Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại công ty tnhh một thành ...

Tài liệu Xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại công ty tnhh một thành viên lâm nghiệp la ngà đồng nai

.PDF
104
83
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP LA NGÀ, ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HỮU DÀO Hà Nội, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp Nhà nước là thành phần kinh tế chủ lực và đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Trong suốt mấy chục năm qua DNNN giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật: chi phối nhiều ngành và lĩnh vực then chốt, là lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế - xã hội, đồng thời DNNN là lực lượng chính trong việc bảo đảm cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích chủ yếu của xã hội. Tuy nhiên khi Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế thị trường thì các DNNN đã dần bộc lộ những yếu điểm và tỏ ra không có hiệu quả như: hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp; không tương ứng với điều kiện và lợi thế có được, tốc độ tăng trưởng của một số đơn vị có biểu hiện giảm dần; không ít doanh nghiệp còn ỷ lại vào sự bảo hộ, bao cấp của Nhà nước, đầu tư đổi mới công nghệ chậm, trình độ công nghệ lạc hậu… Do đó gây ra những hậu quả không tốt (Nhà nước thất thoát vốn, thu nhập của người lao động thấp, DNNN trở thành gánh nặng cho Ngân sách nhà nước…). Vì vậy, việc duy trì các DNNN ở những lĩnh vực không quan trọng là không cần thiết. Trong điều kiện từng bước mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực, gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế (AFTA, WTO,…) thì việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Mặt khác, để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước thì đòi hỏi Chính phủ phải có mô hình quản lý mới và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một phương cách mà nhờ đó doanh nghiệp nâng cao được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đổi mới và phát triển các doanh 2 nghiệp trong đó có cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu khách quan và phù hợp với quá trình chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế của nước ta. Do nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội. Từ năm 1992 Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cho đến năm 2009 đã cổ phần được 3.854 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp. Cùng với cả nước, ngành Lâm nghiệp cũng đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa một số doanh nghiệp do ngành quản lý. Tuy nhiên việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn do đặc điểm đặc thù của ngành. Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà là đơn vị thành viên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực trồng, quản lý và kinh doanh rừng. Hoạt động của Công ty có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hô ̣i của không chỉ đối với Tổng công ty nói riêng mà còn của cả tỉnh Đồng Nai nói chung. Để có những hướng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp thì CPH được xác định là hướng đi mới trong đổi mới tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài“Xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà, Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp của mình với hi vọng góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, đổi mới tổ chức quản lý tại công ty giúp công ty chủ động và nâng cao hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3 Chương 1 ̉ ́ ́ ́ ́ MỘT SÔ VÂN ĐỀ LY LUẬN VỀ CÔ PHẦ N HOA 1.1. Sư ̣ cầ n thiế t phả i cổ phầ n hó a Doanh nghiêp Nhà nước ̣ 1.1.1. Doanh nghiê ̣p Nhà nước và vai trò củ a Doanh nghiê ̣p Nhà nước 1.1.1.1. Khá i niê ̣m Doanh nghiê ̣p Nhà nước Theo luâ ̣t DNNN do Quố c hô ̣i nước Cô ̣ng hò a xã hô ̣i chủ nghia Viêṭ ̃ Nam thông qua ngày 26/11/2003, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004 thì DNNN đinh nghĩa như sau: “DNNN là tổ chứ c kinh tế do Nhà nước sở ̣ hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” Như vâ ̣y DNNN là tổ chứ c kinh tế đươ ̣c nhà nước thà nh lâ ̣p để thực hiên nhữ ng mu ̣c tiêu do nhà nước giao. Và vì DNNN do nhà nước đầ u tư vố n ̣ nên tài sả n trong doanh nghiêp là thuô ̣c sở hữ u nhà nước cò n Doanh nghiêp ̣ ̣ chỉ quả n lý , sử du ̣ng tà i sả n theo quy đinh củ a chủ sở hữ u là nhà nướ c. ̣ DNNN có tư cách phá p nhân, có cá c quyề n và nghia vu ̣ dân sự, tự chiu ̣ ̃ trá ch nhiê ̣m về toà n bô ̣ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh trong pha ̣m vi số vố n do doanh nghiê ̣p quả n lý . Nghia là DNNN chiu trá ch nhiê ̣m hữ u ha ̣n về nơ ̣ và các nghia ̣ ̃ ̃ vu ̣ tà i sả n khá c trong pha ̣m vi số tà i sả n do doanh nghiêp quả n lý . ̣ 1.1.1.2. Vai trò củ a Doanh nghiê ̣p Nhà nước Hiê ̣n nay Viê ̣t Nam đang xây dựng và phá t triể n nề n kinh tế hà ng hó a nhiề u thà nh phầ n theo cơ chế thi ̣ trường có sự điề u tiế t củ a Nhà nước, cá c doanh nghiêp đề u binh đẳ ng trong kinh doanh và trước phá p luâ ̣t. Nhưng ̣ ̀ không có nghia là chú ng có vi ̣ trí như nhau trong nề n kinh tế . Pha ̣m vi hoa ̣t ̃ đô ̣ng củ a thà nh phầ n nà y cà ng ngà y cà ng giả m nhưng vẫn giữ vai trò chủ đa ̣o, nó tồ n ta ̣i trong nhữ ng ngà nh, linh vực then chố t củ a nề n kinh tế để nhà nước ̃ có đủ sứ c thực hiê ̣n chứ c năng điề u tiế t vi ̃ mô, khắ c phu ̣c nhữ ng khiế m khuyế t 4 củ a thi trường. DNNN là công cu ̣ vâ ̣t chấ t để nhà nước can thiêp và o nề n kinh ̣ ̣ tế thi ̣ trường, điề u tiế t thi ̣ trường theo mu ̣c tiêu của nhà nước và theo đúng đinh hướng chính tri củ a nhà nước. ̣ ̣ DNNN hoa ̣t đô ̣ng trong nhữ ng ngà nh, linh vực kinh doanh mang la ̣i ít lợi ̃ nhuâ ̣n hoă ̣c không có lợi nhuâ ̣n (mà cá c thà nh phầ n kinh tế khá c không đầu tư), do đó nó phu ̣c vu ̣ nhu cầ u chung củ a nề n kinh tế , đảm bả o lợi ích công cô ̣ng. Hơn nữa, DNNN cò n đầ u tư vào linh vực kinh doanh đòi hỏ i vố n lớ n ̃ mà cá c thà nh phầ n kinh tế khá c không đủ sứ c đầ u tư, do đó mà DNNN càng có vai trò quan tro ̣ng. Viê ̣c đánh giá vai trò quan tro ̣ng củ a kinh tế Nhà nướ c không chỉ dựa và o lờ i lỗ trước mắ t mà phả i tinh đế n hiêu quả kinh tế lâu dà i. ̣ ́ Sự tồ n ta ̣i củ a DNNN là mô ̣t tấ t yế u khá ch quan. Để DNNN phá t huy vai trò chủ đa ̣o củ a mình đòi hỏ i nhà nước phả i có chính sá ch quả n lý thích hơ ̣p đố i vớ i DNNN nhưng cũng phả i tôn tro ̣ng quy luâ ̣t kinh tế khá ch quan để cá c DNNN không là gá nh nă ̣ng cho nhà nước về kinh tế mà kinh tế nhà nước phả i đươ ̣c sắ p xế p la ̣i cho hơ ̣p lý nâng cao hiêu quả hoa ̣t đô ̣ng củ a DNNN. ̣ 1.1.2. Quan niê ̣m cổ phầ n hó a Doanh nghiê ̣p Nhà nước và nhữ ng ưu điểm củ a Công ty cổ phầ n CPH DNNN là việc các DNNN bán cổ phần của mình cho công chúng và công nhân viên trong công ty để huy động nguồn vốn trong công chúng, CPH là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần. Thực chất của quá trình CPH là đa dạng hóa sở hữu, là quá trình chuyển dịch quyền sở hữu từ phía Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo luật Doanh nghiệp năm 2005, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và 5 không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 1.1.3. Sự cầ n thiế t phả i cổ phầ n hó a Doanh nghiê ̣p Nhà nước ta ̣i Viê ̣t Nam Việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế thị trường vừa phù hợp trong lộ trình phát triển đổi mới vừa tham gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu của công tác này nhằm huy động vốn của toàn xã hội, tạo ra loại hình Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, phát huy quyền làm chủ của các cổ đông trong việc đầu tư và giám sát Doanh nghiệp, thậm chí bổ sung cả nguồn nhân lực cho bộ máy lãnh đạo của đơn vị, từ đó tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho Doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và sử dụng đồng vốn có hiệu quả. CPH doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN. Sau gần 20 năm thực hiện CPH DNNN, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình này. Nhiều vấn đề lý luận và tư duy kinh tế đang đặt ra cần giải quyết để nâng cao hiệu quả của quá trình CPH trong thời gian tới. CPH DNNN là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hoá sản xuất. Nhờ sự xuất hiện công ty cổ phần mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt CPH DNNN sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế nhà nước, làm chỗ dựa cho nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, nó cũng là một giải pháp để tăng tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ của doanh nghiệp. 6 Ở nước ta, phần lớn các DNNN được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước chứ không phải do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp ấy. Do vậy, việc sắp xếp lại các DNNN là vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong đó có việc CPH một số lớn DNNN. CPH DNNN ở nước ta là quá trình chuyển sang một hình thức quản lý hiện đại hơn, bên cạnh vai trò chi phối của nhà nước, có sự tham gia của các thành phần khác. Đảng và Nhà nước ta khẳng định CPH không phải là tư nhân hóa vì CPH hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn, về cơ chế cho DNNN hiện có, không nhằm thu hẹp sở hữu nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1992 đến nay, quan điểm của Đảng ta về CPH DNNN ngày càng sáng tỏ, ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN được thể chế hoá thành các qui phạm pháp luật và được thực thi từng bước. Đảng và Nhà nước coi CPH là một giải pháp căn bản không những giúp DNNN thu hút vốn mà còn tạo điều kiện cho DNNN làm ăn hiệu quả hơn. Thống kê cho thấy, tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8 tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp, còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp. Qua CPH nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được đánh giá lại khách quan và chính xác hơn, đồng thời huy động thêm nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành, phát 7 triển thị trường chứng khoán ở nước ta. Hơn nữa, chính cổ phần hóa cũng đã giúp Nhà nước thu về hàng ngàn chục tỷ đồng nhờ vào việc bán bớt phần vốn của mình tại các doanh nghiệp Nhà nước, từ đó có vốn để đầu tư cho các dự án trọng điểm cần thiết. Ngoài ra, CPH cũng góp phần vào việc hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực và đặc biệt là góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy kinh tế, hài hòa được lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp và người lao động. Tóm lại, việc CPH DNNN là một yếu tố, một xu hướng tất yếu khách quan. CPH thúc đẩy quá trình xã hội hóa nền kinh tế hàng hóa thị trường, phát triển lực lượng lao động, nâng cao vai trò vị thế của người lao động, đảm bảo tính công bằng, nâng cao đời sống cho người lao động và hoàn thiện nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở nước ta. 1.1.4 Mục tiêu, bản chất và ý nghĩa của cổ phần hóa DN nhà nước 1.1.4.1. Mục tiêu: Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động và các cổ đông. Tăng cường sự giám sát của các chủ đầu tư đối với doanh nghiệp. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. 8 1.1.4.2. Bản chất CPH một bộ phận các DNNN là một chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và nhà nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Thực chất của CPH là đa dạng các loại hình sở hữu, là quá trình chuyển dịch quyền sở hữu từ phía nhà nước sang các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua quá trình bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cho các cổ đông để thu hút vốn đầu tư, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, bảo đảm hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp. Khi công ty cổ phần được thành lập sẽ tránh được sự can thiệp có tính chất hành chính của chính quyền địa phương các cấp. Bởi vì khi CPH tài sản trong doanh nghiệp không chỉ là đơn thuần là sở hữu nhà nước mà của nhiều thành phần kinh tế khác nữa. Công ty có thể chủ động thực hiện các quy định có liên quan đến sản xuất kinh doanh trong công ty mà không chịu sự chỉ đạo của các kế hoạch nhà nước giao như trước đây. 1.1.4.3. Ý nghĩa Việc CPH DNNN là một chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước ta, nó có giá trị định hướng giúp cho các doanh nghiệp khai thác khả năng và phát huy được thế mạnh của mình. Việc thực hiện cổ phần hóa có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế cũng như lợi ích của xã hội, như: - Về phía nhà nước sẽ giảm đi gánh nặng ngân sách bao cấp cho một số lượng lớn những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Hạn chế những tệ nạn khác như: Tham nhũng, quan liêu trong những Doanh nghiệp nhà nước. - Sau khi tiến hành CPH một bộ phận các DNNN còn giữ 100% vốn thì nhà nước có thể thu hồi một lượng lớn từ các doanh nghiệp đó thông qua việc bán cổ phần tại doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác. Nhà nước có thể đem nguồn vốn thu hồi được này đầu tư cho các doanh nghiệp trọng điểm thuộc các lĩnh vực: an ninh quốc phòng, hoặc để xây dựng, phát triển cơ sở hạ 9 tầng trong xã hội. - Về phía doanh nghiệp, những người tham gia mua cổ phần đều trở thành những người chủ doanh nghiệp. Lợi ích và trách nhiệm của họ được gắn liền với nhau, họ sẽ có quyền chủ động định đoạt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo nhu cầu thị trường trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Từ đó loại bỏ được những suy ngĩ có tính rụt rè, e ngại trước đây, mở ra một thời kỳ mới của những người dám nghĩ dám làm. - Trong các DNNN trước đây, SXKD nhằm mục đích phục vụ xã hội nhiều hơn, nên nhiều khi làm ảnh hưởng đến các quá trình SXKD trong doanh nghiệp làm kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khi CPH, mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục tiêu này có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng mặt hàng với những chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, để cuối cùng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Ngoài ra lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp cũng được đảm bảo, họ được tạo điều kiện để có công ăn việc làm, được mua cổ phần ưu đãi, người lao động nghèo còn được trả chậm trong vòng một năm mà không cần trả lãi. 1.2. Kinh nghiệm cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1 Cổ phần hóa ở nhóm các nước tư bản phát triển[3] Trong thập kỷ 80, các nước tư bản phát triển, đặc biệt là ở các nước Tây Âu và Hoa Kỳ,cổ phần hóa được chú ý như là một quá trình giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và tiến hành cổ phần hóa DNNN nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường hỗn hợp đã được hình thành với việc thiết lập khu vực kinh tế nhà nước ngày càng rộng lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách cổ phần hóa bao trùm ở các nước này dựa trên quan điểm cho rằng việc tổ chức đời sống kinh tế của xã hội tuân theo các quy luật thị trường, thương mại hóa sản xuất và cạnh tranh bình đẳng có hiệu quả hơn là 10 tuân theo các quan hệ chỉ tập trung và thể chế hành chính. Trong việc thực hiện CPH, Chính phủ mỗi nước đã lựa chọn các phương pháp tiến hành CPH các DNNN sao cho không làm suy yếu khu vực kinh tế nhà nước, mà trái lại, củng cố cho xứng đáng với vai trò của nó trong nền kinh tế nhằm thực hiện một loạt chức năng kinh tế vĩ mô vì lợi ích kinh tế của toàn xã hội. Xét về quy mô, khu vực kinh tế nhà nước sau khi tiến hành CPH có sự thu hẹp, tuy nhiên sự suy giảm này không làm thay đổi vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực quan trọng như: năng lượng, giao thông vận tải, bưu điện, truyền hình, viễn thông, các ngành có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao như hàng không, điện tử. Quá trình cổ phần hoá ở các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức: bán đấu giá hay bán trực tiếp, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng và thương mại; bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, áp dụng với các công ty lớn. Các công ty quốc doanh sau khi đã CPH, hình thành dạng công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước – tư nhân đã chuyển sang sử dụng và huy động các nguồn vốn thay vì nhận qua NSNN như trước đây, cho phép giảm bớt gánh nặng tài trợ ngân sách, đặt các doanh nghiệp này trên cơ sở điều tiết của quan hệ thị trường, giành vị trí xứng đáng trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội với chất lượng cao, hợp thị hiếu chứ không phải có được nhờ vị trí độc quyền mà nhà nước ban cho. Như vậy, có thể nhận thấy nét đặc trưng quá trình cổ phần hoá ở các nước công nghiệp phát triển là hình thành các công ty hỗn hợp nhà nước – tư nhân hoạt động trên cơ sở thị trường và luật pháp của nhà nước. Thông qua quá trình CPH, sự hợp tác và xâm nhập lẫn nhau giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, kể cả ở cấp công ty xuyên quốc gia đang hoạt động trên thị 11 trường thế giới là một trong những con đường nâng cao hiệu quả nền kinh tế thị trường hỗn hợp ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay. 1.2.1.2. Cổ phần hóa ở nhóm các nước đang phát triển * Các nước đang phát triển thuộc khu vực Mỹ latinh và Caribê [3] Trong các nước đang phát triển thì các nước thuộc khu vực này đang tiến hành CPH khu vực kinh tế nhà nước một cách tích cực nhất. Do phải gánh các khoản nợ to lớn trong và ngoài nước nên các nhà nước ở khu vực này đã tìm cách rút khỏi các lĩnh vực sản xuất và bán một phần hay toàn bộ các xí nghiệp nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Cùng với sự thay đổi chế độ ngoại thương, lập ra các vùng mậu dịch tự do và các hiệp ước không thuế quan để khuyến khích cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, Chính phủ các nước này đã mở ra các điều kiện thuận lợi để khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, tạo ra động lực mới cho sự tăng trưởng. * Các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Phi [3] Ở châu Phi, các chính phủ cũng đã bắt đầu thực hiện CPH các DNNN trong nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế và tạo cơ sở cho sự tăng trưởng mới ngay từ đầu những năm 90. Công cuộc CPH ở các nước châu Phi nhằm vào việc tăng hiệu quả kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách trong hoàn cảnh các nguồn tài chính truyền thống đã cạn kiệt. Quá trình CPH ở châu Phi có xu hướng diễn ra ở các xí nghiệp vừa và nhỏ, về cả tài sản lẫn số lượng lao động. Đa số các doanh nghiệp CPH đều nằm ở các ngành chế biến và dịch vụ còn các ngành dịch vụ công cộng, khai thác khoáng sản và dầu mỏ chỉ là ngoại lệ. Thành tích đạt được trong chương trình cổ phần hoá ở các nước châu Phi còn rất khiêm tốn. Trở ngại lớn nhất ở các nước này là thị trường vốn trong nước quá nhỏ bé, thiếu vắng một thị trường chứng khoán thực sự, hệ thống nhà nước về hành chính và luật pháp còn thiếu đồng bộ và chặt chẽ. Điều này góp phần làm suy giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư và kinh doanh nước ngoài. 12 * Các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á [3] Quá trình cổ phần hoá ở các nước châu Á khác với các nước châu Phi và châu Mỹ la-tinh là các khoản nợ nước ngoài không phải là lý do chính để tiến hành cổ phần hoá các DNNN. Mặt khác, nền kinh tế ở các nước trong khu vực này có tốc độ phát triển nhanh và ổn định trong nhiều năm, các xí nghiệp quốc doanh ở các nước này phần lớn đều hoạt động trên cơ sở thị trường và nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu chính của cổ phần hoá ở các nước này là Nhà nước rút khỏi các lĩnh vực hoạt động xét thấy không cần thiết phải nắm giữ và suy trì sự độc quyền nhà nước mà chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm thực hiện cạnh tranh để nâng cao hiệu quả. Mục tiêu nữa của cổ phần hoá của các nước là phát triển thị trường chứng khoán trong nước, thể hiện nổi bật là ở các nước Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,...Số tiền thu được từ quá trình bán các cổ phần của nhà nước sẽ được bù vào các khoản ngân sách dành đầu tư cho các cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế chiến lược mà nhà nước thấy cần có sự tham gia và kiểm soát. - Kinh nghiệm của Hàn Quốc Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Cổ phần hóa các DNNN đã được thực hiện . Đến nay, Hàn Quốc đã cổ phần hóa được 35 DNNN có quy mô lớn và hàng trăm DNNN có quy mô vừa và nhỏ. Riêng năm 1978, chính phủ Hàn Quốc đã bán 68% cổ phần cho 25 hãng buôn, thu được 167 triệu USD. Cổ phần hóa cũng được thực hiện thông qua bán cổ phiếu ở các sở giao dịch chứng khoán, trong đó vừa bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư bình thường, vừa bán cổ phiếu cho công chúng có thu nhập thấp. Quá trình cổ phần hóa các DNNN ở Hàn Quốc ngoài những nét chung có một số đặc điểm mang tính đặc thù sau: + Thứ nhất, cổ phần hóa các DNNN đã tiến hành rất thận trọng. Điều đó được biểu hiện ở cách thức triển khai CPH thông qua tiến hành thí điểm ở một số doanh nghiệp. Từ thí điểm, Hàn Quốc tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm sau 13 đó mới mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Điều đó còn thể hiện ở tốc độ cổ phần hóa khá chậm. Qua 3 đợt cổ phần hóa: đợt 1 từ năm 1960 - 1973; đợt 2 từ năm 1974 - 1983 và đợt 3 từ năm 1984 đến nay số lượng các DNNN quy mô lớn được CPH chỉ có 35 doanh nghiệp. Tuy nhiên, CPH lại tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn và giữ vị trí độc quyền, hoạt động trên phạm vi cả nước [3]. + Thứ hai, mục tiêu CPH không chỉ thu hút vốn, giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước… mà còn nhằm phân phối giá trị tài sản của các DNNN cho quần chúng có thu nhập thấp và giảm bớt sự mất công bằng xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, Hàn Quốc có những phương thức triển khai bán cổ phiếu đặc biệt, với việc phân chia cổ phiếu bán ra cho người cần ưu đãi. Cụ thể: Người lao động hiện đang làm việc tại DNNN và người nghèo được mua 20% giá trị cổ phiếu bán ra. Cổ phiếu ưu đãi được bán thấp hơn giá trị, trong đó người nghèo được mua với giá bằng 30% giá trị cổ phiếu bán ra, người về hưu được mua với giá bằng 75% giá trị cổ phiếu bán ra [3]. + Thứ ba, thông qua cổ phần hóa việc hữu sản hóa người lao động, trước hết là lao động trong các DNNN CPH đã được thực hiện. Nhờ đó, đã tăng cường sự tham gia quản lý của người lao động vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp sau cổ phân hóa và phương thức quản lý các doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc sau CPH đã thay đổi. - Kinh nghiệm của Malaixia Quá trình cổ phần hóa các DNNN ở Malaixia có muộn hơn, được bắt đầu từ năm 1983. Lý do và mục tiêu cổ phần hóa các DNNN của Malaixia có nhiều điểm giống Việt Nam, chủ yếu do sự mở rộng quá mức khu vực kinh tế nhà nước, gây ra sự mất cân đối kinh tế vĩ mô làm cho thâm hụt ngân sách lớn. Việc CPH các DNNN ở Malaixia được chia thành 3 bước: + Tiến hành thương mại hóa doanh nghiệp + Chuyển các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật công ty 14 + Xây dựng các DNNN đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định thành những tập đoàn kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Phương thức tiến hành cổ phần hóa cũng thông qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việc tiến hành CPH, đặc biệt việc phát hành cổ phiếu cũng có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, sản xuất theo hướng xuất khẩu. Mức cổ phần tối đa bán cho các nhà đầu tư nước ngoài là 25%, với mục đích để các nhà đầu tư nước ngoài không gây ảnh hưởng quá lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cổ phần hoá các DNNN ở Malaixia là khá to lớn. Việc chuyển một phần các DNNN vào khu vực kinh tế tư nhân đã giảm bớt gánh nặng của nhà nước đối với doanh nghiệp. Đã chuyển sang các công ty cổ phần 96.000 công nhân, bán cổ phần được 6 tỷ USD, thu hút thêm 35,5 tỷ USD ở 24 công ty cổ phần từ các DNNN sau cổ phần hóa. Số tiền nhà nước thu được đã sử dụng cho các hoạt động khác 2 tỷ USD chuyển giao 374 công trình cho tư nhân [3]. Số tiền các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sau cổ phần hóa đã giúp các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Kinh nghiệm của Singapore: Cổ phần hóa ở Singapore còn được thực hiện muộn hơn Malaixia, bắt đầu từ năm 1986 và kéo dài 10 năm thì cơ bản hoàn thành. Việc thực hiện cổ phần hóa các DNNN ở Singapore khá bài bản với việc thành lập Ủy ban cổ phần hóa khu vực kinh tế nhà nước, Xây dựng chương trình cổ phần hóa hoàn chỉnh và hệ thống, phù hợp với điều kiện của đất nước. Singapore cũng tiến hành thí điểm cổ phần hóa các DNNN đang làm ăn có lãi ở một số lĩnh vực, sau đó tổng kết, cuối cùng mới triển khai rộng sang các doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực khác. 15 Mục tiêu CPH các DNNN ở Singapore khá đa dạng, trong đó mục tiêu cơ bản là hạn chế sự độc quyền của các DNNN ở một số lĩnh vực, chấm dứt kiểu cạnh tranh không trung thực, cạnh tranh hình thức của các DNNN. CPH DNNN không để xảy ra thâm hụt ngân sách và vẫn duy trì tích lũy ở những mức độ cao. Trên thực tế sau những bước triển khai có tính vĩ mô, tháng 6/1989 trong số 15 DNNN đăng ký CPH đã có 6 DNNN đăng ký bán 100% vốn cổ phần của nhà nước. Các hãng còn lại thực hiện bán một phần cổ phần sở hữu của nhà nước như hãng Hàng không quốc gia Singapore giảm phần vốn của nhà nước từ 61% xuống còn 56%, công ty vận tải Neptune giảm từ 74% xuống còn 54%, Ngân hàng Singapore vốn nhà nước từ 48% còn 44%. Sau 1 năm thực hiện cổ phần hóa các DNNN số vốn nhà nước được thu hồi là 1,28 tỷ USD. Đến năm 1996, chương trình CPH các DNNN đã cơ bản được hoàn thành, sớm hơn dự hiến 2 -3 năm. Kết quả CPH cũng rất khả quan, nhờ CPH các DNNN ở những ngành, lĩnh vực không then chốt, những ngành có khả năng thu lợi nhuận cao, chính phủ Singapore có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, những nơi tư nhân không đầu tư vì lợi nhuận thấp. Vai trò của các DNNN còn lại có điều kiện phát huy tác dụng, các DNNN này trở thành công cụ kinh tế vĩ mô để cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển nền kinh tế quốc gia [3]. 1.2.1.3. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi. * Kinh nghiệm của Trung Quốc Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Trung Quốc là một trong các nước sớm nhận thấy những hạn chế của các DNNN như: Hiệu quả kinh tế thấp hơn các loại hình kinh tế khác, nhiều doanh nghiệp ở tình trạng thua lỗ và tình trạng này có xu hướng ngày càng tăng; tình trạng thất thoát tài sản nhà nước ngày càng tăng và trở nên nghiêm trọng; máy móc thiết bị nói riêng, trình độ công nghệ nói chung của các DNNN rất thấp, lạc hậu rất nhiều so với các nước kinh tế phát triển; các 16 DNNN ngoài chức năng kinh tế còn phải đảm nhiệm nhiều chức năng xã hội. Hệ thống các DNNN quá lớn với khoảng 348.000 doanh nghiệp nhà nước. Tình trạng trên dẫn đến gánh nặng nợ nần của các DNNN ngày càng lớn ngân sách nhà nước phải chịu, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước có hạn và cần chi dùng cho nhiều mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Trung Quốc cũng sớm nhận thấy con đường thoát khỏi khó khăn do các DNNN mang lại là mở cửa nền kinh tế, đổi mới hệ thống DNNN, chuyển một số DNNN thành các công ty cổ phần qua tiến hành cổ phần hóa các DNNN. Việc tiến hành cổ phần hóa các DNNN ở Trung Quốc được tiến hành khá khoa học. Bởi vì nó được thực hiện theo một lộ trình tuân thủ các vấn đề mang tính lý thuyết và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực. Việc triển khai cũng được tiến hành thí điểm trên phạm vi hẹp sau đó rút kinh nghiệm ở các đơn vị ở các cấp, các ngành nghiên cứu học tập. Cuối cùng, cổ phần hóa các DNNN mới được triển khai trên phạm vi rộng. Điều đặc biệt của Trung Quốc so với các nước khi tiến hành cổ phần hóa các DNNN là vai trò của nhà nước trong xây dựng kế hoạch, lộ trình và sử dụng các biện pháp mạnh của quản lý hành chính nên kết quả của cổ phần hóa các DNNN đạt được rất cao. Cụ thể: + Trong những năm 1991 - 1995 đã có tới 13.500 doanh nghiệp đã cổ phần hóa xong. Việc cổ phần hóa xong một khối lượng lớn các DNNN đã tạo cho chính phủ có nguồn thu ngân sách khá lớn. Chỉ tính 700 doanh nghiệp bán cổ phiếu trên thị trường đã thu được 500 tỷ nhân dân tệ, bằng 7,3% GDP của Trung Quốc năm 1996. Với 97 công ty bán cổ phiếu loại B ra thị trường trong nước và 38 công ty bán cổ phiếu ra thị trường quốc tế đã thu được 13 tỷ USD. Nhà nước đã sử dụng nguồn vốn quan trọng này vào các dự án cải tạo và đầu tư vào các công trình trọng điểm của nền kinh tế đất nước. Gánh nặng đối với các DNNN sau khi cổ phần hóa đã được loại bỏ. Tạo thêm được 10.000 việc làm mới trên thị trường chứng khoán, 31 triệu người đã mua cổ 17 phiếu - một lượng tiền lớn trong dân cư đã được thu hút vào các hoạt động kinh doanh của các DNNN khi cổ phần hóa [3]. + CPH đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyển đổi quản lý, chuyển đổi hướng SXKD nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sở hữu nhà nước đã chuyển sang hình thức sở hữu khác, những lý do để nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp không còn. Công ty cổ phần (sản phẩm của cổ phần hóa các DNNN) có điều kiện phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những yêu cầu tối cần thiết của doanh nghiệp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. + Sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp đã có điều kiện để tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, năng động. + Theo cơ chế hoạt động của các công ty cổ phần, các DNNN sau cổ phần hóa không chỉ tuân thủ pháp luật kinh doanh và các chính sách của chính phủ mà còn chịu sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông (những người bỏ tiền mua cổ phiếu, góp vốn cho doanh nghiệp hoạt động) mà đại diện là Hội đồng quản trị. Sức ép đó buộc doanh nghiệp phải có những đổi mới trong quản lý và trong hoạt động kinh doanh. Phải trực tiếp tìm hiểu thị trường, chấp nhận và chủ động trong cạnh tranh, tự tìm cách tồn tại và phát triển khi không còn sự nâng đỡ của nhà nước, khi được quyền chủ động. Doanh nghiệp đã năng động hơn, thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định về kinh doanh. + Từ những đổi mới trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã mạnh lên. CPH đã tạo ra những điều kiện để Trung Quốc thực hiện chiến lược xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, có khả năng cạnh tranh mạnh với các tập đoàn kinh tế của nước ngoài. * Kinh nghiệm của Liên bang Nga và các nước Đông Âu Có thể coi việc thực hiện những cải cách kinh tế những năm 60 - 70 của thế kỷ XX ở các nước Đông Âu theo hướng của kinh tế thị trường là những 18 bước khởi đầu của đổi mới các DNNN nói riêng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nói chung. Tuy nhiên, ở các nước này, đổi mới triệt để nền kinh tế, trong đó có đổi mới các DNNN được tiến hành những năm 80 - 90 của thế kỷ XX. Có những điểm khác với một số nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Châu Á, các nước ở Đông Âu và Cộng hòa Liên bang Nga coi trọng chuyển đổi DNNN sang các công ty tư nhân, tiến hành tư nhân hóa các DNNN là chủ yếu. Cổ phần hóa DNNN theo hướng tư nhân hóa được coi là một trong các điểm then chốt và nội dung cơ bản của tiến trình đổi mới ở các nước này. Nó được coi như là “liệu pháp sốc” và thực hiện triệt để ở Ba Lan, Tiệp Khắc (cũ), Hungari. Mục đích của “liệu pháp sốc” nhằm thực hiện các biện pháp mạnh để có được kết quả tức thì, giúp chuyển biến mau lẹ về chế độ sở hữu. Hy vọng cải cách sở hữu nhanh chóng sẽ huy động được vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của các nhà doanh nghiệp tư nhân trong xây dựng kinh tế. Tuy nhiên, cổ phần hóa các DNNN ở các nước Đông Âu và Nga diễn ra trong bối cảnh các Đảng Cộng sản không còn cầm quyền, các nước đều thực hiện chế độ đa đảng. Các nước đều muốn thông qua chương trình này để tận dụng viện trợ của các chính phủ Phương Tây, nhằm thúc đẩy quá trinh chuyển đổi nền kinh tế. Bản thân “liệu pháp sốc” được đi kèm với nguồn tài trợ cho quá trình chuyển đổi thông qua Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Liên minh Châu Âu. Những bối cảnh và điều kiện cùng với các điều kiện cụ thể của từng nước đã làm phong phú thêm quá trình cổ phần hóa DNNN vốn đã rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể cổ phần hóa các DNNN ở khu vực này có thể đưa ra các nhận xét sau: + Về đối tượng cổ phần hóa: Cổ phần hóa các DNNN được thực hiện ở tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù thực hiện “liệu pháp sốc”, nhưng các nước Đông Âu và Nga đều giữ các DNNN ở các ngành kinh tế có vị trí quan trọng, quyết định đến nền kinh tế như những ngành hạ tầng cơ sở, những ngành định 19 hướng phát triển kinh tế xã hội như bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, điện lực, khai khoáng… + Về tốc độ của cổ phần hóa: các nước đều tiến hành với tốc độ cao đối với các doanh nghiệp được xác định của cổ phần hóa nhằm giảm tối đa sở hữu nhà nước trong các DNNN. Tuy nhiên, khi thực hiện tự do hóa nền kinh tế nhanh chóng các vấn đề quản lý vĩ mô chưa có sự chuyển biến kịp nhiều vấn đề kinh tế xã hội tiêu cực có cơ hội nảy sinh. Ở nước Nga, sau khi tự do hóa nền kinh tế, kinh tế ngầm phát triển và hoành hành, nhà nước khó kiểm soát quá trình kinh tế - xã hội. Cổ phần hóa không phát huy được tác động như mong muốn, hậu quả là sự suy sụp về tài chính ở nước Nga ngày càng trở nên trầm trọng với mức tỷ số chứng khoán 20%/ ngày. Tình trạng đó kéo dài hàng năm, đến tháng 8 năm 1998, thị trường tài chính Nga cơ bản bị sụp đổ. Thu nhập bằng tiền của người Nga chỉ bằng 1/10 thu nhập của người dân Mỹ. Các nước khác mức độ không trầm trọng như nước Nga, nhưng tác động tích cực do cổ phần hóa các DNNN những năm đó cũng không như mong muốn. + Về hình thức cổ phần hóa: Hình thức cổ phần hóa khá đa dạng. Có nhiều hình thức được áp dụng như phát hành cổ phiếu nhân dân, bán cổ phiếu giá thấp cho người lao động đang làm việc ở các DNNN cổ phần hóa. Việc bán cổ phiếu được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức kiểm toán trung gian. Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức chủ yếu là bán cổ phiếu trực tiếp cho người lao động đang làm việc hoặc đấu thầu cho thuê bằng hợp đồng quản lý. Đối với DNNN có quy mô lớn, do muốn cổ phần hóa trong thời gian ngắn nhưng sức mua cổ phiếu của công dân không lớn nên một số nước như BaLan, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slovaky… đã chia tài sản cho công dân dưới dạng các giấy chứng nhận sở hữu giá trị thấp hoặc cho không. Vì vậy, tốc độ cổ phần hóa đã được đẩy nhanh; việc bù đắp cho các công dân về những đóng góp của họ trước đây cho Doanh nghiệp được thực hiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan