Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại cho công ty cổ phần hóa nông aha-tiền g...

Tài liệu Xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại cho công ty cổ phần hóa nông aha-tiền giang

.PDF
93
192
110

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM NGỌC BẢO PHƯƠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA NÔNG AHA-TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành QTKD Tổng Hợp Mã số ngành: 52340101 Tháng 8 -Năm 2013 1 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè, tôi còn nhận được sự chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô, của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nghiên cứu và phát huy khả năng của mình. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu, hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Lê Quang Viết– Giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ – người đã trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong công ty cổ phần hóa nông AHA, đặc biệt là các anh/chị trong Bộ phận kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Trong quá trình làm làm luận văn này, tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhưng với thời gian và kiến thức còn hạn chế, đề tài xây dựng nhượng quyền thương mại còn mới mẻ nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các quý Thầy, Cô, cơ quan thực tập và các bạn nhằm hoàn thiện hơn tính thực tiễn của đề tài. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô cùng các Cô, Chú, Anh, Chị tại Công ty cổ phần hóa nông AHA được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong công tác cũng như trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện i Phạm Ngọc Bảo Phương LỜI CAM ĐOAN ---------Tôi xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được trình bày theo kết cấu và dàn ý của tôi, thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thu thập và phân tích các tài liệu dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Quang Viết. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và không trùng với một công trình nghiên cứu nào khác dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Ngọc Bảo Phương NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………… ii ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Tiền Giang, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ---------- .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... iii .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2013 Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ---------- .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... iv .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2013 Giáo viên phản biện MỤC LỤC Trang Chương 1. GIỚI THIỆU .................................. Error! Bookmark not defined. 1.1 Đặt vấn đề .................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Mục tiêu chung. ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................... Error! Bookmark not defined. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined. 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.1 Phạm vi không gian ................................ Error! Bookmark not defined. 1.4.2 Phạm vi thời gian .................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined. 1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined. 2.1 Phương pháp luận ...................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Tổng quan về NQTM.............................. Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Phân loại các mô hình NQTM ................ Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Cách thức phát triển hệ thống NQTM .... Error! Bookmark not defined. 2.1.4 Lợi ích kinh doanh theo phương thức NQTM ....... Error! Bookmark not defined. v 2.1.5 Cơ sở pháp lý về NQTM ở Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined. 2.1.6 Những yếu tố cơ bản xây dựng mô hình NQTM ... Error! Bookmark not defined. 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. ................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. .............. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA NÔNG AHA .. Error! Bookmark not defined. 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................ Error! Bookmark not defined. 3.2 cơ cấu tổ chức ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban ........................ Error! Bookmark not defined. 3.2.3 Tình hình nhân sự ................................... Error! Bookmark not defined. 3.3 Ngành nghề kinh doanh ............................. Error! Bookmark not defined. 3.4 Triết lý kinh doanh ..................................... Error! Bookmark not defined. 3.5 Tầm nhìn - sứ mệnh .................................. Error! Bookmark not defined. 3.6 Kênh phân phối .......................................... Error! Bookmark not defined. 3.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Error! Bookmark not defined. 3.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần hóa nông AHA ..... Error! Bookmark not defined. 3.8 Thuận lợi, khó khăn và định hướng ........... Error! Bookmark not defined. 3.8.1 Thuận lợi ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.8.2 Khó khăn ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.8.3 Định hướng phát triển ............................. Error! Bookmark not defined. Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THÔNG NQTM CỬA HÀNG NÔNG DƯỢC CẨM CHÂU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA NÔNG AHAError! Bookmark not defined. 4.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGÀNH PHÂN PHỐI VTNN Ở VIỆT NAM ……………………………………………………………………….ERRO R! BOOKMARK NOT DEFINED. vi 4.1.1 Khái quát thị trường phân phối VTNN tại Việt NamError! Bookmark not defined. 4.1.2 Đặc trưng của thị trường VTNN ............. Error! Bookmark not defined. 4.1.3 Tình hình cung ứng VTNN ở Việt Nam . Error! Bookmark not defined. 4.1.4 Một số chính sách của nhà nước liên quan đến kinh doanh VTNN Error! Bookmark not defined. 4.1.5 Tình hình NQTM cửa hàng bán lẻ VTNN tại Việt NamError! Bookmark not defined. 4.2 Xây dựng Mô hình nqtm cửa hàng nông dược cẩm châu cho công ty cp hóa nông aha. .......................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Xác định rõ mô hình kinh doanh của cửa hàng VTNN có phù hợp với kinh doanh NQTM hay không? ............................... Error! Bookmark not defined. 4.2.2 Lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền ....... Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi tiến hành nhượng quyềnError! Bookmark not defined. 4.2.4 Giai đoạn 2: Triển khai NQTM VTNN Cẩm Châu Error! Bookmark not defined. Chương 5 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH AHA XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN – GIẢI PHÁP ...... Error! Bookmark not defined. 5.1 Cơ sở đề ra giải pháp ................................. Error! Bookmark not defined. 5.2 Giải pháp .................................................... Error! Bookmark not defined. 5.2.1 Xây dựng thương hiệu bền vững, tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và đối tác mua nhượng quyền. .................................... Error! Bookmark not defined. 5.2.2 Chuẩn bị kỹ lưỡng các thủ tục trước khi đăng kí NQTM với cơ quan nhà nước. ................................................................ Error! Bookmark not defined. 5.2.3 Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho quá trình xây dựng mô hình nhượng quyền ................................................................ Error! Bookmark not defined. 5.2.4 Tìm hiểu kỹ đối tác và chỉ hợp tác với những đối tác đủ năng lực . Error! Bookmark not defined. 5.2.5 Thường xuyên kiểm soát và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác nhận quyền ................................................. Error! Bookmark not defined. vii 5.2.6 Tổ chức định kỳ các cuộc họp trong toàn bộ hệ thống nhượng quyềnError! Bookmark not defined. Chương 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............ Error! Bookmark not defined. 6.1 Kết luận ...................................................... Error! Bookmark not defined. 6.2 Kiến nghị.................................................... Error! Bookmark not defined. 6.2.1 Đối với công ty Cổ Phần hóa nông AHA Error! Bookmark not defined. 6.2.2 Đối với Nhà nước ................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………93 PHỤ LỤC…………………………………………………………………….94 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình nhân sự và trình độ của nhân viên……………………......24 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 6T 2013……………. 29 Bảng 4.1: Nhân sự của một cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng VTNN Cẩm Châu ...…………………………………....…46 Bảng 4.2: Bảng kê công cụ, dụng cụ thu gom tại cửa hàng………………….... 52 viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần hóa nông AHA………....21 Hình 3.2: Sơ đồ kênh phân phối của công ty CP hóa nông AHA………......... 26 Hình 4.1: Sơ đồ cách thức AHA phát triển hệ thống NQTM............................ 42 Hình 4.2: Logo Cẩm Châu đăng kí bảo hộ…………………………………….43 Hình 4.3: Biểu đồ quy trình kinh doanh cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng VTNN Cẩm Châu…………………………………....…….45 Hình 4.4: Phần mềm CC POS…………………………………....……………48 Hình 4.5: Quy trình xử lý chất thải rắn …………………………………....….53 Hình 4.6: Bảng vẽ cửa hàng VTNN thuộc hệ thống VTNN Cẩm Châu………65 Hình 4.7: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin …………………………………. 78 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CC POS CP CTR DAP NCPT NQTM NV PTNN QLY SA SXKD Cẩm Châu point of sale Cổ phần Chất thải rắn Diamon Phosphate Nghiên cứu phát triển Nhượng quyền thương mại Nhân viên Phát triển nông thôn Quản lý Sulphate Ammonium Sản xuất kinh doanh ix TNHH VP VTNN WTO Trách nhiệm hữu hạn Văn phòng Vật tư nông nghiệp World Trade Organization x MỤC LỤC --------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung. ........................................................................................ 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 1 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.4.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2 1.4.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................... 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1 Tổng quan về NQTM................................................................................ 3 2.1.2 Phân loại các mô hình NQTM .................................................................. 6 2.1.3 Cách thức phát triển hệ thống NQTM ...................................................... 7 2.1.4 Lợi ích kinh doanh theo phương thức NQTM .......................................... 8 2.1.5 Cơ sở pháp lý về NQTM ở Việt Nam ..................................................... 11 2.1.6 Những yếu tố cơ bản xây dựng mô hình NQTM .................................... 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu. ................................................................ 13 Đề tài chủ yếu nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp: Thu thập chủ yếu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 do công ty AHA cung cấp. Bên cạnh đó còn thu thập các thông tin từ Tổng cục thống kê, sách, báo, tạp chí, internet và website của công ty hóa nông AHA. .......... 13 2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. .............................................................. 14 11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA NÔNG AHA .... 14 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................................ 14 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ........................................................................................ 15 3.2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 15 3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban ........................................................................ 16 3.2.3 Tình hình nhân sự ................................................................................... 17 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ........................................................................ 18 3.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH................................................................................ 18 3.5 TẦM NHÌN - SỨ MỆNH ................................................................................. 19 3.6 KÊNH PHÂN PHỐI ........................................................................................ 19 3.7 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ..................................... 20 3.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần hóa nông AHA ............ 20 3.8 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG.................................................... 22 3.8.1 Thuận lợi ................................................................................................. 22 3.8.2 Khó khăn ................................................................................................. 22 3.8.3 Định hướng phát triển ............................................................................. 22 CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỆ THÔNG NQTM CỬA HÀNG NÔNG DƯỢC CẨM CHÂU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA NÔNG AHA ..................... 23 4.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGÀNH PHÂN PHỐI VTNN Ở VIỆT NAM ................................................................................................................ 23 4.1.1 Khái quát thị trường phân phối VTNN tại Việt Nam ............................. 23 4.1.2 Đặc trưng của thị trường VTNN ............................................................. 23 4.1.3 Tình hình cung ứng VTNN ở Việt Nam ................................................. 25 4.1.4 Một số chính sách của nhà nước liên quan đến kinh doanh VTNN ....... 26 4.1.5 Tình hình NQTM cửa hàng bán lẻ VTNN tại Việt Nam ........................ 27 4.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NQTM CỬA HÀNG NÔNG DƯỢC CẨM CHÂU CHO CÔNG TY CP HÓA NÔNG AHA....................................................................................... 28 4.2.1 Xác định rõ mô hình kinh doanh của cửa hàng VTNN có phù hợp với kinh doanh NQTM hay không? ....................................................................... 28 4.2.2 Lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền ........................................ 29 12 4.2.3 Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi tiến hành nhượng quyền ..................... 30 Hình 4.5 Quy trình xử lý chất thải rắn ............................................................. 38 4.2.4 Giai đoạn 2: Triển khai NQTM VTNN Cẩm Châu ................................ 54 CHƯƠNG 5 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH AHA XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN – GIẢI PHÁP .............................. 58 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ....................................................................... 58 5.2 GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 1 5.2.1 Xây dựng thương hiệu bền vững, tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và đối tác mua nhượng quyền. ................................................................................ 1 5.2.2 Chuẩn bị kỹ lưỡng các thủ tục trước khi đăng kí NQTM với cơ quan nhà nước. .................................................................................................................. 1 5.2.3 Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho quá trình xây dựng mô hình nhượng quyền .................................................................................................................. 2 5.2.4 Tìm hiểu kỹ đối tác và chỉ hợp tác với những đối tác đủ năng lực .......... 2 5.2.5 Thường xuyên kiểm soát và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác nhận quyền ............................................................................................. 2 5.2.6 Tổ chức định kỳ các cuộc họp trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền ..... 2 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................... 3 6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 3 6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 5 6.2.1 Đối với công ty Cổ Phần hóa nông AHA ................................................. 5 6.2.2 Đối với Nhà nước ..................................................................................... 6 13 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh đã xuất hiện hơn 100 năm nay và khá thành công trên thế giới. Mô hình này đã nhanh chóng phát triển và chứng minh tính hiệu quả của nó trong kinh doanh. Nó cho phép nhà đầu tư đạt kết quả cao hơn trong việc sử dụng vốn, phát triển thị trường, mở rộng thị phần và kiểm soát hệ thống quản lý. Một số thương hiệu đã áp dụng mô hình nhượng quyền vào chiến lược kinh doanh và trở thành những thương hiệu toàn cầu, tiêu biểu như: McDonald’s, KFC, 7_Eleven, Metro… Ở Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương hiệu rất được đề cao khi bài toán vốn và rủi ro đầu tư - nhược điểm bản chất của nền kinh tế đang phát triển, được giải quyết rất tốt trong mô hình này. Trong những năm gần đây, nhượng quyền dường như đã xâm nhập vào tất cả các ngành nghề, đặc biệt là ngành thực phẩm, nhà hàng khách sạn, cửa hàng tiện ích. Là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, diện tích đất canh tác chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn thu nhập chính của 70% dân số cả nước, ngành hóa nông luôn có một vị thế nhất định, là một ngành nghề phát triển mạnh và có cơ hội đầu tư cao, tuy nhiên hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực này vẫn còn là một hoạt động mới mẻ với những bước đi đầu. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần hóa nông AHA-Tiền Giang, cũng là lúc công ty đang chuẩn bị triển khai thí điểm đầu tiên của mô hình nhượng quyền thương mại tại Châu Thành - Hậu Giang. Với chiến lược sẽ dùng thương hiệu cửa hàng vật tư nông nghiệp Cẩm Châu, là tiền thân trước khi thành lập công ty và hiện nay là cửa hàng trực thuộc công ty cổ phần hóa nông AHA làm thương hiệu nhượng quyền, công ty quyết định tự phát triển hệ thống phân phối riêng theo kiểu mẫu của cửa hàng VTNN Cẩm Châu, được xem như kế hoạch chiến lược để mở rộng hệ thống kinh doanh nhượng quyền ra toàn khu vực Nam Bộ. Xác định hiện nay là thời điểm thích hợp để phát triển thị trường bán lẻ của công ty, và NQTM là lựa chọn phù hợp, khôn ngoan và là con đường ngắn nhất để công ty mở rộng chân rết của mình đồng thời giảm thiểu các chi phí đầu tư. Vì thế, với đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA NÔNG AHA-TIỀN GIANG”, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng môt hệ thống các qui trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn, từ đó có cơ sở để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu cho công ty trong giai đoạn đầu tham gia vào phương thức kinh doanh này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm kiếm, phân tích các yếu tố cơ bản để xây dựng một mô hình NQTM. Từ đó, từng bước xây dựng quy trình các bước cần chuẩn bị để AHA tiến hành NQTM thương hiệu cửa hàng VTNN Cẩm Châu, đồng thời đề ra một số giải pháp giúp công ty quản lý tốt và có các biện pháp xử lí các rủi ro nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng mô hình NQTM diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đưa mô hình này vào thực tiễn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1 Mục tiêu 1: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây và trực trạng kênh phân phối của AHA trước khi tiến hành bán nhượng quyền. Mục tiêu 2: Thực trạng ngành VTNN hiện nay và cơ hội cho việc xây dựng một mô hình NQTM VTNN. Mục tiêu 3: Xây dựng mô hình NQTM cơ bản cho AHA. Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp để quản trị và nâng cao hiệu quả trong quá trình tiến hành xây dựng mô hình NQTM cho thương hiệu Cẩm Châu của công ty AHA. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần AHA trong những năm gần đây như thế nào? - Thực trạng hoạt động của kênh phân phối hiện nay của AHA ra sao? - Vì sao AHA muốn mở rộng kênh phân phối của mình bằng hình thức nhượng quyền thương mại mà không phải là một hình thức nào khác? - Sản phẩm và dịch vụ mà AHA muốn nhượng quyền đang có nhu cầu với thị trường hiện nay hay không? - Sản phẩm hay dịch vụ mà AHA muốn nhượng quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư kinh doanh? - AHA sẽ xây dựng trình tự các bước nhượng quyền thương mại như thế nào? - Khi xây dựng nhượng quyền thương hiệu, AHA có thể gặp phải những rủi ro nào? Và giải pháp cho những rủi ro này ra sao? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần hóa nông AHA – Tiền Giang, trụ sở chính tại số 24 tổ 1, ấp 3, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 1.4.2 Phạm vi thời gian Số liệu dùng cho đề tài là số liệu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1/8/2013 đến 20/11/2013. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Dưới góc nhìn của AHA Tiền Giang - người bán NQTH (tức người nhượng quyền). 1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu Lý Quý Trung, 2007. Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ. Đây là quyển sách được viết chủ yếu dành cho người bán Nhượng quyền thương hiệu. Trong đó đề cập đến cách thức xây dựng hệ thống nhượng quyền cơ bản và cách thức phát triển nhượng quyền ra Thế giới. Nội dung quyển sách được tác giả đúc kết từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng và áp dụng vào chính doanh nghiệp của mình – Phở 24. Vì vậy mà quyển sách này có tính thực tiễn cao, sát với điều kiện và cơ sở pháp lý tại Việt Nam. 2 Lý Quý Trung, 2006. Mua franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ. Quyển sách viết chủ yếu cho người mua nhượng quyền thương hiệu. Nội dung quyển sách đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhượng quyền thương hiệu, từ đó đứng trên lập trường của một nhà bán nhượng quyền, ta cần làm gì để củng cố niềm tin khách hàng và tìm ra được khách hàng tốt. Nguyễn Khánh Trung, 2008. Franchise – chọn hay không. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách đưa ra những nghiên cứu và trải nghiệm thực tế cho những ai có dự định hoặc quan tâm đến nhượng quyền và nhận quyền, đặc biệt nhấn mạnh đến các mối quan hệ, cam kết giữa nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền cũng như mong muốn xây dựng một hệ thống Franchise thực sự trường tồn theo thời gian. Robert Hayes, 2011. Cẩm nang hướng dẫn nhượng quyền kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng Hợp. Quyển sách hướng dẫn chi tiết thủ tục mua bán và đầu tư trong nhượng quyền kinh doanh, ưu và nhược điểm của mô hình nhượng quyền, cách thức xây dựng hoặc mua được một thương hiệu thành công, cách thức lựa chọn được một thương hiệu nhượng quyền phù hợp với khả năng và mục tiêu tài chính của bạn và cách thức dự toán ngân sách cũng như tính toán chi phí khởi nghiệp. Cuốn sách này cũng hướng dẫn cả cách thức quản lý các hoạt động thường nhật, thu hút và giữ chân khách hàng, tuyển dụng và huấn luyện nhân viên, kiểm soát chi phí, hạch toán tài chính, thỏa thuật pháp lý, chào hàng, tiếp thị, thuê (mua) bất động sản, mở rộng thị trường quốc tế cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến và yếu tố trong quyển sách không phù hợp với điều kiện kinh doanh tại Việt Nam Nguyễn Chí Thanh, 2010. Pháp luật về nhượng quyền thương mại. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại, thực tiễn áp dụng và những điều cần lưu ý. Là cơ sở quan trọng để tiến hành các thủ tục trước, trong và sau khi nhượng quyền đảm bảo tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Nguyễn Thị Vân, 2011. Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, việc gia hạn, chấm dứt và thời hạn của hợp đồng từ đó giúp các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng hiểu được bản chất của loại hợp đồng này. Trịnh Minh Hằng, 2008. Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Huế. Đề tài này nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về NQTM, đánh giá thực trạng NQTM tại Việt Nam qua những ví dụ điển hình, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng áp dụng và phát triển NQTM tại Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về NQTM 3 2.1.1.1 Khái niệm Luật thương mại của Việt Nam tại điều 284 số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định : “ Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh.” Như vậy, bản chất của mô hình NQTM là một doanh nghiệp chuyển giao mô hình kinh doanh để phân phối các sản phẩm, dịch vụ cho các đối tác kinh doanh trên cơ sở giữ được các tiêu chuẩn căn bản của mô hình và thỏa mãn quyền lợi của hai bên. Các bên tham gia thực hiện NQTM cần có các thỏa thuận với nhau và thường sẽ lập ra một bản hợp đồng chuyển nhượng với các điều khoản cơ bản về trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên. Khái niệm trên cũng tương tự với một thuật ngữ tiếng Anh là franchise. Theo tự điển Webster thì “Franchise” được hiểu là một đặc quyền được trao cho một người hoặc một nhóm người để phân phối hay bán sản phẩm của chủ thương hiệu. Định nghĩa này cũng được nêu ra tương tự trong tự điển Anh - Việt của Viện ngôn ngữ học: Franchise có nghĩa là NQTM hay cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. 2.1.1.2 Lịch sử hình thành – phát triển của NQTM  Nguồn gốc NQTM trên Thế giới Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động NQTM được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. NQTM thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, NQTM trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, NQTM đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý... cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc 4 bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn-nhà hàng... Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động NQTM đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng NQTM Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội NQTM Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua NQTM.  Sự phát triển của NQTM tại Việt Nam NQTM vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, được xem là manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là NQTM, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức franchise. Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống NQTM hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi NQTM đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động NQTM sẽ phát triển như vũ bão. Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống nhà hàng Phở 24 đang rất thành công và đảm bảo đầy đủ các chuẩn mực, tiêu chuẩn của một hệ thống franchise đặc trưng nhất. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bán franchise ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy làn sóng NQTM ngày càng dâng cao tại Việt Nam. 2.1.1.3 Đặc điểm NQTM NQTM có những đặc điểm sau: - NQTM là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, tham gia vào hoạt động NQTM gồm có bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Hai bên này đều phải là các thương nhân và có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau. Sau khi nhận quyền thương mại, bên nhận quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên cơ sở sự cho phép của bên nhượng quyền để khai thác lợi ích cho chính mình. 5 - NQTM là một hoạt động thương mại có sự chuyển giao “ quyền thương mại” gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ đó là “ cách thức tổ chức kinh doanh… nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo” của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền. - Bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại “quyền kiểm soát và trợ giúp” rất gắn bó và mật thiết. Đây được coi là một đặc điểm nổi bật của NQTM so với các hoạt động thương mại khác. - NQTM thực chất là việc mở rộng mô hình kinh doanh đã thành công trên thị trường bằng cách chia sẻ quyền kinh doanh thương mại cho các thương nhân nhận quyền. Tuy nhiên việc mở rộng mô hình kinh doanh, bên nhượng quyền luôn phải đối mặt với nguy cơ giảm uy tín thương mại nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng cam kết. Điều này đòi hỏi bên nhượng quyền phải kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền, khiến bên nhận quyền phải tuân thủ chặt chẽ mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền, qua đó bảo vệ được thương hiệu của mình. 2.1.2 Phân loại các mô hình NQTM Khái niệm NQTM được hiểu là một phương thức phát triển kinh doanh nhưng bản thân nó có phạm vi khá rộng với nhiều cách thức cụ thể khác nhau. Dựa vào các tính chất về mức độ đầu tư, kiểm soát người ta chia NQTM làm 4 loại cơ bản như sau: 2.1.2.1 Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện Đây là hình thức NQTM mà bên nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ mô hình kinh doanh của mình cho đối tác. Nó có thể được hiểu như là sự “copy” mô hình kinh doanh chuẩn cho đối tác nhận nhượng quyền. Và với mô hình này, tính đồng nhất của hệ thống đạt được rất cao. Bên NQTM sẽ chuyển nhượng ít nhất bốn lĩnh vực cơ bản: - Hệ thống chiến lược, mô hình kinh doanh, quy trình vận hành chính sách quản lý, điều hành huấn luyện, thiết kế, khai trương… - Các bí quyết kinh doanh, công nghệ. - Hệ thống thương hiệu. - Sản phẩm, dịch vụ. Bên mua sẽ phải trả các loại phí NQTM ban đầu, phí hàng tháng tùy theo các điều kiện kinh doanh đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Mô hình NQTM này cho phép doanh nghiệp tiến hành NQTM có mức độ chi phí ban đầu vừa phải, mức độ kiểm soát khá cao và khả năng phát triển mở rộng quy mô khá. 2.1.2.2 Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện. Là loại hình nhượng quyền lỏng lẻo nhất. Bên tiến hành chỉ chuyển giao một số ít trong các yếu tố đảm bảo thành công của hệ thống kinh doanh do mình sở hữu cho đối tác. Thường có các trường hợp cơ bản như sau: - Nhượng quyền phân phối sản phẩm dịch vụ. - Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị. - Nhượng quyền thương hiệu. Với mức độ không đầy đủ như vậy, doanh nghiệp nhượng quyền sẽ giảm được các chi phí, và hạn chế được các yêu cầu về nguồn nhân lực để phát triển hệ thống và có khả năng phát triển nhanh chóng mạng lưới kinh doanh của mình nhưng việc kiểm soát tính đồng nhất của hệ thống bị suy giảm. Thu nhập của bên tiến hành NQTM chủ yếu do bán sản phẩm và dịch vụ còn bên mua NQTM giảm được nhiều chi phí cho việc mua NQTM, nhưng cũng giảm đi các yếu tố hỗ trợ thành công trong kinh doanh. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan