Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình giao - nhận hàng theo cách gửi lcllcl bằng container và tính ...

Tài liệu Xây dựng quy trình giao - nhận hàng theo cách gửi lcllcl bằng container và tính toán chi phí vận tải trên tuyến hải phòng- singapore- spain

.PDF
27
515
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH -------***------- BÀI TẬP LỚN VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN Đề tài: Xây dựng quy trình giao - nhận hàng theo cách gửi LCL/LCL bằng container và tính toán chi phí vận tải trên tuyến Hải Phòng- Singapore- Spain Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Kim Chi Lớp : Kinh tế ngoại thương K14B Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Kim Hằng Lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, Việt nam đã và đang hòa mình vào sự phát triển chung của thế giới. Hoạt động giao thương buôn bán giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. Có thể thấy vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải được coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Góp phần quan trọng trong việc gắn kết kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, hoạt động vận tải và giao nhận ngày càng diễn ra ngày càng nhiều, tăng lên không ngừng cả về chất và lượng. Vận tải và giao nhận là huyết mạch, là cầu nối quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế đang là một yêu cầu cần thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhằm mục đích nâng cao kiến thức, làm quen với nghiệp vụ vận tải và giao nhận, xuất phát từ yêu cầu môn học, em thực hiện đề tài: ‘‘Xây dựng quy trình giao - nhận hàng theo cách gửi LCL/LCL bằng container và tính toán chi phí vận tải trên tuyến Hải Phòng- Singapore- Spain’’ MỤC LỤC Lời mở đầu ....................................................................................................... 1 Chương I: Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóaLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 1.1.Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhậnLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 1.1.1. ............................................................... Vai trò của người giao nhận Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 1.1.2.Nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 1.2.Giới thiệu vài nét về doanh nghiệp ......................................................... 4 1.3.Hoạt động giao nhận hàng hóa trên tuyến Hải Phòng- SingaporeSpain……………………………….....Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 1.3.1. Tuyến? Đặc điểm tự nhiên của tuyến? 1.3.2. Các hãng tàu và phương tiện hoạt động trên tuyến Chương II: Quy trình giao nhận hàng hóa theo cách LCL/LCL bằng containerLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 2.1. Container và giao nhận hàng hóa theo cách LCL/LCLLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 2.1.1. Container ......................................................................................... 8 2.1.2. Gửi hàng lẻ (LCL –Less than container load)Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 2.2. Quy trình giao nhận hàng vận tải container theo phương thức LCL/LCL…Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 2.2.1. Đối với hàng xuất khẩu……………………………………………………………14 2.2.2. Đối với hàng hóa nhập khẩuLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 2.2.3. Sơ đồ ................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. Chương III: Tính toán chi phí vận tải .. Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. 3.1.Tính toán chi phí vận tải .............................................................................. 24 3.2.1. Chi tiết lô hàng được giao .............................................................. 25 3.2.2. Chi phí làm hàng ............................................................................ 28 3.2.3. Chi phí gián tiếp: ........................................................................... 28 3.2.3.Lợi nhuận lô hàng: .......................................................................... 28 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA * Theo quy tắc mẫu của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao nhận là bất kz loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa. * Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định rõ , dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). 1.1. VAI TRÒ,NGHĨA VỤ,QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN 1.1.1. Vai trò của người giao nhận Người giao nhận vừa có thể là người gửi hàng, vừa có thể là người chuyên chở, đồng thời có thể là người nhạn hàng. Cũng có khi người giao nhận chỉ đảm nhận một trách nhiệm duy nhất. Một số công việc người giao nhận có thể đảm nhận là: - Môi giới Hải quan (Customs Broker) - Làm đại lý (Agent) - Chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa (Transhipment and On – carriage) - Lưu kho hàng hóa (Warehousing) - Gom hàng (Consolidate/Groupage) - Là người chuyên chở (Carrier) 1.1.2 Nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận ( Luật Thương mại Việt Nam điều 167 - 1997 ) - Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp l{ khác. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có l{ do chính đáng và lợi ích của khách hàng có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng. - Sau khi k{ kết hợp đồng nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. - Trong trường hợp cụ thể hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn thể hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thể hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp l{. * Những trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận: Người giao nhận không phải phụ thuộc, chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng phát sinh trong các trường hợp sau - Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền. - Đã làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được uỷ quyền của khách hàng. - Khách hàng đóng gói và ghi k{ mã hiệu không phù hợp. - Do khách hàng hoặc người được uỷ quyền thực hiện việc xếp dỡ hàng hoá. - Do khuyết tật của hàng hoá. - Do đình công. * Các trường hợp bất khả kháng (force majeure) - Tiền bồi thường được tính trên cơ sở hàng háo ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hoá đơn không ghi giá trị hàng hoá thì tiền bồi thường được tính theo giá trị của lô hàng tại nơi và thời điểm xảy ra tổn thất. - Người giao không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi mà lẽ ra khách hàng được hưởng vì sự chậm chễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình trừ trường hợp có quy định khác. - Trách nhiệm của người giao nhận trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có quy định khác. - Người giao nhận không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc tootn thất hư hại hoặc chậm trễ…không phải do lỗi của mình. - Khi có sai xót, gây thiệt hại cho khách hàng, người giao nhận có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng nhưng không phải chịu trong các trường hợp: + Người giao nhận không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc ( không tính ngày lễ, chủ nhật ) kể từ ngày giao hàng. + Người giao nhậnkhông nhận được thông báo bằng văn bản về việc kiện tại trọng tài hoặc toà án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng. 1.2. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HP Tên giao dịch: HP LOGISTICS.,JSC Mã số thuế: 0103591354 Đại diện pháp luật: Nguyễn Hữu Chính Địa chỉ: số 45,ngách 122/44,phố Vĩnh tuy, phường Vĩnh Tuy,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng: số 427,đường Đà Nẵng, quận Hải An, thành phố Hải Phòng Tel: 0084 4 37711951 Fax: 0084 4 43747995 Email: [email protected] Loại hình kinh doanh: Vận tải/chuyên chở Các phòng ban trong công ty GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG SALE MARKETING Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm dịch vụ giao nhận, vận tải trọn gói và hoàn thiện và dịch vụ thương mại quốc tế. HP LOGISTICS cung cấp cho khách hàng tất cả các dịch vụ liên quan đến giao nhận, vận tải như: Vận tải đường hàng không, vận tải đường biển, dịch vụ gom hang, vận tải đường bộ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ khai Hải quan, dịch vụ vận chuyển hàng dự án và dịch vụ làm hàng triển lãm. Công ty đáp ứng được những điều kiện để quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra suôn sẻ, đảm bảo chất và lượng như: - Có các phương tiện phục vụ cho vận chuyển hàng hóa bằng container, kho bãi, thiết bị xếp dỡ ở cảng bốc và cảng xếp của một số tuyến vận chuyển. - Có đại lý ở cảng nước ngoài để nhận và phân phối hàng. - Đội ngũ cán bộ hiểu biết luật lệ và nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng container, đủ kinh nghiệm và kỹ thuật đóng gói hàng hóa và container. - Có quan hệ rộng rãi với một số hãng tàu trong và ngoài nước để ký kết các hợp đồng vận tải dài hạn, giá cước ưu đãi. - Tham gia đầy đủ bảo hiểm trách nhiệm. 1.3. HOẠT ĐộNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TRÊN TUYẾN HẢI PHÒNG- SINGAPHORESPAIN 1.3.1. Tuyến? Đặc điểm của tuyến * Tuyến Hiện nay các hãng tàu container thường khai thác 3 loại tuyến vận tải container chính: - Tuyến đầu nọ-đầu kia (end-to-end service): Là tuyến vận tải container truyền thống hoạt động qua lại giữa hai chuỗi hoặc hai nhóm cảng tại mỗi đầu của khu vực hoạt động của tàu, đơn giản là chở hàng từ cảng này đến cảng khác. Với loại dịch vụ này, hãng tàu có thể phải chuyển vỏ ngược trở lại cảng ban đầu, do sự mất cân đối đang kể về mặt thương mại giữa hai đầu. Ngoài ra, một số tuyến feeder cũng có thể coi là một dạng end-to-end. - Tuyến quả lắc (pendulum): Tuyến quả lắc đầu tiên được hãng Yang Minh Line đưa ra áp dụng vào cuối năm 1986, Các tàu trên tuyến chạy tới và lui giữa ba lục địa; với một trong ba lục địa đóng vai trò như tâm quả lắc.[2] Các điểm tại một trong hai đầu cuối của quả lắc chỉ nối với nhau qua tâm quả lắc. Về hình dáng, tuyến vận tải container dạng này cũng gần giống hình số 8, trong đó hai chuỗi cảng hai đầu nối với nhau qua tâm số 8 (tâm quả lắc). - Tuyến vòng quanh thế giới(round-the-world liner service): Tuyến vận tải container vòng quanh thế giới bằng đường biển còn gọi là tuyến toàn cầu (global service). Thực chất đây là sự kết nối của các tuyến dịch vụ end-to-end (đã nêu trên) thành một tuyến hoàn chỉnh vòng quanh trái đất, nối liền ba luồng hàng chính: xuyên Thái Bình Dương (Transpacific), xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic), và Đông Á/Châu Âu. * Đặc điểm của tuyến Cảng Hải Phòng là một trong số những cảng biển quốc tế chính của Việt Nam. Với lợi thế nằm ở vị trí tương đối thuận lợi cho tàu thuyền qua lại, có truyền thống hoạt động lâu đời và sự đầu tư, phát triển của ngành giao thông vận tải, cảng Hải Phòng trở thành điểm đến của vô số những con tàu, những chuyến hàng từ khắp các quốc gia trên thế giới, dù là châu Á, châu Âu, châu Phi hay châu Mỹ. Singapore cũng nằm trong số đó. Không chỉ những hãng tàu quốc tế lớn, ngay cả những đơn vị trong nước cũng có những con tàu chuyên chạy tuyến Hải Phòng – Singapore do thuận lợi về vị trí địa lý. Hằng năm, lượng hàng hóa luân chuyển giữa hai nơi luôn rất lớn và ngày càng tăng lên đáng kể. Singapore là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về cảng biển cũng như dịch vụ cảng biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn toàn cầu. Đất nước sư tử biển cũng nằm trong số những quốc gia có giao thương với số lượng lớn và liên tục với Việt Nam. Bên cạnh đó, cả Việt Nam và Singapore đều nằm trên tuyến đường trung chuyển hàng hóa quốc tế, là những điểm trung chuyển lớn, thường xuyên của tàu thuyền và hàng hóa các quốc gia khắp nơi trên thế giới. Bởi hai lý do chủ yếu như trên mà tuyến vận tải Việt Nam – Singapore hoạt động vô cùng sôi nổi và nhộn nhịp. Hai phương thức vận tải chính được sử dụng trên tuyến này là đường biển và đường hàng không, trong đó đường biển là truyền thống và chủ yếu. Khi vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, sử dụng tàu biển sẽ tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Lãnh thổ Tây Ban Nha trải dài từ vịnh Biscay, giáp biên giới với Pháp và Andorra ở phía đông bắc tới eo biển Gibraltar chung với Marốc ở phía nam ; Từ phía tây giáp Bồ Đào Nha và biển Đại Tây Dương tới biển Địa Trung Hải ở phía đông. Một số đảo nhỏ nằm gần lãnh thổ Marốc cũng nằm dưới sự quản lý của Tây Ban Nha. Giống như người gác cổng biển Địa Trung Hải, Tây Ban Nha nằm ở yết hầu trên con đường thông thương trên biển từ Á, Âu, Phi sang châu Mỹ. Vị trí địa lý tuyệt vời của Tây Ban Nha quả là có một không hai trên thế giới. 1.3.2. Các công ty vận tải và phương tiện hoạt động trên tuyến - Công ty vận tải Biển Đông - Công ty cổ phần Gemadept - Công ty cổ phẩn vận tải biển Việt Nam (VOSCO) - Công ty cổ phần hàng hải và đầu tư công nghiệp Vinashin(VSICO) - Công ty cổ phần vận tải container Đông Đô- Cảng Hải Phòng CHƯƠNG II: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER THEO CÁCH GỬI LCL/LCL 2.1. CONTAINER VÀ GIAO NHẬN HÀNG THEO CÁCH GỬI LCL/LCL. 2.1.1. Container a. Khái niệm: Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau: - có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại; - được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường; - được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác; - được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container; - có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối). b. Phân loại và kích thước của container  Kích thước container theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) Kích thước Container 20' Container 40' thường Container 40' cao (20'DC) (40'DC) (40'HC) hệ Anh Bên ngoài Dài 19' 10,5" hệ mét hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét 6,058 m 40' 12,192 m 40' 12,192 m Bên trong (tối thiểu) Rộng 8' 2,438 m 8' 2,438 m 8' 2,438 m Cao 8'6" 2,591 m 8'6" 2,591 m 9'6" 2,896 m Dài 5,867 m 11,998 m 11,998 m Rộng 2,330 m 2,330 m 2,330 m Cao 2,350 m 2,350 m 2,655 m Trọng lượng toàn bộ 52,900 24,000 67,200 (hàng & vỏ) lb kg lb 30,480 kg 67,200 lb 30,480 kg  Phân loại container:  Theo công dụng - Container tổng hợp: chứa các loại hàng bách hóa. - Container lạnh. - Container hàng lỏng. - Container đặc biệt.  Theo kích thước: - Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn; dung tích dưới 3m3. - Container loại trung bình: Trọng lượng 5 – 8 tấn; dung tích dưới 10m3. - Container loại lớn: Trọng lượng trên 10 tấn; dung tích trên 10m3. … 2.1.2. Gửi hàng lẻ(LCL- Less than container load) Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. a) Trách nhiệm của người gửi hàng. - Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) của người gom hàng và chịu chi phí này. - Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan. - Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ. b) Trách nhiệm người chuyên chở. Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu. + Người chuyên chở thực: Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, k{ phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã k{ phát ở cảng đi. + Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ. Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại l{ (Agent). Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading). Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì. Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở. Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, k{ phát vận đơn cho người gom hàng (Vận đơn chủ - Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại l{ hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng đích. c) Trách nhệm của người nhận hàng lẻ - Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. - Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích. - Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS) 2.2. QUY TRÌNH GIAO NHẬN THEO CÁCH GỬI LCL/LCL 2.2.1. Đối với hàng xuất - Xin giấy phép xuất khẩu(nếu có) - Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu. - Kiểm tra hàng xuất khẩu. Thuê phương tiện vận chuyển (nếu có). Làm thủ tục Hải Quan. Giao hàng xuất khẩu. Thông báo cho người mua biết kết quả hàng đã giao Lập bộ chứng từ thanh toán Khiếu nại (nếu có) Thanh l{ hợp đồng. 2.2.2. Đối với hàng nhập - Chuẩn bị hồ sơ - Khai báo hải quan đối với hàng lẻ hoàn toàn giống với quy trình nhập khẩu hàng nguyên container. - Lấy lệnh giao hàng: Nhân viên giao nhận mang giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, giấy báo hàng đến và vận đơn đến hãng tàu hoặc đại l{ hãng tàu làm lệnh giao hàng. Đối với hàng lẻ, hãng tàu không yêu cầu khách hàng phải viết giấy mượn container, nhưng phải nộp tất cả những phí liên quan như hàng nguyên container: CFS, D/O, THC, đồng thời nộp phí làm hàng tính theo số kiện hàng hoặc trọng lượng hàng được nhập khẩu theo tờ khai hải quan. Đây là 2 điểm khác giữa hàng nguyên container và hàng lẻ trong việc lấy lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại l{ hãng tàu cung cấp cho khách hàng 2 bản D/O. - Nhận hàng: Nhân viên giao nhận tới kho bãi được chỉ định trên lệnh giao hàng làm thủ tục xuất kho. Hồ sơ làm thủ tục xuất kho gồm: lệnh giao hàng, hóa đơn thanh toán tiền làm hàng tại bãi. Người giao nhận mang tờ khai xin xác nhận của hải quan giám sát kho bãi. Sau đó liên hệ nhân viên kho bãi vận chuyển hàng hóa lên phương tiện vận tải của công ty, k{ xác nhận vào phiếu xuất kho. Hàng hóa được vận chuyển về kho riêng của chủ hàng. 2.2.3. Sơ đồ giao nhận hàng nhập khẩu theo phƣơng thức LCL/LCL Vận chuyển hàng về cảng đích Gom hàng tại CFS Làm thủ tục hải quan Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá Kiểm tra thực tế hàng hóa Giao phiếu giao nhận container của cảng và tờ khai hải quan cho lái xe lấy hàng. Đổi B/L lấy D/O Lấy phiếu giao hàng của cảng và trả các phí nâng hạ container. Tính thuế Chuyển hàng cho phương tiện vận tải nội địa Đưa hàng về kho chủ hàng. Quay lại hãng tàu lấy tiền cước mượn vỏ container. Trả lại vỏ container rỗng lại cho hãng tàu. CONSIGNEE 1 SHIPPER 1 SHIPPER’S FORWARDER SHIPPER 2 CARIER CONSINGEE’S FORWARDER CONSIGNEE 2 1. Gom hàng tại CFS Người chuyên chở gom nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau gửi cho nhiều người nhận khác nhau tại trạm hàng lẻ. Người chuyên chở đóng các lô hàng lẻ vào cùng một container. 2. Vận chuyển hàng về cảng đích. Sau khi đóng hàng người giao nhận giao HB/L cho ngươì gửi hàng (người xuất khẩu) vận chuyển các container hàng đến cảng xếp để xếp hàng lên tàu.Sau khi xếp hàng lên tàu nhận MB/L từ người chuyên chở. Trước khi giao hàng cho ngươì chuyên chở, thì người giao nhận phải liên lạc với hãng tàu để biết lịch tàu và tiến hành đăng k{ lưu cước với hãng tàu. Tiến hành làm các thủ tục để xuất khẩu lô hàng tại nước xuât khẩu. (Nếu được yêu cầu) Mua bảo hiểm cho lô hàng ( Nếu được yêu cầu) 3. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá của chủ hàng. Để có thể nhận hàng từ người vận chuyển và làm thủ tục hải quan cho hàng hoá, người giao nhận phải kiểm tra chứng từ đầy đủ và chính xác. Bộ chứng từ đầy đủ với mặt hàng phải gồm: 1, Tờ khai hàng nhập khẩu ( 01 bộ đã k{ ) 2, Hợp đồng thương mại ( 01 bản sao ) 3, Hoá đơn thương mại ( 01 bản gốc + 01 bản sao ) 4, Packing list ( 01 bản gốc + 01 bản sao ) 5, C/O ( nếu có 01 bản gốc ) 6, giấy phép kinh doanh ( 01 bản sao ) 7, L/C ( nếu thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ 01 bản sao ) 8, Giấy uỷ quyền nhận hàng ( 01 bản gốc ) 9, Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan ( 01 bản gốc ) 10, Vận đơn ( 01 bản gốc ) Sau khi kiểm tra số lượng và nội dung bộ chứng từ ta tiến hành khai hàng hoá nhập khẩu vào tờ khai nếu chủ hàng chưa khai. 4. Đến đại lý hãng tàu để đổi B/L lấy D/O & mượn vỏ cont rỗng. Trước tiên ta vần phải liên lạc với đại l{ hãng tàu để biết lịch tàu bởi đại lý hãng tàu chỉ cấp D/O khi tàu cập cảng đích và dỡ hàng. Sau khi có thông tin từ đại lý hãng tàu, ta có thể báo lại với chủ hàng kế hoạch giao hàng để chủ hàng chuẩn bị nhân lực và kho hàng để nhận hàng từ người giao nhận. Khi đến hãng tàu để lấy D/O, bên cạnh việc xuất trình và nộp lại B/L gốc ta cần phải xuất trình cả giấy uỷ quyền nhận hàng của chủ hàng. Do người giao nhận sẽ vận chuyển hàng từ cảng dỡ đến kho của chủ hàng mới dỡ hàng khỏi container nên ta cần phải làm thủ tục mượn vỏ container. Thủ tục mượn vỏ container của hãng tàu để đưa về kho của chủ hàng tiến hành bằng người giao nhận điền vào phiếu mượn vỏ container của hãng tàu và nộp tiền cước vỏ. 5. Làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Trước khi ra chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu ta phải chuẩn bị chứng từ sau: 1, Tờ khai hải quan 2, Hợp đồng thương mại 3, Hoá đơn thương mại 4, Packing list 5, C/O mẫu AANZ 7, L/C 8, D/O 9, B/L 10, Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ. Tiếp đó bộ chứng từ được đưa đến bộ phận tính lệ phí làm thủ tục hải quan. Công việc tiếp theo là đăng k{ kiểm hóa cho lô hàng vào sổ đăng k{ kiểm tra của hải quan. 6. Kiểm tra. Để hải quan tiến hành kiểm tra lô hàng ta phải đội thủ tục hành hoá xuất nhập khẩu của cảng để đằng ký với đội thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau đó ta yêu cầu nhân viên phụ trách về việc tra container của cảng để tra vị trí của các container hàng đẻ ta xác định được vị trí của chúng. Đưa “ Giấy đăng k{ kiểm hoá “ cho bộ phận khai thác của cảng cùng vị trí của các container của ra trên cảng để họ tiến hành đưa các container đó về khu vực kiểm hoá của cảng. Khi các các nhân viên kiểm hoá của hải quan đến ta cùng họ tiến hành kiểm hoá lô hàng. Việc kiểm hoá bắt đầu bằng việc kiểm tra số container và số chì thực tế so với các chứng từ Với lô hàng giấy tỷ lệ kiểm tra hàng hoá thường là 10% chủ yếu cơ quan hải quan kiểm tra về sự chính xác của số lượng hàng được khai báo. Khi kiểm hoá, ta tiến hành rút 1 số thùng hàng theo yêu cầu của nhân viên hải quan và chú ý cách sắp xếp hàng trong container để nhanh chóng cùng nhân viên kiểm tra số lượng hàng trong mỗi container. Sau khi kết thúc việc kiểm hoá ta phải đóng container và kẹp lại chì bàn giao các container này cho bộ phận giao nhận kiểm hoá cảng. Các nhân viên giao nhận kiểm hoá cảng sẽ ghi số cont và số chì mới kẹp lại vào phiếu và đưa lại cho ta một phiếu. 7. Tính thuế cho lô hàng Hiện nay có 2 cách tính thuế cho lô hàng. Một là tự doanh nghiệp tính thuế, hai là yêu cầu hải quan tính thuế. Bài làm xin được trình bày cách yêu cầu hải quan tính thuế. Sau khi hoàn tất công đoạn kiểm hoá ta quay lại cơ quan hải quan để cùng cơ quan hải quan tính thuế cho lô hàng. Tiếp theo cơ quan hải quan sẽ phát ra tờ thông báo thuế cho lô hàng. Ta fax tờ thông báo thuế cho chủ hàng. Chủ hàng có thể xin nợ thuế hoặc nộp ngay. Nếu nộp thuế ngay thì ta cầm thông báo thuế đến kho bạc ( theo thoả thuận người giao nhận có thể ứng tiền nộp cho chủ hàng ). Nộp thuế hộ chủ hàng, trường hợp nhập khẩu lô hàng này do số tiền thuế khá lớn nên chủ hàng xin nợ thuế. Thủ tục hải quan hoàn thành bằng việc cơ quan hải quan ký xác nhận và đóng dấu “ đã hoàn thành thủ tục hải quan “ vào tờ khai hải quan cơ. Cơ quan hải quan giữ lấy 1 bản, tờ khai hải quan và giao cho ta bộ chứng từ hàng hoá cùng một bản tờ khai hải quan còn lại. 8. Quay về cảng lấy phiếu giao hàng của cảng và trả các phí nâng hạ container. Sau khi trả phí nâng hạ container, ta nhận lại phiếu giao hàng D/O của hãng tàu. Ta mang D/O của hãng tàu sang đại diện của hãng tàu ở cảng ( phụ trách việc giao nhận container của hãng tàu ở cảng ) để đổi D/O của hãng tàu lấy phiếu giao nhận container của cảng. 9. Giao phiếu giao nhận container của cảng và tờ khai hải quan cho lái xe lấy hàng. Lái xe phải đưa xe vào cảng để lấy các container hàng chở về kho chủ hàng. Khi vào cảng của cảng lái xe phải xuất trình phiếu giao nhận container và tờ khai hải quan đã có dấu thông quan cho bảo vệ cảng và hải quan. 10. Chuyển hàng cho phương tiện vận tải nội địa: Ta lựa chọn phướng thức vận tải, công ty vận tải nội địa để ký kết hợp đồng. Sau khi nhận hàng từ cảng, ta thu xếp lưu kho hoặc yêu cầu bên vận tải nội địa lập tức đưa phương tiện tới để đưa hàng về kho người mua. 11. Đưa hàng về kho chủ hàng. Lái xe của công ty vận tải nội địa được thuê chở các container hàng lên kho chủ hàng giao cho chủ hàng cùng tờ khai hải quan của lô hàng. Việc đưa hàng lên kho chủ hàng phải được người thông báo chính xác cho chủ hàng về thời gian để chủ hàng sắp xếp nhân lực rút hàng ra khỏi container. Người giao nhận cũng cần phải thoả thuận với chủ hàng về khoảng thời gian chủ hàng rút hàng ra khỏi container để lái xe chở container rỗng về trả vỏ lại cho hãng tàu. 12. Trả lại vỏ container rỗng lại cho hãng tàu. Sau khi lái xe chở cont hàng lên kho chủ hàng để rút hàng xong cần chở container rỗng về trả cho hãng tàu. Việc trả vỏ các container rỗng của lô hàng này theo quy định của hãng tàu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan