Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán ở việt nam...

Tài liệu Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán ở việt nam

.PDF
60
80
79

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU  Các công cụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ hợp đồng tương lai hay quyền chọn nói riêng là một trong những hình thức được đánh giá là rất hữu dụng trên thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. Đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, một thị trường đầy rủi ro thì công cụ phái sinh này sẽ giúp nhà đầu tư tránh được tình trạng thua lỗ nặng khi thị trường đi xuống sâu và ngược lại, nhà đầu tư có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trường có xu hướng như thế nào. Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu nói chung hay thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch như quyền chọn chứng khoán. Quyền chọn có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức này giúp nhà đầu tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường, điều này giúp thu hút thêm nhà đầu tư tham gia thị trường. Vì vậy, đối với những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam , mới được gần 8 năm tuổi đời với sự bất ổn trong của tâm lý nhà đầu tư, quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam nếu so sánh với thị trường chứng khoán thế giới thì có một sự “khập khiễng” rõ nét, nên việc sử dụng một công cụ để phòng ngừa rủi ro là không thể thiếu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài với những cơ sở lý luận đã được học tại trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam”. Đây là một sản phẩm mới nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, cũng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán. Chuyên đề có nội dung bao gồm: Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình thị trường chứng khoán – option chứng khoán thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận diện các yếu tố rủi ro trên thị trường, qua đó thấy được sự cần thiết của việc thành lập thị trường quyền chọn ở Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn khi thành lập thị trường Quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam. Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn, cấu trúc thị trường quyền chọn, những điểm nổi bật căn bản của thị trường quyền chọn so với thị trường chứng khoán. Qua kiến thức về Quyền Chọn, các mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán thế giới, đưa ra ý tưởng thiết lập mô hình quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam, mức phí quyền chọn hợp lý, điều kiện và giải pháp cho thị trường Quyền chọn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các lý luận về sản phẩm quyền chọn và thị trướng quyền chọn. Nghiên cứu quá trình hoạt động của thị trướng chứng khoán Việt Nam từ lúc thành lập đến thời điểm cuối thàng 3/2008. Nghiên cứu mô hình thị trường Chứng Khoán Việt Nam, mô hình thị trường quyền chọn các nước trên thế giới, và các điều kiện thực tiễn để ứng dụng một mô hình quyền chọn vào Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, và quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài này của nhóm tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp kết hợp với nguồn dự liệu thu thập được từ thực tế (sách báo, tạp chí, internet…) Kết cấu của đề tài Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Lịch sử phát triển của thị trường quyền chọn cổ phiếu – Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam – Rủi ro và hướng khắc phục Chương 3: Tổng quan về quyền chọn Chương 4: Mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam Phần phụ lục, tài liệu tham khảo. MỤC LỤC  Phần mở đầu  Phần nội dung CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán ............................1 1.2 Thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức ......................................................................2 1.2.1 Thị trường Mỹ ...............................................................................................................2 1.2.2 Thị trường Nhật .............................................................................................................4 1.2.3 Thị trường Hàn Quốc ....................................................................................................6 1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thị trường các nước trên thế giới .........................7 CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – RỦI RO VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC 2.1 Tính hình thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................................9 2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................................................9 2.1.2 Những đặc điểm đáng nổi bật của TTCK nước ta từ năm 2006 đến nay ...................... 11 2.1.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng hàm chứa nhiều rủi ro ............................ 13 2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên của thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 17 2.2 Sự cần thiết của Option chứng khoán ................................................................................. 18 2.2.1 Tạo ra công cụ bảo vệ cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ....................... 18 2.2.2 Đa dạng hoá cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước ................................................................................................................................... 19 2.2.3 Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán ................................................... 19 2.2.4 Ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế ......................... 19 2.2.5 Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam ..................................... 20 2.3 Một số thuận lợi và khó khăn khi xây dựng thị trường quyền chọn cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................................................... 21 2.3.1 Những thuận lợi .............................................................................................................. 21 2.3.1.1 Tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán ......................................................... 21 2.3.1.2 Sức cầu về đầu tư chứng khoán cao ......................................................................... 21 2.3.1.3 Sự quyết tâm và cam kết của Chính phủ xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam................................................................................................................ 22 2.3.1.4 Sự ra đời của các hiệp hội ....................................................................................... 22 2.3.1.5 Kinh nghiệm từ việc ứng dụng quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ và vàng ở Việt Nam ............................................................................................................................. 22 2.3.1.6 Đặc điểm kinh tế của Việt Nam ............................................................................... 22 2.3.2 Những khó khăn ............................................................................................................. 23 2.3.2.1 Chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này ............................................ 23 2.3.2.2 Hạn chế về mặt pháp lý,quy mô họat động ............................................................. 23 2.3.2.3 Nhận thức và trình độ của các nhà đầu tư,người quản lý......................................... 24 2.3.2.4 Tiến trình cổ phần hoá và niêm yết diễn ra quá chậm .............................................. 24 2.3.2.5 Chính sách quản lý, kiểm soát thị trường còn hạn chế ............................................ 25 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN 3.1 Giới thiệu về quyền chọn .................................................................................................. 26 3.1.1 Định nghĩa ................................................................................................................. 26 3.1.2 Quyền chọn mua ........................................................................................................ 26 3.1.3 Quyền chọn bán ........................................................................................................ 27 3.1.4 Phân loại quyền chọn theo thời gian thực hiện ........................................................... 28 3.2 Cấu trúc cơ bản của thị trường quyền chọn .................................................................... 28 3.2.1 Điều kiện niêm yết ..................................................................................................... 29 3.2.2 Quy mô hợp đồng ...................................................................................................... 29 3.2.3 Giá thực hiện ............................................................................................................ 30 3.2.4 Chi phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng ........................................................... 30 3.2.5 Ngày đáo hạn ........................................................................................................... 30 3.2.6 Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện ........................................................................ 31 3.3 Thị trường quyền chọn và thị trường cổ phiếu ................................................................ 31 3.3.1 Quyền chọn cổ phiếu có nhiều nét tương đồng với cổ phiếu trên sàn giao dịch ............. 31 3.3.2 Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng thị trường quyền chọn và thị trường cổ phiếu vẫn có những điểm khác nhau quan trọn ...................................................................... 32 3.3.2.1 Về phương diện giao dịch và thời gian ................................................................... 32 3.3.2.2 Về phương diện quản trị rủi ro ............................................................................... 32 3.3.2.3 Về phương diện đòn bẩy ......................................................................................... 33 3.3.2.4 Thị trường quyền chọn cũng cung cấp một thông tin hiệu quả về xu hướng giá ...... 34 3.3.2.5 Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả ............................................................... 34 3.3.2.6 Thị trường sản phẩm phái sinh chứa đựng đầy rủi ro so với thị trường giao ngay? ................................................................................................................................. 35 CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 4.1 Điều kiện cần để xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán .................................... 37 4.1.1 Có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện ....................................................................... 37 4.1.2 Điều kiện về hàng hóa trên TTCK ............................................................................. 37 4.1.3 Điều kiện về thông tin trên thị trường ....................................................................... 37 4.1.4 Điều kiện về kỹ thuật ................................................................................................ 38 4.1.5 Điều kiện về con người ............................................................................................. 38 4.2 Mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam.............................................. 38 4.2.1 Môi trường giao dịch ............................................................................................... 39 4.2.2 Sàn giao dịch quyền chọn ......................................................................................... 39 4.2.3 Phương thức giao dịch ............................................................................................. 40 4.2.4 Phí quyền chọn ......................................................................................................... 43 4.3 Thị trường quyền chọn chứng khoán và nhà đầu tư ....................................................... 45 4.3.1 Mua quyền chọn mua cổ phiếu ................................................................................ 45 4.3.2 Mua quyền chọn bán cổ phiếu ................................................................................. 46 4.4 Giải pháp xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam............. 47 4.4.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán và thị trường option chứng khoán................................................................................................................................ 47 4.4.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường option chứng khoán và hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin .................................................................................................. 48 4.4.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán ................................... 48 4.4.4 Nâng cao vai trò , trách nhiệm của các cơ quan chức năng ...................................... 49 4.4.5 Tăng cung kích cầu cho thị trường chứng khoán và option chứng khoán .................. 49 4.4.6 Thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán ......................................................................................................... 49 4.4.7 Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền......................... 50 4.4.8 Tăng cường hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư .................................................... 50  Phần kết luận  Phần phụ lục Phụ lục 1: Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn. Phụ lục 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam trước những thách thức của việc gia nhập WTO. Phụ lục 3: Những giải pháp điều chỉnh đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Phụ lục 4: Tính ưu việt của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu so với các loại khác. Phụ lục 5: Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Phụ lục 6: Mô hình định giá Black-Scholes. Phụ lục 7: Danh mục phí quyền chọn. Phụ lục 8: Các loại hợp đồng giao dịch quyền chọn cổ phiếu. HỆ THỐNG BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Doanh số cổ phiếu, option trên thị trường chứng khoán Mỹ từ 1990 – 2006. Bảng 1.2: Tỷ lệ các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch ở Nhật Bảng 1.3: Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 2007 Bảng 1.4: Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư ngày 07/04/2008 HỆ THỐNG CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 2.1.1: Biểu đồ VN-Index và khối lượng giao dịch tăng trong tuần đầu tháng 4, giảm dần sau đó. Hình 2.1.2: Biểu đồ chỉ số VN – Index sàn TP. Hồ Chí Minh Hình 3.1.2:Quyền chọn mua – Vị thế của người mua(bán) quyền chọn Hình 3.1.3: Quyền chọn bán – vị thế của người mua(bán) quyền chọn Hình 4.2.3: Phương thức giao dịch quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam NHỮNG TỪ VIẾT TẮT  TTCK : Thị trường chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà Nước CP : Cổ phiếu NHNN : Ngân hang Nhà Nước CTNY : Công ty niêm yết NHTMQD : Ngân hang thương mại quốc doanh NHTMCP : Ngân hang thương mại cổ phần DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CTCK : Công ty chứng khoán CNTT : Công nghệ thông tin CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán Hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 19, khi quyền chọn mua và chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu. Những năm đầu tiên của thập niên 1900, một nhóm các công ty được gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và người bán lại với nhau. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm kiếm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người tự bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc là nhà kinh doanh - người thực hiện vị thế giao dịch. Tuy nhiên, thị trường quyền chọn phi tập trung này bộc lộ rõ nhiều khiếm khuyết.  Thứ nhất, do không có thị trường thứ cấp, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi thì chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít, thậm chí không có tính thanh khoản.  Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn coi như tổn thất hoàn toàn.  Thứ ba, phí giao dịch tương đối cao, một phần cũng do hai nguyên nhân kể trên. Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) - sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Options Exchange (CBOE), mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973 và giao dịch các hợp đồng quyền chọn bán trong tháng 06/1977. CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Đặc biệt quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này đang tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1987. Bị tổn hại bởi các cú sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường, và khối lượng giao dịch chỉ mới được hồi phục ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch cố gắng trở nên sáng tạo hơn để giành lại thị phần giao dịch và kích thích mối quan tâm của công chúng đối với quyền chọn. Tuy nhiên, các xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng. Thật ra, chúng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung. Tuy nhiên, thị trường phi tập trung vẫn còn một số hạn chế, cơ bản nhất là rủi ro tín dụng tồn tại và loại trừ nhiều khách hàng vốn không thể thiết lập độ tín nhiệm cho mình ra khỏi thị trường này. Ngoài vấn đề rủi ro tín dụng, quy mô các giao dịch trên thị trường phi tập trung lớn hơn khả năng của nhiều nhà đầu tư. Từ đó, thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức đã ra đời. 1.2 Thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức Trong thị trường quyền chọn, sàn giao dịch có tổ chức phát triển và đáp ứng được việc thiếu chuẩn hóa và thanh khoản của thị trường phi tập trung. Sàn giao dich có tổ chức sẽ có những quy định cụ thể điều kiện và quy định của hợp đồng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn như thế nào tại một số nước trên thế giới. 1.2.1 Thị trường Mỹ Tháng 4 năm 1973 Chicago Board of Trade thành lập thị trường mới, sàn Chicago Board Option Exchange về trao đổi Option về cổ phiếu. Từ đó thị trường Option trở nên phổ biến đối với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán Mỹ (The American Stock Exchange – AMEX ) bắt đầu thực hiện giao dịch Option vào năm 1975. Khoảng đầu thập niên 80 khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng đến mức mà số lượng cổ phiếu theo hợp đồng Option bán hàng ngày vượt quá khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Hiện nay thị trường Option tồn tại khắp nơi trên thế giới. Tính tích cực của công cụ option chứng khoán ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Không ai có thể phủ nhận rằng công cụ này đã giúp họ thoát khỏi các vụ thua lỗ có thể lên tới hàng chục triệu USD trên thị trường chứng khoán cũng như giúp các nhà đầu tư an tâm hơn khi đến với thị trường đầy rủi ro này. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Mỹ đã xảy ra nhiều biến động lớn, do nhiều nguyên nhân đã tác động tiêu cực đối với thị trường này có thể kể đến, bao gồm:  Thứ nhất, giới đầu tư đã rút vốn ồ ạt nhiều lần trong năm trong mối lo ngại về khủng hoảng trên các thị truờng tiền tệ mà trong đó chủ yếu là ảnh hưởng mạnh mẽ từ những khoản cho vay thế chấp nhà đất đang trở nên là những khoản nợ khó đòi khi thị trường nhà đất ở Mỹ đóng băng. Điển hình là vụ CitiGroup và vụ Northern Rock (NR) - một trong những tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới, cũng là hai ngân hàng có khoản cho vay thế chấp nhà lớn nhất nước Mỹ. Ngày 15/09/2007, hàng trăm khách hàng đã hốt hoảng kéo đến các chi nhánh của ngân hàng NR để rút toàn bộ số tiền tiết kiệm khi nghe tin cổ phiếu của NR đã giảm đến 32%. Còn cổ phiếu của CitiGroup đến nay đã giảm hơn 45% so với cuối năm 2006.  Thứ hai, sự đóng băng trên thị trường nhà đất và khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế của quốc gia hàng đầu thế giới. Những công bố mới đây nhất về một số chỉ tiêu kinh tế hàng đầu của Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ phải đối mặt với một đợt suy thoái kinh tế mới trong thời gian tới. Cả IMF và nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng, kinh tế Mỹ trong năm 2007 sẽ chỉ đạt mức khoảng 1,9% (so với mức dự báo 2,5% hồi cuối năm ngoái) - đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.  Thêm vào đó, các nhà kinh tế còn cảnh báo rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ còn tụt dốc hơn nữa trong năm tới. Ba vấn đề chủ yếu khiến người dân Mỹ và các nhà đầu tư trở nên bi quan hơn, đó là vấn đề về tình trạng thất nghiệp, giá tiêu dùng tăng cao và giá xăng ngày càng leo thang (trong những tháng cuối năm, giá xăng đã leo lên mức gần 100 USD/thùng). Mặc dù trước sự chao đảo của TTCK và khủng hoảng tín dụng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã không thể đứng ngoài cuộc, FED đã có can thiệp rất nhiều vào thị trường nhưng dường như chưa đủ lực để hỗ trợ cho sự phục hồi trên các TTCK Mỹ. Lúc này, với sự có mặt của công cụ phòng ngừa rủi ro option là thật sự cần thiết cho các nhà đầu tư Mỹ. Việc đầu tư vào sản phẩm phái sinh này được nhiều nhà đầu tư quan tâm, bởi nếu nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu thì khả năng thua lỗ có thể rất lớn, trong khi sử dụng option nhà đầu tư chỉ chịu một mức phí và giảm thiểu được khoản lỗ lớn khi thị trường Mỹ biến động như thế này. Bảng 1.1: Dưới đây là bảng số liệu về doanh số cổ phiếu, option trên thị trường chứng khoán Mỹ. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy có sự gia tăng đáng kể từ năm 1990 – 2006: Qua số liệu trên ta thấy, hợp đồng quyền chọn chứng khoán ngày càng được các nhà đầu tư Mỹ quan tâm và sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Có thể không chỉ riêng Mỹ mà các nước khác cùng ngày càng phát triển công cụ phái sinh này. 1.2.2 Thị trường Nhật Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) là sàn giao dịch chứng khoán và các hợp đồng phái sinh hàng đầu Nhật Bản và Châu Á. So với quy mô thế giới, TSE cũng được xem như là một trong những thị trường giao dịch nòng cốt. Bên cạnh các loại hàng hoá được giao dịch thông thường trên sàn là cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, TSE còn giao dịch các hợp đồng tương lai, quyền chọn tài sản, chứng khoán và chỉ số chứng khoán. Vào năm 1870, một hệ thống chứng khoán được đưa vào Nhật và được trình lên chính phủ. Đến tháng 05/1878, sắc lệnh thị trường ban hành. Thị trường chứng khoán Tokyo được thành lâp vào ngày 15/05/1878 và bắt đầu hoạt động vào ngày 01/06/1878. - 03/09/1988, dựa vào sự thành công của sàn giao dịch CBOE và một số sàn giao dịch Châu Âu, TSE bắt đầu tiến hành giao dịch các hợp đồng tương lai cho chỉ số chứng khoán Tokyo và giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán Tokyo vào năm 1989. - Năm 1989, TSE bắt đầu giao dịch quyền chọn chỉ số chứng khoán - Năm 1997, TSE đưa vào giao dịch các hợp đồng quyền chọn chứng khoán dựa trên 166 cổ phiếu cơ sở của các công ty Nhật. - Năm 1999, TSE chuyển sang hệ thống giao dịch điện tử và đưa vào sử dụng năm 2000. - 09/04/2001, TSE phối hợp với Công ty Standard & Poor chọn ra 150 chứng khoán cơ sở có độ thanh khoản cao nhất thời bấy giờ làm danh mục đầu tư chuẩn và tiến hành giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán S & P và TOPIX 150. - 01/08/2007 ,Tập đoàn Sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản được thành lập. - 17/11/2007, Ban hành quy định giao dịch chứng khoán Nhật Bản. - 01/12/2007, Quy định giao dịch chứng khoán Nhật bản bắt đầu được thưc hiện. Tính đến năm 2007 thì sàn giao dịch niêm yết 3.924 công ty Bảng 1.2: Tỷ lệ các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch ở Nhật Nguồn : http://www.tse.or.jp/english/listing/companies/statistics_12.pdf Các nhà đầu tư khá đa dạng, từ các nhà đầu tư tổ chức đến các nhà đầu tư cá nhân, từ nhà đầu tư trong nước đến nhà đầu tư nước ngoài…ở các sàn khác nhau, nhưng nhìn chung số lượng nhà đấu tư cá nhân chiếm tỷ trọng khá lớn. Bảng 1.3: Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 2007 Nguồn : http://www.tse.or.jp/english/listing/companies/statistics_12.pdf Trước sự phát triển mạnh mẽ, thị trường TSE ngày càng xuất hiện nhiều loại sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, mà ở đây hợp đồng quyền chọn có vai trò khá quan trọng trong việc bảo vệ và tạo môi trường đầu tư lý tưởng. Hiện nay, hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên sàn giao dịch TSE thông qua các thành viên giao dịch tổng hợp (General Trading Participant), tất cả các lệnh và tiến trình giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống tự động (Computerized Oder Routing and Execution System for Futures and Option – CORE FOP), tất cả các lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống từ các cổng giao dịch của thành viên thông qua hệ thống vi tính nối mạng. Từ năm 2008 đến năm 2010, TSE sẽ thực hiện một kế hoạch quản lý trung hạn. Kế hoạch này đưa ra để khẳng định tương lai tươi sáng của TSE bao gồm cập nhật những thông tin thay đổi theo điều kiện thị trường, thiết lập mục đích quản lý và những vấn đề ưu tiên phát triển trong 3 năm tới. TSE đang tiếp tục phát triển một thị trường năng động, có tính thanh khoản cao cho lượng tiền rủi ro khắp nơi trên thế giới, bằng việc mở rộng thị trường không chỉ trên toàn quốc mà còn trên toàn thế giới, một thị trường tin cậy và quen thuộc với tất cả các nhà đầu tư và công ty niêm yết trên thế giới. Trung tâm tài chính của Nhật và những thị trường vốn, những công ty trong tập đoàn TSE sẽ liên kết với nhau để dành được mục tiêu này. Họ sẽ hợp tác để hoàn thành công tác mở rộng và cải tiến số lượng và chất lượng. Với môi trường đầu tư lý tưởng này, khối lượng hợp đồng quyền chọn ngày càng tăng vọt để bảo vệ cho nhà đầu tư, đa dạng hóa các cơ hội kinh doanh của nhà đầu tư… từ đó thu hút được đông đảo nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Nhật Bản nói chung. 1.2.3 Thị trường Hàn Quốc Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (Korea Stock Exchange – KSE) là sàn giao dịch chứng khoán và các hợp đồng phái sinh lâu đời bậc nhất hàng đầu ở Hàn Quốc và Châu Á. Qua nhiều năm tìm tòi và đổi mới, KSE giờ đây đã ngày càng hoàn thiện về quy mô và sản phẩm giao dịch. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua vài nét cơ bản về lịch sử của thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc được thành lập vào ngày 03/03/1956 và lấy tên là Korea Stock Exchange. Lúc đó, KSE chỉ thực hiện giao dịch cổ phiếu của các công ty chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch. Dựa vào sự thành công của sàn giao dịch CBOE và một số sàn giao dịch Châu Âu về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lại, KSE đã thành lập thị trường quyền chọn cổ phiếu vào ngày 28/01/2002. Từ khi thị trường quyền chọn ra đời, thị trường chứng khoán của Hàn Quốc ngày càng ổn định và phát triển vững chắc. Khối lượng giao dịch quyền chọn đã chiếm một tỷ lệ khá cao trong giao dịch ở sàn Hàn Quốc. Và các nhà đầu tư quyền chọn thì khá đa dạng. Họ đều thực hiện quyền chọn để bảo vệ danh mục cổ phiểu của họ cũng như thực hiện các khoản đầu cơ với rủi ro mà họ mong muốn. Với đặc trưng như thế, nên thị trường quyền chọn chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra các tổ chức hàng đầu như các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện những lệnh giao dịch lớn với các hợp đồng quyền chọn để kiếm lợi trên thị trường phái sinh này. Đó cũng là điểm mạnh của thị trường quyền chọn KSE trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức hàng đầu ở Hàn Quốc tham gia thị trường chứng khoán nước họ. Do đó mà KSE đã có tốc độ phát triển ngày càng mạnh mẽ và đáng kinh ngạc. Bảng 1.4: Hoạt đồng giao dịch của nhà đầu tư ngày 07/04/2008 Purchases Nhóm nhà đầu Trading tư Volume Sales Percent (Contract) Ngân hàng Total Trading Volume Percent (Contract) Percent Net Purchase (Contract) 2,576 0.02% 2,964 0.03% 5,540 0.03% -388 2,697,363 25.45% 2,713,750 25.61% 5,411,113 25.53% -16,387 Futures 386,828 3.65% 386,659 3.65% 773,487 3.65% 169 Cá nhân 3,857,858 36.40% 3,750,667 35.39% 7,608,525 35.89% 107,191 147,309 1.39% 159,846 1.51% 307,155 1.45% -12,537 Quỹ đầu tư 60,723 0.57% 58,848 0.56% 119,571 0.56% 1,875 Thương gia 1 0.00% 0 0.00% 1 0.00% 1 21,695 0.20% 22,103 0.21% 43,798 0.21% -408 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 63,946 0.60% 60,102 0.57% 124,048 0.59% 3,844 3,360,113 31.70% 3,443,473 32.49% 6,803,586 32.10% -83,360 10,598,412 100% 10,598,412 100% 21,196,824 100% 0 Nước ngoài Cty bảo hiểm Kiều bào Khác Quỹ lương hưu Cty CK Tổng cộng http://www.kse.or.kr/index.html Thêm vào đó, Hàn Quốc đã từng bước cải thiện hệ thống thanh toán của mình để có thể theo kịp với đà phát triển của thị trường. Từ thì trường thô sơ là chỉ giao dịch qua giấy thay đổi bằng hệ thống điện tử với sự thuận tiện và tính an toàn khá cao. Cũng nhờ những cải thiện trong hệ thống thanh toán mà khả năng giao dịch quyền chọn của KSE ngày càng nhanh gọn, hoàn thiện và an toàn hơn khi thanh toán hợp đồng cho nhà đầu tư. Mặc dù từ khi thành lập thị trường quyền chọn cổ phiếu, hệ thống giao dịch cũng gặp nhiều rủi ro về thanh toán như rủi ro về tín dụng, thanh khoản, luật pháp, hoạt động và hệ thống…. Và với nhiều biện pháp được thực hiện, rủi ro thanh toán được giảm thiểu thông qua thời gian thanh toán ngắn hơn, mọi hoạt động thanh toán được thực hiện thông quan hệ thống DVP, xu hướng quốc tế hóa của sàn giao dịch và hệ thống luật pháp được cải thiện…. đã phần nào mang lại sự an toàn trong giao dịch cho các nhà đầu tư. Và đó là những cải thiện hết sức cần thiết để đem đến một thị trường có tính thanh khoản cao của sàn giao dịch KSE như ngày nay. 1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thị trường các nước trên thế giới Với tình hình thị trường chứng khoán khá ảm đạm của Việt Nam hiện nay, và tình hình thị trường chứng khoán thế giới nhiều biến động như thế, kinh nghiệm lịch sử của các nước đi trước là liều thuốc tốt để có thể ổn định thị trường phát triển bền vững trong tương lai. Qua ba thị trường chứng khoán lớn Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, chúng ta đã rút ra được những bài học quý báu sau: Trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK Nhà nước có vai trò hết sức to lớn, là kim chỉ nam và là người dẫn dắt thị trường khi còn non trẻ. Do đó, nhà nước phải định hướng và có chiến lược dài hạn để phát triển TTCK. Vì vậy, để xây dựng và phát triển thành công TTCK, nhà nước cần định hướng mục tiêu rõ ràng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTCK để giành cho nó những chính sách và môi trường kinh tế - xã hội - chính trị phù hợp. Với bài học kinh nghiệm từ Nhật và Hàn Quốc, mặc dù đều xuất phát từ những tiềm năng nhỏ, khó khăn về điều kiện cho đến một nước lớn, nhiều tiềm năng như Mỹ để có sự phát triển vượt bậc như ngày này đều do có được sự định hướng tốt và hỗ trợ đúng đắn của nhà nước. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý rõ ràng minh bạch, trung thực cho TTCK. Bởi lẽ TTCK của các nước đang phát triển không thể là kết quả hình thành của các yếu tố tự phát trong nền kinh tế do điều kiện thế giới hiện nay đã hết sức khác với thế kỷ 17. Do vậy một môi trường pháp lý đủ để các tổ chức có thẩm quyền điều hành một TTCK đạt đến độ công khai, trung thức và công bằng mới có sức thu hút cung và cầu chứng khoán. Nhà nước cần khuyến khích mở rộng và phát triển các yếu tố nội tại của TTCK như hàng hóa, các Công ty phát hành, Công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Một môi trường kinh tế ổn định với mức lạm phát lành mạnh, với hệ thống lãi suất khuyến khích đầu tư và mua chứng khoán đi cùng chiến lược tăng trưởng kinh tế có hiệu quả là môi trường tốt nhất cho TTCK nảy sinh và phát triển nhanh. Ngoài ra kinh nghiệm phát triển TTCK ở các nước cũng chỉ ra rằng Nhà nước dù có vai trò rất quan trọng nhưng TTCK là một thực thể kinh tế thị trường khách quan, sự tác động của Nhà nước trong trường hợp can thiệp quá sâu vào các quyết định kinh tế của các chủ thể như nhà đầu tư, tổ chức phát hành, Công ty chứng khoán vi phạm các nguyên tắc của hoạt động TTCK cũng phải trả giá. Như tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. Do đó, về lĩnh vực này Hàn Quốc là bài học thành công của quản lý Nhà nước linh hoạt mà ta cần học hỏi. Sàn giao dịch cần phát triển mạnh hơn nữa hệ thống giao dịch tự động để có thể cải thiện giao dịch và tăng sự an toàn, nhanh chóng hơn nữa cho nhà đầu tư trong việc thi hành lệnh cũng như thiết lập các giao dịch cấp thời. Để thị trường có thể vực dậy trong đà sụt giảm liên tục như hiện nay, cũng như vẫn bảo đảm được tính thanh khoản cho thị trường và khối lượng giao dịch không bị sụt giảm, thì cách tốt nhất là thành lập một thị trường mới, thị trường quyền chọn chứng khoán, một thị trường hỗ trợ rất hiệu quả cho thị trường chứng khoán. Cũng từ thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ta càng nhận ra sự cần thiết của thị trường quyền chọn là như thế nào? Tiềm năng, cũng như khả năng của nó ra sao? Và chúng ta sẽ tìm hiều rõ hơn về thị trường quyền chọn ở các phần tiếp theo. Tóm lại, kinh nghiệm của thế giới là nhiều vẻ. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của họ song quan trọng hơn là cần biết sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nước mình. CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – RỦI RO VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC 2.1 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế mỗi nước. Sự phát triển của TTCK một cách ổn định là tác nhân quan trọng không chỉ cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền kinh tế nói chung. 2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Sau gần 7 năm kể từ ngày Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động (20/07/2000), thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành và phát triển với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.  Thống kê cơ bản thị trường chứng khoán Việt Nam tới quý I năm 2008 Tính đến ngày 31/03/2008, mức vốn hoá toàn thị trường chứng khoán đạt khoảng 307 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 25% GDP. Hiện nay, mức vốn hóa này giảm 48% so với mức vốn hóa thị trường cuối năm 2007 bắt nguồn từ đà sụt giảm rất lớn trong Quý 1 vừa qua. Hiện nay có khoảng 150 doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và 133 doanh nghiệp niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Số tài khoản giao dịch cá nhân tính đến 31/01/2008 đạt 365.061 tài khoản. Tính đến cuối Quý I năm 2008 có 87 công ty chứng khoán và 30 công ty quản lý quỹ đang hoạt động. Cuối năm 2007, có 70 công ty chứng khoán và 23 công ty quản lý quỹ được phép hoạt động. Có trên 10.000 tài khoản giao dịch thuộc khối đầu tư nước ngoài, trong đó có trên 640 tài khoản là của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Con số này gia tăng khá lớn khi tổng số tài khoản thuộc khối này trong năm 2007 đạt ở con số 7.500, trong đó có 300 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài (tính đến 31/3/2008) nắm giữ khoảng 22% cổ phần của các công ty niêm yết, doanh số giao dịch chiếm khoảng 34% giao dịch toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư của họ trên thị trường chính thức ước đạt 4,17 tỷ USD, giảm 45% so với thời điểm cuối năm 2007 (7,6 tỷ USD). Theo thống kê UBCKNN, trong Quý I năm 2008 có 15 công ty được phép chào bán hơn 61 triệu cổ phiếu ra công chúng, tương ứng với khoảng trên 1.361 tỷ đồng. Tổng khối lượng phát hành năm 2007 là 2,46 tỷ cổ phiếu với giá trị tương ứng trên 48.000 tỷ đồng. Hình 2.1.1: VN-Index và khối lượng giao dịch tăng trong tuần đầu tháng 4, giảm dần sau đó. Tuần cuối tháng 4: Khối lượng và giá trị giao dịch lại sụt giảm mạnh, với chỉ hơn 6 triệu đơn vị được giao dịch mỗi ngày tương ứng với 265 tỷ đồng/ngày trên HOSE. Trên sàn Hà Nội, 2 giá trị tương ứng là 3,6 triệu CP/ngày và 148,8 tỷ đồng/ngày. Cùng với xu thế sụt giảm của giá trị giao dịch, VN-Index cũng tiếp tục đi xuống. Tính đến ngày 29/4, VN-Index vẫn đang ở ngưỡng sát 500 điểm, đóng cửa ở mức 522,36 điểm. Tương tự, HaSTC-Index đóng cửa ngày 29/4 ở mức 169,11 điểm, tiến rất sát mức đáy ngày 25/3 là 166,57 điểm Trong tháng 4, nhiều doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh Quý 1 năm 2008. Đúng như dự đoán, đa số doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong quý vừa qua, chủ yếu do thị trường nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, khan hiếm nguồn vốn vay và khó khăn ở thị trường đầu ra. Nhiều doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận tài chính lớn cũng thiệt hại nặng nề, do thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Một số doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận giảm hoặc hầu như không tăng so với Quý 4 năm 2007, hoặc mới chỉ đạt rất thấp kế hoạch của năm 2008. Trong mùa đại hội cổ đông, nhiều doanh nghiệp cũng đã phải cắt giảm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) đã tạo khung pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã chỉ đạo việc phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta, do đó thị trường này vẫn đang ổn định và phát triển khá mạnh. 2.1.2 Những đặc điểm nổi bật của TTCK nước ta từ năm 2006 đến nay Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật và cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới mười hoặc hơn mười lời. Tình hình sôi động của TTCK trong thời gian này phản ánh hiện tượng:  Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng.  Vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và tiếp tục phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các công ty chứng khoán.  Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, đang ổn định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Các ngân hàng thương mại đang tìm mọi cách để tăng vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếu ngân hàng luôn “nóng”. Nền kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2 hướng:  Các nhà đầu tư cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư chứng khoán.  Những nhà đầu tư (bao gồm cả công ty chứng khoán của ngân hàng lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các công ty chứng khoán ngân hàng vay để kinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%). Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Trong những năm qua, các công ty chứng khoán đều đã triển khai được các nghiệp vụ cơ bản là môi giới và tự doanh, tích cực tham gia tư vấn niêm yết với kết quả kinh doanh có chiều hướng phát triển tốt. Các công ty phần lớn đã mở thêm chi nhánh và đại lý nhận lệnh để mở rộng phạm vi hoạt động. Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho thành lập Công ty Liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam nhằm giúp cho hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán đa dạng và mang tính chuyên nghiệp hơn góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên so với tiềm năng phát triển của nền kinh tế, xu hướng hội nhập quốc tế thì quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ bé, tổng giá trị chứng khoán niêm yết (cổ phiếu và trái phiếu tính theo mệnh giá) mới chỉ chiếm khoảng trên 1,9% GDP chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và chưa tổ chức được thị trường thứ cấp hiệu quả đối với trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng đã trải qua nhiều biến động thăng trầm "sốt nóng và nguội lạnh" gây tâm lý dè dặt và thiếu niềm tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường. Trong giai đoạn này có một số yếu tố khách quan thuận lợi, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Trong đó, đáng kể là số lượng cổ phiếu còn được phép mua của các cổ phiếu blue-chips trên thị trường dành cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia nhập WTO cũng như các hành lang pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán tạo tiền đề tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mạnh vào thị trường. Thị trường chứng khoán bị tác động cả bởi nhịp điệu của thị trường tài chính thế giới, thị trường phụ thuộc ngày càng mạnh vào sự chuyển dịch các dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Không ai có thể phủ nhận rằng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực, ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng TTCK Việt Nam cũng đã mang lại cho các nhà đầu tư một bài học đắt giá rằng, đầu tư chứng khoán hiện nay có rủi ro khá cao. Một minh chứng khá rõ nét là sự lên xuống thất thường của Vn-Index luôn nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Các phiên giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng gần xuống rất thấp. VN-Index không ngừng xuyên thủng đáy 900 điểm từ đầu tháng 1 và đã có thể chạm ngưỡng 450 điểm nếu không có sự tác động từ việc giảm biên độ giao dịch của UBCKNN. Hình 2.1.2: Biểu đồ chỉ số VN – Index sàn TP. Hồ Chí Minh Từ giữa tháng 1/2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ như hạn chế mua vào ngoại tệ, giảm tỷ lệ dư nợ cho vay mua chứng khoán, thắt chặt cho vay kinh doanh bất động sản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại, đồng loạt tăng các loại lãi suất chủ chốt. Mới đây NHNN đã tiến hành rút một lượng lớn tiền mặt ra khỏi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan