Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa họcthe...

Tài liệu Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa họctheo chƣơng trình trung học phổ thông

.PDF
164
73
141

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ NỘI MÔN HÓA HỌC THEO CHƢƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Sƣ phạm Hóa học Cán bộ hƣớng dẫn: Th.S Thái Thị Tuyết Nhung Họ tên SV: Trần Thị Ngọc Trâm MSSV: B1200638 Lớp: Sƣ phạm Hóa học K38 Cần Thơ - 2016 Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Giáo viên hƣớng dẫn Thái Thị Tuyết Nhung GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung i SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Giáo viên phản biện GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung ii SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Giáo viên phản biện GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung iii SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn, dù gặp không ít khó khăn nhƣng tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô và bạn bè. Nhờ vậy tôi đã có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc, đã không ngại bao khó khăn vất vả tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học của tôi. Cô Thái Thị Tuyết Nhung – giáo viên hƣớng dẫn – đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức giúp tôi hoàn thành đƣợc luận văn này. Tất cả Thầy Cô trong Bộ môn Hóa học đã truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm học tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Học sinh trƣờng THPT Phan Ngọc Hiển đã giúp tôi hoàn thành phần thực nghiệm sƣ phạm của luận văn. Cám ơn các anh chị, các bạn sinh viên đã động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn Trần Thị Ngọc Trâm GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung iv SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa học theo chƣơng trình trung học phổ thông” đƣợc thực hiện để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tiếp cận gần hơn với phƣơng pháp tổ chức dạy học tích hợp cũng nhƣ một số chủ đề tích hợp có thể áp dụng vào quá trình dạy và học. Đề tài đã thiết kế một số chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa học khối 10, 11 theo chƣơng trình chuẩn. Các chủ đề đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp các kiến thức từ thực tiễn, giáo dục bảo vệ môi trƣờng, kiến thức từ các môn học khác nhƣ vật lí, sinh học,… GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung v SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .............................................................. ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................. iii LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iv TÓM TẮT........................................................................................................................v MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU BẢNG...................................................................... ix PHẦN 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 PHẦN 2: NỘI DUNG .....................................................................................................3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...........................................................3 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản[14] ............................................................3 1.1.1. Khái niệm tích hợp ......................................................................................3 1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp ........................................................................3 1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp[14].......................................................................4 1.3. Tổ chức dạy học tích hợp[14],[15] .........................................................................6 1.3.1. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp ở trƣờng phổ thông ...........6 1.3.2. Một số phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp ..........................9 1.3.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực ...............................................................18 1.3.4. Các năng lực cần hình thành cho học sinh ................................................22 1.3.5. Đánh giá học sinh trong dạy học tích hợp.................................................26 1.3.6. Cách thức tổ chức và quản lí dạy học tích hợp .........................................36 Chƣơng 2: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ NỘI MÔN HÓA HỌC ............................................................................................48 2.1. CHỦ ĐỀ 1: NƢỚC VÀ SỰ SỐNG ....................................................................48 2.2. CHỦ ĐỀ 2: ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI TIẾT ĐẾN SINH VẬT VÀ MÔI TRƢỜNG SỐNG .......................................................................................................53 2.3. CHỦ ĐỀ 3: KIM LOẠI TRONG CUỘC SỐNG................................................59 2.4. CHỦ ĐỀ 4: NGUYÊN TỬ – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ...................................64 2.5. CHỦ ĐỀ 5 : PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ ....................................................86 GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung vi SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp 2.6. CHỦ ĐỀ 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC ........................92 2.7 CHỦ ĐỀ 7: SỰ ĐIỆN LI ...................................................................................103 2.8 CHỦ ĐỀ 8: NITƠ – PHOTPHO ........................................................................114 2.9. CHỦ ĐỀ 9: CACBON – SILIC ........................................................................132 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................142 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................149 PHỤ LỤC ....................................................................................................................151 GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung vii SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SGK GV HS THPT r l k GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung sách giáo khoa giáo viên học sinh trung học phổ thông rắn lỏng khí viii SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Điểm khác biệt giữa mục tiêu dạy học tích hợp với dạy học một môn…….5 Bảng 1.2: Bảng KWL…………………………………………………………………34 Bảng 2.1: Bảng tóm tắt kiến thức liên môn chủ đề 4…………………………………85 Bảng 2.2: Bảng tóm tắt kiến thức liên môn chủ đề 5…………………………………91 Bảng 2.3: Bảng tóm tắt kiến thức liên môn chủ đề 6……………………………….102 Bảng 2.4: Bảng tóm tắt kiến thức liên môn chủ đề 7……………………………….113 Bảng 2.5: Bảng tóm tắt kiến thức liên môn chủ đề 8……………………………….131 Bảng 2.6: Bảng tóm tắt kiến thức liên môn chủ đề 9……………………………….140 Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra 15 phút lớp 10B1………………………………………142 Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra 15 phút lớp 10B5………………………………………143 Bảng 3.3: So sánh kết quả điểm kiểm tra lớp 10B1 và lớp 10B5…………………..143 Hình 3.1: Biểu đồ cột so sánh kết quả kiểm tra giữa lớp 10B1 và lớp 10B5………143 GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung ix SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, dạy học tích hợp là một xu thế đang đƣợc Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nƣớc ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hƣớng hình thành một số năng lực cho ngƣời học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức giữa các môn học. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học theo hƣớng tích hợp vẫn còn khá mới. Giáo viên đã quen với việc dạy học từng môn riêng lẻ, bám theo sách giáo khoa và phân phối chƣơng trình của Bộ nên việc thay đổi phƣơng pháp dạy học theo quan điểm tích hợp còn gặp khó khăn. Cán bộ quản lí nhà trƣờng phổ thông còn lúng túng trong việc tổ chức sắp xếp kế hoạch, phân công giáo viên giảng dạy theo hƣớng tích hợp. Vì thế đề tài “Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa học theo chƣơng trình trung học phổ thông” là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu, xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa học ban cơ bản.  Phát huy khả năng tƣ duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh và hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI  Nghiên cứu cơ sở lí luận về phƣơng pháp dạy học, cách thức tổ chức quản lí dạy học.  Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và nội môn hóa học ban cơ bản.  Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. 4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4.1. Phƣơng pháp thực hiện  Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết  Các tài liệu về lí luận dạy học Hóa học.  Các tài liệu về phƣơng pháp dạy học tích hợp. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 1 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp  Nội dung các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học khối 10, 11, 12.  Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn  Thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng phổ thông.  Điều tra, khảo sát.  Phƣơng pháp toán học: thống kê kết quả, xử lí số liệu. 4.2. Phƣơng tiện thực hiện  Sách giáo khoa Vật lí, Sinh học, Hóa học khối 10, 11, 12 ban cơ bản.  Các tài liệu dạy học có liên quan.  Thiết bị soạn thảo văn bản, tính toán nhƣ: máy tính,… 5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5.1. Giai đoạn 1: từ 7/2015 đến 9/2015  Nhận đề tài từ GVDH.  Tham khảo tài liệu, bƣớc đầu hình thành ý tƣởng.  Xây dựng đề cƣơng chi tiết. 5.2. Giai đoạn 2: từ 9/2015 đến 1/2016  Nghiên cứu nội dung chƣơng trình dạy học các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học khối 10, 11, 12.  Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài. 5.3. Giai đoạn 3: từ 1/2016 đến 5/2016  Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.  Viết báo cáo, chỉnh sửa, hoàn thiện luận văn.  Báo cáo luận văn trƣớc hội đồng. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 2 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản[14] 1.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Anh - Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Integration có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhƣng tích hợp với nhau. Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đƣa tới một đối tƣợng mới nhƣ là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tƣợng, chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Nhƣ vậy tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống. 1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm giáo dục thế giới, một số quan niệm về dạy học tích hợp đã đƣợc đƣa ra ở Việt Nam. Rõ ràng và có cơ sở khoa học hơn cả là những quan niệm đã đƣợc tổng kết sau đây: Theo từ điển giáo dục học: - Dạy học tích hợp: Hành động liên kết các đối tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 3 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp - Tích hợp các bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngƣợc lại với quá trình phân hóa chúng. - Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. - Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết các đối tƣợng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. - Tích hợp chƣơng trình: Tiến hành liên kết hợp nhất nội dung các môn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung gần gũi nhau. - Tích hợp kiến thức: Hành động liên kết, nối liền các tri thức khoa học khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất. - Tích hợp kĩ năng: Hành động liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năng thuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể. Dạy học tích hợp theo nghĩa hẹp là: việc đƣa những vấn đề về nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình duy nhất, trong đó những khái niệm khoa học đƣợc đề cập đến theo một tinh thần và phƣơng pháp thống nhất. Có thể có tích hợp hoàn toàn hoặc một phần của các môn khoa học tự nhiên nhƣ Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Địa lí tự nhiên cũng nhƣ cả với một vài môn Khoa học Xã hội. Cũng có thể có sự tích hợp một phần của hai hay ba môn Khoa học tự nhiên nhƣ: Vật lí – Hóa học, Hóa học – Sinh học, Vật lí – Sinh học, Địa chất – Địa lí. 1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp[14] Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trƣờng phổ thông và trong xây dựng chƣơng trình môn học ở nhiều nƣớc trên thế giới. Quan điểm tích hợp đƣợc xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. - Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và đƣợc liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối với học sinh. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức còn cần đánh giá học sinh về kĩ năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Đây cũng chính là mục tiêu của dạy học tích hợp. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 4 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp - Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học với nhau. Do đó vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát triển kĩ năng, năng lực xuyên môn cho học sinh thông qua giải quyết các vấn đề phức hợp. - Thực hiện dạy học tích hợp giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung. Từ đó có thể dành thời gian cho việc nâng cao kiến thức cho học sinh khi cần thiết. - Thực tiễn ở nhiều nƣớc đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục đƣợc thực hiện riêng rẽ. Nhƣ vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của ngƣời học, giúp đào tạo những ngƣời có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hiện đại. Có thể tóm tắt 3 mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp nhƣ sau: - Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau. - Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn. - Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Bảng 1.1: Điểm khác biệt giữa mục tiêu dạy học tích hợp với dạy học một môn Phƣơng diện Miêu tả Liên môn Dạy từng môn Mục tiêu là phục vụ cho mục Mục tiêu dạy là xử lí riêng rẽ của tiêu chung của một số nội từng môn học. dung thuộc các môn khác nhau. Bản chất của mục Mục tiêu rộng, ƣu tiên các Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên tiêu theo đuổi mục tiêu chung. Các mục biệt hơn (thƣờng là các kiến thức tiêu trung gian đóng góp vào và kĩ năng). việc đạt đƣợc mục tiêu chung. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 5 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp Kế hoạch dạy học Kết nối với lợi ích và sự Xuất phát từ một tình huống có quan tâm của học sinh, của liên quan tới nội dung của một cộng đồng. Tổ chức dạy học môn học. Xuất phát từ vấn đề cần giải Hoạt động học đƣợc cấu trúc quyết hoặc một dự án cần chặt chẽ theo tiến trình đã dự thực hiện, việc tự chủ giải kiến (trƣớc khi thực hiện hoạt quyết vấn đề cầu viện vào động) hoặc diễn tự phát. các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau. Trung tâm của Nhấn mạnh đặc biệt đến sự Đặc biệt nhắm tới việc làm chủ việc dạy phát triển và làm chủ mục mục tiêu ngắn hạn nhƣ kiến tiêu lâu dài nhƣ là các thức. phƣơng pháp, kĩ năng và thái độ của ngƣời học. Kết quả của việc Dẫn đến việc phát triển thái Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức học độ và kĩ năng phức hợp, trí và kĩ năng phần lớn thông qua tuệ cũng nhƣ tình cảm (đánh các thao tác tƣ duy nhƣ nhớ lại, giá, phân tích, phê phán, tái tạo, sắp xếp. sáng tạo, làm việc nhóm). Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức đã tiếp nhận. 1.3. Tổ chức dạy học tích hợp[14],[15] 1.3.1. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp ở trƣờng phổ thông 1.3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho ngƣời học Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 6 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp Trong dự thảo đề án đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa phổ thông cho sau năm 2015 ở Việt Nam, phát triển năng lực ngƣời học là một định hƣớng quan trọng, đƣợc khẳng định. Theo định hƣớng này, giáo dục không đơn thuần chỉ trang bị các kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà còn chú ý hơn vào việc phát triển năng lực ngƣời học (bao gồm những năng lực chung và năng lực chuyên biệt). Đó là các năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực vận dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,… 1.3.1.2. Đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với ngƣời học Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: Đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp hiện đại. Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đáp ứng yêu cầu trên, ngƣời lao động phải năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng của ngƣời lao động và là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh doanh. Yêu cầu đối với ngƣời lao động không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề mang tính tổng hợp. Việc lựa chọn nội dung bài học/chủ đề tích hợp cần tinh giản kiến thức hàn lâm, lựa chọn những tri thức thiết thực, có ý nghĩa và gắn bó với cuộc sống của ngƣời học, đáp ứng đƣợc những thay đổi của xã hội trong giai đoạn toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho ngƣời học vừa thích ứng đƣợc với cuộc sống đầy biến động, vừa có khả năng nhạy bén thu nhận kiến thức và học tập suốt đời trên cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thông. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 7 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp 1.3.1.3. Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh Xã hội hiện nay là một xã hội đầy biến động, phát triển rất nhanh chóng, luôn luôn thay đổi. Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp vừa đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa học và vừa tiếp cận đƣợc những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật nhƣng phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh cũng nhƣ kế hoạch dạy học. Để làm đƣợc điều này, các bài học/chủ đề tích hợp cần phải tinh giản những kiến thức hàn lâm, tăng cƣờng những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh đƣợc trải nghiệm, khám phá tri thức. 1.4.1.4. Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững Nội dung các bài/chủ đề tích hợp đƣợc lựa chọn cần góp phần hình thành, bồi dƣỡng cho học sinh không chỉ nhận thức về thế giới mà còn thể hiện thái độ với thế giới; bồi dƣỡng những phẩm chất của ngƣời công dân trong thời đại mới: lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc; trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; hợp tác, đoàn kết và bình đẳng; tôn trọng và tuân thủ pháp luật; học tập, tôn trọng các nền văn hóa và tôn trọng các dân tộc trên thế giới. Chúng ta đang sống trong thời đại của toàn cầu hóa và phát triển bền vững. Thời đại toàn cầu hóa và phát triển bền vững không chỉ tạo ra những cơ hội mà còn đặt ra đối với giáo dục những thách thức to lớn, đó là: thách thức của “sự thừa thông tin”, thách thức của công nghệ hóa dạy học, thách thức của phát triển bền vững. Không phát triển bền vững, thế giới hiện đại toàn cầu hóa không có tƣơng lai. Sự phát triển bền vững cần đến giáo dục vì giáo dục phát triển bền vững là một công cụ hữu hiệu và chủ chốt để loài ngƣời đạt tới sự phát triển bền vững. 1.3.1.5. Tăng tính thực tiễn, quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phƣơng Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con ngƣời trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung các bài học/chủ đề tích hợp lựa chọn cần tăng cƣờng tính thực hành, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 8 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp Cần quan tâm tới các vấn đề mang tính xã hội ở địa phƣơng nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội của địa phƣơng. 1.3.1.6. Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chƣơng trình hiện hành Các bài học/chủ đề tích hợp đƣợc xác định dựa vào những nội dung giao nhau của các môn học hiện hành và những vấn đề cần giáo dục mang tính quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh. Các bài học/chủ đề tích hợp không chỉ đƣợc thực hiện giữa các môn học, giữa các nội dung có những điểm tƣơng đồng mà còn đƣợc thực hiện giữa các môn, giữa các nội dung khác nhau nhƣng bổ trợ cho nhau. 1.3.2. Một số phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp 1.3.2.1. Dạy học theo dự án a) Khái niệm Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án nhƣng nhìn chung các định nghĩa đều có những điểm cơ bản chung và có sự thống nhất với nhau về quan điểm. Từ việc học của học sinh, có thể định nghĩa dạy học theo dự án nhƣ sau: Dạy học theo dự án là một hình thức (phƣơng pháp) dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh định hƣớng tốt trong học tập, tạo ra những sản phẩm chất lƣợng và hình thành, phát triển năng lực. Vai trò của giáo viên chỉ là hƣớng dẫn, tƣ vấn chứ không phải là chỉ đạo, quản lí công việc của học sinh. b) Phân loại  Phân loại theo chuyên môn - Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 9 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm Khoa Sƣ phạm – Bộ môn Hóa học Luận văn tốt nghiệp - Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau. Phân loại theo quỹ thời gian - Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 – 6 giờ học. - Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“ngày dự án”), nhƣng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học. - Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“tuần dự án”) hay cả năm học. Phân loại theo nhiệm vụ - Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tƣợng. - Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tƣợng, quá trình. - Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhƣ trang trí, trƣng bày, biểu diễn, sáng tác. - Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. c) Đặc điểm của dạy học theo dự án Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm đƣợc đƣa ra. Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của dạy học theo dự án nhƣ sau: - Định hƣớng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống xã hội. Trong những trƣờng hợp lí tƣởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hƣớng hứng thú ngƣời học: học sinh đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của ngƣời học cần đƣợc tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Tính phức hợp: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Định hƣớng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. GVHD: ThS. Thái Thị Tuyết Nhung 10 SVTH: Trần Thị Ngọc Trâm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan