Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân...

Tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

.PDF
137
242
109

Mô tả:

§¹i häc quèc gia Hµ Néi khoa luËt PHÍ MINH HẢI XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số : 60 38 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC 1 HÀ NỘI - NĂM 2007 Công trình được hoàn thành tại:................................................................................................... ........................................................................................................ Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Trọng Hách Phản biện 1:................................................................................... Phản biện 2:................................................................................... Phản biện 3:.................................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng cấp Nhà nước chấm luận văn Thạc sĩ họp tại .............................................................................. Vào hồi giờ ngày tháng 2 năm MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................. . 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN............. 12 1.1. Khái quát chung về Nhà nƣớc pháp quyền ........................................ 12 1.1.1. Quan niệm về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và những giá trị hiện đại ................................................................................................................. 12 1.1.1.1. Trong thời kỳ cổ đại ......................................................................... 12 1.1.1.2. Thời kỳ Trung cổ và bước chuyển tiếp thời kỳ cận đại .................... 15 1.1.1.3. Sự hình thành học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản ..................... 16 1.1.2. Nhân tố Nhà nước pháp quyền trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam................................................................................................ 24 1.1.2.1. Nhân tố Nhà nước pháp quyền trong các triều đại phong kiến .......... 24 1.1.2.2. Nhân tố Nhà nước pháp quyền từ cách mạng tháng 8 năm 1945 trên nền tảng Tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................................................... 27 1.1.3. Khái niệm và những đặc điểm chung của Nhà nước pháp quyền ......... 36 1.1.3.1. Khái niệm về Nhà nước pháp quyền ................................................. 36 1.1.3.2. Những đặc điểm chung của Nhà nước pháp quyền ........................... 38 1.2. Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân .............................................. 40 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền ............................................................................................................ 40 1.2.2. Những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân .............................................................................. 43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA ..................................................................................................... 49 2.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc trong bƣớc đầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ......... 49 4 2.1.1. Chuyển biến nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ....................................................... 49 2.1.2. Kết quả bước đầu về xây dựng Nhà Nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ............................................................. 50 2.1.2.1. Về cải cách bộ máy Nhà nước .......................................................... 50 2.1.2.2. Về xây dựng hệ thống pháp luật ...................................................... 56 2.1.2.3. Về đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo dân chủ xã hội chủ nghĩa ... 58 2.2. Những hạn chế, tồn tại ......................................................................... 60 2.2.1. Những hạn chế về nhận thức................................................................ 60 2.2.2. Bộ máy Nhà nước chậm đổi mới ......................................................... 62 2.2.3. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh , chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất ............................................................................................................... 65 2.2.4. Hệ thống chính trị chậm được đổi mới................................................. 68 2.2.5. Những nguyên nhân của sự yếu kém và tồn tại .................................... 69 2.2.5.1. Tính không chuyên nghiệp của bản thân các cơ quan quyền lực Nhà nước .............................................................................................................. 69 2.2.5.2. Tính không chuyên nghiệp trong bộ máy hành chính Nhà nước cũng được biểu hiện rõ nét ..................................................................................... 70 2.2.5.3. Chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp, nên đã thiếu quan tâm, chăm lo xây dựng về tổ chức đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp ..................................................... 72 2.2.5.4. Về chính quyền địa phương và mối quan hệ pháp lý Trung ương - Địa phương ......................................................................................................... 74 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN ........ 75 3.1. Yêu cầu phải xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ................................................................ 75 3.1.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm duy trì và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động của hệ thống 5 chính trị, đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước .......................................................... 75 3.1.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nhu cầu thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế ........................................................................................................... 79 3.1.3. Tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .......................................... 82 3.2. Những giải pháp cơ bản để xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân .............................................. 86 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................................................... 87 3.2.2. Hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành đồng bộ với đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ............................................................ 91 3.2.2.1.Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................................................................................ 91 3.2.2.2. Đổi mới hoạt động của Quốc hội ..................................................... 93 3.2.2.3. Tiếp tục thực hiện cải cách nền hành chính Quốc gia ..................... 101 3.2.2.4. Tiếp tục cải cách tư pháp ............................................................... 107 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật .......................................................... 118 3.3.4. Đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống chính trị ................................................................................................................ 120 3.3.5. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng Nhà nước pháp quyền để vận dụng thích hợp trong điều kiện Việt Nam ............................................................ 124 KẾT LUẬN ............................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 130 6 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tất yếu khách quan xuất phát từ định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ : dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc được rằng : để đạt được một chế độ xã hội như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ; một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Nhiệm vụ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân , vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, tất yếu, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền dân chủ chân chính của nhân dân, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; đưa yêu cầu đó lên thành nguyên tắc Hiến định (Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001) thể hiện sự thừa nhận và sự kết hợp tính phổ biến của một giá trị lịch sử nhân loại với những nét đặc trưng, những giá trị độc đáo của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 7 Những năm qua trong tiến trình đổi mới toàn diện từ kinh tế, đến hệ thống chính trị mà trọng tâm là cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới hoạt động của Quốc hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng mừng: Tăng trưởng về kinh tế; hệ thống chính trị đang được đổi mới toàn diện; chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước từng bước được cải thiện và nâng cao. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một nhiệm vụ mới mẻ vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, vì dân, do dân phải có sự kết hợp đúng đắn tính phổ biến và tính đặc thù của lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền với sự phản ánh và quán triệt đầy đủ các yếu tố đó vào trong việc thiết kế bộ máy nhà nước, vào trong các định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta. Với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay tôi chọn đề tài: " Xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" làm luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề Nhà nước pháp quyền, như: " Xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"- Đào Trí Úc ( 2005)- Nhà xuất bản chính trị quốc gia; " Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền"- Nguyễn Đăng Dung ( 2007)- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội; " Nhà nước Pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng"Nguyễn Văn Thảo( 2006)- Nhà xuất bản Tư pháp; " Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"- Trần Ngọc Đường (2004)- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia; " Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân"- Phạm Ngọc Quang - Ngô Kim Lân ( 2007)Nhà xuất bản Chính trị quốc gia; " Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển"- Lê Cảm ( 2002)- Tạp chí nghiên cứu 8 lập pháp; "Cải cách Tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền"- Lê Cảm ( 2003)- Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, kinh tế- luật; "Tư tưởng Đông- Tây về nhà nước và pháp luật, những nhân tố Nhà nước pháp quyền "- Hoàng Thị Kim Quế ( 2002)- Tạp chí nghiên cứu lập pháp; "Nhà nước pháp quyền- một hình thức tổ chức nhà nước"- Nguyễn Đăng Dung ( 2001)- Tạp chí nghiên cứu lập pháp; " Tính minh bạch của pháp luật- một thuộc tính của Nhà nước pháp quyền"- Phạm Duy Nghĩa ( 2002)- Tạp chí dân chủ và pháp luật…các công trình trên nghiên cứu nhà nước pháp quyền dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đề tài: " Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân". 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Phân tích và đánh giá thực trạng về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay. Đề xuất những quan điểm và giải pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền , các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm hiểu thực trạng, xác định những ưu điểm và hạn chế trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam XHCN, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận văn Thông qua việc nghiên cứu đề tài: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" luận văn nhằm góp phần làm 9 sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản về xây dựng hoàn chỉnh mô hình Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương được bố cục như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 1.1. Khái quát chung về Nhà nước pháp quyền 1.2. Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Chƣơng 2: Thực trạng về tình hình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. 2.1. Những thành tựu đã đạt được trong bước đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 2.2. Những hạn chế, tồn tại. Chƣơng 3: Những giải pháp cơ bản hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 3.1. Yêu cầu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 3.2. Những giải pháp cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.2.2. Hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành đồng bộ với đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. 10 3.3.4. Đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mặt đời sống chính trị. 3.3.5. Chủ động và tích cực hội nnhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng Nhà nước pháp quyền để vận dụng thích hợp trong điều kiện Việt Nam. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN 1.1. Khái quát chung về Nhà nƣớc pháp quyền 1.1.1. Quan niệm về Nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử và những giá trị hiện đại 1.1.1.1. Tƣ tƣởng về Nhà nƣớc pháp quyền trong thời kỳ cổ đại Tư tưởng về Nhà nước, pháp luật và các hình thức tổ chức chính trị thực tiễn ở phương Tây cổ đại gắn liền với quá trình tiến hóa của xã hội chiếm hữu nô lệ và nền dân chủ Hy Lạp, La mã cổ đại qua các nền cộng hòa dân chủ ATen và La mã. Thời kỳ này các tư tưởng về dân chủ và pháp luật hình thành dựa trên cơ sở phương pháp tư duy triết học mang đặc trưng là khám phá, tìm tòi cái duy lý theo nhiều hướng mới phong phú và được thể nghiệm trong không khí dân chủ phát triển đến trình độ tương đối cao. Những tư tưởng trên được hình thành qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (Thế kỷ (TK) VIII - V Trước công nguyên (tr.CN) gắn sự hình thành của các Nhà nước và pháp luật; giai đoạn thứ hai (TK V- nửa đầu TK IV tr.CN) gắn liền sự phát triển cao của các nhà nước; giai đoạn thứ ba (nửa sau TK IV -TK II tr.CN) gắn liền với sự suy vong của Nhà nước thành bang Hy Lạp cổ đại. Trong thế kỷ thứ VI tr. CN đã có nhiều nhà tư tưởng thể hiện tư duy của mình về vấn đề quyền lực- nhà nước- pháp luật như: Xôlông (638 - 559 tr. CN) khi chủ trương cải cách triệt để Nhà nước thành bang Hy Lạp đã cho rằng, quyền lực cần đặt ngang hàng với pháp luật và cả hai đều là phương tiện để đạt tới tự do và công bằng. Xôlông xác định sẽ: "giải phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật". Trên thực tế "Nhà nước đã đến cứu giúp nhân dân bằng một tổ chức cai quản do Xôlông áp dụng. Có thể nói nền dân chủ được hình thành từ thời đại của Xôlông; Platon (427 - 347 tr. CN) đã viết: "Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn ở 12 nơi nào mà pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là những nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của Nhà nước". Ở Platôn- ông còn có một định đề nổi tiếng: "Cầm quyền bởi một con người - đó là chính quyền chuyên chế, bởi một bộ phận người tốt - đó là chính quyền quý tộc, bởi những công dân tự do thành thị đó là dân chủ".[ 45, tr. 11] Sự sụp đổ của nền dân chủ A - ten vào giữa thế kỷ thứ IV trước công nguyên đã làm cho Aristote (384 - 322 tr. CN) đi đến kết luận mới về nhà nước. Theo đó quyền lực Nhà nước hình thành một cách tự nhiên. Pháp luật là quy tắc khách quan, chính trực và vô tư. Pháp luật chỉ tồn tại giữa các công dân bình đẳng và tự do, nó phải được bổ sung và điều chỉnh theo yêu cầu của đời sống xã hội. Hình thức Nhà nước thích hợp là hình thức, mà ở đó có sự phân biệt cần thiết giữa ba loại quyền lực: Nghị viện, chấp hành và xét xử. Theo Aristote, nguyên nhân chủ yếu làm cho nhà nước sụp đổ là sự quá bình đẳng hay quá bất bình đẳng. Khi quyền lực nhà nước bị lạm dụng thì kẻ thống trị sợ mất quyền, người bị trị sợ trừng phạt, người cai trị tàn ác và tham lam, người bị trị sát hại lẫn nhau, tư cách người công dân là can đảm, tự do, cao thượng và chính nghĩa. Do vậy Aristote khẳng định: pháp luật cần thống trị trên tất cả. Lịch sử La mã cổ đại là lịch sử hình thành và củng cố Nhà nước về chế độ chính trị của nó. Bộ luật La mã xuất hiện là một bước tiến bộ đánh dấu sự ra đời của một Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị của đất nước đối với La mã cổ đại những mầm mống tư tưởng và tổ chức chính trị - Nhà nước- liên quan đến Nhà nước pháp quyền đã được tích lũy trong điều kiện phát triển cao nhất và sự sụp đổ sau đó của chế độ dân chủ chủ nô. Hai đại biểu của trí tuệ La mã về Nhà nước pháp quyền là Polybe và Xixelon Polybe (201 - 120 tr.CN) là người La Mã đầu tiên nêu lên những tư tưởng quan trọng về Nhà nước pháp quyền. Theo ông: "Không phải lý trí mà kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng hình thức chính phủ hoàn hảo nhất là hình thức được tạo nên từ ba chỉnh thể: Quân chủ, Quý tộc và Cộng hòa. Trong đó cơ quan chấp chính tối cao thuộc về vua, nguyên lão viện (nghị viện) thuộc về quý 13 tộc và cơ quan dân biểu (Hội đồng thuộc về nhân dân (chủ nô). Phân bố và giám sát quyền lực hợp lý, chặt chẽ là hai yếu tố cơ bản bảo đảm một Nhà nước vững mạnh và phát triển quốc gia La mã thành một đế quốc hùng mạnh.[32, tr. 246] Xixeron (104- 43 TCN) thể hiện tư tưởng về sự thống trị của pháp luật trong đời sống Nhà nước bằng cách đặt câu hỏi : "Nhà nước là gì nếu không phải là trật tự chung", theo ông pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ Nhà nước. Ông cho rằng: "Nhà nước là Nhà nước pháp quyền không phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì về cuội nguồn, về bản chất Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân". [45, tr. 11] Các nhà tư tưởng trên phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm tìm ra hình thức Nhà nước đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nền chính trị Hy Lạp, La Mã cổ đại là: Chế độ quân chủ bắt đầu từ những ông vua có công khai quốc, sống vì nước vì dân, nhưng các thế hệ vua sau đó lại đem đến đau khổ và bất hạnh cho người dân và sự lạc hậu cho đất nước. Quyền lực của vua trở nên vô giới hạn. Tài năng và đức độ bị vùi dập, sự phỉnh nịnh và vu cáo sinh sôi. Chế độ quân chủ cuối cùng lại trở thành chế độ độc tài và thay thế nó là chế độ quý tộc trị. Chế độ quý tộc do một hội đồng có chủ quyền tối thượng bao gồm những phần tử ưu tú nhất của một quốc gia nắm giữ. Lúc đầu nó tập hợp được trí tuệ sáng suốt của những người ưu tú, tránh được sự độc đoán chuyên quyền của vua chúa và sự hỗn loạn, dễ kích động của ''đám đông dân chúng kém hiểu biết''. Nhưng dần dần trong giới ưu tú xuất hiện cá nhân hay nhóm nhỏ thâu tóm quyền hành và tàn sát lẫn nhau mưu lợi ích riêng. Cuối cùng chế độ quý tộc cũng trở nên độc tài. Chế độ cộng hoà dân chủ hình thành bằng con đường bốc thăm để trao những chức vụ công cộng cho những ai có khả năng và uy tín trong nhân dân. Đây là chế độ chính trị - Nhà nước tốt nhất, nhưng nguy cơ của nó là sự lạm dụng quyền lực công từ một số người được dân uỷ nhiệm. Dân chủ trở thành Nhà nước có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của lịch sử. Nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ tổ chức quản lý thấp, nên chế độ cộng hoà dân chủ thiếu những điều kiện vật chất để tồn tại. Dân chủ là phương thức chế ngự sự lạm dụng quyền hành, nhưng lại 14 dễ trở thành công cụ của những kẻ mị dân nên không tránh khỏi thoái hoá và trở lại chế độ quân chủ độc tài. Hy Lạp và La Mã là những quốc gia phương Tây đã phát triển có tính điển hình về chính trị, kinh tế và xã hội thời cổ đại. Tư duy về Nhà nước và pháp quyền của người Hy Lạp và la Mã cổ đại thật phong phú và quan trọng đến mức mà "không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại". Hay theo cách nói của Ph.Ănghen: không có dân chủ chủ nô thì không có châu Âu hiện đại và không có chủ nghĩa xã hội hiện đại". Qua các tư tưởng đã nêu ở trên, có thể đưa ra những nhận xét về các giá trị của các tư tưởng thời cổ đại có liên quan đến vấn đề Nhà nước pháp quyền là: Quyền hạn Nhà nước thuộc về dân. Dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, dù khái niệm nhân dân có mang tính lịch sử. Những người cầm quyền dù họ là ai, cũng không có quyền mà chỉ được ủy quyền. Người cầm quyền phải biết dựa vào dân. Phương thức cai trị có hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, thống nhất và mở rộng quốc gia, ổn định xã hội là kết hợp Nhà nước với Pháp luật. Quyền lực Nhà nước phải được phân biệt, kiểm soát và hạn chế. Quyền lực của nhân dân là thường xuyên và không giới hạn, quyền lực của Nhà nước và người cầm quyền là không thường xuyên và có giới hạn. Những ý tưởng thời cổ đại có liên quan đến Nhà nước pháp quyền thực sự có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển tiếp theo của lịch sử nhân loại. 1.1.1.2. Tƣ tƣởng về Nhà nƣớc pháp quyền thời trung cổ và bƣớc chuyển tiếp đến thời cận đại. Thời kỳ trung cổ đã kéo dài hàng ngàn năm dưới ách thống trị của các chế độ chuyên chế vương quyền và thần quyền đầy bạo lực và cường tín tôn giáo. Sự tồn tại nhiều năm của các Nhà nước phong kiến ở phương Đông và ở Phương Tây đã không hoặc ít biết đến pháp quyền; là một trong những nguyên nhân của tình trạng kém phát triển kéo dài. Tuy nhiên, thời kỳ này ở phương Tây đã có không ít những quan điểm, tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng, các thần học góp phần bảo tồn và làm phong phú thêm những ý tưởng về Nhà nước pháp 15 quyền thời cổ đại. Những quan điểm tư tưởng ấy phải ẩn dấu trong các lớp vỏ bọc tôn giáo. Jeam Morange viết: "Cũng như Saint Thomaf đã cơ đốc giáo hóa triết học Aristote, thì Saint Angustin đã cơ đốc giáo hóa triết học Platôn mà ông đã tu dưỡng nó qua Xixeron". Saint Augustin (357 - 430) giáo chủ Bắc phi cho rằng, quyền lực Nhà nước phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục vụ công bằng. Những người cầm quyền phải đặt quyền uy vào sự phục vụ nhân dân; lấy công bằng làm gốc, từ thiện làm ngọn; phải điều độ, dám hy sinh vì người khác và biết giới hạn các khát vọng cá nhân. Việc thực thi quyền lực Nhà nước không chấp nhận sự tầm thường về tri thức, sự yếu mềm về ý chí. Ngược lại, nó đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, óc phán đoán và tính cương nghị không thể lay chuyển. Sự sa sút về phẩm chất và tư cách người cầm quyền là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ Nhà nước. Tômát Đacanh (1225 - 1247) cho rằng trật tự pháp lý đem đến cho mỗi người cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt tới sự dồi dào về vật chất và tinh thần. Xã hội công bằng trước sau sẽ thay thế xã hội thần dân, vì nó là sản phẩm của lý trí chứ không phải là sản phẩm thuần túy bản năng. Jean Bodon (1530 - 1596) Luật sư người Angieri là người sáng lập lý thuyết về chủ quyền Nhà nước. Định nghĩa của ông về nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước là một nguyên tắc tiến bộ nhằm xác lập trật tự tối thiểu làm cơ sở cho sự ra đời của một xã hội mới- xã hội tư sản. Theo ông Nhà nước nhân dân là chế độ mà ở đó đa số nhân dân chỉ huy quyền tối thượng bằng tập thể và bằng cá nhân. Đó là Nhà nước do đa số nhân dân cai trị. 1.1.1.3. Sự hình thành học thuyết Nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản. Nhà nước Tư sản ra đời từng bước thay thế Nhà nước phong kiến độc đoán và chuyên quyền, tình trạng vô pháp luật, khẳng định mạnh mẽ những tư tưởng nhân đạo, các nguyên tắc tự do và bình đẳng của cá nhân, thừa nhận những nguyên tắc quyền con người không thể bị tước đoạt, tìm tòi những cơ cấu, hình thức và công cụ chống lại một cách không khoan nhượng sự tiếm 16 quyền và tình trạng vô trách nhiệm của quyền lực đó đối với cá nhân và xã hội. Đây chính là nội dung chủ yếu của học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản, học thuyết này ra đời và phát triển và ngày càng hoàn thiện và được thể hiện qua các nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ này như: John Locke (1632 - 1704) - Nhà triết học duy vật Anh đã đưa ra một mô hình Nhà nước trong đó có sự ngự trị của pháp luật. Theo quan điểm của ông, Nhà nước phải có pháp luật phù hợp với pháp luật tự nhiên, phải có tính tối cao, các quyền tự nhiên và tự do cá nhân được ghi nhận, còn bộ máy Nhà nước được tổ chức theo bốn bộ phận quyền lực: Lập pháp, hành pháp, bang giao đối ngoại, và đặc quyền của vua. Ông đối lập Nhà nước, trong đó có sự ngự trị của pháp luật với mọi biểu hiện phi pháp, tùy tiện của những người nắm quyền. Theo J.Locke nguyên tắc cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm "chỉ đúng khi áp dụng đối với công dân, còn đối với những người cầm quyền phải áp dụng nguyên tắc ngược lại "chỉ làm những gì mà pháp luật cho phép".[32, tr.. 308-309] Montesquieu (1689 - 1755) Nhà triết học khai sáng Pháp, tác giả của "Tinh thần pháp luật" (1748), khi đưa ra tư tưởng "Tam quyền phân lập" đã luận giải về sự phân chia quyền lực Nhà nước. Theo ông phân quyền là nhằm tránh sự lạm quyền, để các bộ phận quyền lực kiềm chế lẫn nhau. Sự phân chia và kiềm chế giữa các quyền (các quyền đối lập và cân bằng nhau) là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tự do chính trị trong Nhà nước (tự do làm những gì mà pháp luật cho phép, tự do thể hiện trong luật pháp). Theo Montesquieu mô hình tối ưu là mỗi Nhà nước đều có ba quyền: Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp. Quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. Ông cho rằng: "Khi quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một viện nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa, vì rằng người ta sợ chính con người ấy hay một viện nguyên lão ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta không độc đoán đối với quyền 17 sống, quyền tự do của công dân, quan tòa sẽ là người đặt ra luật. [30, tr. 100101] Quyền tư pháp nhập với quyền hành pháp thì quan tòa có thể hành xử như một kẻ áp bức". Sơ đồ phân quyền này không chấp nhận việc một cơ quan Nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn cả ba quyền "không một cơ quan nào vượt lên những cơ quan kia và không một cơ quan có thể tước đoạt quyền cá nhân của công dân". Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiểm chế quyền lực. Quyền lập pháp giao cho nghị viện có đại biểu của quý tộc phong kiến và tư sản. quyền hành pháp giao cho vua, nhưng vua phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mà đại biểu là giai cấp tư sản. Quyền tư pháp độc lập, được trao cho cơ quan do dân cử và được bầu theo định kỳ. Tư tưởng phân quyền này thể hiện tổ chức thoả hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên nhưng còn non yếu và tầng lớp quý tộc phong kiến lạc hậu, phản động nhưng vẫn còn thế lực, giai cấp tư sản chưa giành được ưu thế trong tương quan lực lượng với giai cấp phong kiến, quý tộc. Đó là lúc giai cấp tư sản cần tập hợp lực lượng từ các giai cấp xã hội khác nhau và phân hoá giai cấp phong kiến quý tộc, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản - bà đỡ cho chế độ tư bản đang thai nghén. Tư tưởng tam quyền phân lập của Montesquieu đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết Nhà nước pháp quyền tư sản. [30, tr. 100-101] Chỉ trong vòng một thế hệ kể từ khi Montesquieu cho ra đời tác phẩm bất hủ của mình, tư tưởng lập hiến của phương Tây đã xuất hiện và các cuộc cách mạng dân chủ đã nối tiếp nhau nổ ra. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn từ năm 1776 dến năm 1791, phần lớn những tư tưởng cơ bản về dân chủ ở phương Tây đã được định hình. Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4-7-1776 quan niệm cơ bản về quyền con người của cá nhân đã xuất hiện. Đối lập với quyền lực của chế độ phong kiến độc đoán, quan liêu hay quân phiệt, người ta tin rằng, các cá nhân có những quyền nhất định mà không một chính phủ hay cá nhân nào có thể tước đoạt nếu không có lý do chính đáng, được xác lập theo một cơ chế công bằng, hợp lý. Quan niệm về quyền cá nhân này về sau được gọi là quyền con người và được Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ thể hiện một cách sinh động: Mọi người 18 sinh ra đều có quyền bình đẳng và trong số những quyền không thể tước đoạt đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc...[22, tr.13] Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ cũng đã thừa nhận quan điểm của J. Lock về tính hợp pháp của chính phủ. Bản Tuyên ngôn viết: “ Chúng tôi tin rằng con người do tạo hoá sinh ra và có những quyền không thể xâm phạm (. . . . ). Để bảo vệ những quyền này, các chính phủ được thành lập trong số người dân và quyền hạn của chính phủ xuất phát từ sự đồng thuận của những người chịu sự kiểm soát của chính phủ”. Về sau, cả bản Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của nước Pháp năm 1789 và Tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ năm 1791 đã trình bày một cách chính xác về quan niệm mà theo đó các quyền con người của cá nhân phải được bảo vệ khỏi sự độc đoán của Nhà nước theo những cơ chế thích hợp để ngăn Nhà nước lạm dụng quyền lực. J. Rousseau (1712 - 1788) - Nhà triết học khai sáng Pháp đã kế thừa tư tưởng của Montesquieu để xây dựng lý luận về thiết chế dân chủ và Nhà nước pháp quyền. Trong Khế ước xã hội (1762 ) ông cho rằng, con người đến với xã hội và Nhà nước không phải để mất đi quyền tự do vốn có của mình, mà để bảo vệ và phát triển quyền tự do đó. Cần tìm ra hình thức liên kết giữa con người với nhau để tạo ra sức mạnh chung và dùng sức mạnh đó để bảo vệ mọi thành viên. "Khế ước xã hội" có thể hiểu là pháp luật và bộ máy Nhà nước do dân tạo ra khi Nhà nước vi phạm "Khế ước xã hội" đã thỏa thuận thì nhân dân có quyền thay thế bằng Nhà nước mới. Nhà nước là con người tập thể" thực hiện ý chí và quyền lực chung. Công dân có trách nhiệm đối với Nhà nước như thế nào, thì Nhà nước có trách nhiệm đối với công dân như vậy. [39, tr. 12-13, 17, 73] I.Kantơ (1724 1804) - Nhà triết học học cổ điển Đức. Theo ông Nhà nước là tập hợp của nhiều người cũng phục tùng các đạo luật pháp quyền " Công dân của nền cộng hòa chân chính" chỉ có thể là "thực thể của tính độc lập công dân". Con người tồn tại và sinh sống được là nhờ không phải sự tùy tiện của người khác, mà nhờ chính các quyền và sức mạnh của bản thân. Hoạt động của mỗi người đều hướng tới sự biểu hiện của tự do theo nghĩa tự do cho mình, cho người khác và phù hợp với pháp luật chung. Mỗi người hành động tự do để cùng 19 tồn tại với tự do của những người khác. Nhờ ý chí chung mà con người tập hợp thành Nhà nước. Ý chí chung đó là nguồn gốc của Nhà nước và pháp luật. Nhà nước là sự liên kết của mọi người trong khuôn khổ pháp luật nhằm giám sát và bảo đảm bình đẳng của mọi công dân. Tự do của mọi người trong xã hội là điều kiện "Phát triển mọi tư chất của tự nhiên chứa đựng trong nhân loại". Nhà nước pháp quyền là cộng đồng của những người phục tùng pháp luật, cần phải ngăn chặn sự lạm quyền của một hay một số người đối với người khác. Mọi hoạt động của công dân và Nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật. Công dân chỉ thực hiện những đạo luật mà họ tán thành, chứ không phải bất cứ thứ luật lệ nào gán ghép cho họ. Sự phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần thiết trong một Nhà nước, mỗi nhân dân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực.[46, tr. 12-13] Heghen (1770 - 1831) cho rằng: Pháp luật là sự thể hiện của tư tưởng tự do. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là " hiện thực của tự do" và là "tồn tại thực tế của ý chí tự do". Trong xã hội, Nhà nước ở vị trí cao nhất và cao hơn cả con người. Pháp quyền vừa là sự sáng tạo vừa là sản phẩm của Nhà nước. Sự phân quyền trong Nhà nước là nhằm đảm bảo tự do công cộng, chống lạm quyền, chuyên chế, vũ lực và phi pháp. Nhà nước là nền tảng của pháp quyền, là pháp nhân cao nhất có quyền uy và sức mạnh chỉ huy toàn bộ xã hội. Nhà nước là biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ thể, biểu hiện cao nhất của tự do. Quan điểm của Heghen về Nhà nước pháp quyền còn tập trung chống lại sự tùy tiện, tình trạng vô pháp luật từ phía cá nhân v.v....[44, tr. 17] Lý thuyết của Phichtơ (G. G. Fichte, 1762- 1814) - người kế tục sự nghiệp của I. Cantơ quan niệm, Nhà nước pháp quyền là phương tiện để nhân loại thực hiện sứ mệnh lịch sử tối cao của mình là tiến tới tự do tuyệt đối, cái tôi tuyệt đối. Nhà nước và pháp quyền có nhiệm vụ quản lý và điều hoà sự phát triển của xã hội. Chúng xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội giữa mọi người vì lợi ích chung là hướng tới tự do. Nhà nước pháp quyền là công cụ để xây dựng một xã hội lý tưởng bảo đảm các nhu cầu cơ bản của công dân. Có thể nói, triết học cổ điển Đức nói riêng và triết học phương Tây cận 20 đại nói chung đã đặt cho mình nhiệm vụ giải thích tính hợp lý và tiến bộ của Nhà nước và pháp quyền tư sản. Triết học đó đã "coi Nhà nước là một kết cấu vĩ đại, trong đó tự do pháp lý, đạo đức và chính trị phải được thực hiện, hơn nữa, khi tuân theo luật lệ của Nhà nước, mỗi công dân chỉ tuân theo luật lệ tự nhiên của lý trí của mình". Học thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản hình thành thể hiện nguyện vọng tiến bộ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu, vì một trật tự xã hội mới - xã hội tư bản. Đây là một trong những nội dung quan trọng của các cuộc cách mạng được tiến hành trong Triết học - cuộc cách mạng tư tưởng đi trước và chuẩn bị cho các cuộc cách mạng chính trị- cách mạng tư sản trong hiện thực. Sự phát triển của lý thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản thế kỷ XIX- XX: Đầu thế kỷ XIX, học thuyết về Nhà nước pháp quyền tư sản lại được nhiều nhà triết học Đức quan tâm nghiên cứu và bổ sung. Trong đó, R. F. Môn (Robert Font Mohn) và K. T. Vancơ (Karl Teodor Valker) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền (tiếng Đức là Rechtsstaat)- thuật ngữ đã từng được lập luận trong triết học của I. Cantơ và Hêghen. Môn và Vancơ coi tính tối cao của pháp luật là nguyên tắc hàng đầu của một Nhà nước pháp quyền. Tính tối cao của pháp luật là thể hiện chủ quyền của nhân dân dưới hình thức quyền lực của nghị viện. Tiêu chuẩn tiếp theo là sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Còn pháp luật chỉ thuần tuý là công cụ bảo vệ quyền tự do của con người khỏi sự can thiệp từ bên ngoài. Theo Môn, trong ba cơ quan Nhà nước thì cơ quan lập pháp ở vị trí cao nhất và không chịu sự kiểm soát từ phía cơ quan tư pháp. Chỉ có cơ quan hành pháp mới chịu sự giám sát của cơ quan tư pháp. Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của Môn là nhằm mục đích phát huy tự do và năng lực của mỗi thành viên trong xã hội. Ph. Stan (L. F. Stein, 18151890), nhà hoạt động Nhà nước người Đức, về cơ bản ủng hộ các nội dung và nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền như: sự ràng buộc của pháp luật đối với Nhà nước, giới hạn phạm vi hoạt động của Nhà nước và mở rộng không gian tự do cho hoạt động của công dân do pháp luật bảo vệ. Stan quan niệm Nhà nước vừa là "hình thức", vừa là "vật chất". Với tư cách là "Nhà nước pháp quyền vật 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan