Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên...

Tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên

.PDF
100
990
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM ANH VŨ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM ANH VŨ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học Viên Phạm Anh Vũ LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả từ Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội ; Ban Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Hào, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Hào. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................. ii Bảng tổng hợp vốn xây dựng NTM huyện Mỹ HàoError! Bookmark not defined. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................ 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ........................................... 7 1.2.1. Một số khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ....... 7 1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới .................................... 9 1.2.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ................................................ 11 1.2.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ........................................... 13 1.2.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới .............................................. 14 1.2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM.......................... 18 1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng bông thôn mới và bài học kinh nghiệm cho huyện Mỹ Hào .......................................................................................... 19 1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các nước trên thế giới .... 19 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước ............................................................. 27 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên .............................................................................. 29 CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 32 2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................... 32 2.1.1. Tiếp cận hệ thống ....................................................................... 32 2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia .............................................................. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................... 32 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN ....................................................... 36 3.1. Huyện Mỹ Hào và những kết quả bước đầu xây dựng nông thôn mới 36 3.1.1. Huyện Mỹ Hào ............................................................................ 36 3.1.2 Những kết quả bước đầu xây dựng nông thôn mới của huyện ...... 36 3.1.3. Các chính sách đang được triển khai xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên .............................................................. 38 3.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ................................................................ 44 3.2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước ........................................ 44 3.2.2. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã .................. 46 3.2.3. Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư .......................... 47 3.2.4. Khả năng huy động và quản lý nguồn vốn .................................. 49 3.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào ..................... 50 3.3.1. Công tác lập quy hoạch xã nông thôn mới .................................. 49 3.3.2. Công tác lập đề án xây dựng nông thôn mớiError! Bookmark not defined. 3.3.3. Đánh giá thực trạng nông thôn .......Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới............................................ 52 3.3.5. Cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn xây dựng nông thôn mới 55 3.3.6. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp........ 57 3.3.7. Công tác tuyên truyền, tập huấn xây dựng nông thôn mới .......... 58 3.3.8. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập ........................ 60 3.4. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ................................................................................................. 60 3.4.1. Đánh giá của các đối tượng điều tra........................................... 60 3.4.2. Đánh giá chung về kết quả quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào ...................................................................................... 67 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................................. 71 4.1. Định hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào.... 71 4.1.1. Định hướng ................................................................................. 71 4.1.2. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2017 ............................................. 72 4.2. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào ..................................................................................... 72 4.2.1. Giải pháp về chính sách .............................................................. 72 4.2.2. Giải pháp đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực ............................. 74 4.2.3. Giải pháp tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế ............ 78 4.2.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý trong xây dựng nông thôn mới ..... 79 4.3. Một số kiến nghị ................................................................................ 80 4.3.1. Đối với huyện Mỹ Hào ................................................................ 80 4.3.2 Đối với tỉnh Hưng Yên ................................................................. 81 4.3.3. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương ........................ 83 KẾT LUẬN.................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................. ii Bảng tổng hợp vốn xây dựng NTM huyện Mỹ HàoError! Bookmark not defined. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................ 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới ........................................... 7 1.2.1. Một số khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ...... 7 1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới .................................... 9 1.2.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ............................................... 11 1.2.4. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới .......................................... 13 1.2.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới .............................................. 14 1.2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM ......................... 18 1.3. Cơ sở thực tiễn xây dựng bông thôn mới và bài học kinh nghiệm cho huyện Mỹ Hào .......................................................................................... 19 1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các nước trên thế giới .... 19 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước ............................................................. 27 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ............................................................................. 29 CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 32 2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................... 32 2.1.1. Tiếp cận hệ thống ....................................................................... 32 2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia .............................................................. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................... 32 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 33 2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả....................................................... 32 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin................................................. 33 2.2.5. Phương pháp chuyên gia, hội thảo .............................................. 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN ....................................................... 36 3.1. Huyện Mỹ Hào và những kết quả bước đầu xây dựng nông thôn mới 36 3.1.1. Huyện Mỹ Hào ........................................................................... 36 3.1.2 Những kết quả bước đầu xây dựng nông thôn mới của huyện ...... 36 3.1.3. Các chính sách đang được triển khai xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên............................................................. 38 3.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ................................................................ 44 3.2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước ......................................... 44 3.2.2. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã ................... 46 3.2.3. Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư ........................... 47 3.2.4. Khả năng huy động và quản lý nguồn vốn .................................. 49 3.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào ..................... 50 3.3.1. Công tác lập quy hoạch xã nông thôn mới .................................. 50 3.3.2. Công tác lập đề án xây dựng nông thôn mớiError! Bookmark not defined. 3.3.3. Đánh giá thực trạng nông thôn ........Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ........................................... 53 3.3.5. Cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn xây dựng nông thôn mới56 3.3.6. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp........ 57 3.3.7. Công tác tuyên truyền, tập huấn xây dựng nông thôn mới........... 58 3.3.8. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.......................... 60 3.4. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ................................................................................................. 61 3.4.1. Đánh giá của các đối tượng điều tra ............................................ 61 3.4.2. Đánh giá chung về kết quả quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào ...................................................................................... 67 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................................. 72 4.1. Định hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào.... 72 4.1.1. Định hướng ................................................................................. 72 4.1.2. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2017 .............................................. 73 4.2. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào ..................................................................................... 73 4.2.1. Giải pháp về chính sách .............................................................. 73 4.2.2. Giải pháp đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực ............................... 74 4.2.3. Giải pháp tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế ............. 78 4.2.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý trong xây dựng nông thôn mới ..... 79 4.3. Một số kiến nghị ................................................................................ 81 4.3.1. Đối với huyện Mỹ Hào ............................................................... 81 4.3.2 Đối với tỉnh Hưng Yên ................................................................ 82 4.3.3. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương ........................ 83 KẾT LUẬN.................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCĐ Ban Chỉ đạo 2 BQL Ban Quản lý 3 CN-DV 4 CNH 5 KHCN Khoa học Công nghệ 6 KT-XH Kinh tế - xã hội 7 MTQG Mục tiêu quốc gia 8 NQ 9 NTM 10 QĐ Quyết định 11 TW Trung ương 12 UBND Công ghiêp – Dịch vụ Công nghiệp hoá Nghị Quyết Nông thôn mới Uỷ ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Nội dung Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã năm 2012 Mức độ đóng góp của người dân, cộng đồng Lý do không tham gia đóng góp xây dựng NTM Kết quả rà soát đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào Bảng tổng hợp vốn xây dựng NTM huyện Mỹ Hào Đánh giá của nông dân về việc thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mỹ Hào Trang 45 47 48 50 54 61 Sơ đồ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 3.1 Nội dung Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý chỉ đạo, xây dựng NTM huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ii Trang 56 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Đây là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển bền vững, nhiệm vụ cấp bách có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng NTM mang tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của người dân, đặc biệt cộng đồng dân cư khu vực nông thôn. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, chuyển giao KHCN và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, sản xuất nhỏ phân tán, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Nhận thức rõ vấn đề này, tại Hội nghị TW 7 (khóa X) của Đảng ra Nghị quyết số 26NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” chỉ rõ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường. Thực hiện Nghị quyết TW 7, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009; Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo xây dựng NTM trên cả nước. 1 Mỹ Hào là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và khu vực rất gần Thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây khu vực nông thôn chịu ảnh hưởng khá mạnh của quá trình CNH và đô thị hóa, tăng trưởng chưa đồng đều giữa các địa phương. Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Hào luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM trong toàn huyện bước đầu đã thu được những kết quả, đặc biệt tính tháng 6/2012, 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch; 02 xã điểm của huyện đã xây dựng xong Đề án, các phòng chuyên môn của huyện đang thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt; bộ mặt nông thôn dần đổi mới, hạ tầng KT-XH được đồng bộ đầu tư, phát triển nâng cấp hệ thống đường trục giao thông xã, liên xã được 20 km đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải; cứng hoá đường trục thôn, xóm, đường trục chính nội đồng được 60km; hệ thống đê bao, kênh mương thủy lợi trên địa bàn các xã hàng năm tiếp tục được nạo vét, cải tạo và nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh chủ động tưới tiêu được trên 95% diện tích gieo trồng. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện xây dựng NTM còn nhiều hạn chế công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn nhiều lúng túng; thực hiện đề án gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện tiêu chí NTM còn chậm, hầu hết các địa phương đều đầu tư dàn trải và đặc biệt chú trọng nhiều vào việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi… mà chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Xuất phát từ những yêu cầu về đẩy mạnh quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới và tình hình trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên” 2. Câu hỏi nghiên cứu: Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cần giải làm gì để đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện? 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Trên cơ sở các tiêu chí, nội dung xây dựng NTM, tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung và ở huyện Mỹ Hào nói riêng để làm rõ mặt tích cực, mặt tồn tại hạn chế, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó, đề xuất các định hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng NTM Nghiên cứu về quá trình xây dựng NTM ở trong và ngoài nước nhằm rút ra một số bài học cho địa bàn nghiên cứu. Phân tích và đánh giá thực trạng quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào. Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện bởi huyện Mỹ Hào. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tại tất cả các xã đang thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Mỹ Hào. + Về thời gian: Số liệu thu thập cho giai đoạn xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào từ năm 2010 đến nay. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo kết cấu luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 3 Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu luận văn Chương 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Chương 4: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng nông mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nhằm từng bước nâng cao đời sống của người dân, cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Đã có tài liệu nghiên cứu được thực hiện chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM cụ thể: - PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2007), Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. Tác giả đã đề cập đến thực trạng chính sách nông nghiệp ở Việt nam, những chính sách đất nông nghiệp từ thời kỳ năm 1981 đến nay. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những giải pháp đề hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý đảm bảo phân rõ quyền tự chủ ruộng đất cho nông dân theo nguyên tắc thị trường và quyền đại diện quản lý đất đai của Nhà nước; Hoàn thiện chính sách khuyến khích nông dân tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; Hoàn thiện giải pháp tài chính trong chính sách đất nông nghiệp; Tích cực tuyên truyền về đường lối, chính sách về đất đai nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ở nông thôn. - PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hiện trạng nông thôn và thực hiện Nghị quyết 26 khóa X (Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân). Tác giả đề cập thực trạng nông thôn, nông nghiệp và nông dân, đề cập những bức xúc về nông thôn trong việc thực hiện Nghị quyết 26 khoá X… - Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp. Giáo trình gồm có 5 chương, nội dung chủ yếu của giáo trình là đề cập đến 1-phát triển kinh tế nông thôn, cụ thể là: Khái quát vai trò của phát triển kinh tế nông thôn đối với sự phát triển kinh tế quốc dân từ đó 5 nhấn mạnh thách thức về tăng cường kinh tế nông thôn, giới thiệu tóm tắt các nguyên tắc kinh tế trong phát triển kinh tế nông thôn, mô tả tóm tắt tính chất và cơ cấu của nền kinh tế nói chung, của kinh tế nông thôn nói riêng, khái quát 4 loại hình doanh nghiệp hình thành ở nước ta và sự đóng góp đối với phát triển nông thôn, vai trò và quan điểm, chiến lược phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nuôi trồng thủy sản, vai trò và chính sách, chiến lược phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ trong kinh tế nông thôn; 2- Phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và môi trường ở nông thôn: những khía cạnh xã hội chủ yếu liên quan đến chủ thể nông thôn đề cập đến bao gồm: tình trạng nhà ở thấp kém ở nhiều vùng, nghèo đói và suy dinh dưỡng, không đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục và cơ sở hạ tầng: đường sá, hệ thống cung cấp nước tưới, tiêu và khống chế lũ lụt, năng lượng, vận tải và thông tin, môi trường là cơ sở bền vững cho phát triển nông thôn ở Việt Nam; 3- Vai trò của nhà nước và các tổ chức trong trong phát triển nông thôn: Nhà nước có vai trò thiết yếu như một người hỗ trợ chính cho tiến trình này. Vai trò của Nhà nước là tổ chức, hướng dẫn và phối hợp tất cả các hoạt động, đồng thời công nhận và khuyến khích hoạt động của bản thân người dân và của chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã, thôn... - Luận án Tiến sĩ của tác giả Phùng Đức Hiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng nông thôn mới. - Từ Tinh Minh và cộng sự (2010), 5 kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Triết Giang; Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn, số tháng 4/2011. - Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia. Tác giả phân tích thực trạng 6 nông nghiệp trong 20 năm đổi mới về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, tổ chức sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp; nông dân Việt Nam bàn về việc làm, về quyền sử dụng đất và thị trường đất đai và tiếp cận nguồn vốn tín dụng; về nông thôn tác giả phân tích kinh tế, xã hội nông thôn, quan hệ nông thôn với đô thị và công nghiệp… Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, Nxb Chính trị quốc gia, (2008). Vai trò phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động công nghiệp hoá, vấn đề tập trung hoá đất đai, vấn đề lao động và di cư lao động ra đô thị, vai trò của công nghiệp nông thôn và dân cư nông thôn, công nghiệp hóa chưa thành công ở những nước đang phát triển... - Cù Ngọc Hưởng (2006), Lý luận thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tác giả muốn kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả, kết hợp nghiên cứu từ thực tiễn của huyện và kinh nghiệm các nước, các địa phương khác trong quá trình xây dựng nông thôn mới, để lý giải làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào. 1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Một số khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới - Nông thôn Nông thôn nước ta bao gồm các địa bàn dân cư có số lượng dân tập trung xấp xỉ bốn ngàn người, mật độ dân cư xấp xỉ sáu ngàn người/km2 và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt dưới 60%, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đạt từ 40% trở lên. Trên thế giới đến thời điểm này vẫn chưa có khái niệm chính xác về nông thôn và còn nhiều quan điểm khác nhau. Nói đến khái niệm 7 nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Nhiều ý kiến cho rằng khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn thành thị. Vì vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. (TS. Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005). - Nông thôn mới Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; đó là NTM chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM và nông thôn truyền thống, thì NTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006). Tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” gồm các tiêu chí: Quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; CSVC văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; y tế; văn hóa; môi trường; hệ thống tổ chức CTXH vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội…Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia. Có thể thấy NTM là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH của từng vùng. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng