Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu lá tía tô ( perilla frutescens (l.) britt)...

Tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu lá tía tô ( perilla frutescens (l.) britt)

.DOCX
57
371
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA DƯỢC – BỘ MÔN DƯỢC LIỆU  BÀI BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU Đề tài: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU LÁ TÍA TÔ (Perilla Frutescens (L.) Britt) Cần Thơ, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA DƯỢC – BỘ MÔN DƯỢC LIỆU  BÀI BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU Đề tài: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU LÁ TÍA TÔ (Perilla Frutescens (L.) Britt) GVHD: Ths. Thái Thị Cẩm Sinh viên thực hiện: Cần Thơ, 2017 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô LỜI CẢM ƠN  Trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Thái Thị Cẩm đã tạo cơ hội và hướng dẫn em trong thời gian thực hiện bài báo cáo. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong phòng thí nghiệm Dược liệu, trường Đại học Nam Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo. Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất. Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2017 Người thực hiện Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ......................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG I...................................................................................................................2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................................2 1 Tổng quan về thực vật học.....................................................................................2 1.1 Tên gọi.............................................................................................................2 1.2 Nguồn gốc xuất xứ...........................................................................................2 1.3 Phân loại...........................................................................................................3 1.4 Đặc điểm hình thái...........................................................................................4 1.4.1 Thân...........................................................................................................4 1.4.2 Lá...............................................................................................................4 1.4.3 Hoa............................................................................................................6 1.4.4 Quả............................................................................................................7 1.5 Phân bố, sinh thái và thu hái.............................................................................8 1.6 Bộ phận dùng...................................................................................................9 1.7 Thành phần hóa học trong lá Tía tô..................................................................9 1.8 Tác dụng dược lý của lá Tía tô.......................................................................11 1.8.1 Tác dụng ức chế vi khuẩn........................................................................11 1.8.2 Tác dụng chống oxy hóa..........................................................................11 1.8.3 Tác dụng chống ung thư..........................................................................11 1.8.4 Tác dụng kháng nấm................................................................................12 1.8.5 Tác dụng điều vị......................................................................................12 1.8.6 Tác dụng kháng viêm và chống dị ứng....................................................12 1.8.7 Tác dụng khác..........................................................................................13 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô 1.9 2 Công dụng của lá Tía tô..................................................................................13 1.10 Tính vị và quy kinh của lá Tía tô.................................................................13 1.11 Liều dùng....................................................................................................13 1.12 Kiêng kỵ......................................................................................................13 1.13 Các bài thuốc và chế phẩm từ lá Tía tô.......................................................14 1.13.1 Các bài thuốc từ Tía tô.........................................................................14 1.13.2 Các chế phẩm từ lá Tía tô.....................................................................14 Tiêu chuẩn chất lượng trong DĐVN IV và các phương pháp tiến hành...............15 2.1 Vi phẫu...........................................................................................................15 2.2 Khảo sát bột dược liệu....................................................................................15 2.3 Phân tích định tính..........................................................................................15 2.4 Phân tích định lượng.......................................................................................16 2.5 Các chỉ tiêu khác............................................................................................16 2.5.1 Độ ẩm......................................................................................................16 2.5.2 Tạp chất...................................................................................................17 2.5.3 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...............................................................17 2.5.4 Tro toàn phần...........................................................................................17 2.5.5 Tỷ lệ vụn nát............................................................................................17 2.5.6 Chế biến...................................................................................................17 2.5.7 Bào chế....................................................................................................17 2.5.8 Bảo quản..................................................................................................17 2.5.9 Tính vị, quy kinh......................................................................................17 2.5.10 Công năng, chủ trị................................................................................17 2.5.11 Cách dùng, liều lượng..........................................................................17 2.5.12 Tương kỵ..............................................................................................17 CHƯƠNG 2.................................................................................................................18 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.......................................................................................18 1 Mô tả thực vật......................................................................................................18 2 Đặc điểm vi học...................................................................................................20 2.1 Vi phẫu lá Tía tô.............................................................................................20 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô 3 2.1.1 Lá.............................................................................................................20 2.1.2 Phiến lá....................................................................................................23 2.1.3 Cuống lá...................................................................................................23 2.2 Bóc tách biểu bì lá Tía tô................................................................................25 2.3 Soi bột lá Tía tô..............................................................................................26 Phân tích thành phần hóa thực vật.......................................................................30 3.1 Chiết xuất dược liệu.......................................................................................30 3.2 Phân tích sơ bộ thành phần hóa học................................................................31 3.2.1 Dịch chiết ether........................................................................................31 3.2.2 Dịch chiết cồn..........................................................................................32 3.2.3 Dịch chiết nước........................................................................................33 3.3 4 Định tính tinh dầu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.................................37 3.3.1 Chiết tinh dầu lá tía tô..............................................................................37 3.3.2 Định tính tinh dầu lá tía tô bằng sắc ký lớp mỏng....................................38 Độ ẩm của bột dược liệu lá tía tô.........................................................................39 Chương 3..................................................................................................................... 40 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU LÁ TÍA TÔ............................................40 1 Định nghĩa...........................................................................................................40 2 Đặc điểm cảm quan..............................................................................................40 3 Đặc điểm vi phẫu.................................................................................................40 3.1.1 Lá.............................................................................................................40 3.1.2 Phiến lá....................................................................................................40 3.1.3 Cuống lá...................................................................................................40 4 Đặc điểm bột lá tía tô...........................................................................................41 5 Đặc điểm bóc tách biểu bì lá tía tô.......................................................................41 6 Định tính tinh dầu lá tia tô bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng..........................41 7 Độ ẩm bột dược liệu lá tía tô................................................................................41 CHƯƠNG 4................................................................................................................ 42 NHẬN XÉT.................................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT   DPPH 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl. TNF – α Yếu tố hoại tử khối u – α. IL 6 Interleukin – 6. IL-1β Interleukin - 1 beta. IL-8 Interleukin - 8. RA Rosmarinic acid. PMNL Polymorphonuclear leukocytes. SAR Seasonal allergic rhinoconjunctivitis - viêm giác mạc dị ứng theo mùa. IgE Quantitative immunoglobulin E - globulin miễn dịch. TFA Acid trifluorooctetic. HPLC High Performance Liquid Chromatography - sắc ký lỏng hiệu năng cao. TT Thuốc thử. ĐĐ Đậm đặc. DD Dung dịch. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô DANH MỤC CÁC HÌNH  Hình 1:Thân và cành vuông, có nhiều lông (thực tế).................................................4 Hình 2: Cấu tạo mặt trên và mặt dưới lá tía tô...........................................................5 Hình 3:Chiều dài và chiều rộng lá tía tô....................................................................5 Hình 4: Chiều dài cuống lá và lá mọc đối chéo chữ thập..........................................5 Hình 5: Hoa không đều, mẫu 5 và có lá bắc hình trứng, đầu nhọn............................6 Hình 6: Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá............................................................6 Hình 7: Hoa mọc đối chéo hình chữ thập.................................................................7 Hình 8: Hoa thức và hoa đồ cây tía tô.......................................................................7 Hình 9: Cấu tạo quả tía tô..........................................................................................8 Hình 10: Trà lá tía tô...............................................................................................14 Hình 11: Sen sấy lá tía tô.........................................................................................14 Hình 12: Nước tía tía tô...........................................................................................14 Hình 13: Bột lá tía tô...............................................................................................14 Hình 14: Nước sốt hương chanh và tía tô................................................................14 Hình 15: Lá mọc đối chéo hình chữ thập, lá non màu tím.......................................18 Hình 16: Đặc điểm cảm quan lá tía tô.....................................................................19 Hình 17: Chiều rộng và chiều dài lá tía tô..............................................................19 Hình 18: Chiều dài cuống lá và cấu tạo mặt trên - dưới lá tía tô..............................19 Hình 19: Lá tía tô phơi khô......................................................................................20 Hình 20: Cấu tạo vi phẫu lá tía tô...........................................................................21 Hình 21: Lông tiết và lông tiết hình bán nguyệt......................................................21 Hình 22: Lông che chở đa bào và tinh thể calci oxalat hình kim.............................22 Hình 23: Lớp cutin mỏng có răng cưa và mô mềm đạo...........................................22 Hình 24: Mô dày góc và lỗ khí ở lá tía tô................................................................22 Hình 25: Cấu tạo libe - gỗ của lá tía tô....................................................................23 Hình 26: Cấu tạo phiến lá........................................................................................23 Hình 27: Cấu tạo vi phẫu cuống lá tía tô.................................................................24 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô Hình 28: Cấu tạo libe - gỗ cuống lá tía tô................................................................25 Hình 29: Cấu tạo libe - gỗ phụ cuống lá tía tô.........................................................25 Hình 30: Lỗ khí kiểu trực bào (mặt trên lá).............................................................25 Hình 31: Lỗ khí kiểu trực bào (mặt dưới lá)............................................................25 Hình 32: Bột lá tía tô...............................................................................................26 Hình 33: Lông che chở đa bào và đứt gãy...............................................................26 Hình 34: Mạch vạch và mạch mạng........................................................................26 Hình 35: Mạch xoắn và tinh thể calci oxalat hình khối...........................................27 Hình 36: Tinh thể calci oxalat hình cầu gai và biểu bì phiến lá mang.....................27 Hình 37: Lông tiết đầu đa bào, cuống rất ngắn và mảnh biểu bì gân lá...................27 Hình 38: Cấu tạo vi phẫu lá tía tô (vẽ tay)...............................................................28 Hình 39: Cấu tạo vi phẫu cuống lá tía tô (vẽ tay)....................................................28 Hình 40: Các cấu tử trong bột lá tía tô (vẽ tay)........................................................29 Hình 41: Bóc tách biểu bì lá tía tô (vẽ tay)..............................................................29 Hình 42: Kết quả định tính carotenoid........................................................................ Kết quả định tính triterpenoid......................................................................31 Hình 44: Kết quả định tính tinh dầu............................................................................32 Hình 45: Kết quả định tính flavonoid trong dịch chiết cồn.........................................32 Hình 46: Kết quả định tính chất khử...........................................................................33 Hình 47: Kết quả định tính anthocyanosid..................................................................33 Hình 48: Kết quả định tính proanthocyanidin.............................................................34 Hình 49: Kết quả định tính polyphenol.......................................................................34 Hình 50: Kết quả định tính flavonoid trong dịch chiết nước......................................35 Hình 51: Hệ thống chiết tinh dầu................................................................................38 Hình 52: Sản phẩm tinh dầu lá tía tô...........................................................................38 Hình 53: Cân sấy ẩm hồng ngoại OHAUS MB23 và kết quả đo độ ẩm bột dược liệu...............................................................................................................................39 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1: Hàm lượng tinh dầu lá tía tô thu hái tại hai thời điểm.................................9 Bảng 2: Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu lá tía tô...................................................10 Bảng 3: Các thành phần bay hơi chính trong tinh dầu lá tía tô...............................10 Bảng 4: Thành phần của các hợp chất polyphenol có nguồn gốc từ P.frutescens.. .16 Sơ đồ 1: Mô tả quy trình chiết xuất dịch chiết từ dược liệu lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt)....................................................................................................................3 Sơ đồ 2: Mô tả quy trình chiết tinh dầu lá tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt) bằng phương pháp cất kéo theo hơi nước.........................................................................37 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô ĐẶT VẤN ĐỀ  Hiện nay con người đang có xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên để hạn chế các tác dụng phụ hay gặp phải khi dùng thuốc tân dược. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, cây cối tươi tốt quanh năm, vốn nổi tiếng về nguồn dược liệu phong phú và đa dạng. Trong số hàng trăm loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) ở nước ta, tía tô là một trong những loài dược liệu đã được sử dụng từ rất lâu đời ở nước ta. Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt) hay còn được gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh, trong dân gian chúng được sử dụng rộng rãi trong trị cảm cúm, ho, giải độc, giúp tiêu hóa..v.v. Ngoài ra lá tía tô còn được dùng làm gia vị và rau ăn sống hàng ngày. Nhận thấy được giá trị tuyệt vời trong chữa bệnh và có nguồn nguyên liệu phong phú, rẻ tiền. Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của lá tía tô nhằm ứng dụng vào nền y học nước nhà. Từ đó cho thấy tía tô là loài cây có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có giá trị ứng dụng cao trong nền y học hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề về việc phát triển rộng rãi và xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng cho cây tía tô tại nước ta chưa được xem trọng. Thêm vào đó, điều kiện trồng trọt ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. Từ những vấn đề trên việc xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng cho cây tía tô tại mỗi vùng miền là thật sự cần thiết. Trong đề tài này tôi chọn cây tía tô tại ấp Hòa Khánh, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để làm đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài này là mô tả tổng quan về cây tía tô, đặc điểm vi học và vi hóa của lá tía tô. Từ đó xây dựng được một tiêu chuẩn dược liệu về lá tía tô để bổ sung vào Dược điển Việt Nam IV nhằm nâng cao công tác kiểm nghiệm và chất lượng của dược liệu, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. 1 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 Tổng quan về thực vật học 1.1 Tên gọi - Tên khác: tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. - Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). - Tên đồng nghĩa: Ocimum frutescens L., Perilla ocymoides L., Melissa cretica auct. non L.: Lour., Mentha perilloides auct. non L.: Lamk. - Tên nước ngoài: Perilla, Purple common perrilla (Anh), Pérille (Pháp), ‘zisu’ (Trung Quốc), ‘shiso’ (Nhật Bản), ‘deulkkae’ (Hàn Quốc), ‘khao poon’ (Lào).[2, 17, 18, 19] 1.2 Nguồn gốc xuất xứ - Họ Hoa môi hay họ Húng, họ Bạc Hà (Lamiaceae hay Labiatae) có khoảng 263 chi với khoảng 6.900 – 7.173 loài. - Nguồn gốc bản địa của Chi tía tô (Perilla) trải rộng từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. - Loài cây Tía tô (Perilla frutescens) được xác định có nguồn gốc ở vùng núi Himalayas đến vùng Đông Nam Á.  Ở Trung Quốc cây tía tô được trồng ít nhất 500 năm trước Công nguyên.  Ở Nhật Bản cây tía tô được trồng vào khoảng từ thế kỷ thứ 7 – 9 sau Công nguyên.  Loài cây được du nhập vào Mỹ để trồng làm cảnh và đã trở thành loài thực vật xâm lấn. - Đây là loài cây được trồng phổ biến ở Châu Á với nhiều thứ và dạng như sau:  Perilla frutescens var. auriculato dentata.  Perilla frutescens var. crispa (Đồng nghĩa Perilla frutescens thứ nankinensis, Perilla ocymoides thứ crispa)  Perilla frutescens form crispidiscolor.  Perilla frutescens var. laciniata (Đồng nghĩa Perilla laciniata). 2 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô  Perilla frutescens var. purpurascens (Đồng nghĩa: Perilla ocymoides var. purpurascens).  Perilla ocimoides form citriodora (Đồng nghĩa: Perilla citriodora). - Trong đó quan trọng là các phân loài:  Tía tô lá tím (P.frutescens var. crispa): gốc Trung Quốc và Nhật Bản.  Tía tô lá xanh (P.frutescens var. frutescens): được gọi là mè hoang dại ở Hàn Quốc.  Tía tô hai màu (P.frutescens var. crispa forma) là dạng lá phía trên màu xanh, phía dưới màu tím.  Tía tô mép lá quăn (P.frutescens L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. - Còn có loài tía tô lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. - Cần phân biệt với thứ tía tô có lá màu tím hung là Perilla ocymoides var. purpurascens, không có mùi thơm của tía tô.[2, 17, 18, 19] 1.3 Phân loại Vị trí cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt) trong hệ thống phân loại thực vật [17]: Ngành ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp hoa môi (Lamiidae) Bộ hoa môi (Lamiales) Họ hoa môi (Lamiaceae) Chi (Perilla) 3 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô 1.4 Đặc điểm hình thái - Mô tả chung: cây thân thảo, cao 0.5 – 1 m, mọc đứng, phân nhánh nhiều, có rãnh dọc, toàn cây có mùi thơm và có nhiều lông.[6] 1.4.1 - Thân Thân và cành vuông, lõm ở cạnh, màu xanh hay tím, có nhiều lông.[3, 6] Hình 1:Thân và cành vuông, có nhiều lông (thực tế). 1.4.2 - Lá Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến mỏng, hình trứng rộng, kích thước 7-13 x 59 cm, đỉnh lá nhọn, gốc tròn, mép lá có răng cưa nhọn, hai mặt lá có màu xanh hoặc tím nhạt; những lá ở ngọn thường có màu tím mặt trên, khi lá già mặt lá trở thành màu xanh; gân ở giữa có màu tím, gân bên 6 – 8 đôi. Cuống lá dạng sợi, dài 2 – 5 cm, đường kính 1,5 – 2 mm, màu tím xanh. [3], [17]. 4 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô Hình 2: Cấu tạo mặt trên và mặt dưới lá tía tô Hình 3:Chiều dài và chiều rộng lá tía tô Hình 4: Chiều dài cuống lá và lá mọc đối chéo chữ thập. 5 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô 1.4.3 - Hoa Cụm hoa dạng chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, dài 5 – 20 cm, mỗi đốt mang 2 hoa mọc đối hình chữ thập. - Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá bắc hình trứng rộng, dài hơn hoa, đầu nhọn, kích thước 2,5-3 x 3 cm, màu xanh, có lông dài, tồn tại đến khi hoa thành quả. Cuống hoa dài 1 – 3 mm. Đài hình chuông, màu xanh cỡ 3-4 x 2-3 mm, có 10 gân dọc, có vòng lông trắng dài ở họng, 2 môi: môi trên 3 thùy ngắn; môi dưới 2 thùy nhọn xẻ sâu và dài hơn môi trên, đài tồn tại và phát triển đến khi quả đã khô và rụng, có kích thước 5-8 x 3-4 mm. Hình 5: Hoa không đều, mẫu 5 và có lá bắc hình trứng, đầu nhọn. Hình 6: Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá. 6 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô - Tràng hợp thành ống màu trắng, dài 3 – 4 mm ở phía dưới, có vòng lông ở họng, 2 môi 2/3: môi trên chia 2 thùy cạn; môi dưới có thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 4, đính ở 1/3 phía trên ống tràng; xen kẽ với cánh hoa, không nhô hẳn ra ngoài, 2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên. Chỉ nhị dạng sợi, bao phấn màu tím, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn gần như hình cầu, nhiều rãnh - ngoằn ngoèo, đường kính 40 – 45 µm. Hình 7: Hoa mọc đối chéo hình chữ thập Lá noãn 2, bầu 2 ô sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Bầu noãn đường kính 2 mm, hình vuông, góc tròn. Ở một số bầu noãn có khi chỉ 2 hoặc 3 noãn phát triển thành quả, các noãn còn lại không phát triển. Vòi nhụy dạng sợi dài 2 – 2,5 mm, nửa dưới màu trắng, nửa trên màu tím nhạt, 2 đầu nhụy thò ra ngoài.[17] 1.4.4 - Hình 8: Hoa thức và hoa đồ cây tía tô Quả Quả bế tư, hình trứng hoặc gần hình cầu, gốc quả hơi nhọn, gồm 4 hạch nhỏ, mỗi hạch chứa 1 hạt. Khi chưa chín màu trắng ngà, đường kính mỗi quả khoảng 1 – 1,5 mm, cả “tứ bế quả” khoảng 3 mm. Lúc chín, quả khô lại và có màu nâu đen, có vân mạng lưới, dễ dàng rơi ra khỏi đài từng quả riêng rẽ. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị cay.[17] 7 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô Hình 9: Cấu tạo quả tía tô 1.5 Phân bố, sinh thái và thu hái - Trên thế giới chi Perilla L. có một số loài ở châu Á. Nguồn gốc có thể từ vùng núi của Ấn Độ và Trung Quốc, sau được nhân giống trồng khắp nơi ở châu lục. Cây cũng được trồng ở vùng có khí hậu ôn hòa của Châu Âu. Ở Mỹ và Ukraina còn thấy cây mọc trong trạng thái hoang dại (PROSEA; 1999. No 13 – spice; 166 – 170).[6] - Tại Việt Nam tía tô được trồng ở khắp nơi để làm rau gia vị và làm thuốc. - Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất phù sa. Tía tô ra hoa cho quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt, chọn những cây to khỏe không sâu bệnh, gieo vào tháng 1 – 2. Vào tháng 3 – 4 có thể thu hái lá lần thứ nhất, sau đó khoảng 1 tháng, có thể thu hái lứa thứ hai. Sau lần hái đầu tiên, cần chăm sóc bằng cách tưới nước tiểu pha loãng hoặc dùng khô dầu giã nhỏ bón vào gốc. Mỗi cây có thể thu hái 2 – 3 lần lá. Khi thu hái lá, cành về phải phơi trong mát hay sấy nhẹ để giữ hương vị.[1, 2] 8 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu - Lá Tía tô Bảng 1: Hàm lượng tinh dầu lá tía tô thu hái tại hai thời điểm [7]. Độ ẩm Hàm lượng tinh dầu Chuẩn bị ra hoa (%) 82,00 (% chất khô) 0,76 Ra hoa rộ 80,66 0,67 Thời điểm thu hái 1.6 Bộ phận dùng - Tử tô tử (tô tử, hắc tô tử - Fructus Perillae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây tía tô. - Tử tô (Herba Perillae) là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô. - Tử tô diệp (Folium Perillae) là lá phơi hay sấy khô. - Tô ngạnh (tử tô ngạnh – Caulis Perillae) là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.[1] 1.7 Thành phần hóa học trong lá Tía tô - Lá tía tô chứa 0,3 – 1,3% lượng tinh dầu theo chất khô. Tinh dầu trong lá tía tô có hơn 30 hợp chất đã được xác định, trong đó thành phần bay hơi có 4 loại chính là monoterpene, sesquiterbene, phenylpropanoid và furylketone. Theo Đỗ Tất Lợi (2003) và Yu et al. (2010), loại tinh dầu này chứa thành phần chủ yếu là perilla aldehyde, limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol,...Trong đó, dẫn xuất của perilla aldehyde có tên là perillartine. Chất này có vị ngọt gấp 2.000 lần đường mía và có calo rất thấp. - Chất màu trong lá tía tô là do este của chất xyanin clorit C27H31O16Cl. Ngoài các chất trên, trong tía tô còn chứa adenin C5H5N5 và acginin C6H14N4O2.[7] 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145