Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, ...

Tài liệu Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hóa

.PDF
86
726
60

Mô tả:

Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------------- Hồ Thị Huyền Trang XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI XÃ QUẢNG NGỌC, QUẢNG XƢƠNG, THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2013 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------------- Hồ Thị Huyền Trang XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI XÃ QUẢNG NGỌC, QUẢNG XƢƠNG, THANH HÓA Chuyên ngành: Khoa học Môi Trƣờng Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LOAN Hà Nội – Năm 2013 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Loan, Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới: - Các thầy, cô giáo trong và ngoài Khoa Môi trƣờng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức khoa học quý báu trong suốt khóa học. Những kiến thức này đã góp phần quan trọng, không thể thiếu khi thực hiện luận văn thạc sĩ và công tác sau này; - UBND xã Quảng Ngọc, UBND Huyện Quảng Xƣơng, Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa, và Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Ngày tháng năm 2013 Học viên cao học Hồ Thị Huyền Trang Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3 1.1. Tổng quan về chất thải rắn ...................................................................................3 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và hoạt động quản lý chất thải rắn ..............................3 1.1.2 Tổng quan về chất rác thải sinh hoạt nông thôn ................................................4 1.2. Tổng quan về thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn nông thôn hiện nay ......5 1.2.1. Tổng quan về thu gom, phân loại chất thải rắn nông thôn ................................5 1.2.2. Tổng quan về xử lý chất thải rắn nông thôn Việt Nam hiện nay ......................6 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................8 2.1. Đối tƣợng và khu vực nghiên cứu ........................................................................8 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................8 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ............................................................8 2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................................10 2.2.4. Phƣơng pháp tính toán ....................................................................................10 2.2.5. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................12 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................13 3.1. Tổng quan về xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa .............13 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội vùng nghiên cứu ..................................13 3.1.1.1. Điều kiện về địa lý ........................................................................................ 13 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................ 14 3.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn ...................................................................... 15 3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. 17 3.1.1.5. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............................................................................ 18 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................19 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên 3.1.2.1. Dân số .......................................................................................................... 19 3.1.2.2. Lao động ....................................................................................................... 20 3.1.3.Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................................21 3.2. Dự báo lƣợng và thành phần rác thải của xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa trong tƣơng lai (2015-2030) ............................................................28 3.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ, kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa ......................................34 3.3.1. Lựa chọn phƣơng án công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa ......................................................................34 3.3.1.1. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt ...................................................................... 34 3.3.1.2. Công nghệ ủ CTR sinh hoạt ......................................................................... 34 3.3.1.3. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh .................................................................. 50 3.3.2. Phƣơng án quản lý, xử lý CTR sinh hoạt tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng ..52 Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa .............................................................................................52 3.4. Tính toán công suất thiết kế xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa ................................................61 3.4.1. Nhà tập kết và phân loại rác ............................................................................61 3.4.2. Nhà ủ rác .........................................................................................................62 3.4.3. Nhà kho và sàng rác ........................................................................................64 3.4.4. Khu chôn lấp rác .............................................................................................64 3.4.5. Khu xử lý nƣớc thải.........................................................................................65 3.4.6. Khu phụ trợ khác .............................................................................................70 3.5. Ứơc tính chi phí cho mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn ...........................70 3.5.1. Chi phí xây dựng .............................................................................................71 3.5.2. Chi phí thiết bị .................................................................................................71 KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................73 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên Kết luận .....................................................................................................................73 Kết quả nghiên cứu đã đƣa ra các kết luận sau: ........................................................73 Kiến nghị ...................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75 PHỤ LỤC ..................................................................................................................77 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Quảng Ngọc .........................20 Bảng 3.2. Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các hộ dân ....................................22 Bảng 3.4. Thành phần chất thải rắn tại chợ Hội........................................................23 Bảng 3.5. Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các cơ quan, trƣờng học ...............24 Bảng 3.6. Thành phần chất thải rắn tại các cơ quan, trƣờng học ..............................24 Bảng 3.7. Tổng khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã Quảng Ngọc ...26 Bảng 3.8. Thành phần khố i lƣơ ̣ng rác thải tại xã Quảng Ngo ̣c .................................26 Bảng 3.9. Lƣợng rác phát sinh tại các thôn thuộc xã Quảng Ngo ̣c ...........................27 Bảng 3.10. Định mức phát thải chất thải rắn qua các năm .......................................29 Bảng 3.11. Dự báo khối lƣợng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh của xã Quảng Ngọc đến năm 2030 ..................................................................................................30 Bảng 3.12. Thành phần khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã Quảng Ngọc qua các năm từ 2013 - 2030 ............................................................................32 Bảng 3.13. So sánh giữa ủ hiếu khí và ủ yếm khí tùy tiện ........................................36 Bảng 3.14. Lƣơ ̣ng nƣớc thải phát sinh trung bình mỗi ngày ....................................66 Bảng 3.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải .............................................67 Bảng 3.16. Chi phí xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải lựa chọn ..............71 Bảng 3.17. Chi phí thiết bị mô hình thu gom và xử lý rác thải lựa chọn ..................72 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chất thải rắn phát sinh tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................................3 Hình 3.1. Phƣơng án công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................53 Hình 3.2. Vị trí dự kiến xây dựng khu xử lý CTR và một số điểm tập kết và vận chuyển CTR của 13 thôn thuộc xã Quảng Ngọc, Huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................................................57 Hình 3.3. Xe đẩy tay 3 bánh ......................................................................................59 Hình 3.4. Xe cải tiến thùng cao .................................................................................59 Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải ..............................................................68 Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT: Bộ tài nguyên môi trƣờng BVTV: Bảo vệ thực vật CĐ: Cao đẳng CTNH: Chất thải nguy hại CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt CTR: Chất thải rắn ĐH: Đại học PTTH: Phổ thông trung học NĐ – CP: Nghị định – Chính phủ NQ/TW: Nghị quyết/Trung Ƣơng TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam THCS: Trung học cơ sở UBND: Ủy ban nhân dân VLXD: Vật liệu xây dựng VNĐ: Việt nam đồng Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch,…góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân, phát triển xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng gây ra các vấn đề môi trƣờng nhƣ nƣớc thải, rác thải,…Vấn đề quản lý và xử lý rác thải là hết sức cấp bách vì nó là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng sống, suy thoái nguồn nƣớc và là nguyên nhân gây dịch bệnh lây lan, đồng thời làm ảnh hƣởng tới nếp sống của ngƣời dân. Không có những bƣớc đi thích hợp những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý rác thải trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn tới hậu quả làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng, kéo theo những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội. Xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa là một xã thuần nông. Rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã cần xử lý bao gồm cả rác thải phát sinh từ nông nghiệp,…Hầu hết rác thải đƣợc đổ bừa bãi, không có các biện pháp xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng và làm mất mỹ quan, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân. Xuất phát từ thực tế trên để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do rác thải và nâng cao năng lực quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phƣơng, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Ngọc, Quảng Xƣơng, Thanh Hóa”. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng rác thải, công tác quản lý và xử lý rác tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất phƣơng án thu gom và các giải pháp xử lý rác thải tại vùng nghiên cứu, đƣa ra những ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng án, từ đó lựa chọn phƣơng án tối tƣu nhất. - Tính toán chi phí chi tiết cho phƣơng án lựa chọn. Nội dụng nghiên cứu: - Thu thập tài liệu, mô tả tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển của xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích thực trạng thu gom và xử lý rác thải tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa. Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 1 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên - Dự báo lƣợng và thành phần rác thải của xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa trong tƣơng lai (2015-2030). - Đề xuất các phƣơng án thu gom và xử lý chất thải rắn thích hợp, phân tích các ƣu nhƣợc điểm của các công nghệ xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, ủ phân và đốt rác), từ đó lựa chọn tối ƣu nhất. - Tính toán công suất xây dựng phƣơng án thu gom và xử lý rác thải lựa chọn. - Tính toán chi phí chi tiết cho phƣơng án thu gom và xử lý rác thải lựa chọn. Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 2 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và hoạt động quản lý chất thải rắn */ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại. (Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn). */ Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. (Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn). Hình 1.1. Chất thải rắn phát sinh tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 3 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên 1.1.2 Tổng quan về chất rác thải sinh hoạt nông thôn Dân số Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm gần 70% (Theo Tổng cục thống kê, 2010). Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, mặc dù tỷ lệ dân số có giảm, nhƣng vẫn ở mức cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tƣơng đối chậm, tuy nhiên cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn đang ngày càng đa dạng và đƣợc đẩy mạnh. Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo đánh giá của Chính phủ, các bộ, ngành, đời sống của ngƣời nông dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của ngƣời nông dân năm 2010 tăng 34,5% so với năm 2008, tất cả các lĩnh vực sản xuất nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ đều có bƣớc phát triển khá. Nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao; an ninh lƣơng thực đƣợc bảo đảm. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hƣớng tăng dần số lƣợng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp nhƣ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ tăng lên rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân. Song song với sự chuyển biến tích cực, nông thôn Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhƣng chất lƣợng quy hoạch chƣa cao. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn lạc hậu, vệ sinh môi trƣờng nông thôn còn nhiều vấn đề bất cập. Cả nƣớc hiện còn hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ. Hầu hết nhà ở yếu kém này kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nông thôn đang ở mức báo động ở nhiều nơi. Một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trƣờng nông thôn là do CTR từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, CTR từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt. CTR nông thôn có thể phân thành 3 dạng chính: - Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn - Chất thải rắn nông nghiệp - Chất thải rắn làng nghề. Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 4 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên 1.2. Tổng quan về thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn nông thôn hiện nay 1.2.1. Tổng quan về thu gom, phân loại chất thải rắn nông thôn 1.2.1.1. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Việc phân loại CTR sinh hoạt nông thôn đƣợc tiến hành ngay tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải nhƣ giấy, các tông, kim loại (để bán), thức ăn thừa, lá cải, su hào,... (sử dụng cho chăn nuôi). Các CTR sinh hoạt khác không sử dụng đƣợc hầu hết không đƣợc phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có khả năng phân hủy và khó phân hủy nhƣ túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, hoa quả ôi thối, xác động vật chết... Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng 40 - 55%. Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định chỗ tập trung rác, không có ngƣời và phƣơng tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi làm cho tình trạng CTR sinh hoạt nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. Một số huyện, xã mặc dù đã có quy hoạch bãi rác, nhƣng vẫn chƣa có các cơ quan quản lý, biện pháp xử lý đúng kỹ thuật và ngƣời dân vẫn chƣa có ý thức đổ rác theo quy định. 1.2.1.1. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp - Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV hiện còn nhiều hạn chế. Đây là CTR thuộc danh mục CTNH cần phải thu gom, xử lý đúng quy định. Nhƣng thực tế, các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV thƣờng bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vƣờn, hoặc nguy hiểm hơn, có trƣờng hợp còn vứt ngay đầu nguồn nƣớc sinh hoạt. Trong thời gian qua, công tác thu gom, lƣu giữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV đã đƣợc nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện nhƣ: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long... Việc triển khai này đã bƣớc đầu hạn chế ảnh hƣởng tác hại của hóa chất BVTV tồn lƣu trong vỏ bao bì tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Tuy nhiên, các biện pháp thu gom bao bì thuốc BVTV đƣợc áp dụng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 5 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên gom, chủ yếu là gom vào thùng chứa. Thùng chứa các bao bì hóa chất BVTV đƣợc sử dụng thƣờng là thùng phuy. Nhƣng số lƣợng còn ít do giới hạn về kinh phí ít. Một số ít địa phƣơng đã xây bể xi-măng cố định. Bên cạnh đó hầu hết các địa phƣơng còn chƣa có hƣớng xử lý các bao bì hóa chất BVTV sau thu gom. - Chất thải rắn từ trồng trọt Những năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn do có các nhiên liệu khác thay thế nhƣ điện, khí gas, than. Vì vậy, sau mùa gặt, phần lớn rơm rạ không đƣợc thu gom mà đƣợc đốt ngay tại ruộng. Phần rơm, rạ không bị đốt thì cũng xả bừa bãi trên đƣờng giao thông, đổ lấp xuống các kênh mƣơng, ao hồ xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một lƣợng rơm, rạ đƣợc các cơ sở trồng nấm thu mua, hay một số nhà máy thu mua vỏ trấu để làm nguyên liệu đốt trong lò hơi... Đây là những hƣớng phát triển đang đƣợc quan tâm và nhân rộng. 1.2.2. Tổng quan về xử lý chất thải rắn nông thôn Việt Nam hiện nay 1.2.1.1. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chủ yếu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp. Tuy nhiên, toàn quốc chỉ có 12 trên tổng số 63 tỉnh thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn và phần lớn đƣợc xây dựng trong vòng 10 năm qua. Hầu hết, các bãi chôn lấp chất thải nông thôn là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chủ yếu là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên. Hiện nay, phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phù hợp nhất là chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, các biện pháp khác nhƣ phƣơng pháp làm phân hữu cơ, đốt chất thải thu năng lƣợng cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và mở rộng, tuy nhiên chƣa phù hợp cho áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn Việt Nam. 1.2.1.2. Xử lý chất thải rắn nông nghiệp - Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học Hiện các địa phƣơng đều chƣa có công nghệ xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì sau khi thu gom cùng với bao bì phân bón hóa học thƣờng đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân cƣ. Nhiều địa phƣơng, ngƣời nông dân còn thu gom chung vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật với rác thải sinh hoạt. Tất cả các cách làm trên đều chƣa đảm bảo cho môi trƣờng và con ngƣời. Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 6 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên Phƣơng pháp đốt ở các lò tiêu chuẩn có khả năng xử lý triệt để ô nhiễm nhƣng các lò này chi phí xây dựng và vận hành cao, xa các cụm dân cƣ...khó có thể yêu cầu ngƣời nông dân vận chuyển rác bao bì đến để đốt thƣờng xuyên khi lƣợng bao bì không lớn. Nếu ở địa phƣơng có thu gom tập trung thì cũng phải thu gom một lƣợng đủ lớn mới có thể tổ chức đem tiêu hủy, trong khi đó số lò đủ tiêu chuẩn của Việt Nam còn quá ít, chi phí vận chuyển tới nơi tiêu hủy khá cao. Nhƣ vậy việc xử lý tại chỗ để làm sạch bao bì phục vụ cho tái sử dụng hoặc lƣu giữ trƣớc khi đem tái chế hoặc tiêu hủy là cần thiết. - Chất thải rắn trồng trọt Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào không chỉ làm phân bón, thức ăn gia súc, nuôi trồng nấm rơm, nhiên liệu đốt mà còn cho ngành sản xuất vật liệu sạch. Hiện nay, phƣơng pháp xử lý các phụ phẩm nông nghiệp nhƣ rơm rạ, trấu, vỏ hạt điều... chủ yếu là đốt bỏ rồi dùng tro bón ruộng. Tuy nhiên, cách làm này vừa gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trƣờng do khói bụi và các nguy cơ cháy nổ. - Chất thải rắn chăn nuôi Để xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi, có nhiều công nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình ngƣời chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Hai biện pháp xử lý chất thải đang đƣợc sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao ở nƣớc ta: Phƣơng pháp ủ và công nghệ khí sinh học. Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 7 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và khu vực nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chất thải rắn sinh hoạt. - Khu vực nghiên cứu của luận văn là xã Quảng Ngọc, Huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hoá. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn nhƣ: 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu thứ cấp từ các dự án môi trƣờng của tỉnh Thanh Hóa, Sở tài nguyên môi trƣờng Thanh Hóa, UBND huyện Quảng Xƣơng, và xã Quảng Ngọc. - Thu thập số liệu sơ cấp từ ngƣời dân và những ngƣời liên quan. 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa Phƣơng pháp này dùng để kiểm chứng lại số liệu đã thu thập đƣợc và bổ sung thêm thông tin. Đây là một phƣơng pháp rất quan trọng giúp cho việc hoàn thành luận văn chính xác và đầy đủ hơn. Điều tra khảo sát thực địa là phƣơng pháp quan trọng cần thiết để có thể có đƣợc kết quả mô tả hiện trạng một cách chính xác. */ Nội dung điều tra: - Thu thập số liệu về hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của xã 2 năm trở lại đây. - Điều tra về các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt. - Số liệu về các tuyến thu gom rác thải sinh hoạt. - Số liệu về tỷ lệ các thành phần trong rác thải. - Số liệu về tổng lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các địa bàn (thông qua việc tổng hợp số liệu các phiếu điều tra). Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 8 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên - Các biện pháp, quy mô và hiệu quả trong việc xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn tại các địa bàn thuộc khu vực nghiên cứu. */ Khối lƣợng và cách thức điều tra khảo sát: - Khối lƣợng: + Tổng khối lƣợng phiếu điều tra rác thải sinh hoạt đối với hộ dân là: 260 phiếu (13 thôn, mỗi thôn điều tra 20 hộ dân). Dự kiến trung bình mỗi phiếu điều tra cần thời gian là một ngày để điều tra và thu thập thông tin (làm việc với UBND xã, UBND xã sẽ bố trí cán bộ xã đi cùng để lựa chọn hộ dân lấy phiếu,…). + Tổng khối lƣợng phiếu điều tra rác thải sinh hoạt tại các chợ là 50 phiếu. Ƣớc tính mỗi phiếu điều tra tại các chợ cần trung bình 2 ngày để thu thập phiếu (chợ thƣờng, chợ phiên(thời gian chờ để lấy phiếu sẽ lâu)). + Tổng khối lƣợng phiếu điều tra rác thải tại các cơ quan, trạm y tế, trƣờng học,.. là 80 phiếu. Ƣớc tính mỗi phiếu điều tra cần trung bình 1 ngày để thu thập phiếu. + Tổng khối lƣợng phiếu ghi kết quả thực nghiệm xác định khối lƣợng, thành phần rác thải sinh hoạt tại các đơn vị thu gom (ƣớc tính) : 13 phiếu (tại 13 đơn vị thu gom). Thực tế, hiện nay đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn mỗi thôn là 1 đơn vị thu gom. Do đó, có khoảng 13 đơn vị thu gom trên địa bàn 13 thôn thuộc xã Quảng Ngọc. Dự kiến, thời gian để điều tra một đơn vị cần 1 ngày/phiếu. - Cách thức điều tra: - Điều tra bằng phiếu điều tra hộ dân (Mẫu phiếu theo phụ lục 01): Mỗi thôn lựa chọn các hộ dân đại diện theo loại hình kinh doanh, sản xuất đặc trƣng cho thôn (sản xuất nông nghiệp, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghề đặc trƣng…) và theo mức sống trên địa bàn các thôn. Số hộ trong thôn sẽ do các cán bộ điều tra làm việc với cán bộ địa phƣơng để lựa chọn. Việc lựa chọn các hộ điều tra phải đại diện đƣợc cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp. - Điều tra bằng các phiếu điều tra rác thải phát sinh tại các chợ: phiếu điều tra ban quản lý chợ, các chủ gian hàng (Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 02). Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 9 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên - Điều tra bằng các phiếu điều tra rác thải phát sinh tại các cơ quan, trạm y tế, trƣờng học: phiếu điều tra ban quản lý chợ, các chủ gian hàng (Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 03, 04). - Điều tra bằng phiếu ghi kết quả thực nghiệm xác định khối lƣợng, thành phần rác thải sinh hoạt tại các đơn vị thu gom rác thải (Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 05). 2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia Hình thức thực hiện phƣơng pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với cán bộ phòng tài nguyên môi trƣờng, các vị lãnh đạo xã và giáo viên hƣớng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc và những điều chƣa rõ của luận văn nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện hơn nội dung cuối cùng của luận văn. 2.2.4. Phƣơng pháp tính toán */ Lƣợng chất thải rắn thu gom đƣợc tại các thôn trong xã Quảng Ngọc đƣợc tính theo công thức: Q = P.m.k (kg/ngày.đêm) Trong đó: + Q: Tổng lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong một ngày của khu dân cƣ (kg); + P: Định mức phát thải chất thải rắn của một ngƣời trong một ngày đêm (kg/ngƣời/ngày.đêm); + m: Dân số trong khu vực (ngƣời); + k: Hệ số thu gom rác thải. */ Các hạng mục trong khu xử lý rác thải đƣợc tính toán nhƣ sau: Theo TCXDVN:2009 về quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thì các hạng mục nhà trong khu xử lý đƣợc tính toán nhƣ sau: - Nhà tập kết và phân loại rác: Khu phân loại rác: Diện tích khu tiếp nhận và phân loại đƣợc tính theo công thức nhƣ sau: FPL = W  t  k (m2)  h Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 10 Luận văn Thạc sỹ Khoa học – Trường Đại học Khoa học tư nhiên Trong đó: + W: Khối lƣợng chất thải rắn đƣa đến nhà phân loại (tấn/ngày); + t: Thời gian lƣu tối đa, (ngày); + ρ: Tỉ trọng chất thải rắn, (tấn/m3); + h: Chiều cao chứa rác, m; + k: Hệ số diện tích dành cho các công trình phụ trợ; Khu chứa rác tái chế: Diện tích khu tái chế đƣợc tính theo công thức nhƣ sau: (m2) FTC = Trong đó: + WTC: Khối lƣợng thành phần tái chế đƣợc, (tấn/ngày); + t: Thời gian lƣu tối đa, (ngày); +  TC : Tỷ trọng trung bình các thành phần tái chế, (tấn/m3); + h: Chiều cao chứa rác, (m); + k: Hệ số diện tích dành cho các công trình phụ trợ; - Nhà ủ rác: Thể tích rác hữu cơ sau khi phân loại đƣợc đƣa vào ủ là: V= R .1000 (m3) g Trong đó: + R: Khối lƣợng chất thải rắn hữu cơ đƣa vào ủ, (tấn); + g: Trọng lƣợng riêng chất thải rắn, (kg/m3) - Nhà kho và sàng rác: Diện tích kho chứa mùn hữu cơ là: FPHC = ((W*t)/( ρ*h))*k (m2) Trong đó: - W: Khối lƣợng phân hữu cơ, (tấn/ngày); - t: Thời gian lƣu tối đa, (ngày); - ρ: Tỉ trọng mùn, (tấn/m3); - h: Chiều cao khu chứa, m; Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan