Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn dung sai kỹ thuật đo tại t...

Tài liệu Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn dung sai kỹ thuật đo tại trường trung tâm kỹ thuật thực hành thuộc trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

.PDF
107
212
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU THỊ LAN XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 S KC 0 0 4 0 2 6 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU THỊ LAN ANH XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LƯU THỊ LAN ANH XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƯỜNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT THỰC HÀNH THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ XUÂN Tp. Hồ Chí Minh, 2013 LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: LƯU THỊ LAN ANH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 05/ 07/ 1982 Nơi sinh: Hà Nam Quê quán: Lý Nhân – Hà Nam Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghệ NITECH. Địa chỉ liên lạc:173, Đường số 6, Khu phố 1, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức,TPHCM Điện thoại cơ quan: 08 6660948 Điện thoại di động: 0903 170429 Fax: :083 7246538 E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Tại chức Thời gian đào tạo từ 1/2001 đến 5/2006 Nơi học ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp Môn thi tốt nghiệp: MAT LAP, Vi mạch, Kỹ thuật số. 2. Trình độ ngoại ngữ: Anh văn B1 III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TN ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 7/2006 – 9/2008 Công ty TNHH Hải Đức Phó phòng kỹ thuật 10/2008- nay Công ty TNHH Thương Mại và Trưởng phòng kinh doanh Công Nghệ NITECH Xác nhận của cơ quan TP.HCM, Tháng 3 năm 2013 ( Ký tên, đóng dấu) Người khai ký tên Lưu Thị Lan Anh Trang i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2013 Người cam đoan Lưu Thị Lan Anh Trang ii LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện luận văn, người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  PGS.TS. Võ Thị Xuân, cố vấn Cao học trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM là cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giảng dạy trong suốt thời gian qua. Cô đã cung cấp những tài liệu, kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho người nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện luận văn.  Quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ đề cương đã nhận xét, góp ý cho quá trình nghiên cứu.  Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Phương pháp và lý luận dạy kỹ thuật , lớp cao học khóa 19A(20112013) đã cung cấp những kiến thức nền tảng và kinh nghiệm quý báu cho học viên.  Quý tác giả của các tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng để tham thảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.  Các Anh , Chị học viên lớp Cao học Giáo dục và Phương pháp khóa 19A đã cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập.  Cám ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Tp. HCM, tháng 3 năm 2013 Người nghiên cứu Lưu Thị Lan Anh Trang iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, trắc nghiệm khách quan đang ngày càng được quan tâm và được sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Giáo dục nói chung và trong Giáo dục Nghề nghiệp nói riêng. Hoạt động này không chỉ nhằm đánh giá khách quan kết quả đạt được của học sinh mà còn hướng vào việc cải thiện thực trạng; đề xuất những phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, qua đó điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Để đáp ứng nhu cầu trên, người nghiên cứu đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật Đo tại trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành thuộc Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM”. Trong điều kiện hạn chế về thời gian, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật Đo. Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương này có nội dung: - Một số thuật ngữ cơ bản - Đại cương về kiểm tra đánh giá - Đại cương về TNKQ - Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương này có nội dung: - Giới thiệu Trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành - Giới thiệu chương trình, nội dung môn học - Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá môn học Chương 3: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kết quả nghiên cứu của đề tài: Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả sau: Biên soạn được 358 câu sắp xếp thành 4 hình thức câu trắc nghiệm. Thông qua phương pháp nghiên cứu lấy ý kiến chuyên gia, phân tích và thử nghiệm đạt được 104 câu, các câu hỏi trong ngân hàng trắc nghiệm đã đảm bảo những tiêu chuẩn về nội dung cũng như hình thức của câu trắc nghiệm. Trang iv ABSTRACT In recent years, objective test question has been increasingly interested in and commonly used for testing and evaluating the learning outcomes of students in education in general and professional education in particular. This method this activity is not only objectively evaluate learners’ achievements but it is also aimed at improving the situation of testing and proposing a new trend in measurement and assessment and hence to adjust and improve the quality and efficiency of education. To meet demand, authors has been conducting research thesis titled: “Building objective test question bank for subject Tolerance measurement techniques at the Technical Practice College in University of Technical Education Ho Chi Minh City”. In terms of time limitations, the research objectives of the research are limited in scope:Building objective test question bank for subject Tolerance measurement techniques at the Technical Practice College. The main content of the thesis includes three chapters: Chapter 1: The theoretical basis for the research problem. Contents: - Some basic terms. - A basic of test and evaluation / A basic of test and evaluation in brief - A basic of objective test - The process of construction of objective test question bank Chapter 2: The practical basic: - Introduction to the technical practice college. - Introducing to the program subjects. - The reality of the test and evaluate method subject Chapter 3: Building objective test question bank . Results of project: During the research, I have achieved the following results: - Compiled 358 questions are arranged into four type of test questions. After consulting experts and testing achieve 104 question , objective test questions meet the standards in both content and form. Trang v MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài Lý lịch khoa học……………………………………………………………………..i Lời cam đoan……………………………………………………………………. ....ii Lời cảm ơn.................................................................................................................iii Tóm tắt ......................................................................................................................iv Mục lục......................................................................................................................vi Danh mục bảng biểu..................................................................................................ix Danh mục hình...........................................................................................................xi Danh mục chữ viết tắt..............................................................................................xiii Phần A. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................... 1 2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................. 2 2.1.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................................ 2 3.1.Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................ 2 3.2.Khách thể nghiên cứu. ............................................................................................ 3 4.Giả thuyết nghiên cứu. ............................................................................................... 3 5.Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 3 5.1.Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ......................................................... 3 5.2.Phương pháp chuyên gia ......................................................................................... 3 5.3.Phương pháp thử nghiệm ........................................................................................ 3 5.4.Phương pháp thống kê toán học .............................................................................. 3 6.Giới hạn nghiên cứu. ................................................................................................. 4 7.Phân tích công trình liên hệ ....................................................................................... 4 8.Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................................. 7 PHẦN B: NỘI DUNG................................................................................................. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CHTN..................8 1.1. Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ . 8 1.1.1. Kiểm tra. ............................................................................................................. 8 1.1.2. Đánh giá ............................................................................................................ 8 Trang vi 1.1.3. Trắc nghiệm........................................................................................................ 9 1.1.4. Trắc nghiệm khách quan. .................................................................................... 9 1.1.5. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ........................................................................... 9 1.2. Đại cương về kiểm tra đánh giá. ............................................................................ 9 1.2.1. Mục đích của kiểm tra đánh giá. ......................................................................... 9 1.2.2. Mối quan hệ giữa KT & ĐG với các thành tố trong QTDH ............................... 10 1.3. Đại cương về trắc nghiệm. ................................................................................... 11 1.3.1. Phân loại các phương pháp trắc nghiệm. ........................................................... 11 1.3.2. Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. ............................................ 12 1.3.3. Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo các dạng CHTNKQ. ............................. 13 1.3.4. Ưu nhược điểm TNKQ. .................................................................................... 17 1.3.5. Phân tích câu trắc nghiệm. ................................................................................ 18 1.3.6. Phân tích độ mồi nhử. ....................................................................................... 22 1.4. Quy trình xây dựng NHCHTNKQ. ...................................................................... 23 1.4.1. Phân tích nội dung môn học. ............................................................................. 23 1.4.2. Xác định mục tiêu dạy học. ............................................................................... 24 1.4.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học. ............................................................ 26 1.4.4. Soạn thảo câu trắc nghiệm. .............................................................................. 27 1.4.5. Tổ chức kiểm tra thử nghiệm. ........................................................................... 27 1.4.6. Xử lý kết quả và điều chỉnh câu trắc nghiệm. .................................................... 28 1.4.7. Lập ngân hàng câu hỏi cho môn học. ................................................................ 28 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG .......... 30 2.1. Giới thiệu trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành. ............................................ 30 2.2. Giới thiệu chương trình, nội dung môn học.......................................................... 33 2.2.1. Giới thiệu chương trình. .................................................................................... 33 2.2.2. Đề cương chi tiết môn học ................................................................................ 35 2.3. Thực trạng vấn đề kiểm tra đánh giá môn Dung Sai tại bộ môn CKM. ................ 38 Chương 3: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM . ................. 46 3.1. Phân tích nội dung môn học, xác định kiến thức cần đánh giá.............................. 46 3.2. Xác định mục tiêu dạy học................................................................................... 48 3.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học. ............................................................... 51 3.4. Soạn thảo câu trắc nghiệm. ................................................................................. 54 3.5. Lấy ý kiến tham khảo của chuyên gia về các câu hỏi. .......................................... 54 3.6. Tổ chức kiểm tra thử nghiệm. .............................................................................. 60 3.6.1. Mục đích thử nghiệm. ....................................................................................... 60 Trang vii 3.6.2. Nội dung thử nghiệm. ....................................................................................... 60 3.6.3. Đối tượng thử nghiệm. ...................................................................................... 60 3.6.4. Tiến hành quá trình thực nghiệm sư phạm ........................................................ 60 3.7. Xử lý kết quả và điều chỉnh câu trắc nghiệm. ....................................................... 62 3.7.1 Thống kê và xử lý số liệu thực nghiệm. ............................................................. 62 3.7.2 Phân tích kết quả xử lý: ..................................................................................... 62 3.7.3 Điều chỉnh các câu trắc nghiệm có độ phân cách kém ........................................ 72 PHẦN C: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.................................................................... 81 1. Kết luận .................................................................................................................. 81 2.Tự đánh giá những đóng góp của đề tài ................................................................... 81 2.1 Về mặt lý luận ...................................................................................................... 81 2.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................. 82 3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................................... 83 4. Kiến nghị ................................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 85 Tài liệu trong nước ..................................................................................................... 85 Các trang web. ........................................................................................................... 87 Trang viii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN CÁC BẢNG BIỂU TRANG Bảng 1.1 Cách tính độ phân cách (phân biệt) của câu hỏi TN 21 Bảng 1.2 Dàn bài trắc nghiệm 25 Bảng 2.1 Chương trình đào tạo 36 Bảng 2.2 Bảng tỉ lệ % các trường CĐ, TC có NHCHTN môn Dung Sai 39 Bảng 2.3 Bảng tỉ lệ % sử dụng các phương pháp KTĐG môn Dung Sai 40 Bảng 2.4 Bảng khảo sát việc thực hiện các bước làm câu hỏi TNKQ 42 Bảng 2.5 Bảng tỉ lệ % mức độ nhận thức của GV về hiệu quả khi sử 44 dụng NHCHTNKQ môn Dung Sai. 45 Bảng 3.1 Bảng tỉ lệ % mức độ nhận thức của GV về sự cần thiết của ngân hàng câu hỏi TNKQ Bảng phân tích nội dung môn học Bảng 3.2 Bảng mục tiêu bài học 49 Bảng 3.3 Bảng dàn bài trắc nghiệm 52 Bảng 3.4 Bảng phân bố câu hỏi theo mức độ nhận thức 54 Bảng 3.5 Bảng phân bố tần số các dạng câu hỏi trắc nghiệm 54 Bảng 3.6 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về mục tiêu từng bài học 55 Bảng 3.7 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về cách đặt vấn đề trong từng CH 56 Bảng 3.8 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về các phương án trả lời của từng 57 Bảng 2.6 48 CH Bảng 3.9 Bảng hiệu quả đánh giá kiến thức của bộ câu hỏi 58 Bảng 3.10 59 Bảng 3.11 Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về việc sử dụng NHCH trong giảng dạy và học tập Bảng tỉ lệ % ý kiến GV về quy trình xây dựng câu hỏi Bảng 3.12 Bảng các lớp và số lượng học sinh tham gia thực nghiệm 61 Bảng 3.13 Bảng ma trận câu hỏi đề thi 01, 02 62 Bảng 3.14 Bảng ma trận câu hỏi đề thi 03 62 Bảng 3.15 Bảng kết quả phân tích độ khó 64 Trang ix 60 Bảng 3.16 Bảng phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 01 65 Bảng 3.17 Bảng phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 02 66 Bảng 3.18 Bảng phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 03 66 Bảng 3.19 Bảng phân bố tần số độ khó của câu trắc nghiệm 67 Bảng 3.20 Bảng phân bố tần số độ khó ở các dạng câu trắc nghiệm 67 Bảng 3.21 Bảng kết quả phân tích độ phân cách 68 Bảng 3.22 Bảng phân bố tần số độ phân cách của câu trắc nghiệm 70 Bảng 3.23 Bảng phân bố tần số độ phân cách của các dạng câu TN 70 Bảng 3.24 Bảng kết quả đánh giá mồi nhử các câu TN lựa chọn 72 Bảng 3.25 Bảng phân tích các câu trắc nghiệm có độ phân cách kém 73 Bảng 3.26 Bảng tổng hợp kết quả phân tích câu trắc nghiệm 80 Bảng 3.27 Bảng tổng hợp số lượng câu trắc nghiệm lưu trữ 81 Trang x DANH MỤC HÌNH STT TÊN CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ TRANG Hình 1.1 Mối quan hệ giữa KT&ĐG với các thành tố khác trong QTDH 11 Hình 1.2 Phân loại các phương pháp trắc nghiệm 12 Hình 1.3 Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học 25 Hình 1.4 Mô hình SMART 27 Hình 2.1 Giảng viên Trường THKTTH 32 Hình 2.2 Biểu đồ tỉ lệ % các trường Cao Đẳng, Trung Cấp có 40 NHCHTNKQ môn Dung Sai Hình 2.3 Biểu đồ tỉ lệ % sử dụng các phương pháp KTĐG 41 Hình 2.4 Biểu đồ khảo sát việc thực hiện các bước làm CHTNKQ 43 Hình 2.5 Biểu đồ tỉ lệ % mức độ nhận thức của GV về hiệu quả khi sử dụng NHCHTN môn Dung Sai 44 Hình 2.6 Biểu đồ tỉ lệ % mức độ cần thiết của NHCHTN Biểu đồ phân bố tần số độ phân cách của các dạng câu trắc nghiệm Biểu đồ phân bố tần số độ phân cách ở các dạng câu trắc nghiệm 45 Hình 3.3 Biểu đồ phân bố tần số độ khó ở các dạng câu trắc nghiệm 56 Hình 3.4 Biểu đồ tỉ lệ % ý kiến GV về cách đặt vấn đề trong từng câu hỏi Biểu đồ tỉ lệ % ý kiến GV về các phương án trả lời của từng câu hỏi Biểu đồ đánh giá kiến thức của bộ câu hỏi 57 Hình 3.7 Biểu đồ tỉ lệ % ý kiến GV về việc sử dụng bộ câu hỏi trong giảng dạy và học 59 Hình 3.8 Biểu đồ tỉ lệ % ý kiến GV về quy trình xây dựng CH 60 Hình 3.9 Biểu đồ phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 01 65 Hình 3.10 Biểu đồ phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 02 66 Hình 3.11 Biểu đồ phân bố tần số các câu hỏi trong đề thi 03 66 Hình 3.12 Biểu đồ phân bố tần số độ khó của câu trắc nghiệm 67 Hình 3.13 Biểu đồ phân bố tần số độ khó ở các dạng câu trắc nghiệm 68 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.5 Hình 3.6 Trang xi 54 55 58 58 Hình 3.14 Biểu đồ phân bố tần số độ phân cách ở các dạng câu trắc nghiệm 70 Hình 3.15 Biểu đồ phân bố tần số độ phân cách của các dạng câu trắc nghiệm 71 Trang xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Nội dung Ký hiệu chữ viết tắt 1 Sư phạm kỹ thuật 2 Giáo sư GS 3 Tiến sĩ TS 4 Giáo viên hướng dẫn GVHD 5 Học viên thực hiện HVTH 6 Công nghiệp hóa CNH 7 Hiện đại hóa HĐH 8 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 9 Chương trình đào tạo CTĐT 10 Nhà xuất bản NXB 11 Thành phố Hồ Chí Minh 12 Giáo viên GV 13 Học sinh HS 14 Nội dung ND 15 Kiểm tra KT 16 Phương pháp PP 17 Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 18 Trắc nghiệm 19 Trắc nghiệm khách quan 20 Trung học kỹ thuật thực hành SPKT Tp. HCM NHCHTN TN TNKQ Trang xiii THKTTH Phần A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là nhân tố quyết định để phát huy tiền năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, đưa đất nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp GD&ĐT đã có một số tiến bộ mới. Cụ thể trong Nghị quyết của chính phủ “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”quan điểm chỉ đạo có đề cập đến:“Mở rộng quy mô đào tạo phải đi đôi với nâng cao chất lượng; thực hiện công bằng đi đôi với đảm bảo hiệu quả đào tạo; phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo”. Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo, giáo dục ở nước ta ngoài việc không ngừng mở rộng quy mô, còn thường xuyên nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Điều đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo mà không thay đổi hệ thống kiểm tra - đánh giá thì cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. Việc kiểm tra - đánh giá kiến thức và kĩ năng của người học là một bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học; khâu mang tính chất quyết định việc đánh giá thành quả học tập của học sinh; đồng thời giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học. Việc kiểm tra – đánh giá kiến thức một cách hệ thống, toàn diện, đúng đắn và chính xác sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin kịp thời về diễn biến của quá trình dạy học; về khả năng tiếp thu của học sinh. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,…việc nghiên cứu đổi mới và phát triển các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khoa học, tính Trang 1 thống nhất, khách quan và công bằng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo, cần phải được quan tâm và phát triển. Chương trình đào tạo ngành Chế tạo máy tại trường Kỹ thuật Thực hành được xây dựng dựa trên chương trình khung của trình độ trung cấp nghề Chế tạo máy của Tổng cục dạy nghề ban hành. Tuy nhiên hình thức kiểm tra – đánh giá hiện nay của trường cho môn Dung sai kỹ thuật đo thuộc ngành Chế tạo máy vẫn dựa chủ yếu vào thi tự luận còn nhiều bất cập, chưa đánh giá đúng đắn và toàn diện. Xuất phát từ thực trạng trên người nghiên cứu thực hiện đề tài : ‘‘Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo tại trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành’’ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá đồng thời góp phần vào việc đánh giá đúng chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của HS đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật Đo tại Trường Trung Học Kỹ Thuật Thực Hành thuộc Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm; quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc xây dựng ngân hàng câu hỏi môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo. Nhiệm vụ 3: Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo. Nhiệm vụ 4: Thử nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng. Nhiệm vụ 5: Lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Trang 2 Đối tượng nghiên cứu là ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo. 3.2. Khách thể nghiên cứu. Chương trình đào tạo nghề ngành Khai Thác Sửa Chữa Thiết Bị Cơ Khí. Nội dung và mục tiêu môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo. Các Văn bản pháp lý quy định về quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra đánh giá. 4. Giả thuyết nghiên cứu. Việc xây dựng được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo một cách khoa học và áp dụng thử nghiệm đạt kết quả sẽ tạo được một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho trường Trung Học Thực Hành. Ngân hàng câu hỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cho hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; định hướng quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh để từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, internet,…; các tài liệu là cơ sở lý luận để xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá cho môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo. 5.2. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo và chuyên gia trắc nghiệm về ngân hàng câu hỏi đã được biên soạn. 5.3. Phương pháp thử nghiệm Từ các câu hỏi trong ngân hàng đã được biên soạn, đưa vào thử nghiệm ở một số lớp; tiến hành phân tích đánh giá tính khả thi của câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng khi áp dụng vào thực tiễn. 5.4. Phương pháp thống kê toán học Thống kê, tổng hợp phân tích các số liệu của quá trình nghiên cứu: Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá môn học Dung Sai Kỹ Thuật Đo tại một số trường CĐ, TC trên địa bàn TP. HCM. Ý kiến các giáo viên về ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của môn học Trang 3 Thử nghiệm các câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn; phân tích độ khó, độ phân cách và phân tích mồi nhử của các câu trắc nghiệm. 6. Giới hạn nghiên cứu. Trong đề tài này, người nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung Sai Kỹ Thuật Đo 2 tín chỉ (30 tiết) cho trường Trung học Kỹ thuật thực hành. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm gồm 358 câu với các dạng: trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm lựa chọn, ghép hợp và điền khuyết. Đối tượng là học sinh trung học chuyên nghiệp với số HS dự kiến là 95. 7. Phân tích công trình liên hệ  Hoàng Thị Hằng (2010), Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá cho môn học Âu phục nam tại trường Trung học kỹ thuật thực hành thuộc trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM. Đề tài này thực hiện hai nội dung: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn học Lý thuyết Âu phục Nam và biên soạn bộ công cụ đánh giá kỹ năng gồm một số bảng kiểm tra đánh giá quy trình cho môn học Thực tập Âu phục Nam ngành Công nghệ May và Thời trang tại trường Trung học kỹ thuật thực hành. Kết quả đạt 205 câu hỏi trắc nghiệm, sắp xếp thành 4 hình thức câu trắc nghiệm thông dụng. Đánh giá câu trắc nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, thử nghiệm và phân tích. Bộ câu hỏi trắc nghiệm đã đảm bảo những tiêu chuẩn về nội dung cũng như hình thức của câu trắc nghiệm tiêu chuẩn.  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 10, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM. Dựa vào kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận về trắc nghiệm và quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ tác giả đã phân tích nội dung sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 10 và soạn thảo câu trắc nghiệm. Đưa các câu hỏi vào thực nghiệm tại hai trường THPT Lê Quý Đôn và THPT Tam Phú thành phố Hồ Chí Minh và phân tích độ khó, độ phân cách, độ mồi nhử của câu trắc nghiệm. Kết quả đã có 400 câu trắc nghiệm được mã hóa và lưu vào ngân hàng câu hỏi.  Đỗ Văn Trường (2011), Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức và ngân hàng đề thi kỹ năng cho nghề điện công nghiệp theo tiêu chuẩn nghề kỹ năng, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM. Trang 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan