Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp môn vẽ kỹ thuật tại...

Tài liệu Xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp môn vẽ kỹ thuật tại trường cao đẳng nghề bình thuận

.PDF
188
228
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN VĂN TRUNG XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÌNH THUẬN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 601410 S K C0 0 4 3 5 2 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN VĂN TRUNG XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÌNH THUẬN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÃ SỐ: 601410 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN VĂN TRUNG XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÌNH THUẬN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÃ SỐ: 601410 Hướng dẫn khoa học TS. Dương Thị Kim Oanh Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014 i LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: Nguyễn Văn Trung Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 1975 Nơi sinh: Bình Thuận Quê quán: Bình Thuận Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bình Thuận. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bình Thuận, Đường Trường Chinh, Phường Phú Tài, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận. Điện thoại cơ quan: (062) 3835084 227 Điện thoại nhà riêng: 062. 3864014 (DĐ: 0984971127) Fax: (062) 3835324 E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp Hệ đào tạo: Chính quy Thời giàn đào tạo: 12/1993 đến 12/1995 Nơi học: Trường Công nhân Kỹ thuật may Thủ Đức (Nay là: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, Quận Thủ Đức) Ngành học: Công nhân kỹ thuật may bậc 3/7. 2. Đại học Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 9/1998 đến 10/2003 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Cơ khí Chế tạo máy (CKM) Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ii 3. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ tháng 10/2012 đến 10/2014 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Lý luận và Phương pháp dạy học Tên luận văn: Xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp môn Vẽ kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận. Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 24/10/2014 Người hướng dẫn: TS. Dương Thị Kim Oanh 5. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh, Trình độ B1 (khung Châu Âu). 6. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày & nơi cấp: Kỹ sư Cơ khí Chế tạo máy, số bằng: 578896, nơi cấp: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Từ 5/2010 đến nay Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận Công việc đảm nhiệm Trưởng phòng Đào tạo Giảng dạy môn Vẽ kỹ thuật IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ: Nguyễn Văn Trung (2014), “Xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp môn Vẽ kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 110, tháng 10/2014. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Người cam đoan Nguyễn Văn Trung iv LỜI CÁM ƠN Người nghiên cứu xin chân thành cám ơn: Tiến sĩ Dương Thị Kim Oanh - Giảng viên - Viện Sư phạm Kỹ Thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ báo cho người nghiên cứu từ khi bắt đầu chuyên đề 1, chuyên đề 2 và cho đến luận văn. Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Khoá 2012 - 2014B vì đã hết lòng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là lĩnh vực khoa học sư phạm tạo nền tảng để người nghiên cứu thực hiện đề tài này. Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận đã tạo điều kiện để người nghiên cứu tổ chức thực nghiệm sư phạm tại Trường và hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định. Các Thầy, Cô cùng với các bạn học sinh trình độ trung cấp nghề đang theo học các nghề khối Kỹ thuật đã cộng tác trong quá trình khảo sát thực tế và thực nghiệm sư phạm giúp người nghiên cứu hoàn thành luận văn. Người thân trong gia đình, các đồng nghiệp và các anh chị học viên lớp LL&PPDH và lớp GDH Khoá 2012 - 2014B đã động viên người nghiên cứu trong suốt thời gian học tập. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Nguyễn Văn Trung v TÓM TẮT Dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu thế trong dạy học hiện đại của nhiều nước phát triển, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng tiếp thu của học sinh, khối tri thức khổng lồ của nhân loại và khả năng giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật mang tính liên ngành. Phương tiện dạy học trong trường dạy nghề phải gắn liền với thực tế sản xuất nhằm tạo cơ hội cho người học vận dụng ngay các kiến thức vừa học vào giải quyết các tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Nội dung môn Vẽ kỹ thuật chứa đựng nhiều mảng kiến thức kỹ thuật liên quan nên nó vừa mang tính lý thuyết trừu tượng, vừa mang tính thực hành cụ thể. Phương tiện dạy học môn Vẽ kỹ thuật hiện nay tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận chưa đa dạng về chủng loại, chưa phù hợp với nội dung môn học và thiếu tính trực quan. Xuất phát từ các lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài "Xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp môn Vẽ kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận". Luận văn được thực hiện từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 8 năm 2014 tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận. Nội dung của luận văn được cấu trúc như sau: Phần mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, lập giả thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quan điểm dạy học tích hợp; Phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình dạy học; Đề xuất cấu trúc, đặc điểm của phương vi tiện dạy học theo quan điểm tích hợp và quy trình xây dựng chung cho loại phương tiện này trong dạy học kỹ thuật. Chương 2: Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận và chương trình môn học Vẽ kỹ thuật. Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy học môn Vẽ kỹ thuật gồm thái độ của học sinh đối với môn học; nhận thức của giáo viên về vai trò của phương tiện dạy học trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật; mức độ sử dụng các thành phần phương tiện dạy học trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật. Ngoài ra, trong chương này còn tìm hiểu nguyên nhân làm hạn chế sự đa dạng các loại phương tiện dạy học trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật. Chương 3: Xây dựng phương tiện dạy học môn Vẽ kỹ thuật theo quan điểm dạy học tích hợp Áp dụng quy trình chung về xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp, người nghiên cứu tiến hành: Xác định danh mục phương tiện dạy học cho hai nội dung cơ bản trong môn Vẽ kỹ thuật, gồm: Bài “Hình chiếu vuông góc”, Bài “Hình chiếu vật thể”. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm PowerPoint phiên bản 2013 để xây dựng thành phần phương tiện ảo cũng như giới thiệu các bước cơ bản trong quy trình gia công sản xuất thành phần phương tiện thật. Xây dựng và sử dụng các sản phẩm vào dạy học hai bài “Hình chiếu vuông góc” và “Hình chiếu vật thể” để làm cơ sở thực nghiệm sư phạm. Đánh giá tính hiệu quả trong giờ học môn VKT khi sử dụng PTDH tích hợp bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phần kết luận và kiến nghị Tổng kết những kết quả chính của đề tài và gợi mở các đường hướng mà đề tài có thể tiếp tục phát triển. vii ABSTRACT Integrated teaching strategy is a trend applied in modern teaching methodology of many developed countries, in order to resolve the conflicts between the absorptive capacity of students, the gigantic mass of human knowledge and the ability to solve interdisciplinary scientific and technical problems. Teaching facilities in vocational schools must be related to the real production so that students have opportunities to immediately apply new knowledge in solving professional fact situations. Technical Drawing is a subject whose content contains many relevant technical knowledge. Hence, it is of both abstract theory and specific practice. While Technical Drawing teaching facilities in Binh Thuan Vocational College have not been diverse, matched the subject's content or lacked of teaching and learning visualization. The above reasons lead the researcher to the topic: "Building teaching facilities in accordance with integrated teaching method for Technical Drawing subject at Binh Thuan Vocational College". The Project was carried out at Binh Thuan Vocational College from February, 2014 to August, 2014. The project content was built up as follow: Beginning Includes indicating the reasons to select the topic, defining the research objectives, proposing research assignments, determining object and subject of the study, founding research supposition, limiting scale of research and choosing researching methods to perform given research assignments . Content Chapter 1: Theoretical basis related to teaching faclilities in accordance with the viewpoint of integrated teaching strategy Systematize theoretical basis of integrated teaching viewpoint; Analyse the relationship among the elements in the teaching process; Propose structure and characteristics of teaching facilities in the viewpoint of integrated teaching strategy viii as well as the general inventing procedures for this type of teaching visual aids in technical subjects teaching. Chapter 2: The fact of using teaching facilities in Technical Drawing at Binh Thuan Vocational College. The overview of Binh Thuan Vocational College and the curriculum of Technical Drawing. The fact of using teaching facilities in Technical Drawing during teaching and learning process including students' attitudes to the subject; teachers' perceptions of the role of teaching facilities in Technical Drawing class meetings and the level of using components in teaching facilities in Technical Drawing. Also, the causes of limiting the variety of teaching facilities in Technical Drawing are also drawn in this chapter. Chapter 3: Inventing teaching facilities for Technical Drawing subject under the integrated teaching viewpoint Apply the general procedure in building teaching facilities under the integrated teaching viewpoint, the researcher carries out: Confirm the list of teaching facilities in three basic contents in Technical Drawing subject: The lesson "Perpendicular Projections","Pictorial Projections" and "Detailed Drawings". Instruct to use PowerPoint software version 2013 to build a virtual means components as well as introduce the basic steps in the production process ofreal components faccilities. Build and apply the products into teaching the lesson "Perpendicular Projections" and "Pictorial Projections" as the foundation of pedagogical experimentation. Assess the feasibility of the building process and its products in the real Technical Drawing teaching through the results of pedagogical experimentation. .Conclusions and Recommendation Summarize the main results of the study and suggest directions to develop the ideas of the study. ix MỤC LỤC Lý lịch khoa học ........................................................................................................ i Lời cam đoan ........................................................................................................... iii Lời cám ơn .............................................................................................................. .iv Tóm tắt .......................................................................................................................v Abstract ................................................................................................................... vii Mục lục ..................................................................................................................... ix Danh sách chữ viết tắt............................................................................................. xi Danh sách các bảng ................................................................................................ xii Danh sách các hình................................................................................................ xiv Phần mở đầu ..............................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP ........................................................................................................ 6 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .......6 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................6 1.1.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................11 1.2. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI..............................................16 1.2.1. Phương tiện dạy học ........................................................................................16 1.2.2. Tích hợp ..........................................................................................................17 1.2.4. Quan điểm dạy học tích hợp ...........................................................................18 1.2.5. Phương tiện dạy học tích hợp..........................................................................19 1.2.6. Xây dựng phương tiện dạy học tích hợp .........................................................19 1.3. CÁC THÀNH TỐ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ...........................................20 1.3.1. Mục tiêu dạy học .............................................................................................20 1.3.2. Nội dung dạy học ............................................................................................20 1.3.3. Phương pháp dạy học ......................................................................................21 1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học ..............................................................................21 1.3.5. Phương tiện dạy học ........................................................................................21 x 1.3.6. Kết quả dạy học ...............................................................................................21 1.4. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC..............................................................................23 1.4.1. Vai trò của phương tiện dạy học .....................................................................23 1.4.2. Phân loại phương tiện dạy học ........................................................................23 1.4.3. Cấu trúc hệ thống phương tiện dạy học ..........................................................23 1.5. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP ..........................................................25 1.5.1. Mô hình tích hợp TPACK ...............................................................................25 1.5.2. Yêu cầu phương tiện dạy học tích hợp ...........................................................27 1.5.3. Cấu trúc phương tiện dạy học tích hợp ...........................................................28 1.5.4. Đặc điểm phương tiện dạy học tích hợp .........................................................29 1.5.5. Quy trình xây dựng phương tiện dạy học tích hợp .........................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................37 Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN VẼ KỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÌNH THUẬN ....................38 2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận.............................................42 2.2. Vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu môn Vẽ kỹ thuật ...................................................45 2.3. Chương trình và nội dung môn Vẽ kỹ thuật ......................................................46 2.4. Khảo sát thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Vẽ kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận. ......................................................................................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................. 69 Chương 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN VẼ KỸ THUẬT THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP ....................................................................... 71 3.1. Xác định danh mục phương tiện dạy học tích hợp của môn Vẽ kỹ thuật ..........71 3.2. Xây dựng phương tiện dạy học tích hợp cho môn Vẽ kỹ thuật .........................75 3.3. Thiết kế giáo án môn Vẽ kỹ thuật có sử dụng các phương tiện dạy học tích hợp .. 90 3.4. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 133 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 137 xi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung 1 BT Bình Thuận 2 CĐN Cao đẳng nghề 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 HSSV Học sinh sinh viên 6 LT Lý thuyết 7 PP Phương pháp 8 PPDH Phương pháp dạy học 9 PTDH Phương tiện dạy học 10 QĐDH Quan điểm dạy học 11 QTDH Quá trình dạy học 12 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 13 TH Thực hành 14 THCS Trung học cơ sở 15 VKT Vẽ kỹ thuật xii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách giáo viên tham gia giảng dạy môn Vẽ kỹ thuật ......................44 Bảng 2.2. Chương trình và phân phối chương trình môn Vẽ kỹ thuật......................47 Bảng 2.3. Nhận thức của HS về sự cần thiết sử dụng phương tiện dạy học trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật .................................................................................................56 Bảng 2.4. Lý do cần thiết sử dụng phương tiện dạy học trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật ...........................................................................................................................57 Bảng 2.5. Ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú khi tham gia giờ học môn Vẽ kỹ thuật ...........................................................................................................................58 Bảng 2.6. Ý kiến GV về mức độ hứng thú của HS khi tham gia giờ học môn Vẽ kỹ thuật ...........................................................................................................................60 Bảng 2.7. Ý kiến của GV về mức độ sử dụng các PTDH trong dạy học môn Vẽ kỹ thuật ......................................................................................................................... 61 Bảng 2.8. Hoạt động của HS trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật ..................................62 Bảng 2.9. Ý kiến GV mức độ đáp ứng về số lượng các thiết bị hỗ trợ dạy học Vẽ kỹ thuật ...........................................................................................................................64 Bảng 2.10. Ý kiến GV mức độ đáp ứng về chất lượng các thiết bị hỗ trợ dạy học Vẽ kỹ thuật ......................................................................................................................65 Bảng 2.11. Mức độ tham gia tự làm đồ dùng, phương tiện dạy học của GV ...........66 Bảng 2.12. Kết quả học tập môn Vẽ kỹ thuật các lớp Trung cấp nghề Khoá 2012 2015 ...........................................................................................................................67 Bảng 3.1. Bảng danh mục phương tiện dạy học môn Vẽ kỹ thuật ...........................72 Bảng 3.2. Ý kiến của HS về thái độ học tập trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật .........114 Bảng 3.3.Ý kiến của HS về tính tích cực học tập trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật .115 Bảng 3.4. So sánh kỹ năng vẽ hình chiếu vuông góc vật thể của HS .....................117 Bảng 3.5. So sánh kỹ năng vẽ hình chiếu trục đo vật thể của HS...........................118 xiii Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất điểm số học tập của HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .....................................................................................................................120 Bảng 3.7. Bảng mô tả các thông số đặc trưng của 2 mẫu điểm kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm .............................................................................................121 Bảng 3.8. Bảng SS hai giá trị trung bình ( X ) điểm kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .............................................................................................................124 Bảng 3.9. Phân tích trị số phương sai điểm kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .....................................................................................................................125 xiv DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ kết hợp giữa phương tiện với phương pháp dạy học tích cực của Lê Thanh Nhu (2005) .....................................................................................................12 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc cơ bản của quá trình dạy học .....22 Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống phương tiện dạy học ................................................... 24 Hình 1.4. Cấu trúc của mô hình TPCK. ....................................................................26 Hình 1.5. Cấu trúc phương tiện dạy học tích hợp .................................................... 28 Hình 1.6. Quy trình xây dựng phương tiện dạy học tích hợp ...................................34 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận ............43 Hình 2.2. Cấu trúc nội dung môn Vẽ kỹ thuật giờ học môn Vẽ kỹ thuật .................51 Hình 2.3. Biểu thị ý kiến của HS về mức độ hứng thú trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật ……………………………………………………………………………………...59 Hình 2.4. Ý kiến GV về mức độ hứng thú của HS trong giờ học môn Vẽ kỹ thuật .60 Hình 3.1. Hộp thoại chọn các lệnh vẽ .......................................................................76 Hình 3.2. Sử dụng lệnh Edit Point để thay đổi hình dạng các mặt phẳng ................76 Hình 3.3. Tô màu các mặt phẳng và sắp xếp chúng thành một đối tượng ................77 Hình 3.4. Hộp thoại cho phép gán hiệu ứng cho các đối tượng ................................78 Hình 3.5. Hộp thoại cho phép tuỳ chỉnh hiệu ứng ....................................................78 Hình 3.6. Hộp thoại cho phép cài đặt chi tiết các hiệu ứng (Tab Effect)..................78 Hình 3.7. Hộp thoại cho phép cài đặt chi tiết các hiệu ứng (Tab Timing)............... 79 Hình 3.8. Trình diễn 2 khái niệm cùng lúc nhờ sử dụng kỹ thuật triggers ............. 79 Hình 3.9. Nút “Play all” cho phép xem trực tiếp các hiệu ứng ............................... 80 Hình 3.10. Dùng lệnh Edit Shape để thay đổi hình dạng mặt phẳng ...................... 80 Hình 3.11. Hình dạng của ba mặt chiếu ................................................................... 81 Hình 3.12. Hình dạng các mặt bên của vật thể chiếu ............................................... 81 Hình 3.13. Hình dạng ba hình chiếu vuông góc của vật thể chiếu .......................... 81 Hình 3.14. Ba mặt phẳng chiếu sau khi tô màu ....................................................... 82 xv Hình 3.15. Các mặt bên của vật thể chiếu sau khi tô màu ....................................... 82 Hình 3.16. Mô hình giải thích sự hình thành hình chiếu vuông góc ........................ 82 Hình 3.17. Quy trình thiết kế và chế tạo phương tiện thật ....................................... 83 Hình 3.18. Nhóm vật thể khối lăng trụ chứa các mặt phẳng cơ bản ........................ 85 Hình 3.19. Nhóm vật thể khối lăng trụ chứa các mặt phẳng cơ bản có khoét rãnh . 86 Hình 3.20. Nhóm vật thể khối lăng trụ chứa các mặt phẳng cơ bản, mặt nghiêng .. 86 Hình 3.21. Nhóm vật thể khối lăng trụ chứa các mặt nghiêng và khoét rãnh, lỗ .... 87 Hình 3.22. Nhóm vật thể khối trụ tròn bị vạt phẳng ở thân ..................................... 87 Hình 3.23. Nhóm vật thể khối trụ tròn chứa bậc và rãnh ở một đầu........................ 87 Hình 3.24. Nhóm vật thể khối trụ tròn chứa bậc và rãnh ở hai đầu ......................... 88 Hình 3.25. Nhóm vật thể khối trụ tròn chứa khối lăng trụ ở một đầu...................... 88 Hình 3.26. Chi tiết hình vành khuyên chứa nhiều lỗ ............................................... 88 Hình 3.27. Vật thể khối trụ tròn chứa lỗ suốt........................................................... 88 Hình 3.28. Cơ cấu đồ gá khoan ................................................................................ 89 Hình 3.29. Các chi tiết của cơ cấu đồ gá khoan ....................................................... 89 Hình 3.30. Biểu đồ tần suất hội tụ lùi điểm kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .................................................................................................................... 120 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là nhằm: "... phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam có ý thức cộng đồng và tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ" [5]. Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ cơ bản đó cần phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phương pháp giáo dục - đào tạo. Phương pháp giáo dục phải hướng vào khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo cho người học ngay trong quá trình học tập ở trường. Nói cách khác phương pháp giáo dục - đào tạo phải đặt người học vào vị trí chủ thể nhận thức của quá trình dạy học, thông qua các hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức của người học để hình thành năng lực và thái độ của người lao động mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu thế trong dạy học hiện đại của nhiều nước phát triển, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng tiếp thu của học sinh, khối tri thức khổng lồ của nhân loại và khả năng giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật mang tính liên ngành. Dạy học tích hợp có thể tránh được các biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống và trong thực tiễn nghề nghiệp. Tích hợp giúp học sinh kết hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào trong nhà trường nhất thiết phải thông qua quá trình dạy học, qua hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, trong đó có sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với quan 2 điểm dạy học tích hợp. Ở nước ta trong những năm gần đây, nhiều nhà giáo dục học khi vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào nhà trường đã đưa ra các nội dung tích hợp như: tích hợp mục tiêu, tích hợp nội dung, tích hợp phương pháp, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên nội dung tích hợp phương tiện dạy học rất ít tác giả quan tâm nghiên cứu. Quá trình dạy học trong trường dạy nghề nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc cụ thể. Do đó, điều kiện cơ sở vật chất nói chung và phương tiện dạy học nói riêng phải gắn liền với thực tế sản xuất nhằm tạo cơ hội cho người học vận dụng ngay các kiến thức vừa học vào giải quyết các tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Môn Vẽ kỹ thuật là môn cơ sở dùng chung trong các chương trình đào tạo các nghề thuộc khối kỹ thuật. Môn học đòi hỏi học sinh phải có khả năng tưởng tượng không gian và khả năng kết hợp các kiến thức các môn học liên quan như Dung sai, Vật liệu, Công nghệ chế tạo để lập và đọc thành thạo bản vẽ kỹ thuật. Do đó, nội dung môn học vừa mang tính lý thuyết trừu tượng, vừa mang tính thực hành cụ thể. Thực tế cho thấy, phương tiện dạy học môn VKT hiện nay tại Trường CĐN BT đã và đang tồn tại những mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa mức độ trừu tượng của nội dung môn học và tính trực quan của phương tiện dạy học; giữa yêu cầu khả năng đọc và lập thành thạo bản vẽ kỹ thuật với khả năng đáp ứng của phương tiện dạy học trong khi dạy lý thuyết, dạy thực hành và nhu cầu đa dạng các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Nếu xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp cho môn VKT và sử dụng trong quá trình dạy học sẽ tạo cơ hội cho học sinh nắm vững và vận dụng được kiến thức đã học trong các tình huống gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp. Xuất phát từ các lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài "Xây dựng phương tiện dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp môn Vẽ kỹ thuật tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận".
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan