Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân p...

Tài liệu Xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm

.PDF
88
164
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ LÊ ANH XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HOA LÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ LÊ ANH XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HOA LÂM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU Hà Nội – 2015 CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kì luận văn nào và không đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Đỗ Lê Anh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo – TS. Nguyễn Anh Thu đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin có lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt nhiều kiến thức của các môn cơ sở, đó là nền tảng giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty, Trƣởng các bộ phận và các đồng nghiệp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi nghiên cứu, thu thập số liệu và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế tại đơn vị để hoàn thành tốt luận văn này. TÓM TẮT Luận văn “Xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm” đƣợc thực hiện để xác định các giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng năng lực cạnh tranh. Tác giả nghiên cứu các lý thuyết về cạnh tranh và các nghiên cứu trƣớc đây do các nhà nghiên cứu thực hiện để hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm qua các yếu tố về năng lực tài chính, nguồn nhân lực, trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng mở rộng thị trƣờng và phát triển sản phẩm cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty qua 4 năm hình thành và phát triển (2011 – 2014). Sau đó đƣa ra một số định hƣớng, giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................................................ 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..... 5 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế 5 1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh .......................................................... 7 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................... 8 1.2. Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...................................... 10 1.2.1. Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...... 10 1.2.2. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................28 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 28 2.1.1. Phương pháp quan sát .................................................................. 28 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 28 2.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................... 28 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 29 2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 29 2.2.1. Phương pháp mô tả số liệu ........................................................... 29 2.2.2. Phương pháp định tính.................................................................. 30 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HOA LÂM .34 3.1. Khái quát về Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm....... 34 3.1.1. Giới thiệu về Công ty .................................................................... 34 3.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ................................... 34 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................. 35 3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm ............................................................. 36 3.2.1. Năng lực tài chính ......................................................................... 36 3.2.2. Nguồn nhân lực ............................................................................. 40 3.2.3. Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức quản lý.................................. 43 3.2.4. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ...................................... 47 3.2.5. Khả năng mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm ................. 49 3.2.6. Thương hiệu. ................................................................................. 52 3.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm. ................................................ 53 3.3.1. Môi trường kinh tế......................................................................... 53 3.3.2. Hệ thống pháp luật. ....................................................................... 54 3.3.3. Đặc điểm văn hóa xã hội............................................................... 54 3.3.4. Môi trường công nghệ. .................................................................. 55 3.3.5. Đối thủ cạnh tranh. ....................................................................... 55 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm. ............................................................................................. 56 3.4.1. Điểm mạnh. ................................................................................... 56 3.4.2. Điểm yếu........................................................................................ 56 3.4.3. Nguyên nhân.................................................................................. 57 3.4.4. Cơ hội và thách thức. .................................................................... 57 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HOA LÂM.....................58 4.1. Định hƣớng xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty ..................... 59 4.1.1. Mục tiêu phát triển ........................................................................ 59 4.1.2. Định hướng xây dựng năng lực cạnh tranh .................................. 59 4.2. Giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty ......................... 60 4.2.1. Giải pháp xây dựng năng lực tài chính......................................... 60 4.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............................................ 61 4.2.3. Nâng cao trình độ quản lý và hoàn thiện cơ cấu tổ chức ............. 63 4.2.4. Giải pháp phát triển công nghệ .................................................... 64 4.2.5. Giải pháp xây dựng năng lực hoạt động và phát triển sản phẩm 65 4.2.6. Xây dựng thương hiệu. .................................................................. 67 4.3. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ................................................................. 68 KẾT LUẬN .................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................71 PHỤ LỤC.....................................................................................................................73 Phụ lục 1: Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều tra. ................................ 73 Phụ lục 2: Thống kê kết quả điều tra bằng bảng hỏi................................... 75 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 ĐVT Đơn vị tính 2 LNST Lợi nhuận sau thuế 3 LNTT Lợi nhuận trƣớc thuế 4 NK&PP Nhập khẩu và phân phối 5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Các thang đo đƣợc sử dụng trong bảng nghiên cứu. 30 2 Bảng 2.2 Ma trận SWOT 32 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 5 Bảng 3.3 Thành viên góp vốn Công ty TNHH NK&PP Hoa Lâm Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH NK&PP Hoa Lâm Điều kiện hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của Công ty TNHH NK&PP Hoa Lâm ii 36 38 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Bảng 1 Biểu đồ 3.1 Nội dung Doanh thu Công ty TNHH NK&PP Hoa Lâm trong 4 năm 2011 – 2014 Trang 37 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ 2 Biểu đồ 3.2 suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) của Công ty TNHH NK&PP Hoa Lâm qua các năm iii 39 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình 1 Hình 1.1 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 Nội dung Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH NK&PP Hoa Lâm Sơ đồ quy trình cung cấp dịch vụ iv Trang 8 44 50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận. Tất cả các doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay đều phải chịu sự tác động của những quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh, bởi vì tất cả các doanh nghiệp đều cùng tìm kiếm lợi nhuận. Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh giúp các ngành, các doanh nghiệp tự đào thải những cá thể doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại. Vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng năng lực cạnh tranh, chính là sự thể hiện về thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận cao bằng việc khai thác, sử dụng những lợi thế bên trong và những điều kiện thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh. Trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh, yếu tố quan trọng là các doanh nghiệp phải biết tự hoàn thiện mình bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ, phƣơng thức quản lý, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực… Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới nhƣ ASEAN, WTO,… nó mở ra cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức. Thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ những đối thủ mạnh khác. Để tận dụng đƣợc những cơ hội và ứng phó với những thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận động theo hƣớng tích cực để khẳng định, xây dựng khả năng cạnh tranh để tạo vị thế của mình trên thị trƣờng. 1 Tại thời điểm hiện nay, thị trƣờng thức ăn chăn nuôi và hóa chất phục vụ nông nghiệp Việt Nam đang phát triển khá nhanh, với mức tăng trƣởng từ 10-13%/năm đã đƣa Việt Nam thành nƣớc đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 12 thế giới về sản lƣợng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, khoảng 17 triệu tấn năm 2013. Theo số liệu từ Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, hiện nay, cả nƣớc có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nƣớc, 59 nhà máy còn lại là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI. Có thể nhận thấy, sự cạnh tranh thị phần trong ngành này khá gay gắt. Chỉ là một doanh nghiệp quy mô nhỏ còn khá non trẻ, mới thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2011, chuyên kinh doanh nhập khẩu và phân phối trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và hóa chất phục vụ nông nghiệp, Công ty Hoa Lâm thực sự đứng trƣớc khá nhiều khó khăn khi xác định vị trí cạnh tranh của mình trên thị trƣờng vì phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn, có thị phần trong ngành này. Tuy nhiên, trong điều kiện khu vực kinh tế nông nghiệp của Việt Nam vẫn có vai trò quan trọng thì tiềm năng phát triển trong ngành nguyên liệu và hóa chất nông nghiệp dành cho Công ty Hoa Lâm là rất lớn. Trải qua 4 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã thu đƣợc một số thành tựu nhất định nhƣng điều đó vẫn chƣa thực sự đảm bảo năng lực để cạnh tranh lâu dài. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trƣờng này, dẫn đến nhiều thách thức mà Công ty Hoa Lâm phải đối mặt. Những thách thức đó là phải làm sao để tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh so với các doanh nghiệp khác? Làm sao để có nét chuyên nghiệp độc đáo? Làm sao để tạo một vị trí đặc biệt cho Công ty trên thị trƣờng để thu hút và tạo lòng trung thành của khách hàng, đem đến sự phát triển lâu dài? Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu xây dựng năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân 2 phối Hoa Lâm là một đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm” để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm?” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý thuyết liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sự cần thiết, các yếu tố phản ánh và các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thƣơng mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm. - Đề xuất một số giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm. Đề tài phân tích và đánh giá các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh và đƣa ra giải pháp để xây dựng các yếu tố đó theo hƣớng hoàn thiện và nâng cao hơn, bao gồm: Năng lực tài chính, Nguồn nhân lực, Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức, Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, Khả năng mở rộng thị trƣờng và phát triển sản phẩm – dịch vụ, Thƣơng hiệu. 3 Phạm vi nghiên cứu Thời gian: 4 năm (từ năm 2011 đến năm 2014) 4. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần giới thiệu và Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm. Chƣơng 4. Giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm. 5. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm qua các yếu tố về năng lực tài chính, nguồn nhân lực, trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức, khả năng ứng dụng công nghệ, khả năng mở rộng thị trƣờng và phát triển sản phẩm cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty qua 4 năm hình thành và phát triển (2011 – 2014). - Đƣa ra một số định hƣớng, giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm trong thời gian tới. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Khái niệm chung: cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành đƣợc sự tồn tại, sống còn, giành đƣợc lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thƣởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh đƣợc sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao… Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều lực lƣợng, hệ thống, cá nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ này đƣợc sử dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế thì cạnh tranh đƣợc hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, ngƣời tiêu dùng, thƣơng nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tƣơng đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thƣơng mại khác để thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình. 1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó đƣợc coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp: - Cạnh tranh đƣợc coi nhƣ là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải các doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn. 5 - Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác Marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trƣờng để xác định đƣợc nhu cầu thị trƣờng, từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng nhƣ tăng cƣờng công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành... - Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đƣa ra các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn để đáp ứng đƣợc nhu cầu thƣờng xuyên thay đổi của ngƣời tiêu dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Đối với ngƣời tiêu dùng: Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lƣợng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của ngƣời tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với ngƣời tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau: - Ngƣời tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng và sở thích của mình. - Những lợi ích mà họ thu đƣợc từ hàng hoá ngày càng đƣợc nâng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo đƣợc quan tâm nhiều hơn. Đối với nền kinh tế: - Cạnh tranh là môi trƣờng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. 6 - Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. - Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế. - Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. - Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trƣờng, rút ra đƣợc những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta. Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị trƣờng, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc và của ngƣời tiêu dùng. Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nƣớc, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. 1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh Một doanh nghiệp đƣợc xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Và doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Theo Jack Welch, lợi thế là nền tảng cho sự cạnh tranh. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, những cái mà các đối thủ cạnh tranh khác không có, doanh nghiệp đó sẽ hoạt động tốt hơn những doanh nghiệp khác. Lợi thế cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài, hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 7 Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lƣợng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể làm theo, bất kể doanh nghiệp đó ở trong ngành nào, cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì. Mặc dù chúng ta có thể nghiên cứu từng khối tách biệt nhau ở những phần dƣới đây, song cần lƣu ý rằng, giữa chúng có sự tƣơng tác lẫn nhau rất mạnh. Hình 1.1: Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS.TS Lê Thế Giới và cộng sự, 2009, TP Hồ Chí Minh, trang 84) 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ sau: Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985) thì doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nƣớc và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt đƣợc lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan