Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trường tr...

Tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc

.PDF
17
317
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƢ PHẠM LÊ ANH CƢỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2008 BẢNG VIẾT TẮT CBGV Cán bộ giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CNH Công nghiệp hoá CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐH Đại học EMIS Education Management Information System GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTX Giáo dục thường xuyên HĐH Hiện đại hoá HS Học sinh KHCN Khoa học công nghệ MIS Management Information System QLGD Quản lý giáo dục TC Trung cấp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT QLGD Thông tin quản lý giáo dục MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục…… 6 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu…………………………………………. 6 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài…………………………………………... 8 1.2.1. Quản lý giáo dục………………………………………………………... 8 1.2.2. Hệ thống……………………………………………………………….... 16 1.2.3. Thông tin………………………………………………………………... 17 1.2.4. Hệ thống thông tin……………………………………………………..... 18 1.2.5. Thông tin quản lý giáo dục……………………………………………... 20 1.2.6. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục ………………………………….... 21 1.2.7. Xây dựng………………………………………………………………... 24 1.2.8. Phát triển………………………………………………………………... 24 1.2.9 Trường trung học phổ thông…………………………………………….. 25 1.3. Vai trò của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong trường trung học phổ thông hiện nay ……..................................................................................... 26 1.3.1. Đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay………………………... 26 1.3.2. Vai trò của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay ……………………………………………......... 31 1.4. Tổ chức hệ thống thống thông tin quản lý giáo dục trong các trường trung học phổ thông hiện nay………………………………………………….. 33 1.4.1. Các yêu cầu về hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong các trường trung học phổ thông hiện nay.............................................................................. 33 1.4.2. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong các trường trung học phổ thông . ........................................................................................................... 35 Kết luận chương 1……………………………………………………………... 37 Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc ………………………………………………………... 39 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc……………………………………………………………………………. 39 2.2. Tình hình phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc……………………….......... 40 2.3. Thực trạng hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc……………………….............................................. 46 2.3.1. Khái quát về hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc……………………………………………………………….... 46 2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hệ thống thông tin quản lý giáo dục …………………………………………………….. 50 2.3.3. Nhân lực hoạt động trong hệ thống thông tin quản lý giáo dục ………... 52 2.3.4. Hệ thống tiêu chí, chỉ số thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông…………………………………………………………………………… 54 2.3.5. Cơ chế thu thập, xử lý và báo cáo dữ liệu…………………..................... 58 2.3.6. Điều kiện đảm bảo hoạt động cho hệ thống thông tin quản lý giáo dục... 60 2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc………………………………………………………….. 62 Kết luận chương 2…………………………………………………………….. 64 Chƣơng 3: Biện pháp xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc………... 65 3.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông……………….. 65 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu……………………………..……….. 65 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi…………………………….................. 65 3.1.3. Nguyên tắc quán triệt tính thực tiễn…………………………………….. 66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vận động phối hợp đồng bộ ……..………….. 66 3.2. Các biện pháp xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông …………………………………….……………......... 67 3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các đối tượng về vai trò vị trí của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong công tác quản lý giáo dục 67 3.2.2. Thống nhất các chỉ số thông tin quản lý giáo dục trong các trường trung học phổ thông………………………………………………………….............. 69 3.2.3. Cải tiến cơ chế thu thập và các kênh thông tin cấp trường……………... 76 3.2.4. Lựa chọn, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục và nhân lực hoạt động thông tin quản lý giáo dục ……......…………………... 80 3.2.5. Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác thông tin quản lý giáo dục và cung ứng kịp thời nguồn tài chính……..…………………………………… 82 3.2.6. Tăng cường quyền tự chủ cho các nhà trường để hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục …………………………………………………….. 85 3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp……………..……………………… 87 3.3.1. Các điều kiện khách quan……………….……………………………… 87 3.3.2. Các điều kiện chủ quan…………………………………………………. 88 3.4. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp…….. 89 Kết luận chương 3……………………………………………………………... 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………... 92 1. Kết luận…….………………………………………………………….......... 92 2. Khuyến nghị………….………………………………………………........... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………… 96 PHỤ LỤC …..………………………………………………………………… MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong thời đại ngày nay, để phát triển các nhà quản lý cần phải hết sức năng động và phải biết sử dụng tối đa các công cụ quản lý. Trong các yếu tố cấu thành của quản lý, quản lý thông tin được xem là khâu cơ bản đầu tiên giúp nhà quản lý xây dựng kế hoạch; ra quyết định; điều hành bộ máy và kiểm tra giám sát, nắm bắt thông tin để nâng cao chất lượng quản lý. Trong quản lý giáo dục (QLGD), hoạt động thông tin quản lý giáo dục (TT QLGD) là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý. Hệ thống TT QLGD hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng công tác QLGD, quyết định trực tiếp chất lượng hoạt động hệ thống giáo dục. Vai trò của hệ thống TT QLGD là vô cùng quan trọng, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách và chủ trương chỉ đạo về vấn đề này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1996) đã xác định chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đó là, phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng nó trong QLGD, đặc biệt là sử dụng hệ thống thông tin trong giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH), trong phần giải pháp nêu “Các cấp uỷ, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Chính phủ… ” Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam có nhiều thay đổi, quy mô giáo dục tăng nhanh, hoạt động giáo dục được phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng. Điều đó đã làm cho công tác QLGD ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì thế, công tác thông tin trong QLGD được coi trọng hơn, với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Công nghệ thông tin phát triển không ngừng trở thành yếu tố then chốt làm thay đổi thế giới, đặc biệt cho giáo dục. Công nghệ thông tin và truyền thông đã góp phần làm nên một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục, bao gồm: công nghệ dạy học và công nghệ QLGD. QLGD đang chuyển dần từng bước từ phương thức truyền thống sang tin học hoá một cách đồng bộ, việc sử dụng các kết đầu ra của hệ thống thông tin quản lý giáo dục phục vụ công tác QLGD càng có ý nghĩa thực tiễn. Hệ thống TT QLGD được triển khai thí điểm trong ngành GD-ĐT từ năm 2003 và đến nay tất cả các sở GD - ĐT trên cả nước đã và đang khai thác công cụ này với nhiều cấp độ và quy mô khác nhau vào công tác quản lý, trao đổi thông tin, tạo sự quan tâm và thu thập dư luận xã hội đối với ngành, đặc biệt hỗ trợ dữ liệu để xây dựng kịp thời các báo cáo, kế hoạch phát triển ngắn, trung và dài hạn. Là tập hợp các modul từ khâu xử lý dữ liệu, các công cụ truy cập, khai thác các phần mềm, truyền file và dữ liệu, giao tiếp qua website … Theo đánh giá chung hệ thống TT QLGD đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác quản lý trên cơ sở khai thác tính năng vượt trội của công nghệ thông tin. Mới đây, ngày 30 tháng 9 năm 2008 Bộ GD&ĐT ra Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học mà Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường trong đó có giáo dục phổ thông, đó là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, trong điều hành và quản lý nhà trường. Đối với ngành giáo dục Vĩnh Phúc, hệ thống TT QLGD trường trung học phổ thông (THPT) trong toàn tỉnh do sở GD&ĐT quản lý. Trên thực tế, hoạt động TT QLGD đã được hình thành và vận hành, song hoạt động thông tin QLGD đối với các trường THPT ở Vĩnh Phúc vẫn còn những bất cập như: Nhận thức của đội ngũ về quản lý hệ thống TT QLGD còn hạn chế, chưa có sự thống nhất trong quá trình xử lý và sử dụng các dữ liệu thông tin; cơ sở vật chất phục vụ cho hệ thống TT QLGD chưa đồng bộ; khả năng khai thác, tiếp cận TT QLGD còn yếu; các cơ chế quản lý của Sở, của các nhà trường chưa thích ứng với việc quản lý thông tin của thời kỳ công nghiệp hoá, sự vận hành của hệ thống chưa hiệu quả. Để đáp ứng hoạt động quản lý nhà nước, đổi mới công tác QLGD hiện nay thì việc nghiên cứu để xây dựng và phát triển nhằm hoàn thiện hệ thống TT QLGD trở thành vấn đề cấp thiết, đặc biệt cần thiết cho công tác quản lý ở các trường THPT. Với những phân tích ở trên, tác giả chọn vấn đề “Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ QLGD. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển hệ thống TT QLGD đối với các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hệ thống TT QLGD trường học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống TT QLGD trường THPT. 4. Giả thuyết nghiên cứu Hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được nâng cao nếu thực hiện đồng bộ những yêu cầu chủ đạo sau: - Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của hệ thống thông tin quản lý giáo dục; - Hoàn thiện tổ chức hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục; - Tăng cường các nguồn lực cho sự hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề lí luận cơ bản về xây dựng và phát triển hệ thống TT QLGD trung học phổ thông. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hệ thống TT QLGD trung học phổ thông hiện nay của sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Đề xuất những biện pháp phù hợp xây dựng và phát triển hệ thống TT QLGD đối với các trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống TT QLGD và đề xuất các biện pháp xây dựng và phát triển hệ thống TT QLGD trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc theo các lĩnh vực thông tin chính sau đây: - Thông tin phục vụ công tác quản lý học sinh. - Thông tin phục vụ công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Thông tin phục vụ công tác quản lý quá trình sư phạm. - Thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính nhà trường và cơ sở vật chất. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá lí thuyết nhằm tổng quan các tài liệu về QLGD, về hệ thống TT QLGD để: Xây dựng các khái niệm công cụ và khung lí thuyết cho đề tài. Phân tích các luận điểm, đường lối chính sách trong QLGD và TT QLGD để vận dụng trong đánh giá thực trạng và đề xuất kiến nghị về các biện pháp xây dựng và phát triển hệ thống TT QLGD trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra Xây dựng và sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin về thực trạng và hoạt động của hệ thống TT QLGD trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc. - Phương pháp quan sát Tổ chức quan sát các hoạt động trong trường THPT để thu thập thông tin về sự vận hành của hệ thống TT QLGD của các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu các hồ sơ, các biểu mẫu, các văn bản của Sở GD&ĐT, của các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm qua để khái quát về phương pháp, kỹ thuật lưu trữ và xử lý TT QLGD của các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong sự quản lý chung của Sở. 7.3. Phương pháp bổ trợ Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu và các phương pháp khác để trực quan hoá các số liệu nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, các phục lục đính kèm luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục Chương 2: Thực trạng quản lý hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Các biện pháp xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục đối với các trường Trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.1.Tổng quan của vấn đề nghiên cứu Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI của nhân loại, một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức, hay còn gọi là nền kinh tế thông tin, kinh tế mạng, kinh tế dựa trên tri thức đã ra đời. Đã có nhiều bàn luận của các học giả trong nước và ngoài nước, nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này từ các khía cạnh chính trị - xã hội, kinh tế - sản xuất, văn hoá, khoa học - công nghệ. Nhìn chung, dù đứng ở góc độ nào, nhà kinh tế hay nhà chính trị; nhà văn hoá hay doanh nhân, mọi người đều thấy nổi lên vai trò to lớn mang tính quyết định của thông tin, của tri thức với tư cách là nhân tố tạo tiền đề, tạo cơ sở và là bà đỡ cho việc ra đời những hình thái kinh tế - xã hội mới, trong đó có xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay vai trò của con người, nguồn vốn con người - một sản phẩm của xã hội và thông tin được đề cao và các chỉ số thông tin luôn luôn là những chỉ số so sánh quan trọng về trình độ phát triển của một quốc gia. Việc nhận dạng những khoảng cách giữa các quốc gia không chỉ về thu nhập đầu người GDP, năng lực khoa học - công nghệ mà còn về thông tin, khoảng cách số, như tỷ lệ dân số sử dụng kết nối Internet, số ấn phẩm thông tin/ đầu người …Trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là xã hội thông tin, thông tin tri thức trở thành nguồn lực quan trọng, một nhân tố quan trọng của các quá trình sản xuất và quản lý. Hệ thống thông tin trở thành yếu tố quan trọng trong hệ thống quản lý của các tổ chức, là chìa khoá giúp các tổ chức quản lý có hiệu quả và góp phần tăng sức cạnh tranh của họ trong môi trường xã hội. Trên thế giới, những nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý trước đây thường tập trung vào xây dựng lí thuyết hoặc phương pháp. Hiện nay các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược quan tâm nhiều đến các yếu tố kỹ thuật, kỹ năng và văn hoá trong một tổ chức. Các vấn đề về hệ thống thông tin quản lý được nghiên cứu qua các giai đoạn phát triển sau: Những năm đầu của thập niên 70: Xây dựng hệ thống quản lý, xây dựng các phương pháp luận, kinh tế và máy tính hoá. Giữa những năm 70: Hệ thống trợ giúp việc ra quyết định, việc thực hiện và những thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý. Đầu những năm 80: Các công cụ nâng cao năng suất, cơ sở dữ liệu quản lý, những ảnh hưởng của công nghệ tới cơ cấu tổ chức, tin học văn phòng. Giữa những năm 80: Viễn thông, ảnh hưởng cạnh tranh của công nghệ thông tin, các hệ thống chuyên gia … Trong vòng 20 năm trở lại đây, đã bớt dần những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật mà tập trung nhiều vào hoạt động thông tin và hiệu quả của các hoạt động này trong tổ chức. Các nhà nghiên cứu coi đây là một hướng công nghệ mới chuyển từ phòng thí nghiệm sang các tổ chức thực tiễn. Năm 1984 tổ chức UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (UNESCO/ PROAP) đã đưa ra một chương trình hành động với tên gọi “Tăng cường lập kế hoạch và QLGD dựa trên cơ sở thông tin”, thông qua đó phát triển hệ thống TT QLGD khu vực. Năm 2002 tổ chức trên xuất bản cuốn tài liệu “Hệ thống thông tin QLGD ( Education Management Information System - EMIS)” [39], là một tài liệu có giá trị định hướng cho các nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin hoạt động có hiệu quả. Các biện pháp được khuyến nghị tập trung vào việc chuẩn hoá các cơ sở dữ liệu cho công tác QLGD phổ thông theo hướng xây dựng một hệ thống chỉ số giáo dục phù hợp với thực tiễn, áp dụng công nghệ thông tin vào những nơi có đủ điều kiện và tăng cường sự hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các tổ chức giáo dục. Ở Việt Nam, vào thập niên 90 đã có nghiên cứu đánh giá tổng thể về Giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực của ngành (VIE 89/02), trong đó khẳng định tầm quan trọng của TT QLGD. Các hoạt động của hệ thống TT QLGD (EMIS) của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đã có thay đổi và cải tiến tuy nhiên chưa nhiều. Một số công trình nghiên cứu cấp Bộ đề cập đến một số biện pháp tăng cường tiềm năng và nâng cao năng lực cho trung tâm Thông tin quản lý của Bộ GD&ĐT (nay là Cục thông tin QLGD bé GD&§T) lựa chọn để điều hành các hoạt động TT QLGD có hiệu quả hơn. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như : “Cải tiến công tác TT QLGD” (Nguyễn Hữu Dân - 1990), “Một số giải pháp về thông tin QLGD (EMIS) đối với trường trung học Việt Nam đầu thế kỷ XXI theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học chủ động” (Đặng Quốc Bảo - 1997), “Một số giải pháp hoàn thiện thông tin QLGD và đào tạo Việt Nam” (Vương Thanh Hương, Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục - 2003)… Đây là những công trình bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận của hệ thống TT QLGD, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chung để hoàn thiện hệ thống này. Những phân tích trên cho thấy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TT QLGD trong nhà trường phổ thông và đặc biệt trong hệ thống các trường THPT ở địa phương còn là vấn đề mới mẻ, chưa được nghiên cứu cụ thể. Trong khi đó, sự vận hành của hệ thống TT QLGD còn ở mức hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa thích nghi được với từng địa phương, chưa đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác và đáp ứng yêu cầu sử dụng th«ng tin của nhà QLGD các cấp. Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TT QLGD của sở GD&ĐT, của các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay thực sự cần thiết và cấp bách. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Văn bản, văn kiện 1. Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Thống kê, Hà Nội - 2002. 2. Chỉ thị số 26/CP – BGD&ĐT ngày 06/12/1992 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cải tiến và thống nhất công tác quản lý thông tin giáo dục và đào tạo. 3. Chỉ thị 58/CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. 4. Chỉ thị số 14/ 2001/ CT – TTg của thủ tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông. 5. Chỉ thị số 40 – CTTW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 6. Chỉ thị số 55/CT-BGDĐT, ngày 30/09/2008 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giải đoạn 2008-2012. 7. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, của thủ tướng Chính phủ. 8. Dự án tăng cường năng lực cho Bộ GD&ĐT do EU tài trợ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo khảo sát - Hà Nội - 2000. 9. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. 10. Sổ tay thống kê Giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo (1999), Trung tâm thông tin QLGD, Hà Nội. 11.Thông tư liên tịch của Bộ Nội Vụ - Văn phòng Chính phủ số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06 tháng 5 năm 2000 “Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản”. 12.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục & đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Vĩnh Phúc 2004. 13.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1996. 14.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001. 15.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006. * Tác giả, tác phẩm 16. C.Mác-Ph. Ăngghen toàn tập - tập 2, Bản Tiếng việt, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993. 17. C.Mác-Ph. Ăngghen toàn tập - tập 3, Bản Tiếng việt, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993. 18. C.Mác-Ph. Ăngghen toàn tập - tập 23, Bản Tiếng việt, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993. 19.Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường Cán bộ QLGD- Đào tạo TƯ1, Hà Nội - 1997. 20. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà trường: Từ một số góc nhìn tổ chức - sư phạm và kinh tế - xã hội, Hà Nội - 2006. 21. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý, Bài giảng cho học viên chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội - 1996/2004 22. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, Hà Nội - 2005. 23. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2004. 24. Nguyễn Công Giáp, Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội - 2000. 25. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1993. 26. Nguyễn Hữu Hùng, Sự hình thành và phát triển của thông tin học, Tạp chí thông tin và tư liệu, Hà Nội - 2001. 27. Phạm Văn Hƣng, Tổ chức các tiêu chí và chỉ số thông tin thông tin quản lý giáo dục thống nhất trong các nhà trường quân đội, Luận văn thạc sỹ QLGD, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội - 2005. 28.Vƣơng Thanh Hƣơng, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục phổ thông, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội - 2003. 29. Lê Ngọc Hƣởng, Khoa học thông tin trong công tác quản lý, NXB Hải Phòng, Hải phòng - 2003. 30. Nguyễn Quang Kính, Thông tin quản lý giáo dục Việt Nam, thực trạng và định hướng, Tài liệu hội thảo thông tin quản lý giáo dục đại học, Hà Nội 22 -24/8/1995. 31. Phạm Văn Nam, Ứng dụng về lí thuyết hệ thống quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội - 1996. 32. Hà Thế Ngữ, Giáo dục học những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội – 2000. 33. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, MXB Giáo dục, Hà Nội -1988. 34. Nguyễn Ngọc Quang, Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD – Đào tạo TW 1, Hà Nội - 1989. 35. Ngô Quang Sơn, Bài giảng Thông tin và hệ thống thông tin quản lý giáo dục, Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội - 2008. 36. Ngô Trung Việt, Tổ chức, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tỏ chức, NXB Bưu điện, Hà Nội - 2005. 37. Tập thể tác giả, Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, NXB từ điển Từ điển Việt Nam, Hà Nội - 1995. 38.Tập thể tác giả, Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ, NXB Đà Nẵng – 2006 * Tiếng Anh 39. Radhakrishna,M.(1993), Management Information System, Colombo plan staff college, the Philippines. 40. Unesco/ Proap (1992), Education Management Information System (EMIS), Bangkok, Thailand.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất