Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất trong mô hình ngân hàng thực hà...

Tài liệu Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất trong mô hình ngân hàng thực hành

.PDF
67
3676
34

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU Ngành GD & ĐT hiện nay đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng, đó là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên đƣợc học tập, nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vƣơn lên ngang tầm với thanh niên các nƣớc tiên tiến trên thế giới... Để thực hiện các nhiệm vụ này, yêu cầu cao nhất, giải pháp cấp bách nhất đặt ra đó là không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phƣơng pháp dạy và học... đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Có thể thấy công tác dạy học ở bất kỳ cấp học nào cũng đƣợc tổ chức với những hình thức giảng dạy khác nhau, trong đó Thực hành là một trong những khâu quan trọng của quá trình giảng dạy. Bởi thông qua thực hành sinh viên sẽ nắm đƣợc các kỹ năng cần thiết trong công việc, từ đó củng cố, nâng cao trình độ lý luận cũng nhƣ ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Xuất phát từ Sứ mệnh đào tạo của Trƣờng ĐH Lạc Hồng và nhìn vào thực tế các trƣờng Đại học hiện nay, bên cạnh một số môn đƣợc “ Học đi đôi với hành” thì vẫn còn nhiều môn học chƣa đƣợc thực tế hóa. Và kết quả là sau khi sinh viên tốt nghiệp bắt đầu đi làm đầu cảm thấy bỡ ngỡ trƣớc công việc mới và phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại. Với những lý do trên, việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng mô hình thực hành trong quá trình dạy học có ý nghĩa rất cấp thiết. Từ thực tế đó Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài: 1.1.1 Xuất phát từ định hƣớng phát triển giáo dục Ngành GD & ĐT hiện nay đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng, đó là đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi thanh niên đƣợc học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vƣơn lên ngang tầm với thanh niên các nƣớc tiên tiến trên thế giới... Để thực hiện các nhiệm vụ này, yêu cầu cao nhất, giải pháp cấp bách nhất đặt ra đó là không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phƣơng pháp dạy và học... đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nƣớc. 1.1.2 Xuất phát từ yêu cầu của Nhà trƣờng Xuất phát từ sứ mệnh của Trƣờng ĐH Lạc Hồng: “Đào tạo nhân lực chất lượng cao có ý thức chính trị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế. Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học có năng lực nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao. Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội”.[8] 1.1.3 Xuất phát từ thực tế dạy học thực hành Nhìn vào thực tế các trƣờng Đại học hiện nay, bên cạnh một số môn đƣợc “ Học đi đôi với hành” hay nói cách khác là sinh viên đƣợc thực hành những nghiệp vụ, những thao tác cơ bản bên cạnh những kiến thức đƣợc học tập trên lớp, thì vẫn còn nhiều môn học chƣa đƣợc thực tế hóa. Và kết quả là sau khi sinh viên tốt nghiệp bắt đầu đi làm đầu cảm thấy bỡ ngỡ trƣớc công việc mới và phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại. Vì những lý do đó, việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng mô hình thực hành trong quá trình dạy học có ý nghĩa rất cấp thiết. 3 1.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài: Hiện nay, việc xây dựng mô hình thực hành đã đƣợc tiến hành ở một số các Trƣờng Cao đẳng và Đại học trong cả nƣớc, cụ thể là:  Đề tài: “ Xây dựng phòng thực hành kế toán của Trƣờng Cao đẳng Kinh tếKỹ thuật Phú Thọ”. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Tố Uyên. Cán bộ tham gia nghiên cứu: Đặng Quý Mão; Lê Thị Thanh Vân; Hoàng Thị Hạnh; Đào Thị Dung; Trần Thị Lan Anh; Nguyễn Minh Hằng; Bùi Mạnh Hùng. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu từ thực nghiệm, thu thập dự liệu từ tài liệu tham khảo, phƣơng pháp thống kê, so sánh… Mục đích: Giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nhận biết các nội dung liên quan về chính sách, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, báo cáo kế toán hiện hành, kiểm tra hệ thống thông tin kế toán tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh qua các con số kế toán; từ đó vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành thành thạo các công việc kế toán cơ bản, biết cách tổ chức công tác kế toán thích ứng với mọi loại hình doanh nghiệp, đơn vị. Ƣu điểm: Đã xây dựng đƣợc phòng thực hành kế toán cơ bản với các bƣớc tiến hành đƣợc hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể. Hạn chế: Chƣa đƣa ra đƣợc phần mềm để xử lý các dữ liệu, chỉ hạn chế lập các báo cáo kế toán trên excel. Mặt khác, trong thực tế, hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều các nghiệp vụ phát sinh đa dạng. Nhƣng trong đề tài chỉ đƣa ra một số tình huống phát sinh liên quan đến các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra các yếu tố đầu ra từ đó bán cho khách hàng.  Đề tài: Xây dựng phòng mô phỏng công ty chứng khoán-Ngân hàng thƣơng mại-Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng. Mô hình này đã đƣợc đƣa vào thực tiễn ngày 20-8-2011 tại Quận 7, TP.HCM với những phần mềm mô phỏng đang đƣợc sử dụng tại các ngân hàng và công ty chứng khoán hiện nay. 4 Mục đích: trang bị các điều kiện tốt nhất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với thực tiễn của sinh viên, giúp các bạn tự tin hơn khi làm việc trong môi trƣờng thực tế sau này. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: quy trình tín dụng tham khảo từ các ngân hàng và các quy trình của công ty chứng khoán hiện nay. Ƣu điểm: cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ chuyên nghiệp với mô phỏng nhƣ một phòng giao dịch ngân hàng, đƣợc trang bị các phần mềm mô phỏng từ thực tế.  Đề tài: Xây dựng mô hình phòng thực hành kế toán doanh nghiệp. Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS.Ngô Thế Chi, TS.Nguyễn Đình Đỗ, 2002- Học viện Tài chính. Mục đích: Giúp sinh viên tiếp cận với công việc thực tế về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình kế toán tham khảo từ các doanh nghiệp. Đề tài này đƣợc phân thành hai phần: Phần 1: Xây dựng tổng quan mô hình phòng thực hành kế toán. Phần 2: Xây dựng chi tiết từng phần cho sinh viên tiến hành thực hành với các chứng từ trắng và các chứng từ gốc có liên quan. Ƣu điểm: các biểu mẫu đƣợc cung cấp đẩy đủ, rõ ràng giúp sinh viên dễ thực hành dựa trên các biểu mẫu, chứng từ gốc. Nhƣợc điểm: mô hình thực hành này chƣa thật sự lôi cuốn, thu hút sinh viên, chƣa đƣợc thực tế hóa trên máy vi tính. Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo cho sinh viên ngày càng tốt hơn, và thực hiện chủ trƣơng :“Đào tạo nguồn nhân lực, có vườn ươm nhân tài, sinh viên tốt nghiệp làm việc ngay, không đào tạo lại”, Ban lãnh đạo trƣờng Đại Học Lạc Hồng đã luôn khuyến khích và hƣớng các Khoa quan tâm, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. 5 Tại Trƣờng Đại học Lạc Hồng, một số Khoa đã tiến hành xây dựng thành công mô hình thực hành cho sinh viên, cụ thể nhƣ Khoa Kế toán-Kiểm toán, với các đề tài cụ thể nhƣ: - Cn. Nguyễn Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, “ ây dựng quy tr nh kế toán phải thu phải trả khách hàng trong mô h nh thực hành kế toán tại hoa ài hính - ế oán”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Cn. Lý Thị Thu Hiền, “ ây dựng quy tr nh nhập, xuất vật tư trong mô h nh thực hành kế toán tại Khoa Tài chính - Kế toán”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn. Trần Ngọc Thủy, “ hiết kế mô h nh doanh nghiệp ảo phục vụ cho việc tiếp cận thực tế công tác quản lý của Sinh viên ngành uản trị kinh doanh”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. Nhƣ chúng ta đã biết, quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thƣơng mại. - Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. - Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: + Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng. + Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. [10] 6 Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã tham khảo quy trình tín dụng của một số ngân hàng nhƣ Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Đại Á... Có thể thấy các quy trình tín dụng của ngân hàng đều có những ƣu điểm và đặc thù riêng tùy theo loại hình kinh doanh của ngân hàng. Đối với quy trình tín dụng tại Khoa Tài chính- Ngân hàng, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra quy trình cho vay doanh nghiệp với những bƣớc tiến hành căn bản nhƣng vẫn đảm bảo nội dung thực hành dành cho các bạn sinh viên chuẩn bị ra trƣờng. Nhƣ vậy, Mô hình Quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất bao gồm 6 bƣớc nhƣ sau: [5],[6],[7]. Bƣớc 1: Tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ Bƣớc 2: Phân tích và thẩm định hồ sơ Bƣớc 3: Thực hiện quyết định cho vay. Bƣớc 4: Giải ngân. . Bƣớc 5: Theo dõi, giám sát, quản lý nợ. Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng, lƣu trữ hồ sơ. (Nguồn: hoa ài chính-Ngân hàng) Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay doanh nghiệp 7 1.3 Mục đích nghiên cứu  Xây dựng hoàn thiện quy trình thực hành về cho vay DN sản xuất .  Giúp sinh viên sinh viên có cái nhìn tổng thể về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cách thức vận hành của một ngân hàng, giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng trong vai trò là một nhân viện ngân hàng.  Đáp ứng nhu cầu làm quen với công việc thực tế của một nhân viên ngân hàng đối với sinh viên. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Quy trình cho vay DN sản xuất trong Mô hình ngân hàng thực hành. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Khoa Tài chính-Ngân hàng, trƣờng ĐH Lạc Hồng. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp chính là:  Phƣơng pháp nghiên cứu định tính.  Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. 1.6 Đóng góp mới của đề tài: Đây là đề tài xây dựng về quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất đầu tiên sẽ đƣợc áp dụng trong mô hình thực hành của Khoa Tài chính-Ngân hàng trƣờng đại học Lạc Hồng. Quy trình đƣợc xây dựng nhằm hƣớng dẫn cho sinh viên đóng vai trò là một nhân viên tín dụng, với các tài liệu đƣợc cung cấp, sinh viên có thể lập một bộ hồ sơ cho vay doanh nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên sẽ đƣợc giáo viên hƣớng dẫn chi tiết từng bƣớc, đồng thời sinh viên còn đƣợc tiếp xúc với các biểu mẫu, chứng từ thật. 8 Từ đó giúp sinh viên không phải bỡ ngỡ với công việc thực tế sẽ làm sau khi ra trƣờng trong ngân hàng 1.7 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Đề tài bao gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở luận về quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Tổ chức mô hình thực hành Chƣơng 5: Đề xuất và kiến nghị. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1, nhóm tác giả đã tìm hiểu sơ bộ về Tổng quan của đề tài nghiên cứu đồng thời tham khảo một số các quy trình cho vay tại ngân hàng, từ đó nhóm tác giả đã đề xuất quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất chung sẽ đƣợc áp dụng và đƣa vào mô hình thực hành tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, trƣờng Đại học Lạc Hồng. 9 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Lạc Hồng. [8] 2.1.1 Cơ cấu máy tổ chức ngân hàng TMCP Lạc Hồng * Ban Giám đốc. * Các phòng ban + Phòng quan hệ khách hàng. (Tín dụng) + Phòng Kế toán. + Phòng Tổng hợp. + Tổ Thanh tóan quốc tế. + Tổ Ngân quỹ. 2.1.2 Chức n ng nhiệm vụ của các phòng an 2.1.2.1 Phòng quan hệ khách hàng a) B phận quan hệ khách hàng: thực hiện các chức năng về Tiếp thị phát triển khách hàng tín dụng, bán sản phẩm, phát triển sản phẩm, lập tờ trình thẩm định đầu tƣ, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay đồng thời thẩm định tài sản thế chấp/cầm cố, tham gia xử lý tài sản thế chấp/cầm cố liên quan nợ quá hạn. b) B phận quản lý nợ: tiến hành Lập hồ sơ cho vay và hoàn tất các thủ tục pháp lý về hồ sơ tín dụng, hồ sơ giải ngân, theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi đồng thời thực hiện các báo cáo định kỳ và hàng ngày liên quan đến công tác tín dụng. c) Định giá tài sản thế chấp/cầm cố: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến định giá tài sản theo yêu cầu của Bộ phận Quan hệ khách hàng. d) B phận quản lý rủi ro: thẩm định độc lập tính pháp lý và hiệu quả của hồ sơ cho vay theo tờ trình của cán bộ quan hệ khách hàng đồng thời đề xuất về các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và tăng cƣờng hiệu quả kiểm tra của ngân 10 hàng, đề xuất với Ban Giám đốc về việc cho vay, không cho vay hoặc các điều kiện cần thiết trƣớc khi cho vay. 2.1.2.2 Phòng kế toán tài chính: tạo cân đối hàng ngày, chấm sao kê, in sao kê, báo có - báo nợ; tổng hợp kế toán liên hàng đi – đến, tổng hợp kế toán thuế, chi tiêu mua sắm tài sản, công cụ lao động, theo dõi tài sản, khấu hao tài sản… 2.1.2.3 Phòng tổng hợp: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp các báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từng thời kỳ, tiến hành tham mƣu cho Ban Giám đốc trong hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lƣới, huy động vốn theo lãi suất thị trƣờng, duy trì và và phát triển khách hàng VIP, khách hàng truyền thống, mua – bán ngoại tệ, kiểm tra kiểm toán nội bộ. Thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự: Lao động, tiền lƣơng, BHXH, BHYT, đánh giá cán bộ, khen thƣởng kỷ luật cán bộ, công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ, theo dõi công tác đi đến, mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm, công cụ lao động, bảo trì, bảo dƣỡng tài sản, máy móc thiết bị và các công việc khác theo yêu cầu Ban Giám đốc. 2.1.2.4 Tổ ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác ngân quỹ, quản lý tài sản, tiền bạc của ngân hàng và khách hàng theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của ngân hàng. 2.1.2.5 Tổ thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế, phát triển khách hàng, chiết khấu chứng từ đồng thời tƣ vấn cho khách hàng trong các hoạt động liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao. 11 2.2 Xây dựng quy trình cho vay doanh nghiệp sản xuất 2.2.1 Bƣớc 1: Tiếp xúc khách hàng tiếp nhận hồ sơ KHÁCH HÀNG Nhu cầu vay vốn CBTD Ghi nhận thông tin K/H vào sổ theo dõi Từ chối CBTD Giới thiệu các SP. Xem xét các điều kiện của K/H Thõa ĐK Từ chối CBTD Hƣớng dẫn K/H lập hồ sơ vay vốn. Đồng ý CBTD Tiếp nhận hồ sơ (Nguồn: ổng hợp và nghiên cứu của nhóm tác giả) Sơ đồ 2.1: Quy trình tiếp xúc khách hàng tiếp nhận hồ sơ  Mục đích: - Tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Tìm hiểu sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh. - Giới thiệu về các điều kiện vay vốn của Ngân hàng. - Hƣớng dẫn khách hàng chuẩn bị và cung cấp hồ sơ vay vốn. 12 Bảng 2.1:Các công việc cụ thể trong ƣớc tiếp xúc khách hàng tiếp nhận hồ sơ CÔNG VIỆC NGƢỜI NỘI DUNG CỤ THỂ THỰC HIỆN -Tiếp nhận thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng và ghi vào sổ tiếp xúc khách hàngbao gồm các thông tin khách hàng nhƣ: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, Các thông tin về tƣ cách pháp lý... -Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng : + Mục đích vay vốn. Tiếp khách hàng xúc CBTD/P.Q HKH + Phƣơng án sản xuất kinh doanh. + Số tiền vay. + Thời hạn vay. + Kế hoạch trả nợ. + Tài sản bảo đảm nợ vay... - Tƣ vấn cho khách hàng biết về các chính sách cho vay mà LHB đang áp dụng, cũng nhƣ những loại hình cho vay phù hợp. - Cung cấp các biểu mẫu biểu cần thiết sử dụng trong CBTD/P.Q hoạt động cho vay doanh nghiệp. HKH - Hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện các biểu mẫu. - Lƣu ý những thông tin khách hàng cần nộp và giao cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị Hồ sơ vay vốn. Tiếp nhận - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp đầy hồ sơ vay đủ (ghi vào sổ theo dõi) rồi chuyển sang Phòng thẩm CBTD/P.Q vốn định để thẩm định TSĐB cũng nhƣ là tình hình sản xuất H+KH kinh doanh thông qua các báo cáo tài chính... 13 - Các hồ sơ, biểu mẫu sử dụng trong bƣớc này gồm có:  Giấy đề nghị vay vốn (BM 1).  Phƣơng án vay vốn (BM 2).  Phƣơng án SXKD, dịch vụ, dự án đầu tƣ, kế hoạch trả nợ.  Hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay: hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh TSĐB; giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu TSĐB  Các hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có).  Giấy đăng ký kinh doanh ( còn hiệu lực)  Giấy phép hành nghề (đối với những ngành nghề có điều kiện bắt buộc).  Điều lệ doanh nghiệp.  Biên bản họp hội đồng thành viên (nếu có từ 2 thành viên trở lên) (nếu có). (Nguồn: ổng hợp và nghiên cứu của nhóm tác giả) a) Đối với khách hàng mới đi vay lần đầu: - Hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay. - Giấy đề nghị vay vốn, phƣơng án SXKD, dịch vụ, dự án đầu tƣ, kế hoạch trả nợ. - Yêu cầu khách hàng cung cấp lại cho ngân hàng các giấy tờ cần tiết nhƣ: các tài liệu chứng minh tình hình SXKD, dịch vụ, báo cáo tài chính, kết quả SXKD của các năm hoặc các thàng gần nhất. - Các hợp đồng mua bán hàng hóa (còn hiệu lực). - Giấy đăng ký kinh doanh ( còn hiệu lực) - Giấy phép hành nghề (đối với những ngành nghề có điều kiện bắt buộc). 14 - Điều lệ doanh nghiệp. - Biên bản họp hội đồng thành viên (nếu có từ 2 thành viên trở lên) (nếu có). Lƣu ý: Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà CBTD còn yêu cầu khách hàng cung cấp thêm chứng từ, ví dụ nhƣ đối với dự án vay có liên quan đến vấn đề xây dựng cơ bản: phải có giấy phép xây dựng, bản vẽ, dự toán, hợp đồng thi công. ) Đối với khách hàng cũ: Cần cung cấp các loại giấy tờ sau: - Phƣơng án vay vốn mới. - Giấy tờ, văn bản chấp thuận dùng tài sản thế chấp, cầm cố để vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn. - Các giấy tờ liên quan đến sự thay đổi về tổ chức, chứng minh nhân dân, hộ khẩu ... Sau khi tiếp xúc, nếu cán bộ tín dụng nhận thấy khách hàng không đầy đủ các điều kiện cần thiết cho vay thì thông báo từ chối một cách khéo léo để khách hàng chủ động tự liên hệ với ngân hàng khác. Ngƣợc lại thì chấp nhận hồ sơ. Lƣu ý: Đối với các loại giấy tờ - CBTD khi tiếp xúc phải xem bản chính và khi tiếp nhận là bản photo (có công chứng hoặc không), phải đối chiếu với bản chính trƣớc khi nhận. 15 2.2.2 Bƣớc 2: Phân tích và thẩm định hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ P.QHKH NV Thẩm định NV Thẩm định Thẩm định, đánh giá rủi ro sơ bộ về KH qua các thông tin KH cung cấp NV Thẩm định Chấm điểm và xếp hạng tín dụng / CIC NV Thẩm định Thầm định thực tế NV Thẩm định Lập tờ trình thẩm định vay vốn BLĐ Xét duyệt Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định hồ sơ (Nguồn: ổng hợp và nghiên cứu của nhóm tác giả) Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Đây là bƣớc khởi đầu quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình tín dụng. Việc thẩm định hồ sơ vay vốn cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: 16 Bảng 2.2: Các công việc cụ thể trong ƣớc phân tích và thẩm định hồ sơ Công việc N i dung cụ thể Ngƣời Ngƣời thực hiện kiểm soát + Xác minh thực tế tại nơi cƣ trú của khách hàng có tài Thẩm định sản đảm bảo. tính xác thực + Nghề nghiệp hiện tại, tình hình sản xuất kinh doanh, Chuyên Trƣởng về thông tin cơ sở vật chất… viên KH phòng KH KH cung cấp: + Năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng và TĐ và TĐ ngành kinh nghề doanh, + Vị trí, đặc điểm của tài sản đảm bảo. n ng lực tài + Xác minh tình hình thực tế sử dụng và quản lý tài chính, tính sản đảm bảo, mức độ an toàn của tài sản đảm bảo. khả thi của + Xác định giá trị thực tế của tài sản đảm bảo theo quy phƣơng án của dự dán tài sản đảm ảo nợ vay. định hiện hành. + Thẩm định nhu cầu vay của khách hàng: so sánh, đối chiếu mục đích vay vốn với tình hình hoạt động sản xuất thực tế, dự án thực tế, đối chiếu giữa nhu cầu vay vốn với nhu cầu sử dụng vốn có phù hợp không? + Tìm hiểu thêm các thông tin về KH thông qua các phƣơng tiện thông tin cũng nhƣ là từ ngƣời dân địa phƣơng. - Xem xét điều lệ, quy chế về tổ chức hoạt động của Chuyên Trƣởng doanh nghiệp để nắm rõ phƣơng thức quản trị, điều viên KH phòng KH hành. và TĐ và TĐ Thẩm định về - Xác định ngƣời đại diện theo pháp luật trong quan hệ n ng lực pháp với các cá nhân, tổ chức (Chủ tịch Hội đồng quản lý trị/Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc). 17 Trƣờng hợp trong điều lệ không quy định thì phải có Nghị quyết của HĐQT/HĐTV ủy quyền cho ngƣời đại diện ký kết các tài liệu, hợp đồng liên quan đến việc vay vốn tại LHB. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự uỷ quyền vay vốn..., phải còn hiệu lực trong thời hạn cho vay. Thẩm định về - Mô hình tổ chức hoạt động, cơ cấu lao động. tình hình tổ - Quản trị điều hành. chức quản lý - Ngành nghề kinh doanh. Chuyên viên Trƣởng KH phòng KH và TĐ và TĐ Chuyên Trƣởng - Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Thẩm định về - Tình hình tài sản, nguồn vốn. tình hình hoạt - Tình hình thu nhập, lợi nhuận. viên xuất sản - Đánh giá, phân tích các chỉ số tài chính: tỷ số thanh và TĐ khoản , tỷ số nợ, tỷ số chi phí tài chính, tỷ số hoạt kinh doanh, phân đ ng tích các tỷ số phân tích ngành KH phòng KH và TĐ động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số tăng trƣởng. - Tiến hành phân tích so sánh các chỉ tiêu, so sánh xu hƣớng, so sánh ngành, phân tích các chỉ số trong ngành: thƣơng mại dịch vụ, nông lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp, xây dựng (Xem phụ lục 7) Phân tích và kiểm soát rủi ro - Phân tích mức độ nhạy của của rủi ro. Chuyên Trƣởng - Mô phỏng và phân tích các tình huống xấu có thể viên KH phòng KH xảy ra. và TĐ và TĐ - Ngoài ra còn phân tích các yếu tố tác động của môi trƣờng. 18 Sử dụng các số liệu mà KH cung cấp để nhập vào Chuyên Trƣởng phầm mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng của LHB. viên KH phòng KH xếp hạng tín Chấm điểm dụng và TĐ và TĐ Lập tờ trình Nêu rõ các nội dung đã kiểm tra, phân tích: Chuyên thẩm định tín + Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không dụng + Các lợi ích của ngân hàng khi cấp tín dụng viên KH và TĐ + Các rủi ro tín dụng có thể xãy ra đối với phƣơng án, dự án vay vốn và các rủi ro khác + Đề xuất cho vay hoặc không cho vay, lý do, số tiền, lãi suất cho vay, phƣơng thức cho vay, phân kỳ trả nợ, biện pháp đảm bảo, biện pháp quản lý nguồn tiền trả nợ và tài sản đảm bảo, các kiến nghị khác. Kiểm soát lại + Nếu hồ sơ cho vay có nhiều nghi vấn về kế hoạch Chuyên tờ trình thẩm sản xuất kinh doanh, hay nguồn trả nợ thiếu thuyết viên KH định và nêu ý phục, có khả năng gây rủi ro lớn thì NV Thẩm định và TĐ kiến trƣớc khi báo cáo lại BLĐ, NV QHKHDN sẽ liên hệ với KH trình BLĐ thông báo từ chối cấp tín dụng. xem xét, phê + Nếu sau khi NVTD phân tích hồ sơ và thẩm định TSĐB, xác minh đƣợc thông tin KH cung cấp là đúng duyệt. thực tế. NVTD lập tờ trình cho vay theo biểu mẫu của ngân hàng rồi trình lên BLĐ xem xét và phê duyệt. ngoài ra sẽ có trƣờng hợp tái thẩm định trở lại nếu cảm thấy chƣa đủ cơ sở để ra quyết định. (Nguồn: ổng hợp và nghiên cứu của nhóm tác giả) 19  Chấm điểm xếp hạng tín dụng: Mục đích: Hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng nhƣ việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tƣợng khách hàng và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Trên thực tế, mỗi ngân hàng sẽ có những phần mềm và cách chấm điểm cũng nhƣ xếp hạng tín dụng riêng. Và các phần mềm này là hoàn toàn bảo mật thuộc bản quyền riêng của ngân hàng. NV QHKHDN sử dụng các số liệu mà KH cung cấp để nhập vào phầm mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng của LHB Để sinh viên hình dung đƣợc cụ thể hơn, nhóm tác giả sẽ giới thiệu một phần mềm xếp hạng rủi ro tín dụng đã đƣợc công khai minh bạch và đáng tin cậy. Chỉ cần đăng ký tài khoàn trên website: http://rating.com.vn, các bạn sinh viên sẽ đăng nhập vào hệ thống; sau đó nhập tên Doanh nghiệp và năm hoạt động cần phân tích về doanh nghiệp. Từ đây với các số liệu có sẵn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sinh viên sẽ phải nhập các thông tin có liên quan vào hệ thồng. Sau khi nhập đầy đủ toàn bộ thông tin, phần mềm sẽ xuất kết quả và dự báo đƣợc khả năng trả nợ của khách hàng. (Xem phụ lục 2) Mặt khác, NV QHKHDN xem xét mối quan hệ của KH với các TCTD khác trong quá khứ và hiện tại qua CIC. 20 Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thâp thông tin của CIC theo quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành. Trong đó quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng đƣợc quyền khai thác thông tin của CIC.  Các chứng từ sử dụng trong ƣớc này: - Biên bản định giá tài sản đảm bảo.( BM 3) - Tờ trình thầm định cho vay. (BM 4) - Thông báo từ chối cấp tín dụng (nếu không đạt yêu cầu). (BM 5) 2.2.3 Bƣớc 3: Thực hiện quyết định cho vay Bàng 2.3: Các công việc cụ thể trong ƣớc thực hiện quyết định cho vay CÔNG VIỆC NGƢỜI NỘI DUNG CỤ THỂ THỰC HIỆN - BLĐ sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tình hình thẩm định thực tế đã có ý kiến đề xuất từ NV QHKHDN. - Quyết định không cho vay hoặc cho vay. Chuyên viên KH và TĐ Trƣờng hợp thuộc Trƣờng hợp đồng ý cho vay : NV QHKHDN Chuyên viên thẩm thông báo cho khách hàng việc đồng ý cho KH và TĐ quyền vay; đồng thời, yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ theo nội dung phê duyệt. NGƢỜI KIỂM SOÁT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan