Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế xây dựng mô hình nhân tố chính đánh giá tình trạng năng suất lao động thấp tron...

Tài liệu xây dựng mô hình nhân tố chính đánh giá tình trạng năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng

.PDF
162
373
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------- CHÂU THANH ĐĂNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÂN TỐ CHÍNH ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THẤP TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Vĩnh Long, năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------- CHÂU THANH ĐĂNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÂN TỐ CHÍNH ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THẤP TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH: KT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 60 58 02 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM ĐỨC THIỆN Vĩnh Long, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với tên Đề tài “Xây dựng mô hình nhân tố chính đánh giá tình trạng năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thầy Phạm Đức Thiện và Thầy Hà Duy Khánh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác. Tôi xin cam đoan rằng không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Học viên thực hiện Luận văn Châu Thanh Đăng LỜI CẢM ƠN Với tất cả chân thành, Em xin bày tỏ lòng biết đến Thầy Phạm Đức Thiện và Thầy Hà Duy Khánh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn. Bên cạnh đó các Thầy còn là người đã động viên em rất nhiều để em có thể vượt qua những khó khăn trong thời gian nghiên cứu, xin gửi đến các Thầy lời tri ân, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng QLKH – Sau Đại học và Hợp tác Quốc tế của Trường đại học Cửu Long, và cùng các Thầy là giảng viên tham gia giảng dạy toàn khóa học đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Để tạo nền tảng vững chắc cho em chập chững bước vào con đường nghiên cứu khoa học nhằm mang lại cho cộng đồng và xã hội nhiều lợi ích hơn trong cuộc sống. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Anh, chị trong ngành đã giúp đỡ và cung cấp số liệu nhiệt tình trong quá trình khảo sát để hoàn thành bộ số liệu nghiên cứu phân tích. Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã tập trung cố gắng nghiên cứu nhưng trong thời gian tám tháng làm luận văn với tiến độ tương đối ngắn nên khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía Thầy cô và các bạn nhằm hoàn chỉnh hơn cho luận văn này, đồng thời là cơ sở để nghiên cứu mở rộng sau này. Châu Thanh Đăng MỤC LỤC CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ..........................................................................1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................2 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................2 1.4. Quy mô nghiên cứu.......................................................................................2 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................3 1.6. Cấu trúc của luận văn....................................................................................3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN.................................................................................. 5 2.1. Khái niệm về năng suất lao động ..................................................................5 2.2. Một số phương pháp đo lường năng suất.......................................................9 2.2.1.Phương pháp trực tiếp .............................................................................9 2.2.2. Phương pháp gián tiếp.......................................................................... 11 2.3. Các nghiên cứu tương tự đã được công bố .................................................. 12 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 12 2.3.2. Nghiên cứu trong nước......................................................................... 13 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 16 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 16 3.2. Thiết kế Bảng câu hỏi ................................................................................. 18 3.3. Thu thập dữ liệu.......................................................................................... 19 3.3.1. Quy trình thu thập dữ liệu .................................................................... 19 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu........................................................................... 19 3.3.3. Xác định kích thước mẫu khảo sát........................................................ 20 3.3.4. Cách thức phân phối bảng câu hỏi........................................................ 20 3.3.5. Cấu trúc bảng câu hỏi........................................................................... 20 3.4. Mã hóa dữ liệu............................................................................................ 22 3.5. Công cụ phân tích ....................................................................................... 24 3.5.1. Mô tả mẫu............................................................................................ 24 i 3.5.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo hệ số Cronbach’s Alpha ................. 25 3.5.3. Thống kê mô tả .................................................................................... 25 3.5.4. Kiểm định giả thuyết phân phối chuẩn (Shapiro – Wilk Test) .............. 25 3.5.5. Phân tích One – Way Analysis of Variance (ANOVA) ........................ 26 3.5.6. Kiểm định tương quan Pearson ............................................................ 26 3.5.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic).......... 27 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29 4.1. Quy trình phân tích số liệu.......................................................................... 29 4.2. Mô tả mẫu................................................................................................... 30 4.2.1. Kết quả trả lời bảng câu hỏi ................................................................. 30 4.2.2. Thời gian của người trả lời tham gia công tác trong ngành xây dựng.... 31 4.2.3. Vai trò của người trả lời trong công ty hoặc dự án................................ 32 4.2.4. Lĩnh vực hoạt động chính của người trả lời trong công ty hoặc dự án... 33 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................................. 34 4.3.1. Độ tin cậy thang đo mức độ xảy ra....................................................... 35 4.3.2. Độ tin cậy thang đo mức độ ảnh hưởng ................................................ 38 4.4. Tính trị trung bình và xếp hạng các yếu tố .................................................. 40 4.4.1. Tính trị trung bình và xếp hạng các yếu tố theo mức độ xảy ra............. 40 4.4.2. Tính trị trung bình và xếp hạng các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng...... 42 4.5. Kiểm tra phân phối chuẩn (Shapiro – Wilk Test) ........................................ 44 4.5.1. Kiểm tra phân phối chuẩn mức độ xảy ra ............................................. 44 4.5.2. Kiểm tra phân phối chuẩn mức độ ảnh hưởng ...................................... 46 4.6. Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm.............................. 47 4.6.1. Kết quả kiểm định về trị trung bình mức độ xảy ra giữa các nhóm. ...... 48 4.6.2. Kết quả kiểm định về trị trung bình mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm 51 4.7. Kiểm định tương quan Pearson ................................................................... 54 4.7.1. Kết quả phân tích tương quan Pearson mức độ xảy ra. ......................... 54 4.7.2. Kết quả phân tích tương quan Pearson mức độ ảnh hưởng ................... 55 4.8. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic) ................ 58 ii 4.8.1. Quá trình thực hiện khi phân tích nhân tố............................................. 58 4.8.2. Kết quả phân tích nhân tố chính EFA các yếu tố mức độ xảy ra ........... 58 4.8.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố ....................................... 60 4.8.2.2. Kết quả xây dựng mô hình và đặt tên nhân tố.................................... 68 4.8.2.3. Phân tích ý nghĩa các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp trong các dự án đầu tư xây dựng.................................................... 69 4.8.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA mức độ ảnh hưởng .............................. 74 4.8.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố ....................................... 75 4.8.3.2. Kết quả xây dựng mô hình và đặt tên nhân tố.................................... 79 4.8.3.3. Phân tích ý nghĩa các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp trong các dự án đầu tư xây dựng.................................................... 81 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 87 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 87 5.2. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài........................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt: - NSLĐ: Năng suất lao động - CNXD: Công nhân xây dựng - NTTC: Nhà thầu thi công - CTXD: Công trình xây dựng - KSXD: Kỹ sư xây dựng - KTS: Kiến trúc sư - CĐT: Chủ đầu tư - TK: Thiết kế - KSTK: Kỹ sư thiết kế Tiếng Anh: - SPSS: Statistical Package for the Social Sciences - EFA: Exploratory Factor Analysis - KMO: Kaiser – Meyer – Olkin - CA: Cronbach anpha - AA: Anova anlysis - PC: Pearson correlation iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Định nghĩa năng suất – Tangen (2005), (Trích từ Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 12, số 01 – 2009, Loan & Hùng, (2009)............................................ 5 Bảng 2.2. Các mô hình về năng suất - Thomas (1990), (trích từ Luận văn Thạc sĩ Hùng, 2010) ............................................................................................................ 8 Bảng 3.1. Bảng thang đo đánh giá 5 khoảng đo ..................................................... 21 Bảng 3.2. Bảng thang đo đánh giá 5 mức độ.......................................................... 21 Bảng 3.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo về nhân tố gây ra và ảnh hưởng năng suất lao động thấp trong các dự án đầu tư xây dựng...................................................... 22 Bảng 4.1. Thống kê kết quả trả lời bảng câu hỏi .................................................... 30 Bảng 4.2. Thống kê thời gian của người trả lời tham gia công tác trong ngành xây dựng ...................................................................................................................... 31 Bảng 4.3. Vai trò của người trả lời trong công ty hoặc dự án ................................. 33 Bảng 4.4. Lĩnh vực hoạt động chính của người trả lời trong công ty hoặc dự án .... 34 Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’S Alpha tổng thể mức độ xảy ra cho các...................... 35 nhóm yếu tố........................................................................................................... 35 Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’S Alpha từng nhân tố cho mức độ xảy ra ..................... 35 Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’S Alpha tổng thể mức độ xảy ra cho các nhóm yếu tố sau khi loại bỏ biến rác XR7 và XR35................................................................... 37 Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’S Alpha từng nhân tố cho mức độ xảy ra sau khi loại bỏ biến rác XR7 và XR35...................................................................................... 37 Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’S Alpha tổng thể cho mức độ ảnh hưởng ..................... 38 Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’S Alpha từng nhân tố cho mức độ ảnh hưởng ............ 39 Bảng 4.11. Bảng tính trị trung bình và xếp hạng các nhân tố cho mức độ xảy ra.... 40 Bảng 4.12. Bảng tính trị trung bình và xếp hạng các từng nhân tố cho mức độ ảnh hưởng. ................................................................................................................... 42 Bảng 4.13. Bảng tính trị số thống kê cho mức độ xảy ra ........................................ 44 Bảng 4.14. Bảng tính trị số thống kê cho mức độ ảnh hưởng ................................. 46 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định về trị trung bình mức độ xảy ra giữa các nhóm....... 48 v Bảng 4.16. Kết quả kiểm định hậu nghiệm Tukey HSD cho từng nguyên nhân xảy ra .................................................................................................................... 50 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định về trị trung bình mức độ ảnh hưởng ....................... 51 giữa các nhóm ....................................................................................................... 51 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định hậu nghiệm Tukey HSD cho từng nguyên nhân ảnh hưởng. ............................................................................................................ 53 Bảng 4.19. Kết quả phân tích tương quan Pearson mức độ xảy ra ( r >0,6) ............ 54 Bảng 4.20. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến XR9 và XR10 ................................................................................................................ 55 Bảng 4.21. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến XR28 và XR29 ...................................................................................................... 55 Bảng 4.22. Kết quả phân tích tương quan pearson mức độ ảnh hưởng ( r >0,6) ..... 55 Bảng 4.23. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến AH9 và AH10 ................................................................................................................ 56 Bảng 4.24. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến AH9 và AH11 ................................................................................................................ 56 Bảng 4.25. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến AH10 và AH11 ..................................................................................................... 57 Bảng 4.26. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến AH13 và AH14 ..................................................................................................... 57 Bảng 4.26. Kết quả phân tích phân tích hồi quy tuyến tính cho các cặp biến AH23 và AH24 ..................................................................................................... 57 Bảng 4.27. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test lần 1.......................... 58 Bảng 4.28. Kết quả kiểm tra giá trị Communalities................................................ 59 Bảng 4.29. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1...................................................... 60 Bảng 4.30. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2...................................................... 61 Bảng 4.31. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 3...................................................... 62 Bảng 4.32. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 4...................................................... 63 Bảng 4.33. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 5...................................................... 64 vi Bảng 4.34. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 6...................................................... 65 Kết quả sau 06 lần xoay nhân tố thì tất cả các yếu tố đều có factor loading lớn hơn 0.5 và dữ liệu được rút gọn với 06 nhân tố chính. Bảng 4.35. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test lần 6................................................................. 66 Bảng 4.37. Bảng tổng hợp các thành phần chính và đặt tên cho nhân tố................. 68 Bảng 4.38. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test .................................. 74 Bảng 4.39. Kết quả kiểm tra giá trị Communalities cho mức độ ảnh hưởng........... 74 Bảng 4.40. Kết quả phân tích nhân tố mức độ ảnh hưởng khi xoay nhân tố ........... 75 lần 1 ...................................................................................................................... 75 Bảng 4.41. Kết quả phân tích nhân tố mức độ ảnh hưởng khi xoay nhân tố ........... 76 lần 2 ...................................................................................................................... 76 Bảng 4.42. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test cho mức độ ảnh hưởng lần 2. .......................................................................................................... 77 Bảng 4.43. Kết quả tổng phương sai giải thích....................................................... 78 Bảng 4.44. Bảng tổng hợp các nhân tố chính và đặt tên cho nhân tố ...................... 80 ảnh hưởng ............................................................................................................. 80 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1. Phương pháp đo lường năng suất (trích từ Luận Văn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hùng, 2010)................................................................................................ 11 Hình 2.2. Mô hình cải tiến năng suất lao động (Đỗ Thị Xuân Lan, 1998). ............. 14 Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .............................................................. 17 Hình 3.2. Quy trình thiết kế Bảng câu hỏi nghiên cứu............................................ 18 Hình 3.3. Quy trình thu thập dữ liệu ...................................................................... 19 Hình 4.1. Quy trình phân tích số liệu khảo sát ....................................................... 29 Hình 4.2. Thời gian tham gia công tác của người trả lời ........................................ 32 Hình 4.3. Vai trò của người trả lời trong công ty hoặc dự án.................................. 33 Hình 4.4. Lĩnh vực hoạt động chính của người trả lời trong công ty hoặc dự án..... 34 Hình 4.5. Biểu đồ Scree Plot các yếu tố mức độ xảy ra......................................... 67 Hình 4.6. Biểu đồ Scree Plot các yếu tố mức độ ảnh hưởng.................................. 79 viii TÓM TẮT Năng suất lao động (NSLĐ) được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong ngành xây dựng ở Việt Nam cho thấy NSLĐ hiện đang gặp nhiều khó khăn. Mục đích chính của nghiên cứu này là khảo sát, phân tích các yếu tố gây ra tình trạng NSLĐ thấp. Để thực hiện được mục đích này, một bảng câu hỏi về nghiên cứu các nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng đến tình trạng năng suất lao động thấp đã được đặt ra khảo sát. Dựa vào phân tích tổng quan từ các nghiên cứu trước đây chọn lọc 39 yếu tố tác động đến NSLĐ và được chia thành 8 nhóm có liên quan đến: nhận thức của công nhân, chủ đầu tư và quản lý dự án, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, vật tư, dụng cụ lao động, công nghệ và phương pháp thi công, bản thân người lao động và các nhân tố bên ngoài. Có 450 bảng câu hỏi được gửi đi khảo sát và thu về 197 bảng câu hỏi hợp lệ để đưa vào phân tích. Kết quả các phân tích thống kê cho thấy có 2 yếu tố bị loại do sử dụng thang đo không đạt độ tin cậy. Các kiểm định giả thuyết dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn và kiểm định sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm đều đạt ở mức ý nghĩa 0,05. Ngoài ra, 37 biến còn lại được xác định là không có sự tương quan tuyến tính. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố xảy ra cho thấy có 6 nhân tố chính được trích ra từ 37 yếu tố ban đầu với phương sai giải thích tổng là 68,74%. Tương tự, kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng cho thấy có 8 nhân tố chính được trích ra từ 37 yếu tố ban đầu với phương sai giải thích tổng là 70,31%. Kết quả phân tích đã tìm ra được các yếu tố quan trọng thường xảy ra và các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động thấp trong ngành xây dựng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xây dựng các nhân tố chính có khả năng đại diện cho các yếu tố ban đầu để giải thích cho vấn đề về nhận thức NSLĐ thấp trong ngành xây dựng hiện nay. ix 1 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU Chương này sẽ giới thiệu lý do xác định đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc luận văn. 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, NSLĐ được coi là yếu tố quan trọng nhất (Sauian, 2002). Đo lường năng suất là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá toàn bộ kết quả của một doanh nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất (Chen và Liaw, 2001). Trong những năm qua, yếu tố tác động đến năng suất đã được thảo luận và phân tích theo những góc độ và quan điểm khác nhau (Hoffman và Mehra, 1999). Ở Việt Nam, NSLĐ đã là một vấn đề thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận trong nhiều năm qua. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho rằng NSLĐ của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các giải pháp mà hiện nay các doanh nghiệp thường hay sử dụng để tăng sự cạnh tranh với nhau là tăng NSLĐ, đào tạo nguồn nhân lực, thay đổi thiết bị công nghệ... (Hùng, 2010). Oglesby (1989) đã chỉ ra rằng chất lượng, năng suất, an toàn và sự phù hợp là bốn tiêu chí cơ bản để xem xét mức độ thực hiện của các công việc trên công trường, và trong số 4 tiêu chí này, NSLĐ là một tiêu chí quan trọng đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư và tài nguyên để hoàn thành dự án. Dựa vào thảo luận ở trên, nghiên cứu này xem xét vấn đề NSLĐ với các mục tiêu sau: (1) khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng NSLĐ thấp trong các dự án xây dựng; và (2) xây dựng mô hình nhân tố chính đánh giá tình trạng NSLĐ thấp. Quan điểm phân tích của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên quan điểm của nhà thầu. Các dự án được khảo sát đa số được đầu tư bởi nguồn vốn ngân sách nhà nước. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các chiến lược quản lý 2 để giúp cải thiện năng suất lao động và giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án mang lại lợi nhuận cho các nhà thầu. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào gây ra và ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng? - Trong các yếu tố gây ra năng suất lao động thấp, thì những yếu tố nào thường hay xảy ra và yếu tố nào ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng? - Từ những yếu tố vừa tìm được, tiếp tục phân tích để xây dựng mô hình các nhân tố chính đánh giá tình trạng năng suất lao động thấp trong các dự án đầu tư xây dựng? 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu được tiến hành nhằm các mục tiêu sau: - Khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng NSLĐ thấp trong các dự án xây dựng. - Xác định yếu tố thường hay xảy ra và yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng. - Phân tích để xây dựng các mô hình nhân tố gây ra và ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng. 1.4. Quy mô nghiên cứu - Địa điểm: Đề tài nghiên cứu xét đến các công trình được xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An và các tỉnh lân cận. - Thời gian thực hiện nghiên cứu: 8 tháng. - Đối tượng khảo sát: Là lãnh đạo các đơn vị, các trưởng/ phó các phòng ban, người trực tiếp quản lý dự án, các cán bộ kỹ thuật, nhân viên thuộc đại diện các Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế và các đơn vị khác. - Đối tượng nghiên cứu: là các yếu tố xảy ra và ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp trong các dự án đầu tư xây dựng. 3 - Quan điểm phân tích: phân tích và thảo luận theo quan điểm của những người đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu - Giúp các cá nhân xây dựng nhận thức và hiểu biết hơn về nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp từ đó có biện pháp cải tiến năng suất lao động để tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao. - Giúp các nhà thầu thi công, các nhà quản lý xây dựng xác định được các nguyên nhân chính gây ra năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng, từ đó có cách nhìn nhận về thực trạng của công nhân, đánh giá và khảo sát hiệu quả làm việc của công nhân, qua đây đưa ra các giải pháp quản lý, điều hành công nhân, biện pháp thi công phù hợp nhằm đạt mục tiêu dự án đề ra. - Về mặt học thuật: kết quả của đề tài có thể làm cơ sở để đề tài kế tiếp nghiên cứu sâu hơn về định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây ra năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng. - Về mặt thực tiễn: xác định các yếu tố chính gây ra năng suất lao động thấp từ đó xây dựng được mô hình nhân tố chính đánh giá tình trạng năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng. Điều này sẽ giúp các bên trong dự án đặc biệt nhà thầu có thêm cách nhìn nhận toàn diện hơn về năng suất lao động. Qua đó đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh nhân công, biện pháp thi công phù hợp nhằm đạt được mục tiêu dự án đề ra. 1.6. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Giới thiệu. Chương này bao gồm các nội dung lý do hình thành đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Chương 2: Tổng quan. Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các Khái niệm về năng suất lao động, một số phương pháp đo lường năng suất và mô hình nghiên cứu về năng suất lao động thấp. Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế đã được công bố. 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ nêu phương pháp nghiên cứu và thang đo. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này nội dung đề cập về phần phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó nghiên cứu sẽ nhóm các yếu tố chính thường xảy ra có ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động thấp, đồng thời dựa vào các nhân tố này sẽ xây dựng các mô hình nhân tố chính đánh giá tình trạng năng suất lao động thấp trong các dự án xây dựng. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày các kết luận kết quả chính của nghiên cứu, kiến nghị, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN Chương 2 sẽ giới thiệu về cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm về năng suất lao động, một số phương pháp đo lường năng suất và một số mô hình nghiên cứu về năng suất lao động thấp. Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế đã được công bố, trên cơ sở đó đề xuất ra một số nguyên nhân gây ra năng suất lao động thấp để khảo sát, phân tích. 2.1. Khái niệm về năng suất lao động Thời gian qua năng suất lao động trong ngành xây dựng đã được thảo luận và cũng được nhận nhiều sự quan tâm (Thomas và nhóm tác giả 1990). Về cơ bản năng suất được định nghĩa là tỷ số giữa “đầu ra” và “đầu vào” trong quá trình thực hiện để tạo ra một sản phẩm. Tùy theo điều kiện áp dụng mà năng suất lao động được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau. Theo Tangen (2005), đã tổng kết từ nhiều nhà nghiên cứu về định nghĩa năng suất lao động (Bảng 2.1) và kết luận rằng: năng suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý nghĩa của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào phạm vi sử dụng. Bảng 2.1. Định nghĩa năng suất – Tangen (2005), (Trích từ Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 12, số 01 – 2009, Loan & Hùng, (2009). Định nghĩa Năng suất = Khả năng sản xuất Năng suất là tỷ số giữa đầu ra trên một trong Tham khảo (Littre, 1883) (The Organization for các yếu tố sản xuất: Năng suất vốn, năng suất đầu European Economic Cooperation tư, năng suất nguyên vật liệu... Năng suất là những điều mà con người có thể đạt đến với nguyên vật liệu, vốn và công nghệ. Năng suất là một sự cải tiến liên tục. Năng suất biểu hiện khả năng của các yếu tố sản xuất, lao động và vốn trong việc tạo ra giá trị. OeEc, 1950) (Japan Productivity Center JPC, 1958) (The British Institute of Management Foundation - BIM, 1976) 6 Định nghĩa Khả năng tạo lợi nhuận = Năng suất x Giá Tham khảo (American Productivity Center - APC, 1979) Năng suất = Số đơn vị đầu ra/Số đơn vị đầu vào (Chew, 1988) Năng suất = Đầu ra thực tế/ Nguồn lực đã sử dụng Năng suất là một sự so sánh các đầu vào với đầu ra của một phân xưởng sản xuất. Năng suất = Tổng thu nhập/(Chi phí + Lợi nhuận kỳ vọng) Năng suất = Giá trị gia tăng/Đầu vào của các yếu tố sản xuất. (Sink & Tuttle, 1989) (Kaplan & Cooper, 1989) (Fisher, 1990) (Aspen et al., 1991) Năng suất là tỷ số giữa số sản phẩm được sản xuất và nguồn lực cần thiết để sản xuất nó. Năng suất đo lường mối quan hệ giữa đầu ra như (Hill, 1993) sản phẩm, dịch vụ và các đầu vào bao gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu và các đầu vào khác. Năng suất là yếu tố chính quyết định chất lượng cuộc sống. (Thurow, 1993) Năng suất là tỷ số giữa đầu ra (sản phẩm hay dịch vụ) và đầu vào (vốn, lao động, nguyên (Mohanty & Yadav, 1994) vật liệu, năng lượng và các đầu vào khác) Định nghĩa năng suất bao gồm lợi nhuận, hiệu suất, hiệu quả, giá trị, chất lượng, sự đổi mới và chất lượng cuộc sống. (Smith, 1995) 7 Định nghĩa Tham khảo Năng suất là việc sử dụng các nguồn lực của một tổ chức, một ngành, hay một quốc gia để đạt đến kết quả mong muốn. Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào. Tăng năng suất khi chúng ta tạo nhiều đầu ra hơn (Baines, 1997) với cùng một lượng đầu vào hoặc sản xuất cùng một lượng đầu ra với đầu vào ít hơn. Năng suất là việc sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất. Nếu chúng ta sản xuất được nhiều sản phẩm hơn từ một nguồn lực như nhau, chúng ta tăng năng suất. Hay là sản xuất được cùng số lượng (Bernolak, 1997) sản phẩm với một nguồn lực ít hơn, chúng ta cũng tăng năng suất. Nguồn lực bao gồm cả nguồn lực vật chất và con người. Năng suất liên quan đến việc sử dụng các (Stainer, 1997) đầu vào trong quá trình sản xuất sản phẩm/dịch Năng suất = Đầu ra/Đầu vào Năng suất = Đầu ra/Đầu vào = Thu nhập/ (Lao động + Các chi phí khác) (Rolstadas, 1998) (Hodgkinson, 1999) Năng suất = Hiệu suất * Hiệu quả = Thời gian tạo ra giá trị gia tăng/Tổng thời (Jackson & Petersson, 1999) gian thực hiện quá trình Năng suất đề cập đến quá trình chuyển đổi các nguồn lực một cách có hiệu quả và hiệu suất thành các đầu ra cần thiết. (Mohanty & Deshmukh, 1999)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan