Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Xây dựng tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường đại học kinh t...

Tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường đại học kinh tế luật

.DOC
24
445
62

Mô tả:

Xây dựng tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường đại học kinh tế luật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP: K07407B TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Giảng viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: GV.TSKH. Phạm Đức Chính TP. Hồ Chí Minh 12/2010 Nhóm 16 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN   ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………........... TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................2 1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................................2 2. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC..................3 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. Khái niệm đánh giá hiệu suất công việc:...................................................................3 Mục đích của việc đánh giá hiệu suất công việc:......................................................3 Quy trình đánh giá hiệu suất công việc:.....................................................................4 Phương pháp đánh giá hiệu suất công việc:...............................................................4 1.4.1. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp phân tích định lượng:........................4 1.4.2. Trình tự thực hiện phương pháp phân tích định lượng...................................5 Phân biệt phòng kế hoạch tài chình và tài chính kế toán...........................................6 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT........................................................8 2.1. Giới thiệu trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc Gia TP.HCM:......................8 2.2. Giới thiệu phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế Luật.....................10 2.2.1. Chức năng của phòng kế hoạch tài chính:.......................................................10 2.2.2. Sơ đồ tổ chức của phòng kế hoạch tài chính:.................................................10 2.2.3. ....Nhiệm vụ của trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế Luật:.....................................................................................................................................11 2.3. Thực trạng tình hình đánh giá công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế - Luật:............................................................................................11 2.4. Nhận xét về các tiêu chí đánh giá công việc trưởng phòng kế hoạch tài chính trường ĐH Kinh tế - Luật:...............................................................................................................13 2.4.1. Ưu điểm............................................................................................................13 2.4.2. Nhược điểm......................................................................................................14 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CỦA TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT.................................................................................................................................16 3.1. Hạn chế của đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường Đại Học Kinh tế - Luật”:.........................................................................................16 3.2. Một số giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế của bảng tiêu chí đánh giá........ ......................................................................................................................................... 16..................................................................................................................................... 3.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:.......................................................................................19 3.3.1.Đối với trưởng phòng kế hoạch tài chính:........................................................18 3.3.2.Đối với tổ chức (trường ĐH Kinh tế - Luật):....................................................19 Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................................20 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà công nghệ không còn là yếu tố tạo nên ưu thế cạnh tranh giữa các công ty, thì vai trò của con người trong một tổ chức ngày càng trở nên quan trọng. Sự thành công của tổ chức phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Chính vì lí do đó mà các vấn đề về quản trị nhân sự ngày càng được quan tâm nhiều trong các tổ chức. Đánh giá hiệu suất công việc là một hoạt động không thể thiếu trong quản trị nhân sự. Nó tác động lên cả tổ chức lẫn cá nhân, giúp tổ chức kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh phù hợp. Để hiểu rõ tầm quan trọng cũng như qui trình đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên trong một tổ chức, nhóm quyết định thực hiện đề tài “ Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG – HCM”. Do quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích gặp nhiều khó khăn nên đề tài của nhóm còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài hoàn thiện hơn. Nhóm thực hiện Nhóm 16 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1 Đại học Kinh tế - Luật tuy mới thành lập 10 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những trường lớn trong khu vực cũng như trong cả nước. Là sinh viên của trường, nhóm chúng em luôn mong muốn có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của trường. Việc chọn trường cho đề tài nghiên cứu của nhóm cũng nhằm mục đích trên, với hi vọng những nghiên cứu và đề xuất của nhóm có thể đóng góp cho hoạt động thực tế của trường. Bên cạnh phòng đào tạo, phòng kế hoạch tài chính cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường, giúp đảm bảo các nguồn lực cho sự hoạt động của trường. Để khuyến khích, thúc đẩy trưởng phòng cũng như cả bộ phận chuyên trách kế hoạch tài chính thực hiện công việc hiệu quả hơn thì việc đánh giá hiệu suất công việc của Trưởng phòng kế hoạch tài chính cần được chú trọng tiến hành phù hợp. Đây cũng chính là lí do nhóm chọn đề tài “Đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG – HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Việc nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính trên cơ sở tìm hiểu rõ về công việc của trưởng phòng, từ đó nhằm có các hoạt động khuyến khích cũng như điều chỉnh phù hợp đối với trưởng phòng kế hoạch tài chính. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là trưởng phòng kế hoạch tài chính tại phòng kế hoạch tài chính trường Đại học Kinh tế - Luật. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu các thông tin trên web site của trường. Quan sát hoạt động của trưởng phòng cũng như các nhân viên phòng kế hoạch tài chính trường Đại học Kinh tế - Luật. Phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng kế hoạch tài chính, trưởng phòng tổ chức hành chính và một số nhân viên của phòng kế hoạch tài chính PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC VÀ CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 1 1.1. Khái niệm đánh giá hiệu suất công việc: Đánh giá hiệu suất công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực, được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. 1.2. Mục đích của việc đánh giá hiệu suất công việc: Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác, từ đó, giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm nếu có trong quá trình làm việc. Kích thích, động viên nhân viên có những ý tưởng sáng tạo, phát triển nhận thức về trách nhiệm, và thúc đẩy nỗ lực thực hiện công việc tốt hơn thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận, hỗ trợ. Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc lập kế hoạch nguồn nhân lực như đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức… Phát triển nhân viên thông qua việc giúp tổ chức xác định người lao động nào cần đào tạo, đào tạo ở lĩnh vực nào để phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp. Truyền thông, giao tiếp làm cơ sở cho những cuộc thảo luận giữa cấp trên và cấp dưới về vấn đề liên quan đến công việc. Thông qua sự tương tác và quá trình phản hồi hiệu quả, hai bên hiểu nhau tốt hơn, quan hệ tốt đẹp hơn. Tuân thủ quy định pháp luật là cơ sở khách quan, công bằng cho việc thăng cấp, khen thưởng và kỷ luật. Hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các thông tin đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công… 1 1.3. Quy trình đánh giá hiệu suất công việc: Để đánh giá thực hiện công việc, cần thiết lập một quy trình đánh giá với các ba yếu tố cơ bản sau: - Các tiêu chuẩn thực hiện công việc - Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn - Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực 1.4. Phương pháp đánh giá hiệu suất công việc: Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu suất công việc khác nhau và không có phương pháp nào được cho là tốt nhất trong mọi tổ chức. Mỗi một phương pháp đánh giá đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của từng DN, các phương pháp áp dụng khác nhau sẽ cho hiệu quả lợi ích khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính tại trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi nhận thấy phương pháp phân tích định lượng là phù hợp để đánh giá thành tích của một trưởng phòng kế hoạch tài chính. 1.4.1. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp phân tích định lượng: Phương pháp phân tích định lượng là phương pháp phát triển tiếp theo, cụ thể của phương pháp bảng điểm. Theo phương pháp này người đánh giá xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của người được đánh giá – cụ thể trong trường hợp này là trưởng phòng kế hoạch tài chính) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông thường thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ “kém” cho tới “xuất sắc” hoặc một cách sắp xếp tương tự nào đó. Phương pháp này có các ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: + Các vấn đề tài chính thường được thể hiện thông qua các con số, do đó đánh giá bằng phương pháp định lượng có thể đo lường cụ thể kết quả đạt được. + Định lượng đánh giá năng lực thực hiện của trưởng phòng kế hoạch tài chính cho một kết quả rõ ràng, từ đó dễ so sánh, đối chiếu với các nhân viên ở các vị trí khác trong trường. 1 + Giúp trưởng phòng kế hoạch tài chính hiểu rõ ràng , chính xác yêu cầu của trường đối với chức vụ trưởng phòng kế hoạch tài chính. + Giúp cho trưởng phòng kế hoạch tài chính nhận biết được những điểm mạnh và yếu của mình trong quá trình thực hiện công việc, từ đó điều chỉnh, phấn đầu tốt hơn. Nhược điểm: + Tốn thời gian xây dựng các tiêu chí đánh giá, quá trình đánh giá cũng kéo dài do phải trải qua nhiều bước. + Quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá phức tạp, đôi khi khó xác định đầy đủ và chính xác các tiêu chí đánh giá. + Có thể bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người đánh giá. 1.4.2. Trình tự thực hiện phương pháp phân tích định lượng: Gồm 4 bước: Bước 1: Xác định được các yêu cầu chủ yếu khi thực hiện công việc. Trước hết cần xác định những yêu cầu công việc chủ yếu đối với trưởng phòng kế hoạch tài chính. Các công việc khác nhau sẽ có các yêu cầu chủ yếu khác nhau về khả năng quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc… Bước 2: Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc. Mỗi yêu cầu thường được phân thành 5 mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Ở mỗi mức độ, nên có các điểm minh họa cụ thể cho trưởng phòng kế hoạch tài chính. Bước 3: Đánh giá tầm quan trọng ( trọng số) của mỗi nhóm yêu cầu đối với hiệu quả thực hiện công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính. Các yêu cầu khác nhau có tầm quan trọng khác nhau đối với hiệu quả thực hiện công việc, điều này cần được thể hiện qua điểm trọng số của từng yêu cầu. Bước 4: Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính Việc đánh giá trổng hợp về năng lực thực hiện được căn cứ trên điểm số trung bình của các yêu cầu có tính đến trọng số của các yêu cầu đó, theo công thức: n  KiXGi 1 Gt/b = --------------------1 Ki Trong đó: Gt/b: Điểm tổng hợp cuối cùng, đánh giá năng lực thực hiện công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính N: Số lượng các yêu cầu chủ yếu đối với trưởng phòng kế hoạch tài chính thực hiện công việc (xem bước 1) Ki: Điểm số chỉ tầm quan trọng của yêu cầu chủ yếu i. Gi: Điểm số đánh giá năng lực thực hiện công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính theo yêu cầu i. G i được xác định trên cơ sở so sánh tình hình thực hiện công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính với mức độ phân loại trong bước 2. Kết quả xếp loại cuối cùng về năng lực thực hiện công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính dựa vào số điểm tổng kết của quá trình đánh giá. Nếu trưởng phòng kế hoạch tài chính bị đánh giá yếu ở bất kì yêu cầu chủ yếu nào, thì sẽ bị đánh giá chung là kém và có thể bị cho nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác. 1.5. Phân biệt phòng kế hoạch tài chính và tài chính kế toán: Cùng thực hiện các nhiệm vụ về tài chính, song có tổ chức gọi phòng tài chính là kế hoạch tài chính, có tổ chức gọi là phòng tài chính kế toán. Với tên gọi khác nhau như thế, nhiệm vụ của phòng, hay cụ thể là của trưởng phòng kế hoạch tài chính và tài chính kế toán cũng có nhiều điểm khác nhau. Nhiệm vụ chính của trưởng phòng tài chính kế toán là thực hiện việc thu chi theo kế hoạch, thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị, bên cạnh đó chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán như: Lập chứng từ kế toán, Ghi sổ kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, Lập báo cáo kế toán, Tính chi phí phát sinh, Kiểm kê tài sản và kiểm tra kế toán, Bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán....Hay nói cách khác, nhiệm vụ của trưởng phòng tài chính kế toán là thực hiện dựa trên những gì đã có hoặc đã xảy ra.Trong khi đó, 1 bên cạnh việc thực hiện và tổng hợp các vấn đề thu chi của tổ chức, trưởng phòng kế hoạch tài chính còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là đưa ra các kế hoạch về tài chính và tham mưu ý kiến cho các cấp lãnh đạo nhằm giúp tổ chức sử dụng tiền của mình sao cho có hiệu quả nhất. Trưởng phòng kế hoạch tài chính không chỉ làm việc dựa trên những gì sẵn có mà phải tự đề xuất những phương án, kế hoạch mới. Tuy nhiên, cùng là chức vụ trưởng phòng kế hoạch tài chính, nhưng nhiệm vụ của trưởng phòng kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp tư nhân lại rất khác so với trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là môi trường cạnh tranh, với nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó làm sao để huy động được nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp rất quan trọng. Trưởng phòng kế hoạch tài chính phải đưa ra các kế hoạch đảm bảo ngân sách, tìm ra nguồn tiền cho doanh nghiệp với các kế hoạch tài chính như kế hoạch huy động vốn, đầu tư, trả nợ,…để đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ tiền để hoạt động, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.Với sự hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp thường có nguồn tiền dồi dào, và ngân sách hàng năm được Nhà nước cấp dựa vào quá trình hoạt động và các kế hoạch phát triển của đơn vị. Do đó trưởng phòng kế hoạch – tài chính phải phối hợp với ban lãnh đạo xây dựng các kế hoạch tài chính sao cho số tiền được cấp đủ để hoạt động và được sử dụng một cách hiệu quả nhất để Nhà nước có đủ cơ sở xây dựng ngân sách và cấp vốn vào các năm sau. Từ sự so sánh trên có thể nhận thấy rằng, nhiệm vụ của trưởng phòng kế hoạch tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp là vô cùng quan trọng, với nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch về tài chính sao cho đơn vị có đủ nguồn ngân sách hoạt động và hoạt động một cách hiệu quả nhất. Chính đặc trưng này dẫn đến việc đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính cần tập trung đến vấn đề xây dựng kế hoạch phát triển. 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC CỦA TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT 2.1. Giới thiệu trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc Gia TP.HCM: Khoa Kinh tế trực thuô ôc Đại học Quốc gia Tp. HCM được thành lâ ôp theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG/TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc ĐHQG Tp. HCM. Cơ sở trường lớp của Khoa nằm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM tại phường Linh Xuân, Quâ nô Thủ Đức. Trường Đại học Kinh tế – Luâ ôt được xây dựng và phát triển trên cơ sở Khoa Kinh tế, trực thuô ôc ĐHQG TP. HCM. Trường là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghê ô trong lĩnh vực Kinh tế - Luâ tô theo tiêu chí chất lượng cao, đạt trình đô ô tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hô iô trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và hô ôi nhâ pô quốc tế. 1 1 Sơ đồ tổ chức trường Đại học Kinh Tế - Luật 2.2. Giới thiệu phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế Luật: Trong 9 năm qua Trường Đại học Kinh tế - Luật đã thực hiện tốt kế hoạch tài chính, đảm bảo đứng nguyên tắc thu chi, thu nhập và đời sống của CBCC hàng năm đều tăng lên. ĐH Kinh tế - Luật đơn vị đầu tiên của ĐHQG-HCM thực hiện nghị định số 10/2002NĐ-CP của Chính phủ một cách tương đối đầy đủ. Trường đã xây dựng và ngày càng hoàn chỉnh Qui chế chi tiêu nội bộ. Để làm được điều đó có một phần công lao không nhỏ của phòng kế hoạch tài chính. 2.2.1. Chức năng của phòng kế hoạch tài chính: Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động tài chính và kế toán. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của Trường theo các qui định của Nhà nước. Sơ đồ tổ chức của phòng kế hoạch tài chính: Chức vụ Chức vụ ThS. Nguyễn Thị Khoa Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính CN. Lưu Văn Lập Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính 1 2.2.2. Cán bộ nhân viên phòng Kế Hoạch - Tài Chính 2.2.3. Nhiệm vụ của trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế Luật: 1. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. 2. Lập dự toán, tổ chức công tác kiểm tra việc kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu ngân sách hàng năm của Trường theo qui định của pháp luật về kế toán, cơ chế quản lý tài chính. 3. Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản học phí, lệ phí của sinh viên, học viên; các khoản thu nộp nghĩa vụ của các đơn vị thuộc Trường có hoạt động thu chi tài chính. Tham mưu cho Ban chủ nhiệm Trường tăng nguồn thu cho Trường. 4. Tham gia kế hoạch trong việc xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung qui chế chi tiêu nội bộ và phương án phân phối quỹ sự nghiệp của Trường. 5. Quản lý việc thực hiện việc tính toán và chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ, công chức, lao động hợp đồng; chi trả học bổng, các khoản phụ cấp cho sinh viên và tất cả các khoản chi khác phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị của Trường đúng theo qui định hiện hành. 6. Hướng dẫn chế độ kế toán, phổ biến các văn bản của Nhà nước về quản lý tài chính, tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính đối với các đơn vị có hoạt động thu chi tài chính và sử dụng ngân sách. 7. Tổ chức thực hiện phối hợp với các phòng ban khác trong trường theo các nhiệm vụ đươc giao: 2.3. Thực trạng tình hình đánh giá công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế - Luật: Hiện nay, căn cứ trên Luật thi đua khen thưởng của Đại học Quốc Gia, trường Đại học Kinh tế - Luật đã xây dựng các tiêu chí đánh giá chung cho 2 đối tượng là Cán bộ 1 công chức và giảng viên, chứ chưa có các tiêu chí đánh giá dành riêng cho trưởng phòng kế hoạch tài chính. Trưởng phòng kế hoạch tài chính trường ĐH Kinh tế - Luật được đánh giá theo bảng đánh giá kết quả công việc đối với Cán bộ, viên chức. Kết quả đánh giá được phân thành 4 mức độ A, B, C, D theo các tiêu chuẩn sau: 1. Loại A: Cán bộ, công chức đạt loại A trong tháng phải đạt các yêu cầu sau: 1.1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, chấp hành đúng và đầy đủ sự phân công của trưởng đơn vị. 1.2. Chấp hành đúng và đầy đủ nội qui, qui định của đơn vị, của Trường. Số lần vi phạm giờ làm việc không quá 2 lần/ tháng. 1.3. Tham dự đầy đủ, đúng giờ các cuộc họp, các sinh hoạt khác của đơn vị, của Trường, trừ trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng. 1.4. Không có ngày nghỉ làm việc không có lý do chính đáng 1.5. Tác phong, thái độ làm việc đúng mực. 2. Loại B: Cán bộ, công chức xếp loại B là những người trong tháng có một trong những vi phạm sau: 2.1. Có 1 lần chưa hoàn thành công tác kế hoạch được giao, hoặc 2 lần thực hiện chậm tiến độ công tác được giao, hoặc có 2 sai sót trong công việc. 2.2. Có 1 lần không chấp hành sự phân công của trưởng đơn vị. 2.3. Có 1 lần vi phạm nội qui, qui định của đơn vị, của Trường, nhưng chưa đến mức độ kỉ luật. 2.4. Có từ 3 đến 5 lần vi phạm về giờ làm việc theo qui định (đi làm muộn, về sớm hoặc bỏ chỗ trong giờ làm việc) 2.5. Có 1 lần vắng mặt không có lý do chính đáng trong các cuộc họp, các sinh hoạt khác của đơn vị, của Trường. 2.6. Có 1 ngày nghỉ làm việc không có lý do chính đáng. 2.7. Có 2 lần bị lãnh đạo đơn vị nhắc nhở về tác phong, thái độ không đúng mực khi tiếp xúc giải quyết công việc. 3. Loại C: Cán bộ, công chức xếp loại C là những người trong tháng có một trong những vi phạm sau: 3.1. Có 2 lần chưa hoàn thành công tác kế hoạch được giao, hoặc 3 lần thực hiện chậm tiến độ công tác được giao, hoặc có 3 sai sót trong công việc. 3.2. Có 2 lần không chấp hành sự phân công của trưởng đơn vị. 3.3. Có 2 lần vi phạm nội qui, qui định của đơn vị, của Trường, nhưng chưa đến mức độ kỉ luật. 1 3.4. Có từ 6 đến 10 lần vi phạm về giờ làm việc theo qui định (đi làm muộn, về sớm hoặc bỏ chỗ trong giờ làm việc) 3.5. Có 2 lần vắng mặt không có lý do chính đáng trong các cuộc họp, các sinh hoạt khác của đơn vị, của Trường. 3.6. Có 2 ngày nghỉ làm việc không có lý do chính đáng. 3.7. Có 3 lần bị lãnh đạo đơn vị nhắc nhở về tác phong, thái độ không đúng mực khi tiếp xúc giải quyết công việc. 3.8. Có 3 vi phạm liệt kê trong tiêu chuẩn loại B. 4. Loại D: Cán bộ, công chức xếp loại C là những người trong tháng có một trong những vi phạm sau: 4.1. Có 3 lần chưa hoàn thành công tác kế hoạch được giao, hoặc 4 lần thực hiện chậm tiến độ công tác được giao, hoặc có 4 sai sót trong công việc. 4.2. Có 3 lần không chấp hành sự phân công của trưởng đơn vị. 4.3. Có 3 lần vi phạm nội qui, qui định của đơn vị, của Trường, nhưng chưa đến mức độ kỉ luật. 4.4. Có từ 11 lần trở nên vi phạm về giờ làm việc theo qui định (đi làm muộn, về sớm hoặc bỏ chỗ trong giờ làm việc) 4.5. Có 3 lần vắng mặt không có lý do chính đáng trong các cuộc họp, các sinh hoạt khác của đơn vị, của Trường. 4.6. Có 3 ngày nghỉ làm việc không có lý do chính đáng. 4.7. Có 4 lần bị lãnh đạo đơn vị nhắc nhở về tác phong, thái độ không đúng mực khi tiếp xúc giải quyết công việc nhưng không sửa chữa. 4.8. Có 4 vi phạm liệt kê trong tiêu chuẩn loại B trở nên. 4.9. Làm mất mát, hư hỏng tài sản có giá trị lớn. 2.4. Nhận xét về các tiêu chí đánh giá công việc trưởng phòng kế hoạch tài chính trường ĐH Kinh tế - Luật: 2.4.1. Ưu điểm Thực hiện việc đánh giá hiệu suất công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính theo phương pháp định lượng. Theo đó bảng đánh giá công việc của trường Đại học Kinh Tế- Luật đưa ra những chỉ tiêu chí cơ bản cho quá trình đánh giá (bước 1 trong phương pháp đánh giá định lượng). Các tiêu chí đánh giá này đơn giản, dễ hiểu, dễ dàng cho người đánh giá. Xây dựng được 4 mức xếp loại công việc A, B, C, D với những yêu cầu cụ thể cho từng mức xếp loại. 1 Bảng đánh giá công việc được dùng để đánh giá chung cho toàn bộ giảng viên và cán bộ viên chức trong trường. Điều này, dẫn đến không tốn nhiều thời gian, ít phức tạp khi đánh giá. 2.4.2. Nhược điểm Hiện nay, tại trường Đại học Kinh tế - Luật, các giảng viên trong trường vừa làm công tác giảng dạy, vừa đảm nhận chức vụ quản lí trong từng phòng ban của trường. Do việc đảm nhận cùng lúc nhiều chức vụ dẫn đến chất lượng của công việc giảng dạy và công việc tại các phòng ban có thể không cao, đồng thời gây khó khăn cho quá trình đánh giá vì không biết đánh giá theo nhiệm vụ nào chính. Trường Đại học Kinh Tế- Luật xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá chung cho Trưởng phòng kế hoạch tài chính và các cán bộ, viên chức khác trong trường, điều này là không phù hợp do mỗi công việc có những nhiệm vụ khác nhau, do đó cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá chung dẫn đến không phân biệt được những yêu cầu khác nhau giữa các công viêc, đồng thời các tiêu chí này cũng không đánh giá hết hiệu suất công việc của từng vị trí cụ thể. Cũng do bảng đánh giá là chung nên các tiêu chí đánh giá mang tính chung chung, không cụ thể, rõ ràng, thiếu các tiêu chí phù hợp để đánh giá cho trưởng phòng kế hoạch tài chính. Việc đánh giá chung chung khiến trưởng phòng kế hoạch tài chính khó thấy được những yêu cầu công việc một cách cụ thể, mặt khác kết quả không chính xác, và không phản ánh hết hiệu suất làm việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính. Bảng đánh giá công việc giảng viên và cán bộ của Trường Đại học Kinh Tế- Luật chỉ đánh giá vào quá trình làm việc, chưa đánh giá kết quả công việc. Kết quả công việc không được đề cao, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của mỗi người, khó đạt đến hiệu quả tối đa. Ví dụ bảng đánh giá bao gồm tiêu chí về thời gian đi làm, nhưng nếu trưởng phòng kế hoạch tài chính chỉ đến cho có mặt nhưng không làm việc thì lại không đánh giá được. Hơn nữa do không thấy được kết quả công việc, trưởng phòng tài chính sẽ không nhận thấy được những điểm cần hạn chế, và những điểm cần phát huy để không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình. Chưa đánh giá được tầm quan trọng của các nhiệm vụ khác nhau, tức chưa thực hiện bước 3 trong phương pháp đánh giá định lượng, do đó trưởng phòng kế hoạch tài chính khó biết được công việc nào quan trọng hơn để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. Hơn nữa chưa có sự đề cao sự sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân, chủ yếu chỉ dựa trên sự hoàn thành công việc đã được quy định sẵn, sắp xếp từ cấp trên, mỗi cá nhân chỉ cần hoàn thành những quy định đưa ra, tạo sự cứng nhắc trong công việc. Mặt khác trong thực tế, kết quả đánh giá luôn xếp loại A. Điều này có thể là do trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường làm việc rất hiệu quả. Nhưng mặt khác, cũng có thể là do quá trình đánh giá chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, rõ ràng, minh 1 bạch, mà chỉ là đánh giá cho có hình thức, điều này làm mất ý nghĩa của qúa trình đánh giá, khó tạo động lực cho sự phát triển công việc. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT. 3.1. Hạn chế của đề tài “Xây dựng các tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường Đại Học Kinh tế - Luật”: 1 Quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường ĐH Kinh tế - Luật của nhóm gặp nhiều khó khăn: - Trong quá trình nghiên cứu vẫn chưa thật sự thu thập được đầy đủ thông tin như Luật thi đua khen thưởng của ĐH Quốc gia – HCM, bảng đánh giá công việc của cán bộ công nhân viên và của giảng viên, dữ liệu cần thiết nên ảnh hưởng đến tính sát thực của đề tài. Thông tin về trường cũng chỉ tiếp cận được trên website. - Không hiểu rõ toàn bộ công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính nên một số tiêu chuẩn đánh giá xây dựng có thể chưa đầy đủ. - Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và thang điểm còn mang tính chủ quan của nhóm. Không được tiếp cận với bảng đánh giá công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường hay của các trường khác nên không có sơ sở để so sánh, đối chiếu. - Nhóm còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá. 3.2. Một số giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế của bảng tiêu chí đánh giá trưởng phòng kế hoạch tài chính trường Đại học Kinh tế - Luật: Trước hết, để công việc được thực hiện một cách hiệu quả, trường Đại học Kinh tế Luật cần xây dựng đội ngũ cán bộ - giảng viên chuyên nghiệp, tức là cần có sự tách bạch giữa công việc giảng dạy và công tác văn phòng, tránh sự kiêm nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo của trường nên có sự trao đổi với nhau và với các trưởng phòng khác, nhằm xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá công việc dành riêng cho từng vị trí công việc nói chung và trưởng phòng kế hoạch tài chính nói riêng. Bảng tiêu chí đánh giá cần bao gồm các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể, phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính, đồng thời có phân chia trọng số tầm quan trọng. Nhóm xin đề xuất 1 bảng tiêu chí đánh giá công việc của trưởng phòng kế hoạch tài chính của trường Đại học Kinh tế - Luật. Do công việc chính của trưởng phòng kế hoạch tài chính được mô tả là thực hiện các chức năng quản trị đối với các nhiệm vụ chung của phòng, do đó nhóm xây dựng các yêu cầu chủ yếu của việc đánh giá dựa trên các chức năng của nhà quản trị, bao gồm: 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan