Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng phương pháp luận và quy trình xây dựng bộ chỉ thị sinh học cho hệ sinh ...

Tài liệu Xây dựng phương pháp luận và quy trình xây dựng bộ chỉ thị sinh học cho hệ sinh thái môi trường nước chảy

.PDF
15
329
88

Mô tả:

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Chuyên đề Xây dựng phương pháp luận và quy trình xây dựng bộ chỉ thị sinh học cho hệ sinh thái môi trường nước chảy Người thực hiện: Hồ Thanh Hải Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 7629-6 28/01/2010 Hà Nội, 2008 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trên thế giới, việc xây dựng các chỉ thị môi trường và chỉ thị phát triển bền vững đang rất được quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu tổng hợp một cách chính xác và khách quan khối lượng thông tin ngày càng tăng về môi trường và để có thể sử dụng các thông tin này cho các hoạt động tác nghiệp phục vụ công tác ra quyết định. Các chính sách môi trường cần phải được xây dựng dựa trên một tập hợp thông tin cô đọng và tổng hợp chứ không phải là các thông tin chi tiết và vụn vặt. Trên khắp thế giới, việc xây dựng các chỉ thị môi trường và chỉ thị phát triển bền vững đang rất được quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu tổng hợp một cách chính xác và khách quan khối lượng thông tin ngày càng tăng về môi trường và để có thể sử dụng những thông tin này cho các hoạt động tác nghiệp phục vụ công tác ra quyết định. Trong phạm vi của Đề tài, bộ chỉ thị mụi trường sẽ được xây dựng với sự cộng tác giữa các đối tượng sử dụng và các bên cung cấp thông tin môi trường nhằm tối đa hoá tính phù hợp và khả năng ứng dụng của dữ liệu. 1 I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ Mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (DPSIR) được chọn làm mô hình định hướng hoạt động xây dựng chỉ thị vì mô hình này có thể đưa ra một khung linh hoạt mà theo đó các phân tích có thể giúp: • nâng cao hiểu biết về tính phức tạp của những liên kết và những phản hồi giữa các yếu tố nguyên nhân - hậu quả trong các vấn đề về môi trường • xác định các chỉ thị để giải thích và lượng hoá những liên kết và những phản hồi này. Một chỉ thị là một thông số được sử dụng để đơn giản hoá, lượng hoá và truyền đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực vô cùng phức tạp, rõ ràng cần phải xác định các chỉ thị để có thể định lượng các khía cạnh quan trọng của môi trường nhằm đơn giản hoá những khía cạnh này. Theo đó, bạn có thể truyền đạt những thông tin môi trường tác nghiệp. Chương 3 cung cấp tổng quan về những khía cạnh khác nhau có liên quan đến thiết kế và định nghĩa chỉ thị. Rõ ràng là càng áp dụng nhiều chỉ thị (với chất lượng ở mức chấp nhận được), ta càng có khả năng mô tả chi tiết hơn về các diễn biến của môi trường. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định, việc áp dụng quá nhiều chỉ thị có thể làm cho bức tranh trở nên rối mắt trong khi cái đang cần là một bức tranh tổng quát. Mô hình DPSIR Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và cũng như minh hoạ làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này thường mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải được xác định bằng những phương trình toán học. Mối quan hệ nhân – quả này có thể được nhiều người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương trình toán học có thể xâu chuỗi được các thành phần với nhau để mô tả toàn cảnh theo mô hình DPSIR. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân - quả thì các chỉ thị lại cho phép xác định và giúp hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng. Mô tả chung Mô hình DPSIR (hình 1) mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S), những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của sự 2 thay đổi hiện trạng môi trường và những đáp ứng (R) từ xã hội chống lại những tác động không mong muốn này. Mô hình DPSIR minh hoạ cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường và những phản hồi từ hiện trạng môi trường tới xã hội dưới hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực cụ thể (nông nghiệp, giao thông, công nghiệp...). Những phản hồi này bao gồm những mục tiêu và biện pháp mà xã hội đặt ra nhằm chống lại những thay đổi không mong muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh thái cũng như điều kiện sống của con người. 3 H×nh 1 M« h×nh DPSIR tæng qu¸t §éng lùc ¸p lùc Ph¸t triÓn nãi chung vÒ mÆt d©n sè C¸c ngµnh t−¬ng øng , vÝ dô: • N«ng nghiÖp • Giao th«ng vËn t¶i • Nguån n−íc • N¨ng l−îng bao gåm c¶ thuû ®iÖn • C«ng nghiÖp • X©y dùng • DÞch vô • C¸c hé gia ®×nh • N«ng nghiÖp • Thuû s¶n Th¶i c¸c chÊt g©y « nhiÔm vµo n−íc, kh«ng khÝ vµ ®Êt Khai th¸c tµi nguyªn thiªn nhiªn Nh÷ng thay ®æi trong viÖc sö dông ®Êt C¸c rñi ro vÒ c«ng nghÖ HiÖn tr¹ng m«i tr−êng HiÖn tr¹ng vËt lý: • l−îng n−íc vµ dßng ch¶y • VËn chuyÓn trÇm tÝch, l¾ng ®äng bïn • h×nh th¸i • nhiÖt ®é, khÝ hËu HiÖn tr¹ng ho¸ häc: • nång ®é chÊt « nhiÔm trong n−íc, kh«ng khÝ, ®Êt • hµm l−îng chÊt h÷u c¬, « xy hoµ tan, d−ìng chÊt trong n−íc HiÖn tr¹ng sinh häc: • MÊt c©n b»ng hÖ sinh th¸i, tuyÖt chñng mét sè loµi • hiÖn tr¹ng thùc vËt, c«n trïng, ®éng vËt, loµi thuû sinh, c¸c loµi chim v.v... T¸c ®éng §a d¹ng sinh häc: Gièng loµi, nguån gien, hÖ sinh th¸i Tµi nguyªn thiªn nhiªn; Con ng−êi: • søc khoÎ, • thu nhËp, • phóc lîi/ chÊt l−îng cuéc sèng, • m«i tr−êng sèng NÒn kinh tÕ: • c¸c lÜnh vùc kinh tÕ §¸p øng • C¸c hµnh ®éng gi¶m thiÓu • C¸c chÝnh s¸ch m«i tr−êng nh»m ®¹t ®−îc c¸c môc tiªu quèc gia vÒ m«i tr−êng (VÝ dô: c¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ ®Ó ®iÒu chØnh ¸p lùc) • C¸c chÝnh s¸ch ngµnh (c¸c giíi h¹n vµ kiÓm so¸t viÖc ph¸t triÓn cña ngµnh ®Ó gi¶m/ thay ®æi c¸c ho¹t ®éng hay c¸c ¸p lùc do c¸c ho¹t ®éng nµy g©y ra) • NhËn thøc vÒ m«i tr−êng • C¸c biÖn ph¸p gi¶m nghÌo cô thÓ 4 Mô hình DPSIR rất hữu dụng trong việc mô tả các mối quan hệ giữa nguồn gốc nguyên nhân và hậu quả trong các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, để hiểu được động lực chính của những tương tác này việc xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố trong mô hình DPSIR cũng rất hữu ích. Ví dụ, mối quan hệ giữa các yếu tố “D” và “P” trong các hoạt động kinh tế chính là hàm để tính hiệu quả về sinh thái của công nghệ và các hệ thống có liên quan khác đang được sử dụng. Tính hiệu quả về mặt sinh thái của công nghệ càng cao, sẽ càng giảm được áp lực (P), trong khi có sự gia tăng các yếu tố động lực (D). Cũng tương tự như vậy, mối liên hệ giữa các tác động đối với con người hay hệ sinh thái và hiện trạng (S) phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chịu tảI và mức ngưỡng của các hệ thống này. Việc xã hội liệu có biện pháp đáp ứng (R) lại các tác động này không còn phụ thuộc vào cách nhận thức và đánh giá những tác động này; và các kết quả của “R” đối với “D” phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của “R”. (xem Hình 2). D ChØ thÞ vÒ tÝnh hiÖu qu¶ sinh th¸i HÖ sè ph¸t th¶i P C¸c m« h×nh liªn kÕt vµ ph©n t¸n TÝnh hiÖu qu¶ cña biÖn ph¸p ®¸p øng S C¸c chØ thÞ vµ mèi liªn hÖ vÒ møc ®é ®¸p øng R §¸nh gi¸ rñi ro; chi phÝ vµ lîi Ých cña viÖc hµnh ®éng/ kh«ng hµnh ®éng I Hình 2. Bộ chỉ thị và các thông tin gắn kết các yếu tố trong mô hình DPSIR 5 Ví dụ mô hình DPSIR : tài nguyên nước Hình dưới đây (hình 4) cho thấy mô hình DPSIR về vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trong bối cảnh Việt Nam. Bức tranh tổng quát này phù hợp với việc đánh giá tình trạng ô nhiễm tài nguyên nước ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên ở cấp tỉnh, thành, ô nhiễm tài nguyên nước có thể chỉ do một vài ngành trong số những ngành được nêu ra dưới đây gây nên, và không hẳn tất cả các chất gây ô nhiễm được đề cập tới lại là vấn đề đối với một tỉnh, thành cụ thể. Do vậy mô hình có thể được hiệu chỉnh lại để phản ánh đúng cấp độ đang được xem xét. Động lực Tại Việt nam, việc tưới tiêu nông nghiệp tạo ra nhu cầu nước rất lớn. Hiện tại, có 60% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch. Thêm vào đó, các ngành như: thủy sản( bao gồm nuôi trồng thuỷ sản), công nghiệp, năng lượng thuỷ điện, dịch vụ và giao thông vận tải cũng tạo ra các nhu cầu về nước. Rất nhiều trong số các ngành sử dụng tài nguyên nước lại tạo ra một lượng nước thải hay một lượng các chất được rửa trôi từ đất vượt quá mức cho phép (đặc biệt trong nông nghiệp). Ở một số vùng, lâm nghiệp có thể gây ảnh hưởng tới tài nguyên nước và ở những vùng có hoạt động khai thác mỏ, nguồn nước có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động này, đặc biệt là do việc phát thải các cặn quặng khoáng sản. Áp lực áp lực chính gây ra đối với tài nguyên nước là việc khai thác/bơm hút nước có nhiều khả năng tác động đến hiện trạng sông hồ cũng như việc thải các chất ô nhiễm như dưỡng chất và thuốc trừ sâu (chủ yếu từ nông nghiệp), các chất hữu cơ gây tiêu hao ôxy, kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại cũng như gây bệnh (chủ yếu từ hoạt động công nghiệp và các hộ gia đình). Việc xây dựng đập thuỷ điện và khai thác tài nguyên thuỷ sản cũng rất dễ ảnh hưởng tới hiện trạng tài nguyên nước. Hiện trạng: Trữ lượng, chất lượng nước và tài nguyên sinh học Tổng lượng tài nguyên nước ở Việt nam khá lớn, nhưng lại phân bố không đồng đều. Chính vì vậy mà Việt nam cũng chỉ được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ nước sẵn có tính theo đầu người thấp so với các nước khác ở khu vực Đông Nam á. Chất lượng nước ngọt ở vùng thượng nguồn khá tốt. Tuy nhiên ô nhiễm từ các hoạt đông nông nghiệp, các ngành, từ thành thị ... đã kéo theo những vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng tại vùng hạ lưu. Ví dụ, nồng độ BOD và ammonia đã vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng nước. Đã có nhiều trường hợp ô nhiễm nguồn nước ở các đập chứa nước dẫn đến huỷ hoại những cánh đồng được tưới tiêu hoặc phải cấm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở các đập ô nhiễm này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các hoạt động giao thông đường thuỷ trên các sông ngòi có nguy cơ gây hại cho các môi trường cư trú tự nhiên do có khả năng gây các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm tài nguyên nước bao gồm: suy giảm ôxy, xây dựng các đập nước, giao thông đường thuỷ cũng gây hại cho sự sống của sinh vật cư trú trong sông ngòi. 6 Tác động Các tác động có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Nước bị ô nhiễm, việc sử dụng các thực phẩm thuỷ hải sản, nông sản bị ô nhiễm, các bệnh lây nhiễm có liên quan đến nước, tất cả đều có thể đe doạ sức khoẻ con người. Những tác động đối với các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động nông nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của con người và do đó xét về mặt kinh tế, cũng tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân. Đáp ứng Xét về ô nhiễm, đã xác định các mức chuẩn đối với một số chất gây ô nhiễm nước ngọt. Pháp luật cũng vào cuộc bằng việc điều tiết lượng nước thải thông qua hệ thống phí. Ngoài ra cũng đưa vào các khái niệm về các chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước. 7 m« h×nh DPSIR ¸p dông ®èi víi tµi nguyªn n−íc §éng lùc Sù gia t¨ng d©n sè nãi chung C¸c lÜnh vùc cã liªn quan • N«ng nghiÖp • Ng− nghiÖp • Thuû ®iÖn • CÊp n−íc • C«ng nghiÖp • X©y dùng • DÞch vô • Hé gia ®×nh • Khai th¸c má • L©m nghiÖp • Giao th«ng ®−êng thuû • §¸nh b¾t thuû s¶n n−íc ngät ¸p lùc HiÖn tr¹ng m«i tr−êng Sö dông n−íc cho n«ng nghiÖp, tiªu dïng vµ c«ng nghiÖp • • • *Th¶i c¸c chÊt « nhiÔm vµo c¸c s«ng: nit¬, phètpho, thuèc trõ s©u, kim lo¹i nÆng, c¸c chÊt « nhiÔm h÷u c¬, chÊt g©y tiªu hao «xy, chÊt g©y bÖnh * X©y dùng ®ª ®Ëp • • * Xãi mßn • Khèi l−îng n−íc vµ dßng ch¶y NgËp óng, lò lôt VËn chuyÓn trÇm tÝch, l¾ng ®äng bïn H×nh th¸i s«ng ChÊt l−îng n−íc (VD: nång ®é «xy hoµ tan, nit¬, phètpho, kim lo¹i nÆng, thuèc trõ s©u, chÊt « nhiÔm h÷u c¬) C¸c chÊt g©y bÖnh D−ìng chÊt, bïng ph¸t t¶o TuyÖt chñng hÖ sinh th¸i vµ mét sè loµi Sù phong phó vµ hiÖn tr¹ng thùc vËt, thùc vËt phï du, ®éng phï du, c¸c loµi c¸ • • • * Khai th¸c c¸c nguån thuû s¶n T¸c ®éng ®Õn §a d¹ng sinh häc: Gièng loµi, nguån gien, hÖ sinh th¸I (VD, ®Êt ngËp n−íc, rõng ngËp mÆn) Tµi nguyªn thiªn nhiªn: thuû s¶n n−íc ngät, ®Êt n«ng ngiÖp bÞ « nhiÔm vµ mÆn ho¸. Con ng−êi: « nhiÔm nguån n−íc uèng, bÖnh tËt do « nhiÔm n−íc, gi¶m thu nhËp/dinh d−ìng tõ ®¸nh b¾t thuû s¶n n−íc ngät vµ ho¹t §¸p øng • • • • • Hµnh ®éng gi¶m thiÓu C¸c chÝnh s¸ch m«i tr−êng ®Ó ®¹t ®−îc môc tiªu cña quèc gia vÒ m«i tr−êng (VD: c¸c tiªu chÈn, c¸c tiªu chÝ nh»m ®iÒu tiÕt ¸p lùc) C¸c chÝnh s¸ch ®èi víi ngµnh (c¸c giíi h¹n vµ kiÓm so¸t sù t¨ng tr−ëng cña ngµnh nh»m lµm gi¶m hoÆc thay ®æi c¸c ho¹t ®éng hay c¸c ¸p lùc mµ c¸c ho¹t ®éng nµy g©y ra) NhËn thøc m«i tr−êng ChÝnh s¸ch xo¸ ®ãi, gi¶m nghÌo cô thÓ H×nh 4. M« h×nh DPSIR ®èi víi tµi nguyªn n−íc t¹i ViÖt Nam 9 II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ SINH HỌC II.1. Các bước xây dựng bộ chỉ thị Trong quá trình xây dựng bộ chỉ thị sinh học, cần đạt được sự cân bằng giữa chất lượng chỉ thị và khả năng phục vụ nhiều mục đích thông tin của chỉ thị. Trong quá trình đánh giá tính hữu dụng của các chỉ thị hiện tại và rộng hơn nữa là trong quá trình xác định các chỉ thị phù hợp và khả thi, cần xác định mục đích cuối cùng các chỉ thị cần phục vụ. Vì vậy, quy trình xây dựng bộ chỉ thị cần đảm bảo các bước sau: • Xác định các vấn đề, đặc tính quan trọng nhất của chỉ thị cần xây dựng • Xác định mục đích thông tin đầu tiên cần có từ chỉ thị • Xác định những chỉ thị mang tính chiến lược nhất (với một số lượng ít nhất các chỉ thị có thể phục vụ nhiều nhất các mục đích thông tin) để đạt được các mục đích thông tin nói trên. Để hỗ trợ cho quá trình này, cần trả lời một số câu hỏi sau: vấn đề đang diễn biến như thế nào? Các tác nhân, quy trình đang đóng vai trò như thế nào? Các tác động đang diễn biến như thế nào?... • Kiểm tra tính sẵn có của các dữ liệu hiện tại và xem xét các khía cạnh có liên quan đến chất lượng chỉ thị cần xây dựng. • Kiểm tra khả năng cải thiện tính sẵn có của dữ liệu: các khả năng trước mắt cũng như trong thời gian ngắn hạn. • Tiến hành lựa chọn các chỉ thị sinh học. II.2. Hệ thống quản lý chỉ thị – Các phiếu chỉ thị môi trường Nên xây dựng một hệ thống quản lý các chỉ thị đơn giản dựa trên các phiếu chỉ thị môi trường như là một phần tích hợp của phương pháp được đề xuất cho hoạt động xây dựng chỉ thị. Khuôn mẫu được đề xuất v.v. ở đây là sử dụng các phiếu chỉ thị môi trường do Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng. Các phiếu chỉ thị môi trường này đã chứng tỏ được tính hiệu dụng cũng như đã được sử dụng một cách hiệu quả ở châu Âu. Cùng với việc xác định các phương pháp xây dựng chỉ thị hiện tại, các phiếu chỉ thị môi trường này cũng sẽ được thử nghiệm và hiệu chỉnh để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Để xây dựng hệ thống quản lý này, trước hết cần thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường, tiếp đó tiến hành thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho Phiếu chỉ thị môi trường. 10 II.2.1. Thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường Các bước thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường bao gồm: - Bước 1: căn cứ vào Bộ chỉ thị môi trường đã được ban hành, các cơ quan đầu mối trong hệ thống quản lý chỉ thị môi trường xem xét tính khả thi của các chỉ thị (bao gồm kinh phí, năng lực cán bộ, tính sẵn có của dữ liệu và trang thiết bị) để xác định thứ tự ưu tiên trong việc thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường. - Bước 2: thiết lập Phiếu chỉ thị môi trường cho mỗi chỉ thị môi trường theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. - Bước 3: thu thập lần đầu các thông tin, dữ liệu cần thiết cho Phiếu chỉ thị môi trường. - Bước 4: phân tích, đánh giá các thông tin về chỉ thị (độ tin cậy, phạm vi không gian, thời gian, những hạn chế của thông tin), chỉnh sửa, bổ sung, thay thế Phiếu chỉ thị môi trường nếu cần thiết. Việc xây dựng Phiếu chỉ thị môi trường phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Đảm bảo thống nhất về cấu trúc, định dạng biểu mẫu của Phiếu chỉ thị môi trường. - Đảm bảo đầy đủ các nội dung từ các thông tin hành chính, nội dung thông tin cơ bản, biểu đồ/đồ thị, miêu tả thông tin, cơ sở dữ liệu về nguồn cung cấp thông tin đến mức công việc cần làm để nâng cao chất lượng của chỉ thị. - Đảm bảo tính rõ ràng, rành mạch và khả thi của chỉ thị môi trường. - Đánh giá được mức độ chất lượng của chỉ thị môi trường và từng bước nâng cao chất lượng đó. II.2.2. Thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho phiếu chỉ thị môi trường Các cơ quan đầu mối trong hệ thống quản lý chỉ thị môi trường phân công, phối hợp với các bên cung cấp thông tin, dữ liệu để định kỳ thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết, tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp thực hiện việc cung cấp thông tin, dữ liệu. Tần suất cập nhật thông tin, dữ liệu cho các Phiếu chỉ thị môi trường là hàng năm hoặc 5 năm tùy theo từng loại chỉ thị quy định. 11 PHỤ LỤC MẪU PHIẾU CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG Tên chỉ thị Mã chỉ thị: Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị: Cơ quan quản lý thông tin về chỉ thị môi Địa chỉ liên hệ người chịu trách nhiệm trường: xây dựng bản thông tin về chỉ thị Người chịu trách nhiệm: Tên: Email: Email: Điện thoại: Nội dung thông tin cơ bản của chỉ thị Biều đồ/đồ thị Mô tả 1. Các điều kiện môi trường; 2. Đánh giá. Tên chỉ thị thứ cấp (phụ) Mã chỉ thị thứ cấp: Ngày xây dựng/cập nhật thông tin cho chỉ thị: Nội dung thông tin cơ bản 12 Biều đồ/đồ thị Đánh giá: Thông tin tham khảo và tư liệu Tài liệu tham khảo: Dữ liệu Các bảng biểu Các loại thông tin khác (các đoạn văn bản vv.): Cơ sở dữ liệu về nguồn cung cấp thông tin I. Thông tin kỹ thuật 5. Nguồn dữ liệu; 6. Mô tả dữ liệu; 7. Phạm vi địa lý; 8. Phạm vi về thời gian; 9. Phương pháp và tần suất thu thập dữ liệu; 10. Phương pháp xử lý số liệu. II. Thông tin định tính 1. Điểm mạnh, điểm yếu (của các dữ liệu); 2. Độ tin cậy, tính chính xác, tính không chắc chắn (của các dữ liệu); 3. Đánh giá tổng thể theo thang điểm (thang từ 1-3 điểm: 1 = không có vấn đề gì lớn, 2= có vấn đề cần chú ý theo dõi, 3 = có vấn đề nghiêm trọng); 4.Mức độ phù hợp; 5.Tính chính xác; 6.Khả năng so sánh theo thời gian; 13 7.Khả năng so sánh theo không gian. Những công việc cần làm tiếp: (Nhằm nâng cao chất lượng chỉ thị này). 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng