Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng, thử nghiệm đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn toán ...

Tài liệu Xây dựng, thử nghiệm đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn toán lớp 8 và phân tích theo mô hình định giá từng phần

.PDF
99
303
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phương Thư XÂY DỰNG , THỬ NGHIỆM ĐỀ THI BAO GỒM CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MÔN TOÁN LỚP 8 VÀ PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TỪNG PHẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Hà Nội – Năm 2015 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phương Thư XÂY DỰNG , THỬ NGHIỆM ĐỀ THI BAO GỒM CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MÔN TOÁN LỚP 8 VÀ PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TỪNG PHẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC CHUYÊN NGÀNH : PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP MÃ SỐ: 60460113 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TSKH Lâm Quang Thiệp Hà Nội – Năm 2015 2 Thang Long University Libraty MỤC LỤC NỘI DUNG Mở đầu ……………………………………………………… TRANG 5 Chương 1: Tổng quan về các phương pháp đo lường trong giáo dục và mô hình định giá từng phần ……………………………….. 6 I. Các loại phương pháp đo lường trong giáo dục………………. 6 II. Mô hình định giá từng phần …………………………………. 25 Chương 2: Xây dựng và triển khai một đánh giá tiêu chuẩn hóa.. 30 1. Hai loại hình đánh giá cơ bản trong hệ thống giáo dục………. 30 2. Đánh giá trong tiến trình và đánh giá tổng kết….……………. 31 3.Các công đoạn xây dựng và triển khai đánh giá tiêu chuẩn hóa 32 Chương 3: Thực hành đánh giá môn toán học kỳ 1 lớp 8 bằng đề kiểm tra hỗn hợp trắc nghiệm và tự luận. …… 37 1. Giới thiệu chương trình toán lớp 8 …………………………... 37 2. Đánh giá thí sinh ……………………………………………... 38 3. Xây dựng bảng đặc trưng câu hỏi cho đề kiểm tra dự kiến bao gồm câu hỏi tự luận và trắc nghiệm …………………………………. 38 4. Thử nghiệm đề kiểm tra dự kiến ……………………………... 44 5. Xây dựng đề kiểm tra chính thức …………………………….. 48 Kết luận và khuyến nghị …………………………………………… 63 Tài liệu tham khảo …………………………………………………. 64 Phụ lục ………………………………………………………………. 65 1.Đề kiểm tra môn toán học kỳ 1 lớp 8 năm học 2014-2015(Dự kiến)………………………………………………………………….. 65 2.Đề kiểm tra môn toán học kỳ 1 lớp 8 năm học 2014-2015 (Chính thức) …………………………………………………………. 70 3. Dữ liệu kết quả làm bài của thí sinh với đề chính thức ……… 75 4. Kết quả phân tích câu hỏi của đề chính thức ………………… 81 3 5. Kết quả thí sinh làm đề chính thức …………………………... 96 4 Thang Long University Libraty LUẬN VĂN THẠC SĨ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi thực hiện các đánh giá trong giáo dục, hiện nay người ta thường tách biệt phương pháp trắc nghiệm với phương pháp tự luận. Tuy nhiên quá trình phát triển lý luận làm cho hai phương pháp hội tụ vào nhau: có thể xem trắc nghiệm (nhị phân) là trường hợp riêng của tự luận (đa phân). Mô hình định giá từng phần (partial credit model - PCM) giúp phân tích kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài "Xây dựng, thử nghiệm đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận môn Toán lớp 8 và phân tích theo mô hình định giá từng phần (PCM)", nhằm áp dụng PCM vào thực tế giảng dạy. 2. Mục đích nghiên cứu: Thử nghiệm kiểm tra , đánh giá được trình độ của học sinh , đo được năng lực tiềm ẩn đơn chiều của học sinh bằng đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi nhị phân và các câu hỏi tự luận có kiểu ứng đáp đa phân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối lớp 8 trường THCS Lê Chân – Quận Lê Chân – Thành phố Hải Phòng . Học sinh được làm đề kiểm tra đánh giá môn Toán lớp 8 học kỳ 1 năm học 2014-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu để hiểu các vấn đề liên quan phương pháp đo lường và đánh giá được sử dụng. - Xây dựng công cụ để đo lường năng lực toán học của học sinh lớp 8 theo một quy trình công nghệ tiêu chuẩn hóa. - Đo lường năng lực của học sinh bằng công cụ được soạn thảo và phân tích kết quả bằng một phần mềm chuyên dụng. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TRONG GIÁO DỤC VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TỪNG PHẦN Từ buổi sơ khai của lịch sử loài người, trong quá trình lao động và giao tiếp, con người đã phải thực hiện các phép đo lường. Đo lường là phép so sánh một đại lượng nào đó với một vật chuẩn đã biết, và kết quả là đưa ra các con số để đánh giá. Khi khoa học còn sơ khai thì phép đo cũng thô thiển. Với sự phát triển của một khoa học nào đó, độ chính xác của phép đo trong khoa học ấy cũng ngày càng được nâng cao. Trong giáo dục cũng vậy, việc đánh giá học sinh phải được thực hiện một cách chính xác, đánh giá đúng năng lực học sinh. Sau đây là tổng quan một số phương pháp đánh giá thường dùng trong giáo dục. I. CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TRONG GIÁO DỤC Ngày nay người ta thường phân chia các phương pháp đo lường trong giáo dục thành 4 nhóm: đánh giá kiểu lựa chọn trả lời (selected response assessment), đánh giá bằng bài viết đủ dài (extended-written response assessment), đánh giá bằng thực hành (performance assessment) và đánh giá qua giao tiếp (personal communication assessment). Sau đây chỉ trình bày hai nhóm phương pháp đầu là các phương pháp có liên quan đến luận văn. 1. Phương pháp đánh giá kiểu lựa chọn trả lời (trắc nghiệm khách quan) 1.1 Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Trong nhóm trắc nghiệm khách quan có 5 dạng câu hỏi chính: a. Câu nhiều lựa chọn: Câu nhiều lựa chọn đưa ra một nhận định và một số phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần, phần đầu được gọi là câu dẫn, nêu 6 Thang Long University Libraty vẫn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D,.. hoặc các chữ số 1, 2, 3, 4, .... Kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn đơn giản nhất quy định trong các phương án chọn chỉ có một phương án đúng duy nhất hoặc một phương án đúng nhất; các phương án khác gọi là phương án nhiễu, được đưa vào để gây nhiễu đối với những thí sinh không nắm chắc vấn đề. b. Câu đúng/ sai Câu đúng/ sai đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai, hoặc có hay không. Dễ dàng thấy rằng khi một người hoàn toàn không có hiểu biết chỉ đánh dấu hú họa để trả lời một câu hỏi nhiều lựa chọn với n phương án trả lời thì xác suất để làm đúng câu hỏi đó là 1 ; còn để trả lời một câu hỏi đúng/sai thì xác suất n để làm đúng là 50%. c. Câu ghép đôi Câu ghép đôi đòi hỏi thí sinh phải ghép một dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải sao cho phù hợp theo một yêu cầu nào đó. Như vậy câu ghép đôi gồm 3 phần: phần nêu yêu cầu ghép đôi, phần mở ở cột bên trái và phần đóng ở cột bên phải. Đối với câu hỏi ghép đôi , người ta thường cho số phương án ở cột bên trái không bằng số phương án ở cột bên phải, vì rằng khi số dòng ở hai cột bằng nhau thì hai dòng cuối cùng sẽ mặc nhiên được ghép với nhau mà không phải lựa chọn. d. Câu điền khuyết và câu trả lời ngắn Câu điền khuyết là câu nêu một mệnh đề với một bộ phận để khuyết, thí sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống. Câu trả lời ngắn là câu đòi hỏi trả lời bằng một từ hoặc cụm từ chỉ một khái niệm nào đó, rất ngắn. 7 Hai loại điền khuyết và trả lời ngắn được ghép với nhau vì chúng cùng là câu hỏi mở, nhưng được trả lời bằng một từ hoặc cụm từ rất ngắn, chỉ thể hiện một ý nào đó chứ không có cấu trúc bố cục như bài tự luận. Loại câu hỏi này có thể được quan niệm như phần giao nhau giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. e. Câu thí sinh tự tạo đáp án Là loại câu hỏi có đáp án bằng số mà trắc nghiệm SAT cải tiến mới đưa vào vào năm 2005 để giảm bớt sự lệ thuộc của thí sinh vào cái khung trả lời định sẵn. Thí sinh có thể tô giá trị trả lời bằng số vào phiếu trả lời có dạng thức xác định, do đó có thể chấm bằng máy. 1.2. Khi nào thì đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan? Mức mục tiêu học tập cụ thể phù hợp nhất để đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan là mức làm chủ kiến thức, và sau đó là trình độ suy luận. Phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể sử dụng rất tốt để đánh giá một lượng yếu tố kiến thức lớn phân tán và phủ kín cả các mục tiêu học tập cần đánh giá. Phương pháp này cũng cho phép đánh giá kiểu suy luận hoàn toàn tự do, vì dù sao việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cũng được giới hạn trong các khung định sẵn. Một điều kiện cần thiết để có thể áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan là thí sinh phải có trình độ đọc tối thiểu để hiểu và trả lời các câu hỏi. Thế mạnh của phương pháp trắc nghiệm khách quan là có thể triển khai đánh giá trên một qui mô lớn thí sinh, với đề kiểm tra gồm nhiều câu hỏi bao phủ nhiều yếu tố kiến thức, được yêu cầu trả lời trong một thời gian tương đối ngắn. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ chấm điểm tự động, sử dụng các công nghệ đo lường hiện đại để thử nghiệm, tu chỉnh câu hỏi và thiết kế các đề kiểm tra phù hợp cũng là một ưu thế lớn của phương pháp này. Phương pháp trắc nghiệm khách quan chỉ thể hiện tính khách quan ở khâu chấm điểm, thường bằng cách so sánh các đáp án có sẵn với bài làm của thí sinh, người chấm điểm không cần có phán xét chủ quan nào, chính vì vậy có thể chấm điểm bằng máy. 8 Thang Long University Libraty 1.3. Thiết kế và triển khai đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan a. Vạch kế hoạch đánh giá Để xây dựng kế hoạch đánh giá cần trả lời 4 câu hỏi: 1) Vì sao đánh giá?, 2) Đánh giá cái gì?, 3) Đánh giá như thế nào?, và 4) Mức độ quan trọng của từng nội dung và mục tiêu học tập cụ thể?. 1) Vì sao đánh giá? Mục đích của việc đánh giá là gì? Nếu đánh giá nhằm điều chỉnh cải tiến việc học tập thì là để chẩn đoán hay lập kế hoạch cho ai: giáo viên, người học hay ai khác? Nếu là đánh giá bản thân việc học tập thì dùng kết quả để giải trình cho ai hoặc để quyết định gì? Kết quả đánh giá sẽ giúp cho người học? 2) Đánh giá cái gì? Phải nêu rõ các nội dung học tập tổng quát và mục tiêu học tập cụ thể cần được đánh giá, các nội dung và mục tiêu đó là các nguyên liệu được sử dụng để thiết kế công cụ đánh giá. Một biện pháp được sử dụng có hiệu quả để thiết kế công cụ đánh giá là lập bảng đặc trưng của một đề kiểm tra. 3) Đánh giá như thế nào? Cần khẳng định lại việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan là thích hợp trong trường hợp này. Sau đó xem xét các loại câu hỏi nào trong các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng là thích hợp nhất để đánh giá. 4) Mức độ quan trọng của loại nội dung và mục tiêu học tập? Xác định mức độ quan trọng của từng ô nội dung và mục tiêu học tập cụ thể để phân bố các con số trong bảng đặc trưng. Các hàng của bảng đặc trưng được ghi các phần nội dung môn học. Các cột của bảng đặc trưng được ghi các mục tiêu học tập cụ thể muốn đánh giá. Các con số trong mỗi ô nêu mức quan trọng của nội dung và mục tiêu học tập đó trong đề kiểm tra, chúng cũng phải tương thích với thời gian và công sức dành để giảng dạy cũng như khối lượng phần nội dung tương ứng trong giáo trình. Các con số này cũng biểu diễn số câu hỏi ttrong một đề trắc nghiệm khách quan hoặc số điểm số dự định phân bố cho các mục tiêu và nội dung tương ứng với các ô đó. 9 Lập kế hoạch chi tiết nhờ bảng đặc trưng đề kiểm tra có tác dụng thực sự giúp cho việc học tập và đánh giá. Trước hết có thể xem đó là sự công bố tường minh cho học sinh hiểu rõ họ phải đạt năng lực cụ thể nào, và cũng xác định giáo viên phải làm gì khi giảng dạy để đạt được các mục tiêu đó. Ngoài ra, bảng đặc trưng đề kiểm tra còn cho phép xây dựng các đề tương đương để sử dụng các lần đánh giá khác nhau với một yêu cầu thống nhất. b. Xây dựng công cụ đánh giá Trong giai đoạn này cần xác định: 1) Đánh giá cái gì? 2) Chế tác loại câu hỏi nào? và 3) Cách kết hợp thành một đề trắc nghiệm. 1) Lựa chọn mẫu nội dung cụ thể cần đánh giá. Tuy đã xác định các mảng nội dung, mục tiêu học tập cụ thể cần đánh giá và mức độ quan trọng của từng mục tiêu và từng mảng nội dung, nhưng một môn học thường bao gồm rất nhiều nội dung nên cần chọn một mẫu nội dung cụ thể nào để đánh giá. Đây là công đoạn cần lựa chọn thận trọng. Tuy rằng mọi người thường gọi phương pháp đang xét là trắc nghiệm khách quan, nhưng công đoạn này mang tính chủ quan của người lựa chọn: chọn mảng nội dung, chọn sách giáo khoa, chọn nhà xuất bản... Tính chủ quan này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến độ giá trị của đề trắc nghiệm nếu mục tiêu học tập được xác định cẩn thận và rõ ràng. Mỗi một nội dung cụ thể cần đánh giá được viết ra thành một câu thiết kế. Câu thiết kế là các phát biểu về các sự việc, khái niệm hoặc hiểu biết đòi hỏi học sinh phải nắm được và do đó cần trắc nghiệm. Có hai loại câu thiết kế: câu thiết kế liên quan đến các yếu tố nội dung quan trọng và câu thiết kế liên quan đến loại lập luận cần thể hiện. Mỗi câu thiết kế là một đơn vị để có thể dựa vào đó chế tác một loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan xác định. Cần dựa vào các bảng đặc trưng để liệt kê ra các ý cần viết câu thiết kế, và số câu thiết kế nên xây dựng nhiều hơn số lượng được ghi trong mỗi ô, vì trong tương lai cần xây dựng các đề trắc nghiệm tương đương và cũng có thể phải chế tác các câu hỏi theo phương pháp khác. Cần lưu ý rằng để đánh giá trình độ lập luận, nên đưa ra các tình 10 Thang Long University Libraty huống khác với tình huống thí sinh đã thực hiện trong quá khứ, vì nếu như vậy sẽ chỉ đánh giá được khả năng nhớ lại các lập luận cũ trước đây. Đối với câu hỏi nhiều lựa chọn, một trong những khó khăn lớn của người viết là tìm được các phương án nhiễu “ hợp lý”. Khó khăn này có thể giải quyết nhờ phương pháp trình bày ở cuối mục tiếp theo. 2) Chế tác các loại câu hỏi: Khi đã có các câu thiết kế, có thể dựa vào các câu thiết kế để chế tác thành một loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan nào đấy. 3) Kết hợp các câu hỏi thành một đề trắc nghiệm: Nên bố trí các câu hỏi dễ ở đầu đề trắc nghiệm để nâng cao độ tự tin của thí sinh khi bắt đầu làm bài. Chú ý phân bố các câu hỏi theo từng loại câu hỏi hoặc từng loại mục tiêu học tập. Nên cho thí sinh biết điểm dự định đối với câu hỏi để họ ưu tiên chú ý các câu hỏi điểm cao. Khi in đề kiểm tra, các phần của một câu hỏi nên bố trí nằm trên cùng một trang. Về thời gian trắc nghiệm khách quan nghiệm: Cần ước lượng đúng thời gian tối thiểu cần thiết để hoàn thành bài trắc nghiệm khách quan nghiệm. Thông thường đối với học sinh phổ thông, một lần kiểm tra không quá 45’. Học sinh có thể trả lời 25-90 câu hỏi một lần thi tùy theo sự phức tạp của câu hỏi. Các câu hỏi nhiều lựa chọn cần 30-60 giây để trả lời. Nếu thời gian quy định để làm bài không đủ, có thể điều chỉnh bằng cách biện pháp sau: - Chuyển một số loại câu hỏi cần nhiều thời gian thành các câu hỏi đúng/ sai. - Chỉ kiểm tra một số mục tiêu học tập bằng cách chọn ngẫu nhiên. - Tích hợp các mục tiêu học tập thành một nhóm mục tiêu. Đảm bảo đủ thời gian để mọi học sinh có thể làm hết mọi câu hỏi trong đề kiểm tra là một yêu cầu rất quan trọng đối với các đề kiểm tra thông thường. Nếu không đủ thời gian thì kết quả đánh giá sẽ sai lệch. Do đó, trừ khi có nhu cầu đo tốc độ sử lý bằng các đề trắc nghiệm tốc độ, thông thường cần tính toán để đảm bảo đủ thời gian cho mọi thí sinh làm hết các câu hỏi trong đề kiểm tra. 11 c. Xem xét lại công cụ đánh giá Việc nhận xét, phê phán công cụ đánh giá được triển khai từ hai phương diện: 1) nó có đáp ứng tốt kế hoạch đánh giá thiết kế hay không; và 2) chất lượng các câu hỏi được chế tác như thế nào. d. Thực hiện việc đánh giá, xem xét các vấn đề và điều chỉnh nếu cần Khi thực hiện việc đánh giá, dù vạch kế hoạch sát sao như thế nào cũng không khỏi nảy sinh vấn đề. Có hai loại vấn đề thường xảy ra khi thực hiện: - Thí sinh có đủ thời gian để làm mọi câu hỏi không; nếu không đủ thời gian để làm mọi câu hỏi, điểm số của họ không phản ánh những điều họ đã học được. - Lưu ý những câu hỏi mà thí sinh yêu cầu giải thích do không hiểu để chỉnh lý nhằm sử dụng lại sau này. Chế tác các câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy và đánh giá môn học là một việc làm tốn nhiều công sức. Năng lực chuyên môn là quan trọng để có thể chế tác các câu hỏi trắc nghiệm có nội dung tốt, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Muốn chế tác các câu hỏi trắc nghiệm tốt cần làm nhiều để thu được nhiều kinh nghiệm. Khi viết xong một câu hỏi trắc nghiệm đừng nghĩ là công việc đã xong, dù bạn vừa lòng với câu hỏi đã viết. Sau một thời gian đọc lại, bạn sẽ phát hiện những thiếu sót. Do đó có người cho rằng viết câu hỏi trắc nghiệm phải tỉ mỉ như người thợ thủ công, phải cân nhắc từng câu chữ như người làm thơ. Tuy nhiên, khi bạn đã xây dựng cho môn học của mình một tập hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan tốt thì bạn sẽ được đền đáp: việc giảng dạy và đánh giá của bạn trở nên hết sức thuận lợi. Các chuyên gia đánh giá cho rằng phương pháp trắc nghiệm khách quan nên dùng trong những trường hợp sau: Khi số thí sinh rất đông; Khi muốn chấm bài nhanh; Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài; 12 Thang Long University Libraty Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận khi thi; Khi muốn đề thi có độ an toàn cao về nội dung và đảm bảo tính bí mật; Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi. 2. Phương pháp đánh giá nhờ bài viết đủ dài (tự luận) 2.1. Khi nào thì đánh giá bằng phương pháp tự luận a. Các mục tiêu học tập thích hợp Hai loại mục tiêu học tập cụ thể phù hợp nhất để đánh giá bằng phương pháp tự luận là mức độ nắm vững kiến thức và trình độ suy luận. - Đối với mục tiêu nắm vững kiến thức, nếu phương pháp trắc nghiệm khách quan phù hợp với việc đánh giá các hiểu biết đơn lẻ tách biệt thì phương pháp tự luận thuận lợi hơn khi đánh giá một gói bao gồm nhiều kiến thức gắn kết với nhau, các ý tưởng có quan hệ với nhau. - Phương pháp tự luận có thể được sử dụng thuận lợi để đánh giá trình độ suy luận, và đây chính là thế mạnh của phương pháp này. Chúng ta không thể nhìn thấy quá trình suy luận trong đầu thí sinh như thế nào, nhưng có thể buộc họ viết ra suy nghĩ của họ hoặc những lí lẽ khi họ trả lời. - Để đánh giá năng lực thực hành, phương pháp tự luận chỉ đánh giá được việc nắm vững các kiến thức phức tạp, thậm chí trình độ giải quyết vấn đề là tiên quyết để thực hành, chứ không đánh giá được trực tiếp kỹ năng thực hành. - Để đánh giá khả năng tạo sản phẩm, phương pháp tự luận cũng chỉ cho phép đánh giá việc thí sinh nắm vững kiến thức và có trình độ suy luận như là các đòi hỏi tiên quyết để tạo sản phẩm, nhưng đây chỉ là điều kiện cần chứ không đủ để tạo sản phẩm. Muốn đánh giá khả năng thực hành tạo sản phẩm phải sử dụng phương pháp đánh giá thực hành. Riêng đối với sản phẩm viết của thí sinh, tự luận là một phương pháp đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt hai mặt: nội dung và hình thức. về 13 nội dung, cần xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và chất lượng suy luận của thí sinh. Về hình thức, cần có tiêu chí đánh giá cách chọn từ, diễn đạt câu, bố cục,... Bảng 1.2.1. Nêu tóm tắt về sự phù hợp của phương pháp đánh giá bằng tự luận với các mục tiêu học tập cụ thể nêu trên đây Mục tiêu học tập cụ thể Đánh giá bằng phương pháp tự luận Tự luận có thể nhấn mạnh đánh giá Biết và hiểu việc hiểu các mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức. Bài viết mô tả cách giải quyết các vấn Trình độ suy luận đề phức tạp có thể giúp đánh giá trình độ suy luận. Đây là thế mạnh của phương pháp. Tự luận có thể đánh giá sự nắm vững Kĩ năng thực hành các kiến thức tiên quyết cần cho kĩ năng thực hành, nhưng không đánh giá được trực tiếp kĩ năng thực hành. Tự luận có thể đánh giá trình độ viết vầ Năng lực tạo sản phẩm sự nắm vững các kiến thức cần thiết để tạo nên sản phẩm. Bảng 1.2.1 b. Các điều kiện cụ thể khác cần để áp dụng phương pháp tự luận Các điều kiện sau đây là cần thiết và phù hợp để áp dụng phương pháp tự luận: - Thí sinh phải có trình độ viết tối thiểu; - Giáo viên có đủ thời gian để chấm bài; 14 Thang Long University Libraty - Các bài tự luận đòi hỏi việc chấm bài phải nhất quán, cho nên chỉ nên dùng phương pháp này khi các hướng dẫn chấm bài được chuẩn bị tốt và các bảng điểm được qui định là nhất quán. 1.2. Thiết kế đánh giá bằng phương pháp tự luận a. Vạch kế hoạch đánh giá Cũng như đối với phương pháp trắc nghiệm khách quan, để xây dựng kế hoạch đánh giá bằng phương pháp tự luận cũng cần phải trả lời 4 câu hỏi: 1) Vì sao đánh giá? 2) Đánh giá cái gì? Đánh giá như thế nào? và 4) Quan trọng như thế nào? - Vì sao đánh giá? Thiết kế đánh giá phải đáp ứng nhu cầu xác định của người sử dụng thông tin. Dù sao trước hết cần xác định là việc đánh giá nằm điều chỉnh cải tiến việc học tập hay đánh giá bản thân việc học tập. Nếu là đánh giá nhằm điều chỉnh cải tiến việc học tập, thì cần xem xét việc đánh giá đó chỉ giúp giáo viên ra quyết định hay giúp cả học sinh? - Đánh giá cái gì? Phải nêu rõ các nội dung cần được đánh giá, kể cả các mối liên hệ giữa chúng. Về trình độ suy luận, cần chú ý cách suy luận nào? Danh mục các nội dung và mục tiêu học tập đó là các nguyên liệu được sử dụng để thiết kế công cụ đánh giá. - Đánh giá như thế nào? Cần khẳng định lại các mục tiêu học tập muốn đánh giá là phù hợp với phương pháp tự luận. - Mức độ quan trọng? Xác định mức độ quan trọng của từng ô nội dung và mục tiêu học tập để phân bố các con số trong bảng đặc trưng. Lưu ý là mức độ quan trọng này phải tương thích với thời gian và công sức dành để giảng dạy. Các con số này phù hợp với tổng điểm được chấm sẽ phân bố theo các ô ứng với nội dung và mục tiêu học tập đã cho. b. Xây dựng công cụ đánh giá Công cụ đánh giá theo phương pháp tự luận gồm hai phần: các câu hỏi của đề tự luận và thang điểm, cách cho điểm. * Xây dựng một câu hỏi tự luận 15 Để có một câu hỏi tự luận tốt cần phải: 1) Mô tả rõ tình huống mà từ đó nảy sinh yêu cầu giải quyết; 2) Xác định rõ thể loại lập luận cần sử dụng (phân tích, suy diễn, so sánh,...); 3) Chỉ rõ cách viết một bài bám sát yêu cầu (có thể nêu rõ tiêu chí đánh giá các phần của bài tự luận). * Xác định thang điểm và qui trình chấm bài Qua bài làm của học sinh, cần đánh giá bài làm đó có thể hiện được ba chất lượng khác nhau: 1) hiểu biết vững vàng; 2) lập luận chặt chẽ; 3) diễn đạt tốt. cần lưu ý rằng không thể thả nổi tiêu chí để đánh giá bài tự luận sau khi xem các bài làm của học sinh mới xây dựng mà phải xác định trước. Mỗi đề tự luận có một thang điểm và qui trình chấm bài riêng, tuy nhiên cũng có thể đưa ra các tiêu chí chung làm mẫu để có thể áp dụng với nhiều nội dung khác nhau. Chẳng hạn thang điểm để đánh giá việc thí sinh hiểu một gói kiến thức nào đó có thể theo bảng 1.2.2 sau đây. Cần lưu ý là các hướng dẫn tiêu chí cho điểm phải tính đến nhiều mặt chất lượng, không nên soạn thảo các hướng dẫn theo kiểu đếm ý để tính điểm, vì làm như vậy có thể biến một đề tự luận tốt thành một đề trắc nghiệm khách quan tồi. Bảng 1.2.2. Tiêu chí mẫu cho thang điểm về mức độ hiểu vẫn đề Điểm Tiêu chí mẫu Trả lời rõ ràng, tập trung, chính xác. 3 Các ý bổ sung hỗ trợ tốt. Rút ra được các mối quan hệ tốt và hiểu rõ bản chất. Sử dụng ngữ pháp đúng. Trả lời rõ ràng, tương đối tập trung 2 nhưng không đầy đủ. Các ý bổ sung hỗ trợ hạn chế. Nêu các mối quan hệ mờ nhạt, không giúp nhận thức được bản 16 Thang Long University Libraty chất. Sử dụng ngữ pháp có chỗ đúng, có chỗ sai. Trả lời lạc đề, chứa các thông tin không chính xác, đôi khi chứng tỏ 1 không nắm vững dữ liệu. Không có các ý bổ sung, không hỗ trợ được hoặc không gắn với bản chất. Sử dụng ngữ pháp thường không đúng. Trong trường hợp muốn đánh giá trình độ lập luận của học sinh với các kiến thức đã cho trong đầu bài thì tiêu chí mẫu phải phản ánh khả năng lập luận. Chẳng hạn, để đánh giá khả năng khái quát hóa có thể sử dụng tiêu chí mẫu ở bảng 1.2.3 sau đây. Bảng 1.2.3. Tiêu chí mẫu cho thang điểm về khả năng khái quát hóa Điểm Tiêu chí mẫu Phát biểu là đúng đối với nội dung đã Vững cung cấp và mở rộng áp dụng một cách logic đối với các mảng trường hợp rộng hơn. - Phát biểu là đúng đối với nội dung đã cung cấp nhưng các áp dụng mở quá rộng, không phù hợp tốt với nội dung Trung bình đã cung cấp. - Phát biểu là đúng đối với nội dung đã cung cấp nhưng áp dụng đối với các trường hợp khác ít thuyết phục. - Phát biểu là đúng đối với nội dung đã 17 cung cấp nhưng không mở rộng ra các Yếu (sơ đẳng) trường hợp khác ngoài nội dung đã cung cấp - Phát biểu là đúng đối với nội dung đã cung cấp nhưng không mở rộng ra các trường hợp khác không liên quan. - Phát biểu là không đúng đối với nội dung đã cung cấp. c. Xem xét lại các công cụ đánh giá Khi đã soạn thảo xong sơ bộ công cụ đánh giá, cần xem lại và nhận xét, phê phán công cụ đánh giá đó. Muốn vậy, một trong những cách tốt nhất là giáo viên thử dựa vào đề tự luận và thang điểm để đưa ra một dàn ý cho bài viết, xem thử có vướng mắc ở đâu không. Có thể tóm tắt các ý cần xem xét trong bảng hướng dẫn để kiểm tra chất lượng của một công cụ đánh giá bằng phương pháp tự luận như ở bảng 1.2.2. d. Thực hiện đánh giá, phát hiện thiếu sót và cải tiến Khi triển khai việc đánh giá, cần đảm bảo cho thí sinh giữ được tâm trạng thoải mái để tập trung suy nghĩ làm bài. Chấm bài tự luận là công đoạn dễ bị ảnh hưởng bởi chủ quan của người chấm, do đó mọi người chấm cần trao đổi cẩn thận về tiêu chí và thang điểm. Để đảm bảo sự nhất quán và công bằng, trong quá trình chấm bài nên triển khai chấm từng câu hoặc từng chủ đề của câu hỏi đồng thời đối với mọi thí sinh. Sau khi triển khai đánh giá, cho điểm và giải thích các kết quả, nếu phát hiện thấy các thiếu sót thì cần xem xét kĩ để điều chỉnh công cụ đánh giá và cải tiến việc giảng dạy trong tương lai. 18 Thang Long University Libraty Bảng 1.2.4. Hướng dẫn kiểm tra chất lượng của công cụ đánh giá bằng phương pháp tự luận Chất lượng các câu hỏi trong đề tự luận  Có đúng tự luận là phương pháp đánh giá tốt nhất cho các mục tiêu học tập mong muốn không?  Các câu hỏi có gợi ra các câu trả lời nhanh chóng và tập trung không?  Các kiến thức muốn thể hiện có rõ ràng không?  Các cách lập luận cần thiết có được nêu rõ không?  Các câu hỏi có đòi hỏi kỹ năng viết quá mức tối thiểu hay không?  Có câu hỏi nào gây khó khăn cho các nhóm học sinh bị thiệt thòi khi họ đủ kiến thức và khả năng lập luận?  Để tự luận có đủ câu hỏi để đảm bảo đánh giá được kiến thức và khả năng lập luận cần thiết của học sinh không? Chất lượng của thang điểm qui định  Các chuyên gia giỏi về lĩnh vực đề cập có đồng ý với việc xác định chất lượng của bài làm hay không?  Về lĩnh vực kiến thức, tiêu chí đánh giá có rõ ràng hay không?  Về khả năng lập luận, bảng hướng dẫn tổng quát có thể hiện được bản chất của suy luận có chất lượng hay không?  Thang điểm có phù hợp với đề tự luận hay không? Điều kiện chấm bài  Số người chấm có bảo đảm để đánh giá công bằng mọi bài làm của thí sinh hay không?  Có đủ thời gian dành cho mỗi người chấm bài để đọc và đánh giá mọi bài làm hay không?  Mọi người chấm bài có được tập huấn như nhau hay không – họ có nhất trí với cách chấm bài hay không? 19 Nhiều khi thang điểm không chỉ thuần túy là chỉ đếm ý để tính điểm mà còn mở cho người chấm một khoảng tự do để đánh giá về hình thức bài viết và mức độ sáng tạo của học sinh. Kết quả đánh giá này phần lớn phụ thuộc chủ quan của người chấm điểm; người chấm có trình độ càng cao thì việc đánh giá càng chính xác. 2.3.Một số nguyên nhân làm giảm chất lượng đánh giá bằng tự luận và cách khắc phục Bảng 1.2.3 dưới đây sẽ nêu tóm tắt những lý do làm giảm chất lượng việc đánh giá bằng phương pháp tự luận và cách khắc phục. Nguyên nhân làm giảm chất lượng Cách khắc phục Không xác định rõ mục tiêu học tập - Kiến thức làm nên không rõ Nghiên cứu kỹ tài liệu cần nắm vững và phác họa các cấu trúc kiến thức cần đánh giá. - Không nói rõ kiểu suy luận Xác định kiểu suy luận được đánh giá bằng thuật ngữ rõ ràng. Mục tiêu học tập không thích hợp với Chỉ nên sử dụng tự luận để đánh giá phương pháp tự luận việc nắm vững cấu trúc kiến thức (khi có một yếu tố kiến thức gắn kết với nhau) và trình độ suy luận phức tạp. Trình độ viết của thí sinh kém Chọn phương pháp đánh giá khác hoặc giúp thí sinh viết tốt hơn. Số lượng các câu hỏi không phù hợp Chọn một mẫu đại diện có độ dài tài liệu vừa đủ để giúp thí sinh có thể trả lời đạt yêu cầu về nội dung và hình thức. 20 Thang Long University Libraty
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất