Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất trong mô hình ngân hàng thực hà...

Tài liệu Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất trong mô hình ngân hàng thực hành ten

.PDF
8
156
97

Mô tả:

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH Tác giả: Võ Thị Hồng Phúc_Đoàn Thị Hồng Nga. Khoa Tài chính-Ngân hàng. Mail: [email protected][email protected] Tóm tắt ệp sản xuất trong mô hình ngân hàngth c hành nhằ ệ ệp. Đồng thời cung cấp đến sinh viên các biểu m u, chứng từ gốc giúp sinh viên tham khả à đ ống ng d n sinh viên th c hành. 1. Đặt vấn đề: Ngành GD & ĐT hiện nay đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng, đó là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên được học tập, nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới... Để thực hiện các nhiệm vụ này, yêu cầu cao nhất, giải pháp cấp bách nhất đặt ra đó là không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học... đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nước.[1] Có thể thấy công tác dạy học ở bất kỳ cấp học nào cũng được tổ chức với những hình thức giảng dạy khác nhau, trong đó Thực hành là một trong những khâu quan trọng của quá trình giảng dạy. Bởi thông qua thực hành sinh viên sẽ nắm được các kỹ năng cần thiết trong công việc, từ đó củng cố, nâng cao trình độ lý luận cũng như ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Xuất phát từ Sứ mệnh đào tạo của Trường ĐH Lạc Hồng và nhìn vào thực tế các trường Đại học hiện nay, bên cạnh một số môn được “ Học đi đôi với hành” thì vẫn còn nhiều môn học chưa được thực tế hóa. Và kết quả là sau khi sinh viên tốt nghiệp bắt đầu đi làm đầu cảm thấy bỡ ngỡ trước công việc mới và phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại. Với những lý do trên, việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng mô hình thực hành trong quá trình dạy học có ý nghĩa rất cấp thiết. Từ thực tế đó Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG MÔ HÌNH THỰC HÀNH TẠI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG, TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Bài báo nghiên cứu khoa học gồm 5 phần như sau: 1. Đặt vấn đề 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Kết quả 4. Bàn luận 5. Tài liệu tham khảo 2. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài cáo cáo, nhóm tác giả sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính, đó là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: 2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:  Phương pháp nghiên cứu được dùng để khám phá, tìm hiểu những nguyên nhân, những yếu tố tác động đến việc xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất tại Mô hình thực hành, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường ĐH Lạc Hồng. Nhằm đưa ra những giải pháp để mô hình thực hành được hoàn thiện hơn và có thể đưa vào làm một môn học cho sinh viên.  Cách thức nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm, lấy ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực cần nghiên cứu. Xác định các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất và thông qua thảo luận nhóm, lấy ý kiến để các biến quan sát được xây dựng, sau đó thành lập nên phiếu khảo sát. Đó là cơ sở để các biến này được xem xét, điều chỉnh lại để phù hợp với điều kiện tiến hành xây dựng Mô hình. 2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:  Là phương pháp được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát, sau đó số liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch, xử lý số liệu thông qua việc: - Thông kê mô tả, thống kê mô tả chéo các biến - Kiểm định Chi- bình phương - Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của một tổng thể (One- sample T-test) - Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể (Independent- samples T-test)  Quá trình khảo sát được tiến hành như sau: - Đối tượng khảo sát: sinh viên Khóa 2009, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường ĐH Lạc Hồng. - Phạm vi khảo sát: các lớp 09TC112, 09TC113, 09TC115, 09TC117, 09TC119 - Cách khảo sát: phát phiếu khảo sát cho 1 lớp (45 phiếu) ngay sau khi kết thúc buổi học, từ đó tìm ra những sai sót trong phiếu khảo sát, điều chỉnh để chuẩn bị cho việc nghiên cứu chính thức. - Thời gian khảo sát: tháng 03/3012 đến 04//2012. - Số lượng phiếu phát ra: 350 - Số lượng phiếu thu về: 310 - Số phiếu hợp lệ: 239 - Số phiếu không hợp lệ: 71 3. Kết quả: Bảng 1: Thống kê mức độ hiểu rõ bài của sinh viên Hieu ro quy trinh thuc hanh cho vay DN Frequency Valid Hoan toan khong dong 1 y Khong dong y 40 Percent Valid Percent Cumulative Percent .4 .4 .4 16.7 16.7 17.2 Trung lap 117 49.0 49.0 66.1 Dong y 72 30.1 30.1 96.2 Hoan toan dong y 9 3.8 3.8 100.0 Total 239 100.0 100.0 (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Về mức độ hiểu quy trình cho vay doanh nghiệp, có 9/239 sinh viên là hoàn toàn đồng ý chiếm 3,8%; 72/239 sinh viên là đồng ý chiếm 30,1%; 117/239 sinh viên trung lập (49%); 41 sinh viên không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Tổng thể về mức độ hiểu bài tất cả chỉ chiếm khoảng 33,9%, như vậy rõ ràng khả năng hiểu bài của sinh viên chưa cao (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Biểu đồ1: Biểu đồ về mức độ hiểu rõ quy trình Bảng 2: Kết quả kiểm định trị trung bình về mức độ hiểu rõ quy trình của sinh viên One-Sample Statistics N Hieu ro quy trinh thuc 239 hanh cho vay DN Mean Std. Deviation Std. Error Mean 3,20 ,773 ,050 One-Sample Test Test Value = 3,5 t Hieu ro quy trinh thuc -5,980 hanh cho vay DN 95% Confidence Interval of the Difference df Sig. (2- Mean tailed) Difference Lower Upper 238 ,000 -,40 -,20 -,299 (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Với giá trị Sig. (2-tailed) < 0,05, nên ta bác bỏ giả thuyết H0: mức độ đánh giá ở mức trung bình về sự hiểu rõ quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp là 3.5, cụ thể là đạt ở mức 3,2 Bảng 3: Thống kê mức độ đánh giá về tính cấp thiết của quy trình Mon hoc rat can thiet cho sinh vien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan khong dong y 1 .4 .4 .4 Khong dong y 10 4.2 4.2 4.6 Trung lap 70 29.3 29.3 33.9 113 47.3 47.3 81.2 45 18.8 18.8 100.0 239 100.0 100.0 Dong y Hoan toan dong y Total (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Với kết quả này, ta thấy có 45/239 sinh viên hoàn toàn đồng ý, 113/239 sinh viên đồng ý là môn học rất cần thiết, như vậy chiếm 66,1% . Còn lại là 29,3% không có ý kiến và chỉ có 4,6% là không đồng ý. Nhìn chung sinh viên đa phần nhận thấy môn học cần thiết, và đạt ở mức trị trung bình là 3,8. (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Biểu đồ2: Biểu đồ đánh giá về môn học thực hành quy trinh cho vay DNSX Bảng 4: Kết quả kiểm định trị trung bình về tính cấp thiết của môn học One-Sample Statistics N Mon hoc rat can thiet cho sinh vien Mean 239 Std. Deviation 3.80 Std. Error Mean .805 .052 One-Sample Test Test Value = 3 t df Sig. (2tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper One-Sample Test Test Value = 3 t Mon hoc rat can thiet cho sinh vien Sig. (2tailed) df 15.341 238 .000 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Mean Difference .799 .70 .90 (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Thống kê mức độ đánh giá chung về chất lượng giảng dạy môn học Bảng 5: Thống kê mức độ đánh giá chung về chất lượng giảng dạy môn học Danh gia chung chat luong giang day mon hoc tot Frequency Valid Khong dong y Percent Valid Percent Cumulative Percent 28 11.7 11.7 11.7 137 57.3 57.3 69.0 Dong y 57 23.8 23.8 92.9 Hoan toan dong y 17 7.1 7.1 100.0 239 100.0 100.0 Trung lap Total (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Có 30,9% đồng ý với chất lượng giảng dạy tốt; 57,3% là nhận xét bình thường; 11,7% là chưa đồng ý về chất lượng giảng dạy. Điều này cho ta thấy một cách nhìn tổng quát về mức độ đồng ý, hay nói cách khác là mức độ hài lòng với chất lượng giảng dạy là vẫn chưa cao. Để biết được nguyên nhân nào ảnh hưởng ta tiến hành kiểm định các giả thuyết về sự ảnh hưởng của các biến được đặt ra. (Nguồn: Khảo sát c a Nhóm tác giả tháng 05/2012) Biểu đồ3: Biểu đồ mô tả sự đánh giá chung về chất lượng giảng dạy môn học 4.Bàn luận: 4.1 Đánh giá kết quả đạt được Việc xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường ĐH Lạc Hồng. Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất đã thể hiện các bước tiến hành cụ thể trong quy trình. Gi p sinh viên có thể hiểu và tiến hành xây dựng một bộ hồ sơ cho vay hoàn chỉnh từ Hướng dẫn lập hồ sơ cho vay đến Thẩm định và cuối cùng là hoàn thiện một bộ hồ sơ hoàn chỉnh... Các biểu mẫu báo cáo đưa ra đầy đủ gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, Giấy kế ước vay, Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp TSĐB, Thông báo từ chối, Giấy nhận nợ, Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, ... giúp sinh viên tiếp cận, làm quen với các biểu mẫu và có khả năng thực hành nhanh khi tiến hành các công việc liên quan đến nghiệp vụ phát sinh. Các bước tiến hành liên quan đến việc xây dựng quy trình được đưa ra cụ thể, số liệu được cung cấp đầy đủ để sinh viên có thể thực hành xuyên suốt các bước trong quy trình để đưa ra kết quả cuối cùng là lập được một bộ hồ sơ cho vay doanh nghiệp sản xuất hoàn chỉnh. Tổ chức dạy thực nghiệm đối với sinh viên Khóa 2009 tại Khoa Tài chính-Ngân hàng. Kết quả tổng hợp từ Khảo sát thực tế, kiểm nghiệm, đánh giá đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 4.2 Hạn chế  Thời gian tiến hành giảng thí điểm cho sinh viên còn chưa nhiều, vì thế việc triển khai quy trình còn mang nặng tính lý thuyết, còn bài tập tình huống chưa triển khai được chi tiết.  Nhìn chung, các bạn sinh viên đã được tiếp cận và được hướng dẫn điền các thông tin có liên quan vào biểu mẫu trắng. Tuy nhiên, do được tiếp xúc với các biểu mẫu lần đầu và chưa được tiếp cận cũng như xem qua một bộ hồ sơ gốc hoàn chỉnh nên sinh viên còn bỡ ngỡ trong việc điền các thông tin vào biểu mẫu dựa trên tình huống đưa ra.  Do sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng Quy trình thực hành nên một số sinh viên chưa tham gia đầy đủ các buổi học. Trong một buổi học thực hành thì thường chỉ tập trung đầy đủ và thực hiện việc học một cách nghiêm t c đối với các bạn sinh viên có học lực Khá, Giỏi, trung bình khá còn các bạn có học lực yếu hơn thì việc đi học còn mang tính hình thức nghĩa là còn thiếu quan tâm thậm chí có phần thụ động trong việc học. Mặt khác, một số sinh viên chưa nắm được các kiến thức nền từ môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại dẫn đến thiếu kiến thức trong việc tiếp thu quy trình thực hành và chưa nhận thấy được sự cần thiết của môn học.  Các GV giảng trên lớp còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng về quy trình thực hành nên bài giảng chưa thật sự lôi cuốn, sinh động. 4.3 Một số đề xuất thực tế nhằm xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất trong mô hình ngân hàng thực hành. a) Về phía Nhà trường  Hỗ trợ kinh phí để tiến hành xây dựng các video clip có liên quan đến các bước trong quy trình (Khoa sẽ kết hợp với Phòng chuyển giao công nghệ và Khoa CNTT để tiến hành). Từ đó việc tiếp thu quy trình thực hành của sinh viên sẽ được thực tế hóa hơn, sinh viên cảm thấy hứng th đối với bài học, mặt khác được làm quen với phong cách làm việc chuyên nghiệp và cách tiến hành công việc thực tế như một nhân viên ngân hàng.  Hoàn thiện cơ sở vật chất trong Phòng thực hành mô phỏng, cụ thể là đầu tư hơn về máy chiếu, hệ thống âm thanh, máy tính với các phần mềm, dữ liệu cần thiết cho việc thực hành.  Mở rộng mối liên hệ với các Ngân hàng từ đó cung cấp thêm nhiều bộ chứng từ gốc phục vụ cho việc giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành. b) Về phía Khoa Tài chính-Ngân hàng  Kiến nghị xây dựng lại Chương trình đào tạo theo lộ trình thích hợp, cụ thể là đưa quy trình vào giảng thực tế như một môn học cụ thể với số tiết, số tín chỉ phù hợp.  Khoa nên chủ động mời các Chuyên gia hay các nhân viên Tín dụng có kinh nghiệm thực tế tại các Ngân hàng về giảng dạy Quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp. Mặt khác, các trợ giảng trong Khoa sẽ lên lớp học hỏi kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao kiến thức thực tế và hỗ trợ khi cần thiết.  Lập kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên, Trợ giảng tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, các thành tựu khoa học công nghệ mới, tiên tiến liên quan đến chấm điểm, xếp hạng tín dụng… Đồng thời triển khai, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện biện pháp trên. 4.4 Đề nghị phương hướng phát triển - Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. - Đổi mới Phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy trong những năm tiếp theo nên hướng về sự chủ động và sự cộng tác giữa Giảng viên và người học, cụ thể là: + Giáo trình bài giảng sẽ được kết hợp với các video clip liên quan đến các bước thực hiện trong quy trình tạo nên sự hứng th cho người học. Và từ sự hứng th sẽ tạo ra tiền đề của sự tự giác tạo nên tính tích cực trong học tập. + Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của sinh viên là không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của sinh viên. Sinh viên khá giỏi không có điều kiện để phát triển, sinh viên yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. Cần tăng cường cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Các bài tập tình huống phải được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, cụ thể là với 6 bước cơ bản khi tiến hành xây dựng quy trình thì tùy theo học lực và khả năng của sinh viên sẽ được phân nhiệm vụ ở các bước tương ứng, ví dụ như sinh viên có học lực khá giỏi sẽ đảm nhận ở khâu Thẩm định và phân tích các chỉ số tài chính..., các bạn có học lực thấp hơn sẽ đảm nhận ở phần tiếp x c khách hàng và tiếp nhận hồ sơ hay giải ngân... Như vậy việc học tập sẽ đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong cách học của mỗi cá nhân. Qua đó người học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình. Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp giữa GV và sinh viên, giữa sinh viên- sinh viên, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. Sinh viên không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Kiến thức mà người học thu được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, ý thức tổ chức, lắng nghe, tinh thần tương trợ của sinh viên được rèn luyện và phát triển. - Liên kết với các Ngân hàng nhận sinh viên thực sớm hơn, có thể bắt đầu từ năm thứ 1 đến năm cuối. Đi thực tập từ năm 1 thì có thể sinh viên chịu áp lực sớm hơn, tuy nhiên tại đơn vị thực tập sinh viên sẽ được các cán bộ, nhân viên hướng dẫn như một GV ngoài xãhội. Ngoài ra các bạn sinh viên có thể cảm nhận được công việc quan trọng như thế nào, các kỹ năng hay kiến thức mình cần để hoàn thành tốt công việc đó trong tương lai sẽ hiện ra rõ hơn nên khi quay lại học các kiến thức trên ghế Nhà trường thì các bạn sinh viên sẽ tự chủ để học hỏi những kiến thức mà mình đang thiếu. Với các kiến thức được học tập, tích lũy từ lý thuyết và thực tế sẽ tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, học tập cách xây dựng quy trình cho vay và hiểu về các nghiệp vụ phát sinh tại NH một cách nhanh chóng và cụ thể hơn. 5. Tài liệu tham khảo. [1] http://www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/12258.saga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan