Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - ...

Tài liệu Xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào trung tâm thông tin lưu trữ địa chất - tổng cục địa chất và khoáng sản

.PDF
98
626
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƢƠNG THỊ HUYỀN NGỌC XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP TÀI LIỆU VÀO TRUNG TÂM THÔNG TIN LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lƣu trữ học Mã số: 603224 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Liên Hƣơng HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận văn này có tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác và sử dụng một số thông tin trong các văn bản của các cơ quan Nhà nước song đã có chú thích cụ thể. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 20…. Tác giả Trƣơng Thị Huyền Ngọc MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục ............................................................................................................. 1 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT .. 11 1.1. Tài liệu địa chất ...................................................................................... 11 1.1.1 Sơ lược sự hình thành tài liệu địa chất ............................................... 11 1.1.2 Các loại tài liệu địa chất ..................................................................... 15 1.1.3 Đặc điểm của tài liệu địa chất ............................................................ 22 1.2 Cơ quan lƣu trữ địa chất ........................................................................ 28 1.2.1 Sơ lược sự hình thành Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất .......... 28 1.2.2 Chức năng của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất ..................... 30 1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất 31 1.2.4 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin, Lưu trữ địa chất .............. 33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU VÀO TRUNG TÂM THÔNG TIN, LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT .................... 36 2.1 Nguồn và thành phần tài liệu thu thập, bổ sung vào Trung tâm Thông tin, Lƣu trữ Địa chất ......................................................................... 36 2.1.1 Nguồn thu thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.. 36 2.1.2 Thành phần tài liệu thu thập, bổ sung và Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất .................................................................................................. 37 2.2 Tình hình thu thập, bổ sung tài liệu vào Trung tâm thông tin lƣu trữ Địa chất .................................................................................................... 39 2.2.1 Quy định của Nhà nước về công tác thu thập, bổ sung tài liệu ......... 39 2.2.2 Quy định của ngành chủ quản về công tác thu thập, bổ sung tài liệu 41 2.3 Tổ chức thu thập ..................................................................................... 44 2.4 Kết quả thu thập...................................................................................... 46 1 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH THU THẬP TÀI LIỆU VÀO TRUNG TÂM THÔNG TIN LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT ............................... 51 3.1 Sự cần thiết phải xây dựng quy trình Thu thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lƣu trữ Địa chất .................................................................. 51 3.2 Cơ sở xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lƣu trữ Địa chất ...................................................................................... 53 3.2.1 Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 53 3.2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 55 3.3 Lựa chọn và chuẩn bị thông tin để viết dự thảo quy trình ................. 55 3.3.1 Nghiên cứu các hướng dẫn biên soạn quy trình và tham khảo một số quy trình đã ban hành của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước. .................. 55 3.3.2. Viết dự thảo quy trình ....................................................................... 59 3.4 Xây dựng quy trình Thu thập tài liệu Địa chất vào Trung tâm Thông tin Lƣu trữ Địa chất .......................................................................... 60 3.5 Những điều kiện để áp dụng quy trình thu thập tài liệu tại Trung tâm Thông tin Lƣu trữ Địa chất .................................................................. 77 3.5.1 Sự thống nhất về mặt chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của Trung tâm .. 78 3.5.2 Nhận thức của các cán bộ Phòng Thu thập và xử lý dữ liệu địa chất (thuộc Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất) ........................................... 79 3.5.3 Điều kiện về nhân lực ........................................................................ 80 3.5.4 Điều kiện về cơ sở vật chất ................................................................ 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa của dân tộc bởi trong đó chứa đựng những thông tin quá khứ, phản ánh các thành tựu lao động sáng tạo của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Đồng thời nó ghi lại những sự kiện lịch sử hoặc những cống hiến to lớn của các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học và văn hóa nổi tiếng. Đây là những thông tin có tính chính xác cao vì nó là những bản chính, bản gốc của những tài liệu có giá trị. Do đó người ta có thể sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học.... Đất nước ta đang không ngừng phát triển, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đạt được những thành tự đáng kể. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đang dần được kiện toàn về mặt tổ chức, đổi mới phương thức làm việc. Hệ quả tất yếu của quá trình này, tài liệu hình thành ra không ngừng tăng lên về khối lượng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung. Bởi vậy, nếu không có chỉ đạo chung về công tác lưu trữ và những hướng dẫn cụ thể về các nghiệp vụ lưu trữ thì sẽ mất đi nhiều tài liệu có giá trị và việc tổ chức sử dụng tài liệu sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Nhận thức được những giá trị của tài liệu lưu trữ, ngay từ rất sớm, nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp quản lý để thu thập vào bảo quản và tạo điều kiện cho việc tập trung quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ . Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản cụ thể chỉ đạo chung về công tác lưu trữ và có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện từng nghiệp vụ của công tác lưu trữ. Tuy nhiên, những văn bản chỉ đạo này mới chỉ dừng lại chủ yếu ở đối tượng là tài liệu hành chính, ngoài ra còn khối lượng lớn tài liệu khoa học kỹ thuật và tài liệu chuyên môn khác hầu như chưa được quan tâm thích đáng. 3 Tài liệu địa chất thuộc nhóm tài liệu khoa học kỹ thuật, hình thành trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ của các đoàn địa chất trong việc điều tra, thăm dò tài nguyên, khoáng sản. Lưu trữ cố định chuyên ngành tài liệu địa chất được thiết lập tại Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường). Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Nhà nước, cơ quan chủ quản cấp trên, Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất đã tiến hành thu thập bổ sung tài liệu và hiện đang bảo quản được khối lượng tài liệu lớn từ trước năm 1945 cho đến nay. Bên cạnh những ưu điểm, công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ của Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất còn bộc lộ hạn chế là chưa chủ động trong công tác thu thập báo cáo địa chất (thụ động chờ các cơ quan, đơn vị, cá nhân có tài liệu mang đến nộp), chỉ tiến hành thu thập những tài liệu hình thành từ các hoạt động địa chất được điểu chỉnh bởi Luật số 60/2010/QH12 của Quốc hội về khoáng sản; … và chưa xây dựng được quy trình thu thập tài liệu vào Trung tâm là cơ sở, căn cứ cho việc thực hiện nghiệp vụ lưu trữ trên. Từ thực trạng này, chúng tôi đã chọn vấn đề: "Xây dựng quy trình thu thập tài liệu địa chất vào Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sảnt" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học của mình. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến của mình để công tác thu thập, bổ sung tài liệu địa chất vào Trung tâm được tốt hơn góp phần tạo thuận lợi cho công việc chung của Trung tâm cũng như việc quản lý khối tài sản quý của quốc gia, dân tộc. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu Theo quy định của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Trung tâm Thông tin Lư trữ Địa chất có nhiệm vụ kiểm tra, thu nhận, lưu trữ, bảo quản 4 và cung cấp dữ liệu địa chất khoáng sản theo đúng quy định. Dữ liệu địa chất có thể hiểu là những báo cáo địa chất; các mẫu vật và các dữ liệu về địa chất, khoáng sản còn lại (trừ báo cáo địa chất). Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn giới hạn trong việc thu thập các báo cáo địa chất vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. * Đối tượng nghiên cứu Do hạn chế về mặt thời gian và quy mô của luận văn, đề tài của chúng tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả các quy trình nghiệp vụ lưu trữ đối với loại hình tài liệu báo cáo địa chất của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. Đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu xây dựng quy trình thu thập các báo cáo địa chất vào Trung tâm. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Đề tài luận văn khoa học của chúng tôi hướng tới mục tiêu là nghiên cứu xây dựng quy trình bao gồm các bước trong việc thực hiện nghiệp vụ thu thập tài liệu địa chất vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập tài liệu vào Trung tâm. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu trên, trong phạm vi một luận văn khoa học chúng tôi xác định nhiệm vụ chính mà đề tài hướng tới là: - Giới thiệu những kiến thức tổng quan về tài liệu địa chất; - Nghiên cứu nguồn thu thập, bổ sung tài liệu vào Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; - Khảo sát thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu địa chất vào Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; - Xây dựng quy trình thu thập, bổ sung tài liệu địa chất vào Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất. 5 4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu, chúng tôi thấy thu thập và bổ sung tài liệu là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. * Trước hết về lý luận chung về nghiệp vụ thu thập bổ sung tài liệu Công tác thu thập, bổ sung tài liệu đã được đề cập đến trong các cuốn giáo trình ngành Lưu trữ học như "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ" của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Thâm; "Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan" - Dương Văn Khảm; "Giáo trình Lưu trữ" - Trường Cao đẳng Nội vụ. Tiếp đó là những đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đã tập trung nghiên cứu giải quyết từng khái cạnh cụ thể thuộc lĩnh vực thu thập bổ sung tài liệu. Các đề tài đó là: "Lý luận và thực tiễn về tổ chức mạng lưới các kho lưu trữ ở Việt Nam"- Vương Đình Quyền - Chủ nhiệm; "Nghiên cứu xác định nguồn nộp lưu tài liệu (chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước) vào kho lưu trữ nhà nước cấp tỉnh" - Nguyễn Quang Lệ - Chủ nhiệm; Đặc biệt liên quan đến nội dung thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ còn có luận văn thạc sĩ của Trần Quang Hồng với đề tài: "Bổ sung tài liệu vào các Trung tâm lưu trữ tỉnh - Thực trạng và giải pháp"; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Kim Dung với đề tài: "Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ bộ Giao thông vận tải - Thực trạng và giải pháp". Một số khóa luận tốt nghiệp, báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng cũng đã đề cập đến vấn đề này như: "Vấn đề bổ sung tài liệu vào Lưu trữ tỉnh Hà Tây"- Trịnh Ngọc Hùng Khóa luận tốt nghiệp năm 1998; "Về công tác bổ sung tài liệu vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia III" - Trần Quang Hồng - Khóa luận tốt nghiệp năm 1998; "Nhận xét về công tác thu thập, bổ sung tài liệu của Trung tâm lưu trữ Quốc gia III" - Nguyễn Thị Thùy Dương - Khóa Luận tốt nghiệp năm 2003; 6 "Thu thập và quản lý tài liệu phông lưu trữ cá nhân tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III thực trạng và kiến nghị" - Nguyễn Thị Thùy Linh - khóa luận tốt nghiệp năm 2008; "Cơ sở lý luận và thực tiễn về xác định nguồn tài liệu bổ sung vào Trung tâm lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" - Đào Đức Thuận - Báo cáo khoa học lần thứ IV tại khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng năm 2000;... * Các vấn đề liên quan đến loại hình tài liệu khoa học công nghệ Trước hết là các đề tài nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề của tài liệu khoa học kỹ thuật như: “Tổ chức lưu trữ tài liệu chuyên môn hình thành từ hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương năm 2005); “Nghiên cứu xây dựng các phương án phân loại tài liệu khoa học công nghệ” (đề tài cấp Đại học Quốc gia của Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương năm 2013);… Các bài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành và các sách báo khác như: " Một số ý kiến bước đầu về công tác lưu trữ tài liệu kỹ thuật ở các Bộ và cơ quan Trung ương" - Nguyễn Xuân Nung, Tạp chí Văn thư lưu trữ, năm 1968, số 3 trang 20-21; "Phương pháp quản lý tài liệu lưu trữ địa chất công trình" - Bảo Chánh, Tạp chí Văn thư lưu trữ, năm 1975, số 4, trang 20 - 24; "Thành phần, nội dung và giá trị của tài liệu lưu trữ địa chất" - Trần Hồng Hải, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn", H. 2009, trang 85 – 89; “Vấn đề quản lý tài liệu kỹ thuật hình thành từ hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường” – Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương, Tạp chí Văn thư Lưu trữ năm 2008; “Vấn đề cấp bách trong phân loại và tổ chức lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ ở Việt Nam”- Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương, Tạp chí Văn thư Lưu trữ, năm 2010, số 4. 7 Nhìn chung, với những vấn đề, khía cạnh mà các đề tài nghiên cứu, các bài viết trên báo, tạp chí lưu trữ đề cập tương đối nhiều và khá chi tiết. Tuy nhiên những đề tài, những bài viết trên chủ yếu tập trung ở một số vấn đề mang tính lý luận hay chỉ nêu ra thực trạng của công tác thu thập, bổ sung tài liệu ở một cơ quan hoặc một số cơ quan và đặc biệt là chủ yếu mới tập trung vào loại hình tài liệu hành chính. Một số bài viết trên tạp chí Văn thư lưu trữ đã bước đầu đề cập đến tài liệu khoa học công nghệ và tài liệu lưu trữ địa chất tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các vấn đề chung về thành phần, nội dung, ý nghĩa hay bàn về phương pháp quản lý loại hình tài liệu này. Với đề tài của mình, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài trước, chúng tôi muốn đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác thu thập, bố sung tài liệu của một cơ quan cụ thể và tài liệu mang tính chất đặc thù (tài liệu địa chất) của Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, qua đó đề xuất quy trình thu thập bổ sung tài liệu địa chất vào Trung tâm. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề thực hiện đề tài này, ngoài phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc sưu tầm, hệ thống các nguồn tư liệu tham khảo. - Phương pháp khảo sát thực tế: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để trao đổi, phỏng vấn cán bộ và lãnh đạo phòng Thu thập và xử lý dữ liệu địa chất, lãnh đạo Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất; khảo sát và quan sát quá trình thực hiện nghiệp vụ thu thập tài liệu tại Trung tâm để có thể xây dựng quy trình thu thập tài liệu mang tính khả thi cao. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Chúng tôi tiên hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, tạp chí, internet… sau đó chọn lọc, phân loại và xử lý những thông tin liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài. 8 - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở xử lý thông tin thu thập được từ những nguồn khác nhau chúng tôi tiến hành tổng hợp và hệ thống hóa để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: So sánh quá trình thực hiện nhiệm vụ thu thập tài liệu của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất trong thực tế với các quy định của Nhà nước để có thể xác định được quy trình phù hợp. - Phương pháp sơ đồ hóa: Phương pháp này được sử dụng để mô tả các bước thực hiện quy trình thu thập tài liệu địa chất bằng lưu đồ. 6. Nguồn tài liệu tham khảo Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thu thập, sử dụng những nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo sau: - Giáo trình, bài giảng liên quan công tác lưu trữ cũng như nghiệp vụ thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Phương pháp lựa chọn và loại hủy tài liệu ở các cơ quan, Giáo trình lưu trữ; Tập bài giảng Lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ; - Các quy định của pháp luật về công tác lưu trữ và lưu trữ tài liệu địa chất; - Nhóm tài liệu về lịch sử, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; - Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, các bài nghiên cứu trên tạp chí Văn thư Lưu trữ có liên quan đến công tác thu thập tài liệu, quản lý tài liệu khoa học công nghệ, tài liệu địa chất. - Một số trang website. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba phần chính sau: 9 Chƣơng 1: Tổng quan về tài liệu địa chất: Tại chương này chúng tôi khái quát giới thiệu sự hình thành của tài liệu địa chất, các loại tài liệu địa chất, đặc điểm và ý nghĩa của tài liệu địa chất. Chƣơng 2: Thực trạng công tác thu thập tài liệu địa chất vào Trung tâm Thông tin lƣu trữ địa chất: Trên cơ sở khảo sát thực tế tại Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất chúng tôi giới thiệu những vấn đề liên quan đến sự hình thành ra Trung tâm, chức năng nhiệm vụ và thực trạng công tác thu thập tài liệu vào Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất. Chƣơng 3: Xây dựng quy trình thu thập tài liệu địa chất vào Trung tâm Thông tin Lƣu trữ địa chất: Trên cơ sở những kết quả khảo sát thực tế tình hình công tác thu thập tài liệu của Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, vấn đề xây dựng quy trình thu thập tài liệu do Nhà nước ban hành chúng tôi tiến hành các bước xây dựng quy trình thu thập tài liệu vào Trung tâm thông tin Lưu trữ Địa chất. Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè cũng như đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Liên Hương – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên các Liên đoàn địa chất, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện, góp ý cho tôi trong quá trình hoàn chỉnh luận văn này. Do hạn chế về mặt kinh nghiệm và thời gian thực hiện, luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong tiếp tục nhận được những góp ý của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để chúng tôi hoàn chỉnh được luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng Tác giả 10 năm 2014 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ ĐỊA CHẤT 1.1. Tài liệu địa chất 1.1.1 Sơ lược sự hình thành tài liệu địa chất Trong vỏ trái đất thường xuyên diễn ra nhiều quá trình hoạt động địa chất khác nhau. Toàn bộ hoạt động địa chất trong vỏ trái đất được chia thành 02 nhóm quá trình chính: hoạt động địa chất ngoại lực và hoạt động địa chất nội lực. Hoạt động địa chất ngoại lực diễn ra ở trên bề mặt và gần bề mặt của vỏ trái đất. Thuộc nhóm các hoạt động địa chất ngoại lực có: hoạt động của gió thổi trên mặt, hoạt động của nước chảy trên mặt, hoạt động của nước ngầm, hoạt động của biển, hoạt động của hồ, đầm lầy… Hoạt động địa chất nội lực diễn ra bên trong vỏ trái đất. Nhóm các hoạt động nội lực có: vận động thăng trầm của vỏ trái đất, vận động kiến tạo, hoạt động macma xâm nhập và phun trào, hoạt động động đất… Hoạt động địa chất nội lực đóng vai trò quyết định tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt của vỏ trái đất như các dãy núi cao, các đáy biển sâu, các đứt gãy,… Nhiều loại khoáng sản quý như: sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, kim cương, vàng,… được tạo thành từ những hoạt động địa chất nội lực. Từ hai nhóm quá trình hoạt động địa chất của tự nhiên như trên đã hình thành ra các hoạt động địa chất của con người nhằm mục đích nghiên cứu địa chất để phục vụ các mục đích khác nhau trong đời sống xã hội của con người. Đó chính là: việc đo vẽ, lập bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản trên phạm vi lãnh thổ cả nước; điều tra, đánh giá, quan trắc môi trường phóng xạ trong phạm vi cả nước; nghiên cứu công tác địa vật lý hàng không; công tác đo vẽ trọng lực; công tác địa vật lý mặt đất; công tác địa vật lý biển nông; công tác nghiên cứu địa vật lý môi 11 trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình và tai biến địa chất;…Trong quá trình thực hiện các hoạt động địa chất trên đã hình thành ra khối lượng tài liệu địa chất khổng lồ và đây được coi là tài sản của quốc gia. Theo khảo sát của chúng tôi hiện chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm chính thống về tài liệu địa chất. Sau khi tham khảo, lấy ý kiến của các chuyên gia về địa chất và trên cơ sở lý luận chung về lưu trữ chúng ta có thể hiểu Tài liệu địa chất là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình tiến hành các hoạt động địa chất của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tài liệu địa chất có đặc thù riêng biệt so với các tài liệu khác là được hình thành từ khảo sát thực tế ngoài thực địa bằng các thu thập, mô tả và các số liệu về địa chất và khoáng sản. Nó phản ánh một cách trung thực về các địa điểm điều tra, khảo sát. Sau khi có những mô tả từ hoạt động điều tra ban đầu (được gọi là tài liệu nguyên thủy), những tài liệu này được xử lý trong công tác văn phòng để thành lập nên các báo cáo địa chất và khoáng sản. Tất cả những tài liệu hình thành ra (cả tài liệu nguyên thủy và tài liệu tổng hợp thành báo cáo địa chất và khoáng sản) được lưu trữ để sử dụng lâu dài. Sự hình thành tài liệu địa chất liên quan chặt chẽ với các giai đoạn điều tra, nghiên cứu thực địa. Nó được làm ra trên cơ sở tuân thủ theo nguyên tắc từ khái quát đến chi tiết, cụ thể, theo từng giai đoạn điều tra nghiên cứu địa chất cơ bản như sau: 1.1.1.1. Giai đoạn điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản Điều tra cơ bản về địa chất bao gồm các hoạt động cụ thể như: điều tra địa chất thủy văn; địa chất công trình; hoạt động quan trắc phóng xạ, tác động môi trường; công tác đo vẽ trọng lực; công tác địa vật lý mặt đất;…Từ các hoạt động điều tra địa chất cụ thể trên sẽ cho kết quả để áp dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên một kết quả tất yếu của công tác điều tra cơ bản về địa chất chính là có thể điều tra tìm kiếm khoáng sản như: 12 hoạt động đo vẽ trọng lực sẽ lập ra bản đồ trường lực từ đó có thể điều tra tìm kiếm dầu khí, đánh giá khoáng sản nội sinh từ các dị thường địa lý thông qua phương pháp nhận dạng, phát hiện và phân loại các khối macma ẩn làm tiền đề để tìm kiếm các loại khoáng sản có liên quan theo quy luật sinh khoáng, phát hiện và xác định các tham số cấu trúc của các hệ thống đứt gãy làm tiền đề cho việc xác định vị trí có khả năng hình thành quặng hóa, hay thông qua kết quả xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu bay có thể lựa chọn kiểm tra chi tiết hàng chục cụm dị thường trong đó trên nhiều cụm dị thường đã phát hiện khoáng sản… Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiến hành điều tra địa chất ở các tỷ lệ: nhỏ (1:1.000.000, 1:500.000), tỷ lệ trung bình (1:200.000), tỷ lệ lớn (1:50.000) với việc thành lập các bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ nêu trên. Tuân thủ theo nguyên tắc điều tra từ khái quát đến chi tiết, cụ thể nên mật độ khảo sát từ tỷ lệ nhỏ, trung bình và lớn sẽ được đan dày dần lên. Mức độ điều tra về khoáng sản được tăng dần. Đối với công tác nghiên cứu ở tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000, 1: 500.000) chủ yếu là tiến hành lập bản đồ địa chất ở tỷ lệ nêu trên nhằm nghiên cứu tổng quan về cấu trúc địa chất khu và công tác nghiên cứu điều tra khoáng sản hầu như chưa được tiến hành, chỉ tiến hành đăng ký các điểm quặng đã biết từ trước. Công tác nghiên cứu điều tra địa chất tỷ lệ nhỏ ở miền Bắc đã kết thúc vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, còn ở miền Nam được tiến hành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và kết thúc vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Đối với công tác điều tra địa chất ở tỷ lệ trung bình (1:200.000) chú trọng đến công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở mức độ ngang nhau, tiến hành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và công tác tìm kiếm được tiến hành với việc lấy mẫu trầm tích dòng và mẫu trọng sa trên toàn bộ diện 13 tích, tiến hành điều tra sơ bộ một số điểm khoáng sản. Kết thúc công tác điều tra ở tỷ lệ trung bình đã cho ta hiểu cơ bản cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu và một số hiểu biết về triển vọng khoáng sản của khu vực. Ở Việt Nam, công tác điều tra ở tỷ lệ trung bình 1:200.000 đã được thực hiện trên toàn quốc và kết thúc vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Công tác điều tra ở tỷ lệ lớn cùng với việc thành lập các bản đồ địa chất, tiến hành đầu tư hơn về công tác điều tra khoáng sản với mục đích khi kết thúc công tác điều tra này sẽ lựa chọn ra được các diện tích có triển vọng về các loại khoáng sản để chuyển giao cho công tác điều tra đánh giá khoáng sản ở giai đoạn sau. Như vậy, kết thúc giai đoạn điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản sẽ hình thành ra các tài liệu nguyên thủy (những tài liệu ghi chép cá nhân của các nhà địa chất, các bản đồ vẽ tay, sổ nhật ký công việc hàng ngày…) và những báo cáo địa chất cùng với bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000, 1:500.000), tỷ lệ trung bình (1:200.000), tỷ lệ lớn (1:50.000). 1.1.1.2. Công tác điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản Trên cơ sở kết quả của giai đoạn điều tra địa chất và khoáng sản, đến giai đoạn này diện tích điều tra thu hẹp hàng chục km2, thậm chí đối với hoạt động điều tra về địa chất diện tích điều tra còn thu hẹp đến vài m2 (hoạt động điều tra địa chất công trình trung bình 2m2 sẽ tiến hành khoan và lấy mẫu đất cũng như việc làm thí nghiệm SPT tại hố khoan). Đối tượng điều tra là các đặc điểm địa chất khu vực trên và các loại khoáng sản cụ thể có triển vọng đã được lựa chọn qua công tác điều tra cơ bản ở tỷ lệ lớn. Công tác điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản tuân thủ theo mạng lưới và tổ hợp các phương pháp theo quy định của ngành, kết thúc sẽ lựa chọn các diện tích có trển vọng chuyển sang giai đoạn thăm dò. 14 Ở giai đoạn này sẽ hình thành ra tài liệu ghi chép của các nhà địa chất và các bản đồ với tỷ lệ 1:10.000 và 1:5.000, các báo cáo khảo sát địa chất. 1.1.1.3. Công tác thăm dò khoáng sản Được tiến hành trên diện tích một vài km2 với tổ hợp các phương pháp và mạng lưới tuân thủ theo quy tắc bắt buộc đối với từng loại khoáng sản để tính được trữ lượng khoáng sản ở các cấp. Ở giai đoạn này sẽ tiến hành khoan xuống lòng đất để lấy các loại mẫu vật và tiến hành nghiên cứu chi tiết thành phần quặng, đặc tính công nghệ đồng thời sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá đặc điểm địa chất, địa chất công trình phục vụ cho công tác khai thác về sau. Tài liệu hình thành từ công tác thăm dò khoáng sản là những bản mô tả, những kết quả phân tích mẫu, ghi chép và bản đồ địa chất công trình. Những tài liệu này là cơ sở để tiến hành công tác thiết kế khai thác và chế biến khoáng sản. 1.1.2 Các loại tài liệu địa chất Tài liệu địa chất phong phú và đa dạng. Xuất phát từ đặc thù của công tác địa chất nên tài liệu địa chất được chia theo các giai đoạn điều tra: Tài liệu điều tra cơ bản; Tài liệu điều tra đánh giá khoáng sản; Tài liệu thăm dò khoáng sản. Trong mỗi nhóm tài liệu nêu trên sẽ được chia nhỏ thành tài liệu nguyên thủy và tài liệu tổng hợp. Tài liệu nguyên thủy: bao gồm các tài liệu thu thập, khảo sát ngoài thực địa được thực hiện bởi chính các nhà địa chất. Các tài liệu này được hình thành trong điều tra địa chất khu vực các tỷ lệ nhỏ, trung bình và lớn, trong công tác điều tra đánh giá khoáng sản và trong công tác thăm dò khoáng sản. Tài liệu nguyên thủy được viết bằng tay. Đây là những tài liệu hình thành đầu tiên trong toàn bộ hoạt động địa chất và nó là cơ sở để tiến hành làm ra các tài liệu tổng hợp. Tài liệu tổng hợp: Đây là các tài liệu được thành lập, tổng hợp trên cơ sở các tài liệu nguyên thủy. Tùy theo các giai đoạn điều tra và mục đích điều 15 tra mà nội dung báo cáo và các tài liệu bản vẽ kèm theo khác nhưng phải nghiêm ngặt tuân theo các quy định hiện hành về công tác lập báo cáo tổng kết. Tài liệu là những bản lời, các phụ lục và các bản vẽ kèm theo và được số hóa lưu lại trên đĩa CD thuận lợi cho công tác tham khảo và lưu giữ lâu dài. 1.1.2.1. Tài liệu điều tra cơ bản Đó là các tài liệu thu thập và tổng hợp trong công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản khu vực ở các tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000. 1:500.000), tỷ lệ trung bình (1:200.000) và tỷ lệ lớn (1:50.000, 1:25.000). * Tài liệu điều tra ở tỷ lệ nhỏ - Tài liệu nguyên thủy: + Nhật ký địa chất; + Các bản đồ tài liệu cá nhân; + Các tài liệu giải đoán ảnh máy bay, ảnh vệ tinh. - Tài liệu tổng hợp: Báo cáo thuyết minh. Nội dung báo cáo điều tra địa chất ở tỷ lệ nhỏ như sau: 1. Phần thuyết minh Mở đầu Chương 1: Địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất Chương 3: Địa tầng Chương 4: Các thành tạo magma Chương 5: Kiến tạo Chương 6: Đặc điểm khoáng sản Kết luận Tài liệu tham khảo 2. Bản vẽ 3. Phụ lục 16 * Tài liệu điều tra ở tỷ lệ trung bình - Tài liệu nguyên thủy gồm: +Các nhật ký địa chất; + Sổ lấy mẫu trọng sa và trầm tích dòng; + Nhật ký khảo sát khoáng sản; + Bản đồ tài liệu thực tế các loại mẫu vật địa chất và khoáng sản,... - Tài liệu tổng hợp: + Báo cáo địa chất và khoáng sản; Nội dung báo cáo điều tra ở tỷ lệ trung bình như sau: 1. Thuyết minh báo cáo Tập 1: Địa chất Chương 1: Địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất Chương 3: Địa tầng Chương 4: Các thành tạo magma Chương 5: Kiến tạo Chương 6: Địa chất thủy văn Chương 7: Đặc điểm địa mạo Tập 2: Khoáng sản Chương 8: Khoáng sản 8.1 Nhóm nhiên liệu 8.2 Nhóm kim loại 8.3 Không kim loại và khoáng chất công nghiệp 8.4 Nước nóng, nước khoáng và nước mặn Chương 9: Quy luật phân bố khoáng sản và phân vùng triển vọng 9.1 Đặc điểm các đới sinh khoáng 9.2 Các yếu tố sinh khoáng 17 9.3 Các thời kỳ sinh khoáng 9.4 Phân vùng triển vọng khoáng sản Kết luận Tài liệu tham khảo 2 Các bản vẽ 3 Các phụ lục * Tài liệu điều tra ở tỷ lệ lớn: - Tài liệu nguyên thủy: + Nhật ký khảo sát địa chất và khoáng sản; + Sổ lấy mẫu trọng sa và trầm tích dòng; +Bản vẽ các công trình hào, dọn vết lộ; + Bản đồ tài liệu thực tế các loại (Bản đồ tài liệu thực tế lập bản đồ địa chất, Bản đồ tài liệu thực tế trọng sa và trầm tích dòng; Bản đồ tài liệu thực tế các điểm tìm kiếm...), - Tài liệu tổng hợp: + Báo cáo địa chất và khoáng sản; 1. Thuyết minh báo cáo Tập 1: Địa chất Chương 1: Địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất Chương 3: Địa tầng Chương 4: Các thành tạo magma Chương 5: Kiến tạo Chương 6: Địa chất thủy văn Tập 2: Khoáng sản Chương 7: Khoáng sản Nhóm nhiên liệu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất