội dung xác định. - Câu hỏi phải diễn đạt được nội dung của điều định hỏi. Chỉ khi đó mới có thể hy vọng câu hỏi thực hiện được chức năng định hướng hành động của học sinh theo ý định của giáo viên và cũng chỉ khi đó giáo viên mới có thể dùng đáp án của mình làm căn cứ xem xét câu trả lời của học sinh là đúng hay sai. - Nội dung câu hỏi phải đáp ứng đúng đòi hỏi của sự định hướng hành động của học sinh trong tình huống đang xét. Khi đó câu hỏi mới có ý nghĩa là câu hỏi định hướng hành động nhận thức của học sinh theo mục tiêu dạy học cụ thể. - Câu hỏi phải vừa sức với học sinh. Khi đó câu hỏi mới có thể đưa đến sự hưởng ứng của học sinh. Các câu hỏi thực tế sử dụng trong dạy học vật lý cũng phải đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản nêu trên, đồng thời có thể coi đó như là những tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng câu hỏi thực tế. Quan điếm bao trùm khi xây dựng câu hỏi thực tế luôn phải nhớ đến là câu hỏi thực tế nhất định phải gắn liền với những sự kiện, những hiện tượng thưừng gặp, thường xảy ra trong thực tế cuộc sống. 1.7.3. Quy trình xây dụng bài tập định tỉnh cho một bài học vật lý Đối với việc xây dựng các bài tập định tính cho một giờ lên lớp, xuất phát từ những yêu cầu và nguyên tắc xây dựng như đã nêu ở trên, có thể thực hiện theo quy trình gồm 4 bước sau: Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa đê phân tích nội dung kiến thức vật lý của giờ học, từ đó làm bộc lộ cấu trúc của nội dung. Trong đó chỉ rõ trình tự xây dựng các đơn vị kiến thức cụ thể, những kiến thức nào là trọng tâm, chứng có mối liên hệ gì với những kiến thức của những giờ học trước và những giờ học kế tiếp. Bước 2: Xác định vị trí, nhiệm vụ của các bài tập định tính trong tiến trình dạy học, chỉ rõ chúng sẽ được sử dụng những hoạt động cụ thể nào, nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng gì trong tống thể chung của các hoạt động nhận thức sẽ tiến hành trong giờ dạy, từ đó xác định số lượng các bài tập định tính cho từng hoạt động Bước 3: Thu thập thông tin và biên soạn các bài tập định tính. Trong bước này, giáo viên phải đọc nhiều tài liệu, tham khảo nhiều sách bài tập vật lý đã được biên soạn, suy nghĩ tìm tòi những yếu tố, những mối liên hệ cơ bản đang bị che lấp, từ đó tống hợp lại để biên soạn được những bài tập định tính hay và thích hợp. Bước 4: sắp xếp lại các bài lập định tính trong hệ thống đã biên soạn. Chú ý xác định những bài tập chính và phụ để sử dụng chúng đúng mục đích đề ra. Rà soát lại hệ thống các bài tập định tính đê đảm bảo sự cân đối giữa các loại đơn giản, nâng cao và sáng tạo. Trong quá trình thực hiện, cần chú ý thêm một số vấn đề sau: - Các bài tập định tính được trình bày dưới dạng tình huống có vấn đề, nhất thiết phải chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức nhằm kích thích tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. Với mỗi bài tập đặt ra giáo viên phải dự kiến được học sinh sẽ không trả lời được một cách đầy đủ, chính xác và muốn hoàn thiện câu trả lời thì cần phải lĩnh hội thêm những kiến thức mới nào sẽ được học trong bài mới. Các bài tập định tính đã đặt ra nhất thiết phải được trả lời vào những thời điểm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất