Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho việt nam...

Tài liệu Xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho việt nam

.PDF
106
165
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Quang Ngọc XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍN DỤNG DỰA TRÊN CHỨNG CHỈ LƯU KHO CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Quang Ngọc XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍN DỤNG DỰA TRÊN CHỨNG CHỈ LƯU KHO CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011 i GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của đề tài Rủi ro biến động giá là một trong những rủi ro chính của nhà sản xuất. Tuy nhiên, so với các loại rủi ro khác như thời tiết, mùa vụ thì một trong những điểm khác biệt lớn của quản trị rủi ro giá cả là chúng dễ dàng được nhận biết hơn. Ngoài ra, rủi ro giá cả có thể giảm thiểu được do có nhiều công cụ tài chính để chuyển đổi rủi ro. Quản trị rủi ro biến động giá là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách cũng như của tầng lớp nông dân ở các nước đang phát triển nhằm cải thiện thu nhập của họ và sau đó tái đầu tư vào nông nghiệp. Một vấn đề tài chính khác mà người nông dân, nhà kinh doanh còn phải đương đầu là sự thiếu hụt nguồn vốn trong sản xuất do họ thường không có tài sản thế chấp để đi vay. Vì vậy, khu vực tư nhân thường không mặn mà trong việc cấp tín dụng hoặc nếu có vì lo sợ việc không thu hồi được nợ, những người cho vay thường cung cấp tín dụng với mức lãi suất cao. Chính phủ Philippines đã áp dụng thành công mô hình Quedancor trong việc hỗ trợ người nông dân thông qua những khoản tài trợ dựa trên chứng chỉ lưu kho. Sự tương đồng về trình độ phát triển giữa Việt Nam và Philippines là điểm mấu chốt để xem xét mô hình này như là một khảo cứu hữu ích cho Việt Nam trong việc xây dựng một sàn giao dịch hàng hóa có sự gắn kết với hoạt động tín dụng nông sản thông qua chứng chỉ lưu kho. Nghiên cứu này sẽ đưa ra một trong những cách thức để đối phó với vấn đề bất ổn của giá và khó khăn trong tiếp cận tín dụng nêu trên thông qua việc xem xét hệ thống tín dụng dựa trên hàng hóa lưu kho. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sàn giao dịch hàng hóa và hoạt động tín dụng nông sản. Để từ đó xây dựng cơ chế tín dụng dựa trên chứng ii chỉ lưu kho trên cơ sở một SGDHH được xây dựng bài bản, theo lộ trình phù hợp. Cụ thể hơn, luận văn sẽ giải quyết bốn mục tiêu sau:  Xác định các điều kiện cần thiết và cơ chế vận hành của một hệ thống chứng chỉ lưu kho.  Xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho cho Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nội dung nêu trên, tác giả luận văn đã khảo sát thực trạng rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Dak Lak, Bình Định và Quảng Nam kết hợp với sử dụng phương pháp định tính dựa trên việc nghiên cứu hoạt động của các SGDHH lớn trên thế giới như CME, LME, SHFE, SICOM …, vai trò của thị trường giao sau đối với việc bình ổn giá gạo của Ấn Độ, vai trò của hệ thống chứng chỉ lưu kho đối với đời sống người dân châu Phi, vai trò của Hội nông dân trong quản trị rủi ro giá cả … Và đặc biệt là cơ chế Quedancor của Philippines trong việc hỗ trợ người nông dân. Luận văn cũng sử dụng các số liệu thống kê để minh họa cho thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 4. Các kết quả nghiên cứu Luận văn của tác giả đóng góp một số kết quả sau:  Xác lập các điều kiện cần thiết để áp dụng hệ thống chứng chỉ lưu kho cho Việt Nam.  Xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá và tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp. iii MỤC LỤC Giới thiệu ...................................................................................................................... i Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục bảng biểu & hình vẽ.................................................................................. vi Danh mục các hộp .....................................................................................................vii Danh mục các từ viết tắt.......................................................................................... viii Chƣơng 1: Tổng quan về chứng chỉ lƣu kho & mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lƣu kho .................................................................................................................................. 1 1.1 Khái niệm & cơ chế vận hành của hệ thống chứng chỉ lƣu kho ................................ 1 1.1.1 Khái niệm .................................................................................................................. 1 1.1.2 Cơ chế vận hành của hệ thống chứng chỉ lưu kho .................................................... 3 1.2 Lợi ích và rủi ro của hệ thống chứng chỉ lƣu kho ....................................................... 6 1.2.1 Lợi ích của hệ thống chứng chỉ lưu kho .................................................................... 6 1.2.2 Rủi ro của hệ thống chứng chỉ lưu kho ..................................................................... 9 1.3 Các điều kiện cần thiết để triển khai hệ thống chứng chỉ lƣu kho .......................... 10 1.3.1 Hệ thống pháp lý ..................................................................................................... 10 1.3.2 Hệ thống kho lưu trữ ............................................................................................... 11 1.3.3 Kiểm định & giám định hàng hóa ........................................................................... 11 1.3.4 Cơ chế bảo lãnh/bảo hiểm ....................................................................................... 12 1.4 Kinh nghiệm triển khai hệ thống chứng chỉ lƣu kho ở một số quốc gia ................. 13 1.4.1 Kinh nghiệm của các quốc gia Châu Mỹ ................................................................ 13 1.4.2 Kinh nghiệm của các quốc gia Châu Phi ................................................................ 14 1.4.3 Mô hình tài trợ bằng chứng chỉ lưu kho Quedancor của Philippines...................... 19 1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................ 21 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 23 iv Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng nông nghiệp & quản trị rủi ro biến động giá trong nông nghiệp tại Việt Nam ................................................................................ 24 2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng nông sản tại Việt Nam ............................................ 24 2.1.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................... 24 2.1.2 Một số hạn chế ........................................................................................................ 27 2.2 Rủi ro biến động giá trong nông nghiệp và vấn đề quản trị rủi ro biến động giá đối với ngành nông nghiệp Việt Nam ............................................................................... 33 2.2.1 Các rủi ro biến động giá trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ............................. 33 2.2.2 Nhận thức và hành động phòng ngừa rủi ro biến động giá ..................................... 42 2.2.3 Kênh thông tin và vai trò của các Hiệp hội ............................................................. 47 2.2.4 Chính sách của chính phủ đối với nhóm hàng nông sản ......................................... 48 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 56 Chƣơng 3: Xây dựng mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lƣu kho cho Việt Nam ... 57 3.1 Các điều kiện cần thiết ................................................................................................ 57 3.1.1 Hệ thống pháp lý & chính sách đối với sản xuất nông nghiệp................................ 57 3.1.2 Hệ thống kho lưu trữ ............................................................................................... 59 3.1.3 Bảo hiểm hoạt động ................................................................................................ 67 3.1.4 Sự sẵn sàng tham gia của hệ thống ngân hàng ........................................................ 67 3.2 Mô hình tín dụng dựa trên chứng chỉ lƣu kho .......................................................... 68 3.2.1 Quy trình vận hành .................................................................................................. 68 3.2.2 Vai trò của các bên liên quan trong mô hình tín dụng dựa trên CCLK .................. 71 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 78 Danh mục tài liệu tham khảo Bảng câu hỏi khảo sát & Tổng hợp kết quả khảo sát Các phụ lục v DANH MỤC BẢNG BIỂU & HÌNH VẼ Bảng 2.1: So sánh thuế suất một số hàng nông sản trước và sau khi gia nhập WTO ........49 Bảng 2.2: Tóm tắt cam kết TRQ của Việt Nam .................................................................52 Bảng 2.3: Tóm tắt các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp ...........................................53 Bảng 3.1: Chú thích sơ đồ hệ thống tín dụng dựa trên CCLK ...........................................70 Hình 1.1: Cơ chế vận hành của một hệ thống CCLK ..........................................................3 Hình 1.2: Mô hình chứng chỉ lưu kho ở Philippines..........................................................21 Hình 2.1: Giá gạo nội địa và xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2011 .........................................33 Hình 2.2: Giá cà phê thế giới giai đoạn 1960 – 2011 ........................................................34 Hình 2.3: Giá gạo thế giới giai đoạn 1980 – 2010 .............................................................34 Hình 2.4: Giá đường thế giới giai đoạn 1980 – 2010 ........................................................35 Hình 2.5: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long..........................36 Hình 2.6: Cơ cấu chi phí sản xuất cà phê ...........................................................................36 Hình 2.7: Biến động giá phân bón – cà phê – gạo giai đoạn 2002 – 2011 ........................37 Hình 2.8: Mức độ thỏa thuận mua nguyên liệu đầu vào & bán sán phẩm .........................38 Hình 2.9: Chuỗi lúa gạo hàng hóa tại Đồng bằng sông Cửu Long (2010) ........................39 Hình 2.10: Nhận thức về tầm quan trọng của các loại rủi ro .............................................43 Hình 2.11: Mức độ sẵn lòng tham gia sản phẩm phòng ngừa rủi ro ..................................44 Hình 2.12: Các băn khoăn khi tham gia phòng ngừa rủi ro ...............................................46 Hình 2.13: Quyết định bán sản phẩm ngay sau thu hoạch .................................................46 Hình 2.14: Kênh thông tin cho khu vực nông nghiệp ........................................................48 Hình 2.15: Chính sách hỗ trợ nông nghiệp giai đoạn 1999 – 2001 ...................................54 Hình 2.16: Chi trợ cấp nông nghiệp giai đoạn 1999 – 2004 ..............................................54 Hình 3.1: Mô hình hệ thống kho lưu trữ ............................................................................63 vi DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1.1: Kinh nghiệm triển khai chứng chỉ lưu kho cho nông dân ở Ghana ....................16 Hộp 1.2: Kinh nghiệm triển khai chứng chỉ lưu kho cho người trồng cà phê ở Tanzania 17 Hộp 1.3: Hệ thống chứng chỉ lưu kho đối với ngô của Zambia.........................................18 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ACB Ngân hàng TMCP Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam CCLK Chứng chỉ lưu kho DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HĐGS Hợp đồng giao sau HTX Hợp tác xã MB Ngân hàng TMCP Quân đội NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SGDHH Sàn giao dịch hàng hóa Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam viii Tiếng Anh ACFTA ASEAN – China Free Trade Agreement ADB Africa Development Bank ASEAN Association of Southeast Asia Nations ATIGA ASEAN Trade in Goods Agreement CMAs Collateral Management Agreements C/O Certificate of Origin CT Certificate of Title CP Certificate of Pledge IMF Internation Monetary Fund LIFFE London International Financial Futures and Options Exchange NGOs Non Governmental Organization NRI Natural Resources Institute PCS Primary Cooperative Societes SGS Société Générale de Surveillance TRQ Tariff–rate Quota UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development WTO Word Trade Organization 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG CHỈ LƢU KHO & MÔ HÌNH TÍN DỤNG DỰA TRÊN CHỨNG CHỈ LƢU KHO Một thực tế là nông dân tại các nước đang phát triển có xu hướng bán toàn bộ sản phẩm ngay sau khi thu hoạch, và thường thì ở mức giá rất thấp. Coulter và Poulton (2001) đã chỉ ra rằng trong suốt sáu tháng vụ mùa thì giá lại tăng đến 80%. Trong khi đó, ở những khu vực sử dụng hệ thống chứng chỉ lưu kho thì mức độ chênh lệch giữa giá bán sau khi thu hoạch và vài tháng sau đó lại khá thấp (xem Onumah, 2003; Giovannucci, 2001 …). Vậy chứng chỉ lưu kho (CCLK) là gì và được vận hành như thế nào mà có thể đem lại lợi ích to lớn như vậy cho người nông dân? Nội dung chương này sẽ tập trung làm rõ vấn đề trên, lợi ích và rủi ro của chứng chỉ lưu kho cũng như điều kiện để có thể áp dụng hệ thống này. 1.1 Khái niệm & cơ chế vận hành của hệ thống chứng chỉ lƣu kho 1.1.1 Khái niệm Chứng chỉ lưu kho (Warehouse Receipt) là chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với một loại hàng hóa cụ thể đang được lưu trữ tại một hoặc nhiều kho xác định, trong đó ghi rõ số lượng và đặc điểm cụ thể của hàng hóa đó. Các chứng chỉ này đôi khi được xem là một loại giấy chứng nhận (warrant) có đầy đủ tính pháp lý, đảm bảo về chất lượng và cung cấp một hệ thống đủ an toàn nơi mà các loại nông sản lưu kho có thể được xem là một loại tài sản bảo đảm, có thể mua bán, hoặc là đối tượng cho các công cụ tài chính bao gồm cả các hợp đồng giao sau1. 1 Coulter và Onumah (2002) 2 Theo Budd (2001), chứng chỉ lưu kho ngũ cốc lần đầu tiên được sử dụng ở Mesopotamia (Iraq ngày nay) vào năm 2400 trước Công nguyên và hình thức tiền giấy đầu tiên được sử dụng ở Vương quốc Anh là chứng chỉ lưu kho bạc kim loại. Phân loại: Theo phân loại của Luật về lưu kho của Mỹ (United States Warehouse Act.), có bốn loại chứng chỉ lưu kho cơ bản: Chứng chỉ lƣu kho có thể chuyển nhƣợng (Negotiable Warehouse Receipts): đây là loại chứng chỉ lưu kho mà hàng hóa có thể được giao cho người sở hữu hoặc theo chỉ thị của người sở hữu hàng hóa. Chứng chỉ lƣu kho không thể chuyển nhƣợng (Non-negotiable Warehouse Receipts): đây là loại chứng chỉ lưu kho mà hàng hóa chỉ có thể được giao cho người sở hữu. CCLK loại này vẫn có thể được mua bán thông qua hợp đồng, khi đó bên vận hành kho lưu trữ sẽ thu phí và phát hành một giấy CCLK mới cho người mua. Chứng chỉ lƣu kho bảo đảm (Collateral Warehouse Receipts): đây là loại chứng chỉ lưu kho mà bên vận hành kho lưu trữ phát hành cho chính họ để sử dụng hàng hóa trong kho thuộc sở hữu của họ làm tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng. Trust Receipts: đây là một công cụ do bên vận hành kho lưu trữ phát hành để thay cho CCLK trong quá trình hàng hóa được chuẩn bị hoặc vận chuyển để giao nhận. Những chứng chỉ loại này không được chuyển nhượng. Bên cạnh đó, về mặt hình thức, có sự phân hóa chứng chỉ lưu kho giữa Anh, Mỹ và nhóm các nước châu Âu còn lại và Mỹ La Tinh. Nếu như Anh và Mỹ thường sử dụng chứng chỉ lưu kho 1 bản (one-part receipt) thì phần lớn các nước khác lại dùng chứng chỉ lưu kho 2 bản (two-part receipt) bao gồm Certificate of Title (CT) và Certificate of Pledge (CP). Sự khác biệt là ở chỗ việc công nhận chủ sở hữu sẽ chỉ hiệu lực khi xuất trình được cả 2 bản (CT & CP) đối với hệ thống sử dụng CCLK 2 bản. 3 Những thông tin thƣờng đƣợc thể hiện trên bề mặt một CCLK:  Chủng loại hàng hóa  Chất lượng  Số lượng  Tên cá nhân/tổ chức ký gửi hàng hóa  Địa chỉ kho lưu trữ  Hàng hóa có được mua bảo hiểm hay không  Điều khoản hợp đồng lưu trữ giữa người nông dân, nhà buôn hoặc nhà sản xuất (bên ký gửi hàng hóa) và bên vận hành kho  Phí lưu kho 1.1.2 Cơ chế vận hành của hệ thống chứng chỉ lƣu kho Cơ chế vận hành của chứng chỉ lưu kho có thể được mô tả theo hình bên dưới Hình 1.1: Cơ chế vận hành của một hệ thống CCLK Thành phần tham gia: bao gồm nhưng không giới hạn các đối tượng sau:  Bên ký gửi hàng hóa: bao gồm người nông dân, nhà buôn, nhà sản xuất, … có nhu cầu ký gửi hàng hóa.  Bên mua: bao gồm nhà buôn, nhà sản xuất, nhà đầu tư … có nhu cầu kinh doanh CCLK, kinh doanh hàng hóa và mua nguyên vật liệu. 4  Kho lƣu trữ: nhận ký gửi hàng hóa, đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa trong suốt thời gian ký gửi theo thỏa thuận đã ký. Căn cứ vào loại dịch vụ cung cấp và mức độ an toàn, kho lưu trữ được chia làm 5 loại cơ bản sau (Bass và Henderson, 2000):  Kho công cộng (Public Warehouse): không phân biệt đối tượng ký gửi hàng hóa là ai. Tất cả nông sản đều có thể ký gửi tại các kho loại này.  Kho chuyên dụng (Field Warehouse): loại kho này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như: khai mỏ, dệt sợi nơi mà hàng hóa lưu kho chủ yếu là các nguyên liệu thô cho sản xuất, một số khác dùng để quản lý hàng hóa cho ngân hàng.  Kho khóa đôi (Dual-key Warehouse): kho loại này sẽ cho phép đồng thời ngân hàng và bên ký gửi kiểm soát hàng hóa ký gửi. Để lấy được hàng hóa thì cần phải có sự chấp thuận của cả hai bên.  Kho khóa đơn (Self-managed or single-key Warehouse): kho loại này cho phép bên ký gửi toàn quyền đối với hàng hóa lưu kho. Tùy từng trường hợp, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính vi mô có thể được tham gia giám sát.  Trading Warehouse: nhà vận hành kho sẽ kinh doanh hàng hóa nhân danh bên ký gửi. Việc này có vẻ như hơi trái ngược so với lợi ích của nhà vận hành kho, nhưng loại hình kho này đã hoạt động khá thành công ở Bắc Mỹ trong nhiều năm. Căn cứ vào hình thức sở hữu và cách thức quản lý hàng, kho lưu trữ được chia làm 3 loại cơ bản sau (Hollinger, Rutten và Kiriakov, 2009):  Kho tƣ nhân (Private Warehouse): hoạt động sản xuất và tồn kho hàng hóa sử dụng chung một không gian và cả hai hoạt động đều do cùng một công ty quản lý. Nhà kho chỉ là một phần trong nhiều hoạt động của công ty, có thể bao gồm sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Sẽ rất rủi ro nếu dùng 5 hàng hóa lưu trong các kho loại này làm TSBĐ cho khoản vay, không mấy ai dám chắc chắn là hàng hóa đó có trong kho hay không.  Kho chuyên dụng (Field Warehouse): đây là hình thức kho mà bên quản lý TSBĐ hoặc công ty cung cấp tín dụng mua lại nhà kho của một khách hàng hoặc thuê lại (có phí) một kho công cộng và chịu trách nhiệm kiểm soát các hàng hóa đang dùng làm TSBĐ.  Khi công cộng (Public Warehouse): thường là một kho lớn, diện tích rộng, có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều loại hình kinh doanh, ví dụ thường được đặt ở cảng, các trung tâm trung chuyển… Các kho loại này thuộc sở hữu và được điều hành bởi các nhà vận hành kho nhằm lưu trữ hàng hóa cho bên thứ ba dựa trên một khoản phí. Chứng chỉ lưu kho do các nhà điều hành kho công cộng phát hành được các ngân hàng chấp nhận làm TSBĐ một cách rộng rãi. Tuy nhiên, chất lượng của các chứng chỉ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là hệ thống pháp lý và quy định của mỗi đất nước, tình hình tài chính và tính trung thực của các nhà vận hành kho.  Định chế tài chính: có thể là các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính vi mô có sản phẩm tín dụng dựa trên chứng chỉ lưu kho. Khởi nguồn của quá trình này là việc người nông dân, nhà buôn, nhà sản xuất … (nói chung là bên ký gửi hàng hóa) sẽ gửi hàng hóa của mình vào kho lưu trữ và sẽ nhận lại chứng chỉ lưu kho sau khi hàng hóa được kiểm tra phù hợp về chủng loại, số lượng và chất lượng. Việc ký gửi hàng hóa vào kho sẽ làm phát sinh chi phí nên người nông dân sẽ chỉ gửi hàng hóa vào kho nếu giá thị trường hiện tại thấp hơn mức giá họ kỳ vọng và họ dự kiến giá cả trong tương lai sẽ tăng lên và thu nhập tăng thêm của họ sẽ đủ bù đắp cho các chi phí họ phải bỏ ra cho việc ký gửi hàng hóa, bao gồm cả chi phí cơ hội. Sau khi nhận được CCLK, người sở hữu có thể chuyển nhượng CCLK cho bên mua nếu đạt được tỷ suất sinh lời mong muốn. Tuy nhiên, lợi ích đáng kể nhất của 6 CCLK là họ có thể sử dụng chúng như là tài sản bảo đảm cho khoản vay từ các định chế tài chính với mức lãi suất phù hợp. Quy trình vận hành: Do tính phổ biến của hình thức CCLK 2 bản nên tác giả sẽ trình bày quy trình vận hành của hình thức này, cụ thể như sau: 1. Sau khi thu hoạch, người nông dân sẽ ký gửi hàng hóa của họ vào một kho lưu trữ được cấp phép và nhận lại CT và CP. Nhà kho sẽ chỉ giải phóng hàng hóa cho người sở hữu cả hai bản CT & CP. 2. Người nông dân nộp đơn vay vốn tại định chế tài chính. Sau khi được chấp nhận, người nông dân sẽ nhận tiền vay đồng thời giao CP cho định chế tài chính như một biện pháp bảo đảm cho khoản vay và xuất trình CT để định chế tài chính xác định bên vay đúng là chủ sở hữu lô hàng ký gửi. 3. Trước khi đến hạn khoản vay, người nông dân sẽ bán hàng của mình cho bên mua thông qua việc chuyển nhượng CT (có sự tư vấn của định chế tài chính cho vay). 4. Khi khoản vay đến hạn hoặc khi bên mua cần hàng hóa, họ sẽ tất toán khoản vay cho định chế tài chính và nhận được CP. 5. Bên mua, khi đã giữ cả CT (từ người nông dân) và CP (từ định chế tài chính cho vay) có thể lấy hàng hóa đang ký gửi tại kho. 1.2 Lợi ích và rủi ro của hệ thống chứng chỉ lƣu kho 1.2.1 Lợi ích của hệ thống chứng chỉ lƣu kho Nghiên cứu thực tế triển khai hơn 100 năm tại Mỹ và Canada cũng như tại nhiều nước châu Phi trong 20 năm gần đây, Lacroix, Varangis, Giovannucci và Larson đã chỉ ra được những lợi ích chính của chứng chỉ lưu kho như sau: Cung cấp một công cụ giúp ngƣời nông dân có thể kéo dài giai đoạn tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch, hạn chế rủi ro biến động giá 7 Khi ký gửi hàng hóa vào một kho được công nhận, người nông dân sẽ nhận lại một chứng chỉ lưu kho và có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động. Bằng cách này, người nông dân sẽ không phải bán ngay sản phẩm để giải quyết nhu cầu tiền mặt nữa. Và dĩ nhiên là lựa chọn này sẽ chỉ hấp dẫn khi người nông dân kì vọng giá trong tương lai sẽ tăng lên mức mà đáng để họ tồn trữ thay vì bán ngay. Cung cấp một tài sản bảo đảm an toàn cho ngân hàng Người nông dân, nhà sản xuất có thể sử dụng CCLK để tài trợ cho hoạt động sản xuất và tồn trữ nguyên liệu của mình. Trong trường hợp khoản vay có bất kỳ sai phạm nào liên quan đến việc hoàn trả thì người nắm giữ CCLK sẽ có quyền ưu tiên đối với toàn bộ hàng hóa. Việc các loại hàng nông sản có thể trở thành tài sản bảo đảm sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận tín dụng, giảm chi phí và thu hút những nguồn lực tài chính từ bên ngoài của khu vực nông nghiệp. Hỗ trợ thị trƣờng giao ngay và kỳ hạn, vì thế tạo nên mức giá công bằng và nâng cao tính cạnh tranh. Chứng chỉ lưu kho vừa giúp tăng khối lượng các giao dịch đồng thời giảm chi phí. Vì người mua không cần thiết phải nhìn thấy hàng hóa nên các giao dịch không nhất thiết phải thực hiện ở nơi lưu trữ hoặc giám định. Thật vậy, với hệ thống CCLK thì hàng hóa hiếm khi nào phải giao dịch ở kho. Một giao dịch có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào hoặc trên thị trường có tổ chức hoặc trên sàn giao dịch. Một lợi ích lớn hơn của CCLK là giúp nâng cao niềm tin của những người tham gia giao dịch, đặc biệt là trong khu vực tư nhân. Giảm nhẹ vai trò của chính phủ trong quá trình thƣơng mại hóa ngành nông nghiệp Những can thiệp của chính phủ trên thị trường nông sản thường nhắm đến hai mục tiêu chính: hỗ trợ giá thông qua việc thu mua trực tiếp từ người sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực. Để trợ giá, chính phủ có thể sử dụng CCLK thay cho việc giao nhận hàng hóa thật khi giá cả rơi xuống thấp hơn mức giá sàn. Vì CCLK đảm bảo 8 về sự tồn tại của hàng hóa thật nên chính phủ có thể đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực bằng việc nắm giữ CCLK. Khu vực tư nhân sẽ chịu trách nhiệm trong việc mua bán, tồn trữ và giao nhận hàng hóa thật. Khi mà khu vực tư nhân có thể chủ động sử dụng thị trường giao sau để bảo vệ những người tham gia thị trường trước những biến động giá thì chính phủ sẽ không cần thiết phải can thiệp vào thị trường nông sản nữa. Kết hợp với các công cụ tài chính khác để phòng ngừa rủi ro biến động giá Sự kết hợp giữa CCLK và các công cụ phòng ngừa rủi ro sẽ cung cấp cho bên cho vay những tài sản bảo đảm an toàn dưới dạng những CCLK được bảo đảm một giá trị tối thiểu thông qua hoạt động phòng ngừa (hedging). Ví dụ như Ngân hàng PTA (tên đầy đủ là The Eastern and Southern African Trade and Development Bank) của Kenya đã cấp tín dụng cho những nhà xuất khẩu cà phê dựa trên tài sản bảo đảm là CCLK đồng thời cung cấp cho họ một quyền chọn bán trên thị trường London (London Commodity Exchange) đảm bảo cho bên bán một mức giá bán tối thiểu cho cà phê đang lưu kho của họ. Nhờ vào việc bảo đảm một mức giá sàn cho cà phê lưu kho, Ngân hàng PTA có thể tài trợ cho lô hàng cà phê với tỷ lệ cao hơn. Các ngân hàng sẽ sẵn lòng cho vay đến 80 – 90% giá trị lô hàng nếu được phòng ngừa, trong khi nếu không phòng ngừa rủi ro thì tỷ lệ cho vay chỉ là 50% - 60%. Giúp hoạt động giao thƣơng thuận lợi, dễ dàng hơn Bằng việc tập kết những hàng hóa được xác định cụ thể tại các kho được công nhận, hệ thống CCLK sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các bên. Bên vận hành kho có thể cung cấp các thông tin về hàng hóa lưu kho theo yêu cầu của người mua với chi phí thấp và thậm chí không tốn tiền. Họ cũng bảo đảm việc giao hàng đúng chủng loại và đúng hạn hợp đồng. Do phải đảm bảo tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa nên nhà sản xuất cũng sẽ dễ dàng thâm nhập vào những thị trường hàng hóa hiện đại và hiệu quả hơn. Chúng ta thấy rằng lợi ích của hệ thống chứng chỉ lưu kho không chỉ nằm ở chỗ hạn chế rủi ro biến động giá mà còn giúp tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khu 9 vực nông nghiệp nông thôn và tăng hiệu quả của các chương trình dự trữ của Chính phủ. Tuy vậy, bản thân hệ thống này vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, điều tác giả muốn đề cập trong phần tiếp theo là cần thiết phải có được sự hiểu biết đầy đủ về các rủi ro đó. 1.2.2 Rủi ro của hệ thống chứng chỉ lƣu kho Điều băn khoăn đầu tiên của hầu hết các bên tham gia vào hệ thống chứng chỉ lưu kho ở giai đoạn đầu là mức độ tin cậy của CCLK, nói cụ thể hơn là CCLK này có thực sự đại diện cho lượng hàng hóa thật hay không, họ có thể lấy hàng khi xuất trình CCLK cho nhà kho hay không? Có thể khái quát rằng rủi ro ở đây là CCLK bị làm giả hoặc hệ thống kho lưu trữ không đạt tiêu chuẩn khiến cho hàng hóa không đảm bảo được cả về số lượng và chất lượng. Rủi ro làm giả CCLK Giống như hầu hết các loại giấy tờ có giá khác, rủi ro bị làm giả cũng tồn tại với CCLK. Cách thức để hạn chế rủi ro này là phải có một cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định mẫu biểu, cách thức ghi nhận chung cho tất cả các địa phương. Bên cạnh đó, việc kiểm định và cấp phép cho các kho thành viên cần được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Về lâu dài, việc kết nối hệ thống mạng giữa các thành phần tham gia và tiến tới sử dụng CCLK điện tử sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng làm giả. Rủi ro hàng lƣu kho không bảo đảm về số lƣợng & chất lƣợng Rủi ro này có thể xuất phát từ các yếu tố khách quan như hệ thống kho không duy trì được các điều kiện bảo quản cần thiết khiến cho hàng hóa bị thất thoát (động vật ăn, hư hỏng) hoặc suy giảm chất lượng. Ngoài ra, cũng không loại trừ yếu tố chủ quan của bên vận hành nhà kho. Do gặp khó khăn về tài chính hoặc để trục lợi, họ có thể sử dụng hàng lưu kho được ký gửi để kinh doanh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu. 10 Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi các quy định về kho thành viên cần được xây dựng một cách khoa học và cập nhật thường xuyên; đồng thời việc kiểm tra, giám sát cần thực hiện nghiêm túc nhằm bảo đảm duy trì năng lực của các kho trong suốt thời gian lưu trữ hàng hóa. Bên cạnh đó, không thế thiếu các điều kiện về bảo hiểm như: bảo hiểm hỏa hoạn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Ở một số nước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường ở dưới dạng Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) hoặc hợp đồng bảo hiểm (Insurance Bonds). Rủi ro giá trị CCLK giảm giá Đối với các định chế tài chính nhận CCLK làm tài sản bảo đảm cho khoản vay thì rủi ro chính đối với họ lúc này là rủi ro giá hàng hóa giảm, làm giảm giá trị của CCLK, do đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khoản vay. Cách thức tốt để phòng ngừa rủi ro này là kết hợp khoản vay với một hợp đồng kỳ hạn hoặc một quyền chọn bán vào ngày đáo hạn như cách mà ngân hàng PTA đã làm. Ứng dụng CCLK kết hợp với phát triển SGDHH với các sản phẩm phái sinh phù hợp sẽ giúp giải quyết được bài toán phòng ngừa rủi ro giá không chỉ cho ngân hàng mà còn cho tất cả các đối tượng khác. Tóm lại, bất kỳ hệ thống giao dịch thương mại hay tài chính nào cũng phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Điều quan trọng là cần tạo lập được những điều kiện thuận lợi nhất để hệ thống ấy vận hành một cách hiệu quả, hạn chế được các rủi ro đồng thời đưa ra các công cụ phòng ngừa rủi ro phù hợp. 1.3 Các điều kiện cần thiết để triển khai hệ thống chứng chỉ lƣu kho 1.3.1 Hệ thống pháp lý Việc thiếu một hành lang pháp lý phù hợp có thể được xem là trở ngại lớn nhất trong quá trình xây dựng và phát triển CCLK ở các nước đang phát triển. Về mặt tổng thể, hệ thống pháp lý phải công nhận chứng chỉ lưu kho như là một loại tài sản bảo đảm an toàn và các văn bản pháp lý phải nêu bật được các nội dung sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng