Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng thư viện chi tiết máy 3d điển hình dùng trong solidworks...

Tài liệu Xây dựng thư viện chi tiết máy 3d điển hình dùng trong solidworks

.PDF
7
216
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY XÂY DỰNG THƯ VIỆN CHI TIẾT MÁY 3D ĐIỂN HÌNH DÙNG TRONG SOLIDWORKS GVHD: ThS. TRẦN THANH LAM SVTH: TRỊNH BÁ ANH MSSV: 11143003 SVTH: LÊ QUỐC VƯƠNG MSSV: 11143202 SKL 0 0 4 2 5 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2016 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đất nước ta ngày càng hội nhập sâu với thế giới, nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao, đăc biệt trong lĩnh vực cơ khí – kỹ thuật ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, cần tăng cường chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta tuy học về ngành cơ khí nhưng cũng chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với các chi tiết máy trong thực tế, chưa nắm rõ được hình dáng, kích thước, công dụng, yêu cầu kỹ thuật,...của chúng. Để giúp việc dạy và học các môn liên quan đến chi tiết máy trong các trường kỹ thuật được sinh động, trực quan, dễ tiếp thu hơn, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo chúng em đã lựa chọn thực hiện đề tài “Xây dựng thư viện chi tiết máy 3D điển hình dùng trong Solidworks”. 1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đồ án này giúp sinh viên cơ khí - kỹ thuật nắm rõ hơn về hình dáng, kích thước, chức năng làm việc, yêu cầu kỹ thuật... của các chi tiết máy hay các máy móc hoàn thiện. - Đồ án này cũng sẽ giúp các giáo viên kỹ thuật dạy học dễ dàng, sinh động, trực quan, dễ hiểu hơn... 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Phân loại các chi tiết máy - Nghiên cứu hình dáng, kích thước, dung sai, nguyên lý làm việc của chi tiết máy. - Vẽ lại các chi tiết máy ở dạng 3D bằng phần mềm Solidworks, xuất bản vẽ, ghi kích thước, dung sai... - Cải tiến, hoàn thiện các chi tiết máy, các kết cấu không hợp lý, thiết kế lại sao cho hợp lý, dễ chế tạo, tăng độ bền,... - Giúp việc trình chiếu, dạy học dễ dàng, sinh động, dễ hiểu hơn,... - Cuối cùng đưa các chi tiết đã vẽ được vào thư viện offline của phần mềm Solidworks. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các chi tết máy điển hình. - Các cụm chi tiết máy. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phân loại chi tiết máy. - Nghiên cứu hình dạng, kích thước, kết cấu của chi tiết máy, cụm chi tiết máy. - Nghiên cứu chức năng làm việc, yêu cầu kỹ thuật của chi tiết máy. 1 - Vẽ 3D chi tiết máy bằng phần mềm Solidworks, thiết kế lại 1 số kết cấu không hợp lý của chi tiết, xuất bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp, phân rã của cụm chi tiết máy. - Nghiên cứu phương pháp trình chiếu giúp việc dạy và học các môn học về chi tiết máy dễ dàng, sinh động và dễ hiểu hơn. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Cơ sở phương pháp luận - Dựa vào kiến thức đã học về môn Nguyên lý - chi tiết máy, Cơ sở công nghệ chế tạo máy, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kim loại, Dung sai – Kỹ thuật đo,... để nghiên cứu về hình dáng, kích thước của chi tiết máy, tính hợp lý trong kết cấu của chi tiết máy, từ đó thiết kế lại chi kết cấu của chi tiết máy để dễ gia công, chế tạo, tiết kiệm nguyên liêu, tăng độ bền của chi tiết,... - Dựa vào kiến thức đã học để phân loại chi tiết máy. - Dựa vào kiến thức đã học về môn Dung sai – Kỹ thuật đo để nghiên cứu về dung sai, độ nhám của chi tiết máy,... - Tự tìm hiểu phần mềm Solidworks để phục vụ việc vẽ 3D chi tiết máy, cụm chi tiết máy, lắp ráp và phân rã cụm chi tiết máy, xuất bản vẽ,... 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Tìm kiếm, thu thập tài liệu về các chi tiết máy như bản vẽ 2D, cấu tạo, công dụng, khả năng làm việc của chi tiết máy...trên Internet - Tìm kiếm các tài liệu, bản vẽ,... từ các thầy cô, các bạn sinh viên trong trường. - Ôn lại các kiến thức đã học, tìm sự giúp đỡ của các thầy cô về những kiến thức chuyên môn chưa biết. - Học Solidworks qua Internet, bạn bè,... - Nghiên cứu tài liệu, xử lý các số liệu, thiết kế các thông số còn thiếu về kích thước, hình dáng chi tiết,... 1.6. Kết cấu của Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Giới thiệu. Chương 2:Tổngquan Chương 3:Cơ sở lý thuyết. Chương 4:Phương hướng và giải pháp. Chương 5:Kết luận và kiến nghị. 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1.Giới thiệu 2.1.1. Định nghĩa về máy Máy là sản phẩm do con người tạo ra nhằm nâng cao hiệu suất lao động, thay thế một phần sức lao động của con người Phân loại: - Máy năng lượng: Biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác: máy phát điện,... - Máy thông tin: máy tính,... - Máy điều khiển - Máy công tác 2.1.2. Định nghĩa chi tiết máy Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một chức năng nhất định trong máy Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tách rời ra hơn nữa. Ví dụ về chi tiết máy: Bu lông, đai ốc, bánh răng,... Hình 2.1. Bu lông 3 Hình 2.2. Đai ốc Hình 2.3. Bánh Răng 2.1.3. Phân loại chi tiết máy 2.1.3.1.Phân loại theo công dụng a) Chi tiết máy có công dụng chung: Là những chi tiết được dùng chung cho nhiều loại máy khác nhau. Ví dụ: Bu lông, đai ốc, bánh răng,... b) Chi tiết máy có công dụng riêng: 4 Trong những trường hợp có lý do xác đáng, cho phép lựa chọn các lắp ghép không quy định trong tiêu chuẩn bằng cách phối hợp các miền dung sai tiêu chuẩn của lỗ và trục nhưng cần đảm bảo hai điều kiện: - Các lắp ghép được sử dụng trong hệ thống lỗ hay hệ thống truc. - Khi trị số dung sai của lỗ và trục trong lắp ghép khác nhau, dung sai của lỗ phải được chọn lớn hơn nhưng không được vượt quá hai cấp cính xác. [2] 3.4.3. Sai lệch hình dạng và vị trí Sai lệch hình dạng và vị trí ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của chi tiết máy, đặc biệt là các chi tiết yêu cầu cao về độ chính xác kích thước, các chi tiết quan trọng trong bộ phận máy hoặc trong máy chính xác. Quy định dung sai cho các loại sai số này thường là theo kinh nghiệm đã được hướng dẫn trong các sổ tay kỹ thuật. Muốn xác định dung sai hình dạng và vị trí khi thiết kế các chi tiết máy, trước hết cần chọn cấp chính xác của các loại sai lệch hình dạng và vị trí, sau đó dựa vào kích thước danh nghĩa để tra ra dung sai hình dạng và vị trí theo bảng tiêu chuẩn. [2] 3.4.4. Độ nhám bề mặt Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến chất lượng làm việc của chi tiết: - Ảnh hưởng đến tính chống mòn. - Ảnh hưởng đến độ bền mỏi của chi tiết. - Ảnh hưởng đến tính chống ăn mòn. - Ảnh hưởng đến độ chính xác của mối lắp ghép. Chọn trị số nhám bề mặt: Mức độ nhám bề mặt được lựa chọn dựa vào điều kiện làm việc cụ thể của bề mặt, yêu cầu sử dụng của chi tiết máy và có mức độ tương ứng với cấp chính xác của kích thước, cấp chính xác của sai lệch hình dạng bề mặt. Chọn trị số nhám quá nhỏ có thể gây khó khăn cho quá trình chế tạo. Có thể chọn trị số nhám theo hướng dẫn trong bảng 3.6, trang 88, sách Giáo trình Dung sai – kỹ thuật đo, tác giả Trần Quốc Hùng – ĐHSPKT và bảng 3.1, trang 38 sách Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy, tác giả Hồ Viết Bình – Phan Minh Thanh, ĐHSPKT và kết hợp với bảng giá trị tiêu chuẩn của Ra và Rz, ưu tiên dùng trị số in đậm. [2] 20 S K L 0 0 2 1 5 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan