Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng trong mô hình ngân hàng thực hành ...

Tài liệu Xây dựng quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng trong mô hình ngân hàng thực hành (2)

.PDF
9
218
142

Mô tả:

Xây Dựng Quy Trình Mô Phỏng Cho Vay Tiêu Dùng Trong Mô Hình Ngân Hàng Thực Hành Cn. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Email : [email protected] Đáp ứng nhu cầu làm quen với công việc của một nhân viên ngân hàng cho sinh viên ngay từ khi vừa tiếp cận với kiến thức về Tài chính – Ngân hàng, đề tài thực hiện nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cách thức vận hành của một ngân hàng, thực hiện vay trò một nhân viên trong ngân hàng …để sinh viên có thể thực hành. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, từ thực nghiệm, phương pháp thống kê. Kết quả đề tài đã đưa xây dựng được quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng với những bước cơ bản nhất, cùng với các mẫu biểu cơ bản để sinh viên thực hành. Kết quả khảo sát thực nghiệm cũng cho thấy hầu hết sinh viên đều hứng thú với quy trình, lần đầu tiên tiếp cận với một bộ hồ sơ thật, các giấy tờ cần thiết cơ bản đối với việc cho vay tiêu dùng đứng dưới góc độ là một nhân viên tín dụng ngân hàng . 1. Đặt vấn đề Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cung cấp trực tiếp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng Nai và các khu vực lân cận. Hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm thích ứng với mục tiêu đào tạo là sinh viên phải có khả năng vận dụng những kiến thức được đào tạo vào thực tế công tác, có năng lực thực hành tương đối thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài chính và ngân hàng, ngoài việc giảng dạy tại lớp, để gắn kết giữa học với hành, giữa lý thuyết tiếp thu tại trường với thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị. Đề tài xây dựng với mục tiêu xây dựng mô phỏng một quy trình hoàn chỉnh cho vay tiêu dùng, dành cho sinh viên chuyên ngành Tài chính -Ngân hàng tại Trường. Đại Học Lạc Hồng . Nhằm giúp sinh viên sinh viên có thể thực hiện vay trò một nhân viên trong ngân hàng …để sinh viên có thể thực hành xuyên suốt các bước trong quy trình để đưa ra kết quả cuối cùng là lập được bộ hồ sơ cho vay, quyết định cho vay và giải ngân cho khách hàng. Trong nghiên cứu này, đề tài đã xây dựng được quy trình cho vay tiêu dùng tại một ngân hàng, thực hiện mô phỏng bộ dữ liệu cho vay tại ngân hàng. Đã đưa vào thực nghiệm giảng dạy cho sinh viên tại Khoa và thực hành trên một tình huống cho vay cụ thể . 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, phương pháp thống kê. Đối tượng nghiên cứu là Xây Dựng Quy Trình Mô Phỏng Cho Vay Tiêu Dùng. Phạm vi nghiên cứu: Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại Học Lạc Hồng. Dựa vào phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, tác giả đã nghiên cứu một số mô hình phòng ngân hàng thực hành đã được thực hiện tại một số trường đại học và cao đẳng. Cụ thể : 2.1 Đề tài “ Xây dựng mô hình phòng thực hành kế toán doanh nghiệp” – Chủ nhiệm đề tài: PGS. Ts Ngô Thế Chi; Ts Nguyễn Đình Đỗ – Học viện tài chính, năm 2002. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, phương pháp thống kê Đối tượng nghiên cứu : Các quy trình kế toán của doanh nghiệp, được giới hạn trong mô hình thực hành tại phòng thực hành của Học viện tài chính. Mục đích : Giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức lý luận đã được học tập và tiếp cận với tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất, và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1 Giúp cho sinh viên nắm được những công việc cơ bản của quy trình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp, đồng thời nắm được quy trình thu thập tài liệu, trình tự ghi sổ kế toán, trình tự tính giá thành phục vụ cho việc viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp của sinh viên sau này. Yêu cầu : Sau khi được nghe giáo viên hướng dẫn sinh viên phải tự tiến hành được công việc của một nhân viên kế toán trong việc lập, luân chuyển chứng từ, thực hành thành thạo việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, lập được bảng tính giá thành sản phẩm. Đề tài nghiên cứu khoa học này được phân thành hai phần hành chính : Phần 1 xây dựng tổng quan mô hình phòng thực hành kế toán. Phần 2 : Xây dựng chi tiết từng phần hành cho sinh viên thực hành, như kế toán tiền mặt, kế toán tiền gởi ngân hàng, hàng tồn kho …Có chứng từ trắng dùng để sinh viên thực hành từng phần hành, và có bộ chứng từ mẫu để cho sinh viên đối chiếu. Ưu điểm : Rất chi tiết, biểu mẫu rõ ràng, dễ hiểu, có hệ thống bài tập để sinh viên dễ dàng thực hành dựa theo bộ chứng từ mẫu. Nhược điểm : Mô hình này chưa sinh động, chưa kết hợp với CNTT nhằm mô hình hóa trên máy vi tính để giúp sinh viên nắm bắt nhanh hơn, dễ hiểu hơn. 2.2 Đề tài: “Phòng Mô phỏng Công ty Chứng khoán - Ngân hàng thương mại” – Trường Đại Học Tôn Đức Thắng . Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, phương pháp thống kê Đối tượng nghiên cứu : Các quy trình tín dụng trong ngân hàng và các quy trình tại các công ty chứng khoán. Đề tài này đã được ứng dụng đưa vào thực tế, được đầu tư kĩ lưỡng với cơ sở vật chất khang trang đã khai trương vào ngày 20/08/2011 tại phòng B603 Cơ sở Tân Phong, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh. Với hệ thống máy tính kết nối Internet hiện đại, đồng bộ hóa và được cài đặt phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp. Phần mềm này đang được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng và công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam. Ưu điểm : Sinh động, bố trí cơ sở vật chất khang trang được mô phỏng như một phòng giao dịch của ngân hàng, có các phần mềm được mô phỏng như trong thực tế . Nguồn : (http://tcnh.tdt.edu.vn/index.php/tin-tuc/tin-tuc-su-kien) Hình 1 : Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan Phòng Mô phỏng Công ty Chứng khoán của Trường Đại Học Tôn Đức Thắng 2 Và một số mô hình phòng mô phỏng được thực hiện tại trường Đại Học Lạc Hồng như : Cn. Nguyễn Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, d ng u t nh ế toán phải thu phải trả h ch h ng t ng h nh th c h nh kế t n t i h i h nh - ế n , Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. Cn. Lý Thị Thu Hiền, d ng u t nh nh p xu t v t t t ng h nh th c hành kế toán t i Khoa Tài chính - Kế t n , Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn. Trần Ngọc Thủy, hiết ế h nh d nh nghi p ả ph c v ch vi c tiếp c n th c tế c ng t c uản c inh vi n ng nh uản t inh d nh , Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu một số quy trình tín dụng của một số ngân hàng như Ngân hàng Seabank, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV), Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua nghiên cứu các quy định quy trình tín dụng của các ngân hàng trên, tiến hành so sánh điểm giống nhau, khác nhau của từng quy trình, rút ra ưu nhược điểm của từng quy trình. Khi tiến hành phân tích từng quy trình tín dụng của từng ngân hàng, tác giả nhận thấy các ngân hàng đều có những bước chung, tuy nhiên tùy theo cách quản lý mà các ngân hàng xây dựng chi tiết hơn từng bước của quy trình. 3. Kết quả Dựa theo tiêu chí xây dựng quy trình tín dụng thống nhất, lựa chọn những điểm chung nhất của các ngân hàng, đề tài đã xây dựng được mô hình phòng thực hành ngân hành với cơ cấu bộ máy tổ chức như sau : Nguồn : h i ch nh – Ngân hàng Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Đã xây dựng quy trình tín dụng bao gồm 6 bước sau đây : 3 Nguồn : h i ch nh – Ngân hàng Sơ đồ 2: Quy trình tín dụng Cụ thể các hồ sơ của các bước trong quy trình như sau : Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ - Sơ đồ quy trình tiếp nhận hồ sơ ( ơ đồ 3 ) - Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm : (1) Đề nghị vay vốn (Biểu ẫu 1) (2) Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất của khách hàng đi vay (Biểu ẫu 2) (3) Phương án, bản vẽ sửa chữa nhà cửa và các hóa đơn chứng từ (Minh họ 1) (4) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp tài sản bảo đảm của Bên bảo đảm hoặc người bảo lãnh cho khách hàng: (Minh h 2) (5) Hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh đã được hoàn thiện về mặt pháp lý (kể cả việc đăng ký giao dịch bảo đảm). (Minh h 3) (6) Biên bản kiểm tra, định giá tài sản bảo đảm. (Biểu ẫu 4) Bước 2 : Thẩm định - Sơ đồ quy trình thẩm định ( ơ đồ 4 ) - Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm : (1) Biên bản thẩm định (Biểu ẫu 4.1) (2) Biên bản bàn giao nhận hồ sơ tài sản thế chấp (Biểu ẫu 4.2) Bước 3 : Quyết định cấp tín dụng - Sơ đồ quy trình quyết định cấp tín dụng ( ơ đồ 5 ) - Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm : (1) Hợp đồng tín dụng (Biểu ẫu 5) (2) Hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ (Biểu ẫu 6) Bước 4 : Giải ngân và giám sát theo tiến độ - Sơ đồ quy trình giải ngân và giám sát theo tiến độ ( ơ đồ 6 ) - Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm : (1) Tờ trình giải ngân (Biểu ẫu 7) 4 (2) Hợp đồng tín dụng đã có chữ ký đầy đủ của các bên (Biểu ẫu 5 6) (3) Lịch giải ngân và trả nợ (Biểu ẫu 5 6) (4) Giấy nhận nợ (Biểu ẫu 8) (5) Phiếu hạch toán giải ngân (Biểu ẫu 9) Bước 5 : Quản lý, đôn đốc thu hồi, gia hạn nợ - Sơ đồ quy trình giải ngân và giám sát theo tiến độ ( ơ đồ 7 ) - Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm : (1) Báo cáo tình hình sử dụng vốn vay (Biểu ẫu 10) Bước 6 : Thanh lý hợp đồng và lưu trữ hồ sơ - Sơ đồ quy trình Thanh lý hợp đồng và lưu trữ hồ sơ ( ơ đồ 8 ) - Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm : (1) Giấy nhận nợ (Biểu ẫu 8) (2) Tờ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Biểu ẫu 11) (3) Hợp đồng tín dụng (Biểu ẫu 5 6) (4) Các chứng từ rút tiền vay của khách hàng (Biểu ẫu 9) (5) Chứng từ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra khách hàng (Biểu mẫu 10) (6) Các tài liệu khác Từ quy trình đã xây dựng được như trên, tác giả tiến hành thử nghiệm giảng dạy đ ể đánh giá ý kiến của người học, 300 bảng câu hỏi đã được phát ra cho cả 5 lớp được chọn để thực nghiệm giảng dạy. Kết quả thu được là 296 bảng câu hỏi hợp lệ, khi tất cả các phần câu hỏi đều được trả lời đầy đủ. Kết quả như sau : + Ý kiến về thu nhận kiến thức của người học về quy trình Trong số 296 sinh viên lựa chọn được phỏng vấn, thông tin về thu nhận kiến thức của người học về quy trình có phân bố như sau: ( Nguồn : Nghiên cứu c a tác giả ) Biểu đồ 1 : Thông tin về thu nhận kiến thức của người học về quy trình + Ý kiến của người học về các bước quan trọng trong quy trình Trong số 296 sinh viên lựa chọn được phỏng vấn, thông tin về các bước quan trọng trong quy trình phân bố như sau: 5 ( Nguồn : Nghiên cứu c a tác giả ) Biểu đồ 2 : Biểu đồ nhận xét của người học về các bước quan trọng trong quy trình + Ý kiến của người học về sự đầy đủ của quy trình Trong số 296 sinh viên lựa chọn được phỏng vấn, thông tin về sự đầy đủ của quy trình phân bố như sau: ( Nguồn : Nghiên cứu c a tác giả ) Biểu đồ 3 : Biểu đồ nhận xét của người học về sự đầy đủ của quy trình Qua thống kê mẫu khảo sát cho thấy, 89% sinh viên được khảo sát cho rằng quy trình đã đầy đủ, 11% cho rằng quy trình chưa đầy đủ . + Ý kiến của người học về sự phù hợp của quy trình với những kiến thức đã học Từ khảo sát người học cho thấy, 92% sinh viên cho rằng quy trình phù hợp với những kiến thức đã được học trong số 296 sinh viên lựa chọn được phỏng vấn, thông tin về sự phù hợp của quy trình với những kiến thức đã học phân bố như sau: 6 ( Nguồn : Nghiên cứu c a tác giả ) Biểu đồ 4: Nhận xét của người học về sự phù hợp của quy trình với những kiến thức đã học + Ý kiến của người học về quy trình Qua thống kê từ mẫu khảo sát cho thấy 72% người học thích học quy trình, tiếp cận trực tiếp với các biểu mẫu hồ sơ, muốn được tự mình thực hiện các biểu mẫu liên qua trên chứng từ trắng. Còn lại 23% ý kiến bình thường và 5% là không thích ( Nguồn : Nghiên cứu c a tác giả ) Biểu đồ 5 : Nhận xét của người học về quy trình 4. Bàn luận Đề tài đã đưa ra đựơc mô hình thực hành cho vay tiêu dùng với những bước cơ bản nhất, cùng với các mẫu biểu cơ bản để sinh viên có thể nắm được một khoản cho vay tiêu dùng bao gồm các bước như thế nào, những người có liên quan cũng như giấy tờ có liên quan đến quy trình. Quy trình đã được ứng dụng đưa vào giảng dạy thử trong thực tế. Cụ thể, đã được đưa vào thực nghịêp giảng dạy cho 05 lớp thuộc khoá 2009 do Khoa lựa chọn. Để đánh giá ý kiến của người học, 300 bảng câu hỏi đã được phát ra cho cả 5 lớp được chọn để thực nghiệm giảng dạy. Thống kê về nhận thức của sinh viên về quy trình, cho thấy quy trình được đánh giá dễ hiểu là 55%, bình thường là 37%, khó hiểu là 8%. Điều này cho thấy đây mới chỉ là bước đầu của nghiên cứu, cần phải lấy thêm ý kiến nhận xét của các chuyên gia, các cựu sinh viên đã và đang 7 làm việc tại các ngân hàng. Ngoài ra, cần phải phối hợp với Khoa Công nghệ thông tin để mô hình hoá giúp quy trình sinh động hơn, để sự tiếp cận quy trình của sinh viên được dễ hiểu hơn. Qua thống kê mẫu khảo sát cho thấy hầu hết sinh viên đều đánh giá bước thẩm định trong quy trình là quan trọng nhất, chiếm 81% ý kiến được khảo sát. Điều này cho thấy sinh viên nhận thức rằng thẩm định là bước quan trọng, nó quyết định yếu tố cho vay hay không cho vay đứng dưới góc độ của ngân hàng, và cũng phù hợp với trong thực tế. Với 89% sinh viên được khảo sát cho rằng quy trình đã đầy đủ, 11% cho rằng quy trình chưa đầy đủ. Cho thấy rằng quy trình được nghiên cứu là một quy trình cơ bản, được lựa chọn dựa trên các bước trong quy trình cho vay trong thực tế của một số ngân hàng như BIDV, Seabank, Vietcombank, ACB..mỗi ngân hàng khác nhau thì các bước trong quy trình có khác nhau, cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia hơn nữa về vấn đề này . Từ khảo sát người học cho thấy, 92% sinh viên cho rằng quy trình phù hợp với những kiến thức đã được học. Điều này chứng minh rằng những những môn học trong chương trình đào tạo cùng với những tài liệu được đưa vào giảng dạy đã đáp ứng được tính phù hợp với thực tế . Ngoài ra có 72% người học thích học quy trình, tiếp cận trực tiếp với các biểu mẫu hồ sơ, muốn được tự mình thực hiện các biểu mẫu liên qua trên chứng từ trắng. Còn lại 23% ý kiến bình thường và 5% là không thích, với hai ý kiến này cho thấy cần phải hoàn thiện quy trình hơn nữa theo hướng trực quan sinh động, vừa học vừa nhìn, vừa làm để sinh viên dễ tiếp cận hơn . Từ những nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm qua công tác giảng dạy, tác giả xin được nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu cho giai đoạn tiếp theo như sau : + Về phía Ban Giám Hiệu Hoàn thiện cơ sở vật chất cơ bản cho phòng thực hành, hỗ trợ kinh phí để thành lập phòng máy phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên, thực hành cho sinh viên. Phối hợp với Khoa tổ chức các lớp đào tạo chuyên đề có liên quan. Tổ chức cho sinh viên thực hành trên phần hành mô phỏng cho tín dụng – đặc biệt là phần hành cho vay tiêu dùng trong Phòng thực hành mô phỏng. + Về phía Lãnh đạo Khoa Tài chính – Ngân hàng Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên chuyên ngành cả về số lượng và chất lượng. Bổ sung phần quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng vào chương trình theo hướng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành ở môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, hoặc có thể tách riêng thành một môn thực hàng nghiệp vụ ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về quy trình tín dụng, cho vay tiêu dùng nhằm trao đổi kinh nghiệm và hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ giảng viên. + Phương pháp nghiên cứu tiếp theo Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài và yêu cầu đặt ra cho phòng thực hành, kế hoạch nghiên cứu tiếp theo như sau : Tiếp tục hoàn thiện quy trình, lấy thêm ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, những cựu sinh viên đã và đang công tác tại các ngân hàng. Kết hợp cùng khoa Công Nghệ Thông Tin thực hiện áp dụng công nghệ “nhúng” đưa tin học vào mô thực hiện mô phỏng cho từng bước công việc của kế toán, kết hợp liên kết giữa Excell, Word vào quy trình cho vay. Thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cần thiết cho phòng thực hành, hoàn thiện thêm cơ sở và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện cho quy trình mô phỏng. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho đề tài nhằm đưa việc thực hành vào giảng dạy cho sinh viên đạt kết quả cao . 8 Tóm lại, nghiên cứu này đã xây dựng được quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng tại một ngân hàng, thực hiện mô phỏng bộ dữ liệu cho vay tại ngân hàng. Qua nghiên cứu này, khi ứng dụng vào giảng dạy, sinh viên có thể nắm những nội dung cần thiết nhất của một bộ hồ sơ cho vay tiêu dùng, tiếp cận với một số hồ sơ cho vay tiêu dùng mẫu tại một số ngân hàng, công việc thực tế mà một nhân viên ngân hàng, nhân viên tín dụng phải làm. Góp phần nâng cao trình độ của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế sau này . S K [1] Ngô Thế Chi, Nguyễn Đình Đỗ (2008), “ d ng h nh phòng th c h nh ế t n d nh nghi p”, Học viện tài chính. . [2] Phòng Thực hành (2011), M h nh ch v c nh n tổ chức, Trường Đại Học Lạc Hồng. [3] Phòng tín dụng Chi Nhánh Bình Phú – Phòng giao dịch Gò Dầu (2011), Quy trình cho vay cá nh n t i NH Exi b n , Ngân hàng Eximbank. [4] Phòng tín dụng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV) chi nhánh Bình Phú (2011), Mô hình, u đ nh về t n d ng b n ẻ, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV) . [5] Phòng tín dụng Ngân hàng Seabank-Hội sở Biên Hoà (2011), Quy trình cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Seabank . [6] Phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (2011), u t nh ch v hộ gi đ nh, cá nhân , Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . [7] Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (2010), Phòng M phỏng ng t hứng h n - Ngân h ng th ơng i , Trường Đại Học Tôn Đức Thắng . [8] Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (2011), Phòng M phỏng ng t hứng h n c ờng Đ i Học n Đức hắng, truy cập tháng 11 năm 2011, 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan