Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, chương sinh sản theo hướng hình thành khái niệm hệ thống sống cấp cơ thể_unprotected

.PDF
15
110
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƢ PHẠM NGÔ THỊ HẠNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI - BÀI TẬP DẠY HỌC CHƢƠNG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG, CHƢƠNG SINH SẢN THEO HƢỚNG HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HỆ THỐNG SỐNG CẤP CƠ THỂ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số : 61 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Quang Báo HÀ NỘI - 2009 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều tài liệu, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và nhiều đồng nghiệp đã đề cập đến. Dạy học không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy cho họ biết cách tiếp thu những kiến thức một cách tích cực, tự lực bằng thu lượm và xử lý thông tin để có thể tự đổi mới những hiểu biết của người học. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học và công nghệ đang tiếp tục có những bước phát triển nhảy vọt, đưa nhân loại từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ, hội nhập trở thành xu thế toàn cầu, thì việc đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo là điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì vậy “ đổi mới phương pháp, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học” là tư tưởng chiến lược trong đào tạo con người của giáo dục Việt Nam. Trong các bài học sinh học hiện nay lượng kiến thức SGK đưa vào là rất nặng, tuy nhiên người viết sách lại viết rất ngắn gọn, nhưng để khai thác được đầy đủ và sâu sắc những vấn đề ngắn gọn đó thì lại rất bao la. Vì vậy những giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức, phương pháp tự học để có thể học tập suốt đời. Việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình thảo luận với các bạn trong nhóm, trong lớp sẽ khơi dậy một nội lực tiềm ẩn ở mỗi học sinh. Dạy học phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh đang là một vấn đề đòi hỏi phải được phổ cập rộng rãi làm sao để học là sự chuẩn bị cho người học vào việc làm chủ kiến thức, làm chủ các tình huống trong cuộc sống. Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin ngày một tăng nhanh trong khi thời gian học ở nhà trường lại có hạn vì vậy người giáo viên phải trang bị cho người học phương pháp học để có thể chủ động lĩnh hội tri thức. 2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết TW 4 khoá VII, nghị quyết TW 2 khoá VIII, nghị quyết TW 6 khoá IX và được thể chế hoá trong luật giáo dục. Điều 24 luật giáo dục 2005 nêu rõ: “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng đại trà trong cả nước từ năm học 2006 - 2007. Trong chương trình Sinh học THPT phân ban, quan điểm hệ thống được quán triệt ngay từ việc xây dựng chương trình. Hệ thống sống được nghiên cứu từ cấp độ tế bào đến cấp độ sinh quyển. Đối tượng sống vô cùng đa dạng nhưng chúng đều tuân thủ những quy luật phát triển chung nhất. Nhiệm vụ dạy học sinh học là giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất những biểu hiện sống, những quy luật chung nhất ở các đối tượng sống cụ thể. Tuy nhiên SGK chủ yếu trình bày các hoạt động sống ở các đối tượng cụ thể. Ví dụ SGK sinh học 11 trình bày các hoạt động sống ở một số đại diện thực vật, động vật trong khi yêu cầu của chương trình là phải khái quát được các đặc tính chung ở cấp độ cơ thể. Nếu không nhận thức rõ điều này, phần lớn giáo viên sẽ dạy học rời rạc từng phần “ thấy cây mà không thấy rừng”. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài : “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng, chương sinh sản theo hướng hình thành khái niệm hệ thống sống cấp cơ thể” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn sinh học ở trường THPT. 2. Lịch sử nghiên cứu. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, yêu cầu của thực tiễn, việc sử dụng câu hỏi và bài tập để phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh rất được quan tâm 3 trong những năm gần đây. Có rất nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tập trung nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập trong dạy học sinh học như luận án TS : - Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình Sinh học bậc THPT - Lê Đình Trung, Đại học Sư phạm Hà Nội (1994). - Sử dụng câu hỏi và bài tập để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh thái học 11 - THPT – Lê Thanh Oai, Đại học Sư phạm Hà Nội (2003). Luận văn thạc sĩ: - Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để tổ chức hoạt động học tập tự lực của học sinh trong dạy học sinh thái học – THPT, Đại học Sư phạm Hà Nội (2004). Cũng đã có nhiều nhà khoa học vận dụng tiếp cận hệ thống như là một phương pháp luận trong công tác nghiên cứu của mình. Ở Việt Nam: - Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Hà, Đại học Sư phạm Hà Nội (2002): “ Vận dụng tiếp cận hệ thống trong hình thành khái niệm sinh thái học 11” đã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống làm cơ sở để dạy học sinh thái học 11. - Bài viết : “quán triệt tư tưởng cấu trúc - hệ thống và tư tưởng tiến hoá sinh giới trong dạy học sinh học ở trường phổ thông” đăng trên tạp chí giáo dục - Bộ GD - ĐT (2006) đã đề cập đến tư tưởng hệ thống khi dạy học chương trình sinh học phân ban. - Tài liệu: “cấp cơ thể và biện pháp thực hiện trong dạy học sinh học 11 mới - chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học theo chương trình mới” (2008) , PGS - TS Nguyễn Đức Thành - ĐH Sư phạm Hà Nội, định hướng giáo viên khi thực hiện chương trình 11 phân ban phải thể hiện được những đặc điểm sinh học ở cấp độ cơ thể, song mới chỉ là những đề xuất khái 4 quát về việc hình thành khái niệm hệ sống cấp cơ thể mà chưa đi vào việc thực hiện cụ thể khi dạy từng chương, từng bài. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đề xuất một hưóng tiếp cận dạy học sinh học 11 – Ban cơ bản: hình thành khái niệm hệ sống cấp cơ thể. - Xây dựng bộ câu hỏi - bài tập sử dụng trong dạy học để tổ chức các hoạt động học tập tự lực cho học sinh trong các khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương I: “chuyển hoá vật chất và năng lượng”, chương IV: “sinh sản ” nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy- học theo định hướng hình thành những kiến thức đại cương về sinh học cơ thể. 4.Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1.Khách thể nghiên cứu. - Giáo viên và học sinh khối 11- ban cơ bản các trường THPT. - Thời gian: Năm học 2007- 2008 và năm học 2008-2009. 4.2. Đối tượng nghiên cứu. -Nghiên cứu chương trình sinh học 11- ban cơ bản, đặc biệt là chương I: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” và chương IV: “Sinh sản” từ đó xây dựng câu hỏi và bài tập sử dụng vào các khâu của quá trình dạy học để hình thành khái niệm sinh học cơ thể. 5. Giả thuyết nghiên cứu. Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để hình thành khái niệm hệ sống cấp cơ thể trong dạy học sinh học 11. Để giải quyết vấn đề nêu trên người viết đưa ra một số giả thuyết sau: - Những đặc điểm của cấp cơ thể cần được thể hiện trong dạy học sinh học 11: cơ thể đa bào được tạo nên bởi các cơ quan hay các hệ cơ quan, tồn tại độc lập, thích nghi với môi trường với 4 hoạt động sinh lý. 5 - Xây dựng câu hỏi và bài tập tập trung vào những điểm tương đồng trong từng hoạt động sống giữa động vật và thực vật trong phạm vi từ môi trường ngoài đến dịch mô. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tư tưởng hệ thống làm cơ sở lý thuyết cho việc vận dụng vào dạy học sinh học cơ thể lớp 11 THPT. - Nghiên cứu các nguyên tắc vận dụng quan điểm hệ thống trong dạy học sinh học 11 THPT. - Phân tích chương trình, nội dung SGK sinh học THPT, SGK sinh học 11 thể hiện quan điểm hệ thống. Trên cơ sở đó xây dựng giáo án đưa ra các câu hỏi và bài tập để hình thành khái niệm hệ thống sống cấp cơ thể. 6.2. Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm. - Bằng các phiếu hỏi dành cho giáo viên, điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên sinh học THPT về quan điểm hệ thống theo yêu cầu của chương trình và vận dụng quan điểm đó để tổ chức dạy học sinh học 11. - Trao đổi trực tiếp với giáo viên, dự giờ, nghiên cứu giáo án của giáo viên và vở ghi của học sinh. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Mục đích: xác định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi bài tập phát huy tính tích cực của học sinh để hình thành khái niệm hệ cơ thể. - Phương pháp: Phối hợp với giáo viên phổ thông dạy thực nghiệm. Kiểm tra, đánh giá, xử lý định tính, định lượng các số liệu thu được. 7. Những đóng góp của đề tài. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về câu hỏi - bài tập sủ dụng trong dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống. 6 - Xây dựng hệ thống câu hỏi – bài tập để tổ chức dạy học sinh học 11 hình thành khái niệm hệ sống cấp cơ thể. - Xây dựng giáo án chương I và chương IV sinh học 11 ban cơ bản theo hướng sử dụng câu hỏi – bài tập để tổ chức các hoạt động dạy học hình thành khái niệm hệ sống cấp cơ thể và đã bước đầu xác định được tính khả thi của chúng. 8. Cấu trúc luận văn. Luận văn gồm những phần sau: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng câu hỏi - bài tập trong dạy - học hình thành khái niệm hệ thống sống cấp cơ thể - sinh học 11 THPT phân ban. Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng, chương sinh sản – sinh học 11 theo hướng hình thành khái niệm hệ thống sống cấp cơ thể. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Kết luận và khuyến nghị. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI BÀI TẬP TRONG DẠY - HỌC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HỆ THỐNG SỐNG CẤP CƠ THỂ - SINH HỌC 11 THPT PHÂN BAN 1.1. Khái niệm hệ thống Khái niệm hệ thống là khái niệm cơ bản nhất của lí thuyết hệ thống. Theo lí thuyết hệ thống, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong những hệ thống nhất định. Các Mác cũng cho rằng tính hệ thống là một thuộc tính đặc trưng cho tất cả moi sự vật,hiện tượng, quá trình của giới tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Quan điểm hệ thống đặt mọi sự vật hiện tượng trong hệ thống vận động không ngừng và luôn tự đổi mới, giúp ta hiểu sự vật đúng hơn, điều khiển vận động theo qui luật vốn có của nó. Vậy hệ thống là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống. Theo Ludwig Von Bertalanffly(1940) định nghĩa “Hệ thống là một tổng thể các phần tử có quan hệ,tương tác với nhau”. Khái niệm hệ thống được V.P. Cudơmin xác định như sau: " hệ thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những qui luật tổng hợp ”[10,tr20]. Theo Hoàng Tuỵ: “Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp ” [41,tr 4].Theo Milơ “hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những quan hệ tương tác giữa chúng với nhau”[37]. Như vậy, có thể định nghĩa một cách khái quát: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ, tác động tương hỗ theo những quy luật nhất định trở thành một chỉnh thể, qua đó làm xuất hiện những thuộc tính mới của hệ thống vốn không có khi những yếu tố đó đứng riêng lẻ. Mỗi phần tử cấu thành nên hệ thống có tính độc lập tương đối.Mỗi hệ thống gồm nhiều phần tử, phần tử là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của 8 hệ thống. Mỗi hệ thống có thể gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn, khi đó mỗi hệ thống nhỏ là thành tố của hệ thống lớn hơn tương ứng. Cách nhìn hệ thống, xem xét đối tượng như là một toàn thể với những tính chất, hành vi thuộc về toàn thể và nói chung không thể qui về hoặc suy ra từ tính chất của các yếu tố hay thành phần của nó, những tính chất hợp trội mang đặc trưng của toàn thể đó được tạo nên và phát triển từ phức hợp của những hệ tương tác bên trong hệ thống cũng như của hệ thống lớn với môi trường bên ngoài. Một đặc điểm chung của các hệ thống trong thực tế là luôn tồn tại và phát triển trong một hệ thống lớn hơn, tức là trong một môi trường nào đó, trao đổi vật chất, trao đổi năng lượng và thông tin với môi trường đó qua các hệ thống mở.[10] [37]. 1.2. Khái niệm hệ thống sống. Thế giới sinh vật hay còn gọi là thế giới sống rất đa dạng và phong phú, nhìn bề ngoài có vẻ hỗn độn, phức tạp, nhưng thực chất lại được tổ chức chặt chẽ, theo qui luật nhất định.Thế giới sống khác với hệ thống vô sinh ở những đặc điểm chủ yếu là tính tổ chức cao, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Hệ thống sống là hệ mở, tự điều chỉnh, cân bằng động đảm bảo thích ứng với môi trường và hệ liên tục tiến hoá. Hệ thống sống gồm nhiều yếu tố thành phần tạo nên, khi một yếu tố thành phần bị tổn thương thì có thể dẫn đến hệ thống bị phá huỷ.Giữa các yếu tố thành phần có sự liên hệ tác động qua lại với nhau và với môi trường một cách có tổ chức và trật tự, tạo nên tính chỉnh thể của hệ với chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. Ví dụ, khi các phân tử hữu cơ như: prôtêin, axit nuclêic, lipit và cacbohiđrat tương tác với nhau tạo nên cấu trúc tế bào thì tế bào có được đặc điểm của sự sống như khả năng trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng mà các phân tử hữu cơ riêng biệt không có được. 9 Hệ thống sống dù đó là tế bào, cơ thể , quần thể hay quần xã đến sinh quyển đều là hệ thống mở luôn luôn trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường bên ngoài, chịu sự tác động của môi trường, đồng thời cũng là nhân tố làm thay đổi môi trường để tồn tại và phát triển.Hệ thống sống không thể tồn tại và phát triển nếu không thường xuyên liên hệ với các hệ vô cơ của thế giới vô cơ bao quanh nó. Các tổ chức sống tồn tại và phát triển theo nguyên tắc thứ bậc lệ thuộc. Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên, đến lượt mình, sự ổn định của tổ chức sống cấp trên là điều kiện tồn tại của hệ sống cấp dưới. Mỗi một cấp độ tổ chức sống vừa là hệ thống của các yếu tố có cấp độ hẹp hơn, đồng thời vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ rộng lớn hơn.Mỗi cấp độ tổ chức sống ngoài những đặc điểm riêng của mình còn bao hàm các đặc điểm của cấp tổ chức thấp hơn và chịu sự điều khiển của cấp tổ chức cao hơn. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành. Đó chính là đặc tính của các tổ chức sống. Cho nên các cấp độ tổ chức của thế giới sống mang tính thứ bậc lệ thuộc hai chiều. Ví dụ, quần thể bao gồm các những tổ chức nhỏ hơn là cá thể, đồng thời lại là bộ phận của cấp độ cao hơn là quần xã. Tương tự cơ thể bao gồm các cấp tổ chức nhỏ hơn là tế bào, đồng thời lại là bộ phận của cấp độ cao hơn là quần thể - loài. Mỗi cấp tổ chức sống có cấu tạo và chức năng nhất định nhưng chịu sự lệ thuộc vào các cấp tổ chức cao hơn và thấp hơn, cùng phối hợp hoạt động thống nhất theo một cơ chế điều hoà chung. Mỗi cấp tổ chức sống đều có đặc tính tự điều chỉnh, tính tự điều chỉnh của hệ sống bậc thấp giúp cho các hệ sống bậc cao hơn khỏi tham gia thường xuyên vào quá trình điều hoà cục bộ, tuy nhiên các hệ bậc cao chỉ hoàn thành nhiệm vụ, chức năng khi các hệ bậc thấp phối hợp với nhau và tác động theo chương trình điều khiển của hệ bậc cao. Vì vậy khi nghiên cứu một cấp tổ chức sống nào đó 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành. Lý luận dạy học sinh học. Nhà xuất bản giáo dục, 1996. 2. Đinh Quang Báo - Nguyễn Cƣơng. Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông theo hướng hoạt động hoá người học. Đề tài cấp bộ 4-27-01PP. 3. Đinh Quang Báo. Hình thành các biện pháp học tập trong dạy học sinh học. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2, 1986. 4. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành. Lý luận dạy học sinh học - Phần đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. 5. Benjamin S.Bloom (1956). Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1965 ( Đoàn Văn Điều dịch ) 6. Bộ GD-ĐT. Phân phối chương trình lớp 11 – 12 THPT thí điểm môn sinh học,2003. 7. Nguyễn Hữu Châu. Sự phân loại các mục tiêu giáo dục và vấn đề đánh giá chất lượng giáo dục. Tổ chức nghiên cứu giáo dục số 5, 1998. 8. Hoàng Chúng. Thống kê trong nghiên cứu giáo dục. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1978. 9. Hoàng Chúng. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục , 1983. 10. V.P.Cudơmin. Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của Cac Mac. Nxb Sự thật. 11. Nguyễn Văn Duệ ( chủ biên ) - Trần Văn Kiên – Dƣơng Tiến Sĩ. Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho giáo viên sinh học – THPT. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000. 11 12. Nguyễn Lân Dũng. Hỏi đáp về thế giới thực vật. Nxb Giáo dục, 2001. 13. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Nguyễn Nhƣ Khanh (chủ biên), Lê Đình Tuấn . Sinh học 11 SGK thí điểm ban KHTN, sách giáo viên bộ 2. Nxb Giáo dục,2004. 14. Nguyễn Thành Đạt (đồng chủ biên), Vũ Văn Vụ (đồng chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Nhƣ Hiền, Ngô Văn Hƣng, Nguyễn Nhƣ Khanh, Trần Văn Kiên, Vũ Đức Lƣu, Nguyễn Duy Minh, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Quang Vinh. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 môn Sinh học. Nxb Giáo dục. 15. Hà Thị Đức. Bảo đảm tính khách quan của quá trình KT - ĐG kiến thức của học sinh. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 3, 1989, tr 21 16. Trịnh Nguyên Giao. Về hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học sinh học. Tạp chí Giáo dục, số 78, tháng 2, 2004, tr 40. 17. Đỗ Thị Hà. Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành các khái niệm sinh thái học trong chương trình sinh học 11 - THPT. Luận văn thạc sĩ ĐHSP, 2002. 18. Trịnh Hữu Hằng. Sinh học cơ thể động vật. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007. 19. Phạm Hữu Hoan, Trần Văn Kiên. Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 11. Nxb Giáo dục, 2007. 20. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan. Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập. Nxb Giáo dục, 1996. 21. Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2007. 22. Trần Bá Hoành. Những kiến thức cơ bản môn sinh học THPT. Nxb Hà Nội, 2002. 23. Trần Bá Hoành. Vấn đề giáo viên: Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội,2006. 12 24. Trần Bá Hoành. Đánh giá trong giáo dục, dùng cho các trường ĐHSP, CĐSP. Hà Nội, 1995. 25. Trần Bá Hoành ( chủ biên ) - Trịnh Nguyên Giao. Đại cương PPDH Sinh học. Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP. Nxb Giáo dục. 26. Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao. Đại cương về phương pháp dạy học sinh học. Nxb Giáo dục , 2002. 27. Tô Duy Hợp. Lý thuyết hệ thống – Nguyên lý và vận dụng. Tạp chí triết học, số 9 (127), tháng 12, 2001, tr 45 - 46. 28. Ngô Văn Hƣng (chủ biên), Đỗ Mạnh Hùng, Trần Minh Hƣơng. Đề thi Olimpic quốc tế môn Sinh học 1999 - 2000 - 2001. Nxb Giáo dục, 2003. 29. Nguyễn Ngọc Khá. Mối quan hệ giữa phương pháp hệ thống và tư duy biện chứng. Tạp chí triết học, số 3 (103), 1998. 30. Nguyễn Ngọc Khá. Phạm trù “ Hệ thống ’’ trong lịch sử triết học. Tạp chí triết học, số 3 (97), 1997, tr 51. 31. Phạm Văn Lập. Một số đề xuất về đổi mới PPDH Sinh học ở bậc THPT. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 10, năm 2001, tr 37, 38, 41. 32. Phan Cự Nhân, Trần Bá Hoành, Lê Quang Long, Phạm Đình Thái, Hoàng Thị Sản, Mai Đình Yên. Sinh học đại cương, tập II. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2005. 33. Hoàng Đức Nhuận, Đặng Hữu Lanh. Sách giáo viên sinh học 11. Nxb Giáo dục, 2003. 34. Lê Thanh Oai. Sử dụng câu hỏi bài tập để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh thái học 11 – trung học phổ thông.Luận án tiến sĩ, trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2003. 35. Philips W.D. Sinh học tập I, II. Nxb Giáo dục, 1997. 36. W.D.Philips và T.J.ChilTon. Sinh học - tập 2 ( Nguyễn Bá - Nguyễn Mộng Hùng - Trịnh Hữu Hằng – Hoàng Đức Cự - Phạm Văn Lập Nguyễn Xuân Huấn – Mai Đình Yên dịch. Nxb Giáo dục, 2001. 13 37. Dƣơng Tiến Sĩ. Quán triệt tư tưởng cấu trúc - hệ thống và tư tưởng tiến hoá sinh giới trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, Bộ GD-ĐT, 2006. 38. Vũ Văn Tảo. Dạy cách học. Bộ GD-ĐT - Dự án đào tạo giáo viên THCS, 2003. 39. Nguyễn Đức Thành. Cấp cơ thể và biện pháp thể hiện trong dạy học sinh học 11 mới. (Chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học sinh học theo chương trình mới). Đại học sư phạm Hà Nội, 2008. 40. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Dƣơng Tuệ, Lƣơng Tiến Sĩ. Dạy học sinh học ở trường phổ thông tập I. Nxb Giáo dục, 2002. 41. Hoàng Tuỵ. Phân tích hệ thống và ứng dụng. Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1987. 42. Lê Đình Trung - Trịnh Nguyên Giao. Tuyển tập sinh học 1000 câu hỏi và bài tập. Nxb Hà Nội, 2005. 43. Bùi Trang Việt. Những bài tập trắc nghiệm về sinh thái học và sinh lý thực vật. Nxb Giáo dục, 2007. 44. Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Đức Thành. Thiết kế bài giảng sinh học 10 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Nxb Giáo dục, 2006. 45. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát. Dạy học sinh học ở trường THCS tập 1. Nxb Giáo dục, 2000. 46. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát. Dạy học sinh học ở trường THCS tập 2. Nxb Giáo dục, 2000. 47.Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Cao Gia Nức. Phương pháp dạy học sinh học ở trường THCS, tập 1. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2005. 48. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành. Lý luận dạy học sinh học, tập 1. Nxb Giáo dục, 1980. 14 49. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành. Lý luận dạy học sinh học, tập 2. Nxb Giáo dục, 1980. 50. Vũ Văn Vụ. Sinh lý học thực vật. Nxb Nông nghiệp, 1993. 51. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Nhƣ Hiền, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh, Ngô Văn Hƣng, Trần Văn Kiên. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình sách giáo khoa thí điểm môn sinh học lớp 11 bộ I. Viện nghiên cứu sư phạm, 2004. 52. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Nhƣ Hiền, Trần Văn Kiểm, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh. SGK sinh học 11 thí điểm ban KHXH và NV bộ 1. Nxb Giáo dục, 2004. 53. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Nhƣ Hiền, Trần Văn Kiểm, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh. SGK sinh học 11 thí điểm ban KHTN bộ 1. Nxb Giáo dục, 2004. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất