Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng đề tài khoa học để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học c...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng đề tài khoa học để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh chuyên sinh thpt

.PDF
97
130
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI BÙI HƢƠNG QUỲNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH CHUYÊN SINH THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI BÙI HƢƠNG QUỲNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH CHUYÊN SINH THPT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn SH Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS ĐINH QUANG BÁO HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học GS. TS Đinh Quang Báo - người đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học đã quan tâm, chỉ dẫn cho em nhiều kiến thức chuyên ngành và phương pháp dạy học. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô trong tổ Sinh và các em học sinh trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn, đặc biệt trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng vì thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Hương Quỳnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 1 CV Công việc 2 ĐC Đối chứng 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 NC Nghiên cứu 6 NCKH Nghiên cứu khoa học 7 NL Năng lực 8 THPT Trung học phổ thông 9 TN Thực nghiệm 10 TW Trung ương DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 : Kết quả điều tra thực trạng NCKH của HS chuyên sinh trường THPT .. 24 Bảng 2.1. Phân phối chương trình môn sinh học theo chương trình THPT ... 28 Bảng 2.2: Kế hoạch thực hiện NCKH .......................................................... 39 Bảng 2.3. Cấu trúc của năng lực NCKH ....................................................... 43 Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện đề tài NC “Thực trạng và biện pháp xử lý Stress trong học tập của học sinh trường THPT chuyên Đại học Sư phạm” .. 48 Bảng 2.5. Kế hoạch thực hiện đề tài NC “Nghiên cứu chiết xuất enzyme bromelain từ phụ phẩm chế biến dứa đóng hộp”........................................... 55 Bảng 3.1: Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực NCKH ................................. 62 Bảng 3.2: Bảng hỏi kiểm tra khả năng xây dựng đề tài NC .......................... 65 Bảng 3.3: Bảng hỏi kiểm tra khả năng kế hoạch hóa NCKH ........................ 66 Bảng 3.4: Bảng hỏi về khả năng thực hiện kế hoạch..................................... 66 Bảng 3.5: Bảng kiểm tra năng lực xử lý thông tin......................................... 67 Bảng 3.6: Bảng kiểm tra năng lực đánh giá và tự điều chỉnh ........................ 67 Bảng 3.8: Bảng kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức từ hoạt động NCKH . 68 Bảng 3.9: Bảng kiểm quan sát thái độ và năng lực NCKH của HS chuyên sinh học trên lớp .................................................................................................. 68 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá định lượng về năng lực NCKH trong thực nghiệm ......................................................................................................... 70 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về năng lực NCKH của HS các lớp TN .............................................................................................. 73 Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra sau TN............................................................. 74 Bảng 3.13: Phân loại trình độ HS ở hai nhóm ĐC và TN trong đợt KT sau TN .... 74 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/ HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1.Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu .......................................... 18 Hình 1.2: Nhận thức của HS chuyên Sinh học trường THPT chuyên Sư phạm về vai trò của hoạt động NCKH ................................................................... 24 Hình 1.3: Nhận thức của HS chuyên sinh học THPT về tác dụng của hoạt động NCKH đối với quá trình học tập .......................................................... 25 Hình 3.1: Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh chuyên sinh học THPT ............................................. 73 Hình 3.2: So sánh kết quả học tập của HS ở hai nhóm ĐC và TN trong đợt KT sau TN .......................................................................................................... 75 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 6. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 8. Dự kiến đóng góp mới ................................................................................ 6 9. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 7 NỘI DUNG ................................................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH CHUYÊN SINH THPT . 8 1.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu khoa học .......................... 8 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 8 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 10 1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học và năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh chuyên THPT ..................................... 13 1.2.1. Quan niệm về khoa học ...................................................................... 13 1.2.2. Nghiên cứu khoa học .......................................................................... 14 1.2.3. Đề tài khoa học ................................................................................... 20 1.2.4. Năng lực nghiên cứu khoa học ........................................................... 21 1.3. Thực trạng cho học sinh chuyên sinh học trƣờng THPT chuyên ..... 23 1.3.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................... 23 1.3.2. Phương pháp khảo sát ......................................................................... 23 1.3.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 23 1.3.4. Nội dung khảo sát ............................................................................... 23 1.3.5. Kết quả khảo sát ................................................................................. 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................... 26 Chƣơng 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ TÀI KHOAHỌC CHO HỌC SINH CHUYÊN SINH THPT VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................................................................... 27 2.1. Phân tích đặc điểm học tập môn sinh học của học sinh THPT ......... 27 2.1.1. Cấu trúc nội dung sinh học của chương trình giáo dục phổ thông ....... 27 2.1.2. Đặc điểm của học sinh chuyên sinh học THPT ................................... 33 2.2. Các tiêu chí cần có để phát triển năng lực NCKH cho học sinh chuyên sinh học THPT ............................................................................... 37 2.2.1. Xây dựng đề tài khoa học ................................................................... 37 2.2.2. Kế hoạch hóa nghiên cứu khoa học .................................................... 38 2.2.3. Thực hiện kế hoạch ............................................................................ 39 2.2.4. Báo cáo và trình bày ........................................................................... 42 2.2.5. Vận dụng kiến thức từ hoạt động NCKH ............................................ 42 2.3. Quy trình xây dựng và sử dụng đề tài khoa học để rèn luyện năng lực NCKH cho học sinh chuyên sinh học THPT ............................................. 44 2.4. Thiết kế theo hƣớng dẫn xây dựng và sử dụng để tài khoa học để rèn luyện năng lực NCKH cho học sinh chuyên sinh học THPT ................... 47 2.4.1. Đề tài nghiên cứu về phân môn sinh lý người và động vật .................. 47 2.4.2. Đề tài nghiên cứu về tế bào................................................................. 53 2.5. Một số đề tài khoa học mẫu ................................................................ 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................... 59 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................. 60 3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 60 3.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 60 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................ 60 3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................. 60 3.5. Cách tiến hành thực nghiệm ............................................................... 61 3.5.1. Trước thực nghiệm ............................................................................. 61 3.5.2. Thực nghiệm chính thức ..................................................................... 61 3.5.3. Sau thực nghiệm ................................................................................. 61 3.6. Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực NCKH ............... 61 3.6.1. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực NCKH .............................................. 61 3.6.2. Công cụ đánh giá năng lực NCKH ..................................................... 65 3.7. Kết quả thực nghiệm ........................................................................... 69 3.7.1. Phân tích định lượng ........................................................................... 69 3.7.2. Phân tích kết quả định tính ................................................................. 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương (TW) 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu đề ra cho giáo dục phổ thông là phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học sinh học tập suốt đời. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật, đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Đặc biệt, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Giáo dục Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 1.2. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hướng nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. NCKH là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc biệt yêu cầu người thực hiện phải có những phương pháp nghiên cứu phù hợp, sáng tạo cũng như khả năng vận dụng thực tiễn lĩnh hoạt để làm sáng tỏ một vấn đề chưa được biết rõ hay chưa được làm sáng tỏ. NCKH giúp học sinh vận dụng và liên hệ nhiều kiến thức trong sách vở với thực tiễn, tăng cường niềm đam mê, hăng say với môn học. Bên cạnh đó, NCKH cũng giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, kĩ năng phân tích, tổng hợp, lên kế hoạch, tính nhẫn nại, tỉ mỉ và khả năng phát đoán, tư duy logic,.. Ngoài ra, NCKH tạo tiền đề để HS có thể bộc lộ, phát huy năng khiếu của bản thân và tạo cơ hội định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Đặc biệt, NCKH trong nhà trường (đặc biệt là các trường chuyên) cần được đẩy mạnh nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện và kịp thời xây dựng nên đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong xã hội. 1 1.3. Xuất phát từ sứ mệnh của Trường Chuyên Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã nhận định: “Những mục tiêu chính mà hệ thống trường chuyên cần hướng tới đó là phát huy năng khiếu, đào tạo bồi dưỡng nhân tài. Có năng khiếu là quan trọng nhưng không đủ, phải bồi dưỡng thêm về phương pháp tự học, tự làm việc, không chỉ làm việc cá nhân mà còn có khả năng làm việc tập thể, làm việc trong môi trường đặc biệt”. Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng cũng từng khẳng định: “Học sinh trường chuyên không chỉ đơn thuần là học giỏi, coi trọng quá nặng việc học giỏi đối với HS trường chuyên là chưa bắt kịp mục tiêu hiện nay. Chúng ta cần đào tạo ra những HS có tư chất thông minh và khả năng thích ứng”. Bởi chính những sứ mệnh nặng nề được Bộ Giáo dục tin tưởng trao cho, trường chuyên không chỉ là cái nôi đào tạo nên những HS giỏi Quốc Gia, mang huy chương Olympic Quốc tế mà còn cần là cái nôi hướng học sinh vào nghiên cứu khoa học, tiên phong trong việc thực hiện những mục tiêu mà Bộ Giáo dục, đất nước đề ra. Các trường chuyên nói chung cần chủ động, tích cực dẫn đầu trong công cuộc định hướng HS nghiên cứu khoa học và có những bước tiến dài hơn trong con đường hội nhập khoa học với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.4. NCKH môn Sinh học lý thú và có ứng dụng trong thực tiễn Sinh học là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu thế giới sống. Sinh học bao gồm nhiều ngành khác nhau, mỗi ngành có một nguyên lí riêng. Trong chương trình THPT, môn sinh học được phản ánh đa dạng bao gồm nhiều phân môn khác nhau nhưng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau như: sinh học tế bào, vi sinh vật học, thực vật học, động vật học, di truyền học, tiến hóa và sinh thái học. Đây đều là các lĩnh vực rất gần gũi trong cuộc sống của HS. Nắm được nguyên lý cơ bản của các phân môn này, HS có thể giải thích nhiều hiện tượng lý thú trong thực tiễn, đồng thời có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm khoa học phục vụ học tập, cũng như trong đời sống. 2 Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng đề tài khoa học để rèn luyện học sinh chuyên sinh học năng lực nghiên cứu khoa học ở trƣờng THPT chuyên”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được các đề tài khoa học và tổ chức cho học sinh thực hiện nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh chuyên sinh THPT. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng Hệ thống các kỹ năng cấu thành năng lực nghiên cứu khoa học và xây dựng các đề tài để phát triển ở học sinh THPT chuyên năng lực đó. 3.2. Khách thể Phương pháp dạy học sinh học ở THPT chuyên. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được các kĩ năng cơ bản cấu thành năng lực NCKH để từ đó xây dựng và sử dụng các đề tài khoa học phù hợp với đặc điểm HS, nội dung sinh học chuyên thì sẽ phát triển được năng lực NCKH cho HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về nghiên cứu khoa học và đề tài nghiên cứu khoa học với học sinh THPT. - Xây dựng cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học. - Nghiên cứu đặc điểm HS chuyên THPT - Nghiên cứu quy trình rèn luyện học sinh năng lực NCKH trong dạy học chuyên. - Nghiên cứu thực trạng rèn luyện HS chuyên sinh năng lực NCKH ở trường THPT chuyên gồm: chương trình môn sinh học, phương pháp dạy học, rèn luyện năng lực NCKH cho HS,… 3 - Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực NCKH để định hướng rèn luyện và đánh giá kết quả. 6. Giới hạn nghiên cứu Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu xây dựng một số đề tài nghiên cứu khoa học môn Sinh học phù hợp cho học sinh THPT chuyên và tổ chức rèn luyện năng lực NCKH thông qua tổ chức HS thực hiện một số đề tài trong các đề đã xây dựng ở trường THPT chuyên Đại học Sư phạm. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học cho học sinh, năng lực nghiên cứu khoa học; rèn luyện năng lực NCKH cho HS. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Điều tra thực trạng - Điều tra thực trạng - Phân tích, đánh giá chương trình chuyên sinh học từ góc độ, rèn luyện NL NCKH cho HS - Quan sát hoạt động tổ chức dạy học trong trường THPT chuyên 7.2.2. Thực nghiệm sư phạm Mục đích, tổ chức, đánh giá thực nghiệm để khẳng định hiệu quả, khả thi theo giả thiết đã nêu 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Phân tích định tính Các bài kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm được chấm theo thang điểm 10, sau đó xử lý kết quả thu được bằng thống kê toán học với các tham số: + Điểm trung bình ( X ): là tham số xác định giá trị trung bình các điểm số của học sinh. X= 1  ni xi n xi : Giá trị từng điểm số nhất định 4 ni : Số bài có điểm là x i n : Tổng số bài làm + Độ lệch chuẩn (S): Khi có hai giá trị trung bình như nhau thì phải dựa vào đại lượng phân tán xung quanh giá trị trung bình cộng ít hay nhiều để đánh giá. Sự phân tán đó được mô tả bằng độ lệch chuẩn (S). S  n (x  X ) i 2 1 n + Phương sai (S2): Đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. Phương sai càng lớn thì sai biệt càng lớn. S2 = 1 n i (x1 -X)2  n + Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu. m= S n + Hệ số biến thiên (CV%): Khi có hai trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên. Cv % = S X Hệ số biến thiên càng nhỏ thì kết quả có độ tin cậy càng cao. CV% từ 0 đến 10%: Dao động nhỏ, độ tin cậy cao. CV% từ 10% đến 30%: Dao động trung bình. CV% từ 30% đến 100%: Dao động lớn, độ tin cậy thấp. + Hệ số trung bình (dTN- ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. dTN-ĐC = XTN - XĐC XTN : X của lớp thực nghiệm XĐC : X của lớp đối chứng 5 Độ tin cậy (Td ): Phản ánh kết quả của hai phương án đối chứng và thực nghiệm. X TN - X ĐC Td = 2 STN S2 + ĐC n TN n ĐC 2 : phương sai của lớp thực nghiệm STN S2ĐC : phương sai của lớp đối chứng nTN : số bài kiểm tra của lớp thực nghiệm nĐC : số bài kiểm tra của lớp đối chứng Giá trị tới hạn của td là t tra trong bảng phân phối Student. Nếu t d  t thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC có ý nghĩa. - Phân tích định lượng: Phân tích định tính qua: + Trình độ nắm vững kiến thức của học sinh + Khả năng làm việc độc lập của học sinh, khả năng hoạt động nhóm. + Khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau của HS. 8. Dự kiến đóng góp mới - Xác định được thế nào là đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp cho lứa tuổi học sinh THPT. - Nêu yêu cầu và cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THPT. - Nêu quy trình và hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh THPT để rèn luyện năng lực NCKH. - Xây dựng được tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THPT. - Thiết kế một số đề tài khoa học làm mẫu. 6 9. Cấu trúc luận văn 1.1. Mở đầu 1.2. Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu khoa học và đề tài khoa học để rèn luyện năng lực NCKH cho học sinh chuyên sinh THPT Chương 2: Xây dựng và sử dụng đề tài khoa học cho HS chuyên sinh THPT và công cụ đánh giá năng lực NCKH Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 1.3. Kết luận và kiến nghị Ngoài ra, luận văn còn gồm phụ lục, tài liệu tham khảo và bảng, biểu đồ được biểu thị trong nội dung của các chương. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH CHUYÊN SINH THPT 1.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu khoa học 1.1.1. Trên thế giới Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu tìm hiểu của con người về thế giới xung quanh ngày càng tăng lên. Từ xa xưa đến nay, không ai có thể tự phán đoán có sự xuất hiện của mặt trăng, các hành tinh khác trong hệ mặt trời hay làm sáng tỏ được các nguyên nhân gây bệnh, sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh nếu không tiến hành nghiên cứu khoa học. Trước đây, tự nhiên là biểu hiện của giới siêu nhiên và không thể xác định được ở thế giới tôn giáo còn bây giờ thiên nhiên được mô tả, giải thích thông qua các thí nghiệm, lý thuyết và các mô hình khoa học. Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm tòi những sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, bởi vậy dù ở thời nào nó cũng xuất hiện. Nghiên cứu khoa học đã là tiền đề để các nhà khoa học tìm ra được những quy luật trong tự nhiên. Trong thời buổi sơ khai, nghiên cứu khoa học là công việc của những người thông thái, những người có năng lực bẩm sinh. Sau đó, các thế hệ tiếp nối, truyền đạt và kế thừa lại những kết quả nghiên cứu từ thế hệ đi trước, lấy đó làm động lực và bổ sung thêm những nghiên cứu mới của mình trên nền tảng đó. Theo thời gian, dần dần hình thành nên nghiên cứu khoa học. Từ xưa, có rất nhiều tiền thân trí tuệ quan trọng của khoa học như thuật giả kim là tiền thân của khoa học hóa học hiện đại hay học thuyết Lamac đánh dấu cho sự xuất hiện của lĩnh vực tiến hóa. Mặc dù vậy, những nhận định thời bấy giờ mới chỉ là cơ sở đặt nền móng, chúng cũng mang những nhầm lẫn giữa lý luận và thực tế. Dù sao những sự nhầm lẫn này là chấp nhận được bởi lẽ tại thời điểm bấy giờ, những phương pháp nghiên cứu chưa được xây dựng và sự liên kết với thực tế chưa đủ lớn để đưa ra học thuyết đầy đủ. Những năm 1600 là giai đoạn bùng nổ của khoa học-lần đầu tiên các ý tưởng về khoa học và các phương pháp khoa học được vận hành cùng lúc trong sự giao thoa của các nhà khoa học lỗi lạc. 8 Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Nicolaus Copernicus (1473-1543) nhà lý thuyết học người Ba Lan và nhà thiên văn Domenico Maria Novara de Ferrara tại Italia tạo cơ hội cho những quan sát thiên văn đầu tiên của ông và đề xuất nên mô hình khoa học đơn giản và tường minh có thể thực hiện được nhờ những quan sát: Mặt trời mới là trung tâm, Trái đất và các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời. Tycho Brahe (1546-1601) là nhà khoa học người Đan Mạch tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng những quan sát và lý luận từ nhà lý thuyết học Copernicus. Độ chính xác cải tiến từ các phép đo của Brage đối với các phép đo vị trí hành tinh trước đây cho phép tạo ra bước đột phá, cung cấp dữ liệu chính xác, đủ để xác định thứ tự chuyển động của sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và kiểm chứng mô hình Copernicus đưa ra. Johannes Kepler (1571-1630) là nhà toán học người Đức tiến hành phân tích các số liệu từ phép đo của Brahe kết hợp với các quan sát mới của mình đã tìm hiểu phương thức chuyển động của các hành tinh. Các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời theo quỹ đạo Ellip. Năm 1608, cùng với sự ra đời của kính thiên văn ở Hà Lan, Galileo Galilei (1564-1642) cũng chế tạo thành công kính thiên văn với độ lớn tăng lên gấp ba lần. Ông đã sử dụng nó để quan sát mặt trăng và các hành tinh khác. Ông đã đưa ra định luật đầu tiên về chuyển động trong vật lý. Issac Newton (1643-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà giả kim người Anh và “một con người đã từng tồn tại và trang hoàng cho sự phát triển của nhân loại”. Những sự việc đời thường: Tại sao quả táo trên cây lại rơi xuống đất? Tại sao người đàn ông lại ngáy ngủ,... lại mở ra ý tưởng, mở đầu cho những nghiên cứu khoa học của ông và đưa đến định luật vạn vật hấp dẫn và ba định luật chuyển động của Newton. Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO có văn kiện quan trọng về giáo dục và nghiên cứu khoa học. Tuyên ngôn 1998 đã mở đầu bằng nhận định vô cùng cấp thiết “Phát triển xã hội ngày càng dựa trên nền tảng tri thức, thành ra giáo dục và nghiên cứu khoa học trở thành những cấu thành quan 9 trọng cho sự phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới”. Mặt khác, khoa học phát triển bằng những bước của người khổng lồ, kiến thức hôm nay không chắc sẽ còn giá trị đến ngày mai. Giáo dục không chỉ dạy học sinh, sinh viên của mình nghiên cứu khoa học mà còn phải mang khoa học đó ra để mọi người đều tiếp cận được. Kể từ thế chiến thứ II, đã có những hoạt động mạnh mẽ liên quan đến đào tạo và phát triển nghiên cứu. Với các quốc gia, vấn đề nghiên cứu khoa học cũng được xem là hoạt động mũi nhọn. Các quốc gia phát triển tiên tiến, ngày càng có chính sách ngân sách bổ sung cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và đánh giá sự phát triển của năng lực nghiên cứu khoa học thông qua học tập tích lũy và sử dụng công cụ khoa học. Các nước đang phát triển cũng tìm ra những nguyên nhân, những khó khăn thường có trong các hoạt động nghiên cứu khoa học để từ đó có biện pháp xử lí và cải thiện kịp thời. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy ở các nước phát triển vấn đề như nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng toàn quốc đang được giải quyết theo thời gian, bên cạnh đó tăng cường hợp tác, nghiên cứu khoa học liên thông giữa các quốc gia đang được đẩy mạnh. Xã hội hiện đại, con người ngày càng có nhu cầu giải đáp những thắc mắc về bản chất của sự vật trong tự nhiên. Có tìm được nguyên nhân, bản chất của sự vật, hiện tượng thì mới tìm được phương pháp xử lý hiệu quả. Bởi vậy, chẳng phải quá ngạc nhiên khi ngày nay nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh ở mọi cấp học. 1.1.2. Ở Việt Nam Vấn đề nghiên cứu khoa học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu. Trong lịch sử dân tộc ta đã nghiên cứu và ứng dụng thành công rộng khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, đã tạo ra nhiều anh hùng dân tộc và nhiều nhà khoa học. Thời đại Hồ chí Minh – cũng đã quan tâm kế tục phát huy và sử dụng nhân tài là các nhà khoa học ra giúp nước như GS Trần Đại Nghĩa, GS Tôn Thất Tùng... Tại hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành TW Đảng khoá X tiếp tục khẳng định “Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. 10 Nghiên cứu khoa học được thúc đẩy ở các trường Đại học, và là tiêu chí bắt buộc đối với chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng và Chất lượng cao. Hoạt động khoa học là quá trình nghiên cứu luôn gắn liền với quá trình giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của các trường Đại học không chỉ định hướng, giúp sinh viên của mình nghiên cứu khoa học mà còn phải mang khoa học đó ứng dụng và tiếp cận với xã hội. Theo Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Ngày nay, với những nhiệm vụ Giáo dục Phổ thông được đề cập trong hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) khẳng định iáo on ng i i t N m phát tri n toàn i n và phát huy t t nh t ti m năng, h năng sáng t o y u ng ào s ng t t và àm vi phát tri n tr tu , th i ng ngh toàn i n, hú trọng giáo s ng, ngo i ngữ, tin họ , năng th hi u qu i v i giáo h t, h nh thành ph m h t, năng ỡng năng hiếu, ịnh h ợng giáo m i á nh n y u gi nh, y u qu , ph th ng, t p trung ng n, phát hi n và nghi p ho họ sinh N ng ý t ởng, truy n th ng, và ỹ năng th hành, v n o h t o ứ , i ng iến thứ vào tiễn Phát tri n h năng sáng t o, t họ , huyến h h họ t p su t i ” thì NCKH là hoạt động có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tính ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Đồng thời, là hoạt động trải nghiệm đầy bổ ích giúp các em phát huy khả năng vận dụng “học đi đôi với hành”, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Không những thế, NCKH trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động NCKH phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò, có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Đội ngũ này sẽ góp phần cải tạo nền Khoa 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan