Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng phần mềm quản lí kho hàng công ty cổ phần pt& tm goldtech...

Tài liệu Xây dựng phần mềm quản lí kho hàng công ty cổ phần pt& tm goldtech

.PDF
60
730
144

Mô tả:

Lời nói đầu Quản lý hàng hóa vật tư là hoạt động có ở bất cứ cơ sở kinh doanh nào, kể cả nhà nước lẫn tư nhân. Việc quản lý hàng hóa vật tư thủ công làm mất rất nhiều thời gian, chi phí mà hiêu quả lại không cao. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các đơn vị sản xuất dần dần chuyển từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Yều cầu đặt ra đối với một bài toán quản lý hàng hóa đó là quản lý được hàng hóa tồn trong kho, có thể biết được hiện nay trong kho này hàng hóa tồn với số lượng bao nhiêu, chất lượng sản phẩm tồn ra sao. Ngoài ra cũng cần quản lý được các đơn vị, tổ chức thường xuyên giao dịch với đơn vị mình, thực hiện việc viết phiếu nhập kho, xuất kho khi phát sinh giao dịch với khách hàng hay nhà cung cấp, cho phép lập các báo cáo về tình hình xuất nhập, báo cáo về số lượng hàng tồn kho…gửi lên các cấp lãnh đạo để giúp ban lãnh đạo đưa ra những giải pháp kịp thời, đúng đắn xây dựng công ty ngày càng phát triển. Đề án:"Xây dựng phần mềm quản lí kho hàng Công ty cổ phần PT& TM Goldtech.” mong sẽ giúp giải quyết được những khó khăn gặp phải trong công tác quản lý kho hàng kể trên. Đề án còn rất nhiều thiếu sót mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trọng Thành Chương 1: Tổng quan về công ty tin học Goldtech và bài toán quản lý kho hàng. 1.1 Tổng quan về công ty tin học Goldtech. Trụ sở : 192 Hoàng Ngân - Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội Tel : 04. 5565750 Văn phòng đại diện: 106 G4 – Thành Công – Hà Nội. Website: http://www.goldtech.com.vn E-mail: [email protected] Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Phát Triển Công Nghệ GoldTech Việt Nam là một trong số ít các công ty tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Công Nghệ Tin Học vừa có thế mạnh là thiết kế website, vừa có khả năng cung cấp các sản phẩm máy tính đồng bộ PC, Laptop, Linh kiện máy tính, Thiết bị mạng và Máy in …Cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp. Mong muốn của chúng tôi là cung cấp các giải pháp toàn diện và đồng bộ cho khách hàng( đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập), trên cơ sở đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. 1.1.1 Quá trình thành lập : Công ty GoldTech được thành lập năm 2007 với chức năng cung cấp các thiết bị tin học, thiết bị văn phòng, thiết kế các website, phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức phòng ban. Dịch vụ, chuyển giao công nghệ, tư vấn và cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng. Kể từ khi thành lập đến nay, GoldTech liên tục phát triển các kênh phân phối thông qua hàng chục công ty trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh. Nhờ số lượng nhân viên có trình độ kỹ thuật cao và tinh thần phục tận tình hiệu quả, GoldTech đã dần đạt được vị thế quan trọng trong thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam cũng như thị trường cung cấp các dây truyền thiết bị tin học, thiết lập cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển. 1.1.2 Bộ máy tổ chức : Công ty GoldTech được tô chức như sau: - Ban Giám Đốc: • Điều hành chung - Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp và cung cấp các sô liệu cho ban giám đốc cũng như các bộ phận kinh doanh để phân tích kịp thời và đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. - Phòng kinh doanh phân phối và Marketing: • Kinh doanh phân phối các sản phẩm tin học cho khách hàng và cho các công ty, doanh nghiệp khác. • Kinh doanh phân phối các thiết bị công nghê tin học. - Phòng kinh doanh dự án: • Tư vấn, thực hiện các dự ắn về CNTT trên phạm vi toàn quốc • Tiếp cận với các đối tác nước ngoài • Tư vấn triển khai các dây truyền công nghiệp, thực hiện các dự án về cung cấp thiết bị công nghiêp. - Trung tâm tích hợp hệ thống: • Phân tích thiết kế hệ thống, xây dựng các giải pháp mạng, xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp. • Tư vấn xây dựng các giải pháp mạng cho khách hàng - Phòng kỹ thuật máy tính: • Hỗ trợ tất cả các dự án, các hợp đồng trong việc đảm bảo lắp đặt toàn bộ hệ thống thiết bị phần cứng, cài đặt phần mềm hệ thống và ứng dựng. • Lắp đặt các thiết bị ngoại vi như máy in, Projector,Scanner, máy vẽ và các thiết bị chuyên dụng như: Tapebackup, CD-Writer,... • Bảo trì các thiết bị mạng, các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dựng. - Phòng kỹ thuận chuyên dụng: • Hỗ trợ tất cả các dự án, các hợp đồng liên quan đến thiết bị viễn thông. • Nghiên cứu và đưa vào áp dụng những thành tựu mới của Khoa học công nghệ. - Trung tâm bảo hành: • Tổ chức quản lý, bảo hành toàn bộ các thiết bị mà công ty đã cung cấp • Tiếp nhận thắc mắc của khách hàng và bố trí cán bộ giải quyết thắc mắc. • Thay thế sửa chữa các thiết bị hỏng hóc. 1.1.3 Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu: - Máy tính nguyên chiếc( PC, Notebook, Server) của các hãng nổi tiếng như: Compaq, IBM, HP, DELL, Toshiba, Acer,... - Máy in Laser, máy in kim, máy in Mạng, Máy chiếu Projector, máy quét các loại... - Bộ lưu điện, ổn áp dùng cho máy tính và các thiết bị văn phòng. - Máy tính ASEAN được lắp rắp từ những linh kiện sản xuất tại các nước Đông Nam Á. - Thiết bị Mạng: Network Card, HUB, Switch, Router, Modem, Cable,... - ThiêSt bị văn phòng: Máy Photocopy, máy hủy tài liệu, máy chấm công, máy in... và các phụ kiện kèm theo. - Phần mềm: Cung cấp giải pháp phần mềm, chuyên cung cấp thiết kế website công ty, giải pháp thương mại điện tử. 1.2 Bài toán quản lý kho hàng của công ty GoldTech * Nghiệp vụ thực hiện Kỳ nhập liệu đầu tiên, nhập dữ liệu về các máy tính, linh kiện, thiết bị gồm các thông tin như : mã số, tên hàng, nhà cung cấp, hãng sản xuất, kho, vị trí trong kho .…Trước đó phải tiến hành phân loại hàng theo từng nhóm hàng tương ứng để dễ quản lý. Từng nhóm hàng được phân theo từng khu vực riêng trong kho. Đầu kỳ, tiến hành thống kê tồn kho đầu kỳ để có được số lượng từng loại hàng trong kho. Trong kỳ, khi có hoạt động nhập kho hay xuất kho, thủ kho phải cập nhập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thống kê chi tiết theo từng phiếu nhập, phiếu xuất. Có thể lập báo cáo nhập, báo cáo xuất, báo cáo danh mục hàng hoá theo ngày, theo tuần … khi được cấp trên yêu cầu. Cuối kỳ, báo cáo, thống kê hàng hóa xuất nhập trong mỗi kỳ, lượng hàng tồn cuối kỳ mỗi kho, báo cáo xuất nhập tồn. * Khó khăn của hệ thống: - Việc quản lý hàng hóa và các kho hàng chủ yếu mang tính thủ công gây nhiều khó khăn cho nhân viên quản lý kho hàng. - Quá trình cập nhật nhập xuất hàng hóa chủ yếu là thủ công (làm trên Excel). - Lên báo cáo danh mục hàng, báo xuất, báo cáo nhập, báo cáo xuất nhập tồn chủ yếu được thực hiện bằng Excel nên tốn nhiều thời gian, không kịp thời và còn nhiều bất cập. - Việc lưu trữ dữ liệu trên giấy tờ, sổ sách vẫn còn nhiều hạn chế. 1.3 Đề xuất giải pháp tin học hóa cho bài toán quản lý kho • Giải pháp kỹ thuật: Phần mềm sẽ giúp đơn giản hóa các thao tác để người sử dụng có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access 2003 và công cụ Crystal Report 8.5 để hỗ trợ lập báo cáo. • Giải pháp giao diện: Phần mềm sẽ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt đế người dùng dễ sử dụng. Các màn hình xử lý cơ bản có sự tương đồng về hình thức. Trong quá trình thiết kế, phần mềm có sử dụng một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện nên đảm bảo tính thân thiện và thẩm mỹ cao. Chương 2: Cơ sở phương pháp luận xây dựng phần mềm. 2.1 Công nghệ phần mềm và các khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm phần mềm Phần mềm là một hệ thống các chương trình có thể thực hiện trên máy tính nhằm hỗ trợ các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt nhất các thao tác nghiệp vụ của mình. Nhiệm vụ chính yếu của phần mềm là cho phép các nhà chuyên môn thực hiện các công việc của họ trên máy tính dễ dàng và nhanh chóng hơn so với khi thực hiện cùng công việc đó trong thế giới thực. Phân loại phần mềm: • Phần mềm hệ thống là những phần mềm đảm nhận công việc tích hợp và điều khiển các thiết bị phần cứng đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để các phần mềm khác và người sử dụng có thể thao tác trên đó như một khối thống nhất mà không cần phải quan tâm đến những chi tiết kỹ thuật phức tạp bên dưới như cách thức trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ chính và đĩa, cách hiển thị văn bản lên màn hình, ... • Phần mềm ứng dụng là những phần mềm được dùng để thực hiện một công việc xác định nào đó. Phần mềm ứng dụng có thể chỉ gồm một chương trình đơn giản như chương trình xem ảnh, hoặc một nhóm các chương trình cùng tương tác với nhau để thực hiện một công vịệc nào đó như chương trình xử lý bản tính, chương trình xử lý văn bản, ... 2.1.2 Các đặc trưng của phần mềm Phần mềm là phần tử của hệ thống logic chứ không phải là hệ thống vật lý, do đó nó có những đặc trưng khác với hệ thống phần cứng. Phần mềm có những đặc trưng cơ bản sau: - Phần mềm được kĩ nghệ hóa, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển. - Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng. - Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp từ những thành phần có sẵn. 2.1.3 Thuộc tính của sản phẩm phần mềm Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó. Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm. Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm: • Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. • Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng. • Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý. • Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm. 2.1.4 Khái niệm công nghệ phần mềm Công nghệ phần mềm ra đời khi tin học phát triển đến một trình độ nhất định nào đó. Từ những năm 90 trở đi công nghệ phần mềm được nói đến như một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Công nghệ phần mềm bao gồm một tập hợp với 3 thành phần chủ chốt – Quy trình công nghệ, Phương pháp phát triển phần mềm, công cụ và môi trường phát triển phần mềm - giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao. Công nghệ phần mềm Thành phần Chức năng Quy trình công nghệ Quản trị dự án Phương pháp phát triển Kĩ sư phần mềm Công cụ và môi trường phát triển phần mềm Hình 2.1 Qui trình công nghệ phần mềm • Quy trình công nghệ phần mềm : Hệ thống các giai đoạn mà quá trình phát triển phần mềm phải trải qua. Với mỗi giai đoạn cần xác định rõ mục tiêu, kết quả nhận được từ giai đoạn trước đó cũng chính là kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp. • Để tiến hành xây dựng một phần mềm, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có những hướng dẫn cụ thể các công việc cần phải thực hiện trong từng giai đoạn trong quy trình xây dựng phần mềm. Các phương pháp xây dựng phần mềm được chia làm hai nhóm khác nhau dựa vào tính chất của công việc cần thực hiện: - Phươn pháp xây dựng : + Phương pháp hướng chức năng + Phương pháp hướng dữ liệu + Phương pháp hướng đối tượng - Phương pháp tổ chức quản lý: + Xây dựng dự án + Tổ chức nhân sự + Ước lượng rủi ro, chi phí + Lập và theo dõi kế hoạch triển khai • Các công cụ và môi trường phát triển phần mềm là các các phần mềm hỗ trợ chính người sử dụng trong quá trình xây dựng phần mềm. Các phần mềm này gọi chung là CASE tools ( computer Aided Software Engineering ). Việc hỗ trợ của các CASE tools trong một giai đoạn gồm 2 hình thức chính: - Cho phép lưu trữ, cập nhật trên kết quả chuyển giao với một phương pháp nào đó. - Cho phép phát sinh ra kết quả chuyển giao cho giai đoạn kế tiếp. 2.1.5 Vòng đời phát triển của phần mềm Mỗi phần mềm từ khi ra đời, phát triển đều trải qua một chu kì trong công nghệ phần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm. Người ta nghiên cứu vòng đời phát triển của phần mềm để hiểu rõ từng giai đoạn để có biện pháp thích hợp tác động vào giai đoạn đó nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình thác nước: Định nghĩa các yêu cầu Thiết kế phần mềm và hệ thống Thực hiện và thử nghiện từng đơn vị Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ phần mềm Sản xuất và bảo trì Hình 2.2: Vòng đời phát triển của phần mềm 1. Phân tích các yêu cầu và định nghĩa : hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng. 2. Thiết kế phần mềm và hệ thống : thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống của phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi. 3. Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị : trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập hợp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó. 4. Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ : các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn. Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng. 5. Sản xuất và bảo trì : thông thường ( nhưng không bắt buộc ) đây là pha lâu nhất của chu kỳ tồn tại của sản phẩm. Phần mềm được cài đặt và được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước của chu kỳ mà phần mềm được cài đặt, nâng cấp sự thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ cho là các phát hiện về yêu cầu mới. 2.2 Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm Trong quy trình sản xuất phần mềm người ta thường tuân theo 6 quy trình chính sau: • Quy trình xây dựng hợp đồng • Quy trình xác định yêu cầu • Quy trình phân tích thiết kế • Quy trình lập trình • Quy trình test • Quy trình triển khai Các quy trình có mối liên hệ thống nhất với nhau theo một trình tự nhất định trong đó đầu ra của quy trình này làm đầu vào của quy trình tiếp sau. 2.2.1 Quy trình 1: Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm Mục đích : Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm. Nội dung: - Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng - Theo dõi thực hiện hợp đồng với khách hàng - Thanh toán thanh lý hợp đồng phần mềm 2.2.2 Quy trình 2 : Xác đinh yêu cầu phần mềm Phân tích yêu cầu là khâu kỹ thuật gồm nhiều bước nhỏ : nghiên cứu tính khả thi, phân tích mô hình hóa, đặc tả thẩm định yêu cầu. Giai đoạn này được tiến hành phối hợp giữa bên phát triển và khách hàng, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển phần mềm. Đây là bước hình thành bài toán hoặc đề tài. Ở bước này trưởng nhóm thiết kế và người phân tích hệ thống phải biết được người đặt hàng muốn gì. Các yêu cầu phải được thu thập đầy đủ và phân tích theo chiều ngang và dọc. Công cụ chủ yếu được sử dụng ở giai đoạn này là các lược đồ, sơ đồ phản ánh rõ ràng các đối tượng của hệ thống: lưu đồ, sơ đồ dòng dữ liệu, mạng thực thể quan hệ, sơ đồ cầu trúc phân cấp… Quá trình phân tích: - Phân tích phạm vi dự án - Phân tích mở rộng yêu cầu nghiệp vụ - Phân tích yêu cầu bảo mật - Phân tích yêu cầu tốc độ - Phân tích khả năng vận hành - Phân tích yếu tố con người Xác định yêu cầu : xác định thật chính xác và đầy đủ các yêu cầu đặt ra cho phẩn mềm sẽ được sử dụng. - Yêu cầu và mô tả yêu cầu : Các yêu cầu của phần mềm cần được mô tả thật rõ ràng, cu thể, đầy đủ chính xác các thông tin liên quan đến công việc tương ứng. Việc mô tả sơ sài, mơ hồ yêu cầu phần mềm sẽ dẫn đến việc hiểu nhầm giữa chuyên viên tin học ( người thực hiện phần mềm ) và khách hàng ( người đặt hàng thực hiện phần mềm). - Phân loại yêu cầu : Bao gồm yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng. Yêu cầu chức năng là danh sách các công việc sẽ được thực hiện trên máy tính cùng với các thông tin mô tả tương ứng Yêu cầu phi chức năng là các yêu cầu liên quan đến chất lượng phần mềm, là sự ràng buộc cách thức thực hiện các yêu cầu chức năng. - Các bước xác định yêu cầu : Quá trình thực hiện xác định yêu cầu gồm 2 bước chính như sau Bước 1 : Khảo sát hiện trạng, kết quả nhận được là các báo cáo về hiện trạng Bước 2 : Lập danh sách các yêu cầu, kết quả nhận được là danh sách các yêu cầu sẽ được thực hiện trên máy tính. Mô hình hóa yêu cầu hệ thống : Cho phép ta hiểu một cách chi tiết hơn về ngữ cảnh vấn đề cần giải quyết một cách trực quan và bản chất nhất ( thông tin cốt lõi ) yêu cầu. Kết quả cho một mô hình mô tả lại hoạt động của hệ thống thực. Mỗi phương pháp phân tích đưa ra một kiểu sơ đồ hay mô hình để xây dựng hệ thống. - Mô hình chức năng kinh doanh BFD ( Business function diagram) : Mục đích : xác định một cách chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin. Trong giai đoạn phân tích chức năng, người ta phải xác định một cách rõ ràng những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà chưa quan tâm đến phương pháp thực hiện được các chức năng ấy.. Một chức năng đầy đủ gồm những thành phần sau: tên chức năng, mô tả các chức năng, đầu vào của chức năng, đầu ra của chức năng. Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD: o Tuần tự: Ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng o Lựa chọn: Khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó o Phép lặp: Nếu một quá trình được thực hiện nhiều hơn một lần thì đánh đấu “*” ử phía trên góc phải của khối chức năng. o Tên gọi của sơ đồ chức năng càn được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng với nhau o Sơ đồ chức năng trên cùng một cấp cần được xác lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ. Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau. - Sơ đồ dòng dữ liệu DFD ( data flow diagram): Sơ đồ dòng dữ liệu DFD là một công cụ để mô hình hóa hệ thống thông tin. Mô hình DFD trợ giúp cho cả bốn hoạt động chính sau đây của các phân tích viên trong quá trình phân tích thông tin. Trong công đoạn phân tích mô hình DFD được dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng. Trong công đoạn thiết kế DFD dùng để vạch kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới. Trong công đoạn biểu diễn hồ sơ, mô hình DFD là công cụ đơn giản dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người dùng và biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích, ngắn gọn. Các bước xây dựng DFD : o Phân rã chức năng hệ thống o Liệt kê các tác nhân, các khoản mục dữ liệu o Vẽ DFD cho các mức Nguyên tắc : o Các tiến trình phải có luồng vào, luồng ra o Không có luồng dữ liệu trực tiếp giữa các tác nhân với tác nhân và kho dữ liệu o Luồng dữ liệu không quay lại nơi xuất phát o Bắt đầu bằng sơ đồ ngữ cảnh, từ sơ đồ ngữ cảnh đó phân rã thành các sơ đồ mức 0, mức 1… - Mô hình thực thể quan hệ ERD ( Entity – Relation Diagram ) o Thực thể : Là đối tượng thế giới thực mà chúng ta muốn xử lý, có thể là đối tượng hay trừu tượng. o Thuộc tính : Đặc điểm của thực thể o Quan hệ : Là mối liên hệ giữa các thực thể, là thông tin cần lưu trữ, xử lý o Kế thừa : Là quan hệ kế thừa giữa các thực thể 2.2.3 Quy trình phân tích thiết kế Vai trò : • Thiết kế phần mềm nằm ở trung tâm kỹ thuật của tiến trình công nghệ phần mềm. Một khi các yêu cầu phần mềm đó được phân tích và đặc tả thì thiết kế phần mềm là một trong những hoạt động cần để kiểm chứng phần mềm. • Thiết kế là nơi chất lượng được nuôi dưỡng trong việc phát triển phần mềm. Thiết kế cung cấp cho ta cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận về chất lượng. Thiết kế là cách duy nhất mà chúng ta có thể dịch một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng. Tiến trình thiết kế : Thiết kế phần mềm là một tiến trình trong đó các yêu cầu của kế hoạch được chuyển đổi thành sự biểu diễn phần mềm. Biểu diễn phần mềm sẽ mô tả cho quan điểm về tiến bộ phần mềm và quá trình tiếp theo sẽ chi tiết hóa biểu diễn phần mềm thành một bản thiết kế gần chương trình gốc. • Dưới góc độ của các nhà quản lý dự án, tiến trình thiết kế phần mềm được chia làm hai bước : thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. Trong đó thiết kế sơ bộ là việc chuyển đổi yêu cầu thành kiến trúc dữ liệu và phần mềm. Thiết kế chi tiết biểu diễn các kiến trúc để tạo thành cơ sở dữ liệu chi tiết và các thuật toán chi tiết cho phần mềm. • Dưới góc độ kỹ thuật, tiến trình thiết kế bao gồm: thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc, thiết kế các thủ tục, thiết kế giao diện. Thiết kế và chất lượng phần mềm : Để đánh giá chất lượng của một biểu diễn thiết kế, chúng ta phải thiết lập các tiêu chuẩn cho thiết kế tốt. • Thiết kế nêu ra cách tổ chức theo cấp bậc để dùng cách kiểm soát thông minh trong số các thành phần phần mềm. • Thiết kế theo các module : Tức là phần mềm nên được phân hoạch một cách logic thành các thành phần thực hiện những chức năng chính và chức năng con xác định. • Thiết kế chứa cách biểu diễn phân biệt và tách biệt giữa những dữ liệu và thủ tục. • Thiết kế được hướng theo cách dùng một phương pháp lặp lại được điểu khiển bởi thông tin có trong phân tích các yêu cầu phần mềm. Phương pháp thiết kế : Có hai phương pháp thiết kế cơ bản là Top down Design và Bottom up Design • Thiết kế từ trên xuống ( Top down Design ) : Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ đề nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành những nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới. • Thiết kế từ dưới lên ( Bottom up Design ) : Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Sau đó sẽ thêm một số chương trình làm phong phú và đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất hoàn chỉnh. 2.2.4 Quy trình lập trình Mục đích : Trên cơ sở của hồ sơ thiết kế, bộ phận lập trình tiến hành chi tiết hóa các sơ đồ khối hay các lưu đồ để biến thành các bản vẽ thiết kế sản phẩm phần mềm nhưng bản thân công đoạn lập trình phải trung thành với thiết kế kiến trúc của phần mềm, không được làm thay đổi. Nội dung : • Lập trình các thư viện chung • Lập trình module • Tích hợp hệ thống Tổng quan về ngôn ngữ lập trình • Ngôn ngữ thế hệ thứ nhất : Đặc điểm là phụ thuộc rất mạnh vào từng máy tính cụ thể và mức độ trừu tượng của các chương trình thường rất thấp. Tiêu biểu là hợp ngữ. • Ngôn ngữ thế hệ thứ hai : Phát triển từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Các ngôn ngữ thứ hai được đặc trưng bởi việc sử dụng một thư viện các chương trình phần mềm rất lớn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Tiêu biểu là : FORTRAN, COBOL, BASIC. • Ngôn ngữ thế hệ thứ 3 : Còn được gọi là ngôn ngữ lập trình hiện đại. Nét đặc trưng của ngôn ngữ này là khả năng cấu trúc rất phong phú và các thủ tục mạnh. Các ngôn ngữ thế hệ thứ 3 chia làm 3 nhóm là : Ngôn ngữ cấp cao vạn năng ( PASCAL, MODULA -2, C…), Ngôn ngữ cấp cao hướng đối tượng ( C++, Object Pascal, Eiffiel…), Ngôn ngữ chuyên dụng. 2.2.5 Quy trình test Mục đích : Sau khi đã có sản phẩm phần mềm, các lập trình viên tiến hành test chương trình và test toàn bộ phần mềm bao gồm test hệ thống, test tiêu chuẩn nghiệm thu nhằm đảm bảo có một phần mềm chất lượng cao. Nội dung : • Lập kịch bản test • Test hệ thống • Test nghiệm thu 2.2.6 Quy trình triển khai Mục đích : Đây là quy trình cuối cùng trong toàn bộ công đoạn khép kín của quy trình sản xuất phần mềm. Quy trình triển khai có mục đích cài đặt phần mềm cho khách hàng tại các địa điểm triển khai và hướng dẫn, đào tạo sử dụng cho khách hàng. Nội dung : • Cài đặt máy chủ • Cài đặt máy mạng • Vận hành phần mềm • Hướng dẫn đào tạo sử dụng 2.3 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và ngôn ngữ lập trình VB 2.3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ( Relation Database Management System ) là hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng nhiều nhất là Microsoft Access, Microsoft Visual Foxpro, Microsoft SQL Server và Oracle. Microsoft Access là một thành phần của chùm phần mềm Microsoft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ và hộp thoại đề tương tự như các ứng dụng khác của office mà phần lớn cán bộ văn phòng đã quen dùng. Việc trao đổi dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows cũng rất thuận tiện. Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về CSDL. Có thể dùng Access để phát triển sáu kiểu ứng dụng phổ biến nhất : ứng dụng cá nhân, ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ, ứng dụng cho nội bộ từng phòng ban, ứng dụng cho toàn công ty, ứng dụng ở tuyến trước cho các CSDL theo mô hình khách chủ trên một phạm vi toàn doanh nghiệp và ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan và mạng máy tính quốc tế. Các thành phần của một cơ sở dữ liệu Access : Table ( Bảng ) : các bảng lưu dữ liệu được định dạng theo cột và dòng, tương tự như việc ứng dụng bảng tính. Chúng ta có thể tạo và mở nhiều bảng ( được giới hạn bởi bộ nhớ của máy tính ). Query ( Truy vấn ) : Mỗi truy vấn là một câu hỏi đơn giản từ cơ sở dữ liệu cho phép bạn hiển thị dữ liệu thỏa mãn điều kiện hỏi. Mỗi lần xem dữ liệu bạn thường không muốn hiển thị toàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, bằng việc dùng các truy vấn bạn có thẻ xác định xem những bản ghi nào và những trường nào từ các bảng dữ liệu đã có sẽ được hiển thị. Form ( Mẫu biểu) : Các form được sử dụng để truy nhập dữ liệu và cập nhật các dữ liệu hiện thời. Các form sẽ hiển thị dữ liệu thường là một bản ghi nhiều hơn là dạng cột và dòng. Các form có thể đại diện cho các trường trong bảng theo bất kỳ một trật tự nào và làm cho việc nhập dữ liệu nhanh hơn và đơn giản hơn. Report ( Báo cáo ) : Các báo cáo là tổng hợp các bản in ra của cơ sở dữ liệu của bạn và được tạo ra trong bất kỳ định dạng nào mà bạn muốn. Các báo cáo có thể được tạo ra từ bất kỳ bảng hoặc bản mẫu câu hỏi nào mà bạn đã thiết kế trước đó. Macro : Macro có thể tự động hóa các thao tác trong Access. Sử dụng macro bạn có thể tạo cơ sở dữ liệu với đầy đủ chức năng mà không cần phải viết bất kỳ mã code nào. Module : Module gồm mã Visual basic, được viết cho bạn hoặc do bạn viết ra để thực hiện các thao tác mà các macro của Access không thể hỗ trợ được. 2.3.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 Visual basic là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện ( event – driven ) và môi trường phát triển tích hợp ( IDE ) kết bó được phát triển đầu tiên bởi Alan Cooper dưới tên dự án Ruby, và sau đó được Microsoft mua và cải tiến nhiều. Visual Basic đã được thay thế bằng Visual Basic.NET. Phiên bản cũ của Visual Basic bắt nguồn từ phần lớn tứ phát triển ứng dụng nhanh ( Rapid Application Development, RAD), truy cập các cơ sở dữ liệu dùng DAO ( Data Access Object), RDO ( Remote Data Object), hay ADO ( ActiveX Data Object) và lập các kiểu điều khiển và đối tượng ActiveX. Thuật ngữ “Visual” dùng để nói đến các phương thức dùng để tạo giao diện đồ họa người sử dụng. Thay vì viết những dòng mã lệnh để mô tả sự xuất hiện và vị trí của những thành phần giao diện ta chỉ cần thêm những đối tượng đã được định nghĩa trước ở vị trí nào trên màn hình. “ Basic “ là nói đến ngôn ngữ Basic – một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà lập trình hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác trong lịch sử máy tính. Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan, nghĩa là khi thiết kế chương trình, ta thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác, Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng hình dáng, màu sắc, kích thước của đối tượng có trong mặt ứng dụng. Mặt khác khả năng của Visual Basic là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL ( Dynamic Link Library ). DLL chính là phần mở rộng cho Visual Basic tức là khi ta xây dựng một ứng dụng nào đó có một yêu cầu mà Visual Basic không thể đáp ứng được ta có thể viết thêm DLL phụ trợ. Người dùng Visual Basic cũng thấy tiện lợi khi tiết kiệm được thời gian, công sức so với các ngôn ngữ khác khi xây dựng cùng một ứng dụng. Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải trải qua hai bước : - Thiết kế giao diện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan