Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ xây dựng mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng tại thị trấn Tam Đảo tỉnh Vĩ...

Tài liệu xây dựng mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng tại thị trấn Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc

.DOCX
50
357
100

Mô tả:

Nghiên cứu thực trạng du lịch hiện tại và xây dựng mô hình du lịch bền vững dừa vào cộng đồng tại thị trấn Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập thiên nhiên này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường lời cảm ơn chân thành nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các đồng chí kiểm lâm làm việc ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tế thiên nhiên đồng thời giải đáp các thắc mắc của chúng em trong suốt chuyến đi Tam Đảo. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy, cô giáo hướng dẫn chúng em trông chuyến đi thực tế lần này đã giúp đỡ, cung cấp những kiến thức bổ ích để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập thiên nhiên này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập ở một địa điểm thiên nhiên bổ ích, để em có thể trau dồi thêm kiến thức của mình thêm phong phú. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy, cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤ MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................2 PHẦN 1: LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP............3 Ngày thứ 1: (06/06/2017):............................................................................................4 Ngày thứ 2: (07/06/2017).............................................................................................5 PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................7 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...................................................................7 2.2. Phương pháp khảo sát thực địa..............................................................................7 2.3. Phương pháp điều tra xã hội học...........................................................................7 PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN TAM ĐẢO.....................................................8 3.1. Vị trí địa lý của Thị trấn Tam Đảo.........................................................................8 3.2. Vườn quốc gia Tam Đảo........................................................................................8 3.2.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................8 3.2.2. Đa dạng sinh học.............................................................................................8 3.2.2.1 Về thực vật.................................................................................................8 3.2.2.2 Về động vật..............................................................................................11 3.2.3. Nhiệm vụ.......................................................................................................12 3.3. Cộng đồng dân cư Thị trấn Tam Đảo..................................................................12 PHẦN 4: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.....14 4.1. Du lịch bền vững..................................................................................................14 4.1.1 Khái niệm du lịch bền vững...........................................................................14 4.1.2. Nội dung của du lịch bền vững.....................................................................14 4.1.3. Ý nghĩa của du lịch bền vững.......................................................................15 4.1.4. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch bền vững..............................15 4.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững...............................................................16 4.1.6. ECOMOST....................................................................................................17 4.2. Du lịch dựa vào cộng đồng..................................................................................17 4.2.1. Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng.....................................................17 4.2.2. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng............................................................18 4.2.3. Nguyên tắc phát triển DLCĐ:.......................................................................18 4.2.4. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng.........................................................18 4.2.5. Đặc điểm của DLCĐ.....................................................................................19 4.2.6. Mục đích của DLCĐ.....................................................................................19 4.2.7. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch...................20 PHẦN 5: MÔ HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THỊ TRẤN TAM ĐẢO..........................................................................................................22 5.1 Phân tích tiềm năng cộng đồng............................................................................22 5.1.1 Tài nguyên và điểm thu hút du lịch...............................................................22 5.1.1.1 Địa điểm vui chơi....................................................................................22 5.1.1.2 Du lịch tâm linh.......................................................................................28 5.1.1.3 Sản phẩm đặc trưng của Khu du lịch Tam Đảo.......................................28 5.1.2 Năng lực cộng đồng.......................................................................................29 5.1.3 Thực trạng du lịch hiện nay...........................................................................29 5.2 Mục tiêu của mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng tại thị trấn Tam Đảo. .....................................................................................................................................31 5.3 Các sản phẩm du lịch cộng đồng..........................................................................31 5.3.1 Các sản phẩm hiện có.....................................................................................31 5.3.2 Các dịch vụ khác cần được phát triển thêm...................................................33 5.3.2.1 Homestay.................................................................................................33 5.3.2.2 Biểu diễn văn nghệ truyền thống.............................................................33 5.3.2.3 Giáo dục môi trường................................................................................34 5.3.3 Các chương trình tour tham quan, có thể tham khảo thêm với các doanh nghiệp lữ hành.........................................................................................................34 5.4 Tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch cộng đồng ở thị trấn Tam Đảo..............35 5.4.1 Mô hình tổ chức.............................................................................................35 5.4.2 Vai trò và trách nhiệm của các thành phần trong hệ thống............................36 5.4.2.1 Ban quản lý xúc tiến du lịch cấp tính......................................................36 5.4.2.2 Ban quản lý du lịch thị trấn Tam Đảo.....................................................36 5.4.2.3 Tổ lưu trú.................................................................................................38 5.4.2.4 Tổ biểu diễn văn nghệ..............................................................................38 5.4.2.5 Tổ thuyết minh hướng dẫn......................................................................38 5.4.2.6 Tổ thông tin du lịch..................................................................................38 5.4.2.7 Trung tâm bảo vệ sinh thái cộng đồng....................................................38 5.5 Giá cả của các sản phẩm du lịch...........................................................................39 5.6 Cơ chế chia sẻ lợi ích du lịch................................................................................39 5.6.1 Ngày công lao động của các thành viên........................................................39 5.6.2 Chọn đối tượng tham gia:..............................................................................40 5.6.3 Xây dựng cơ chế luân phiên:.........................................................................40 5.6.4 Xây dựng quỹ phát triển cộng đồng:.............................................................40 5.6.4.1 Quỹ này thu từ các nguồn sau:................................................................40 5.6.4.2 Qũy này có thể chi vào các công việc sau:..............................................40 PHẦN 6: CÁC GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ HƯỚNG ĐẾN DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG................................................................................41 6.1 Các hoạt động cần thực hiện................................................................................41 6.2 Các hoạt động dự kiến tiếp theo...........................................................................42 PHẦN 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................43 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Rất nhiều khu du lịch sinh thái gắn với các vườn quốc gia được xây dựng và khá nổi bật là khu du lịch Tam Đảo. Tam Đảo là khu vực thuộc dãy núi dài khoảng 50km có độ cao trung bình khoảng 900m với 3 đỉnh là Thiên Nhị (1.375m), Thạch Bàn(1.388m) và Phù Nghĩa (1.400m), nằm cách Hà Nội khoảng 80km, cách thành phố Vĩnh Yên gần 20 km. Khu du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một khu nghỉ mát rất lý tưởng ở miền Bắc với tiết trời thoáng mát quanh năm, được sánh ngang với Sa Pa và Đà Lạt, với khung cảnh thiên nhiên vô cùng thơ mộng và hùng vĩ. Những ngôi nhà huyền ảo trong sương khói và mây cùng với không khí trong lành, Tam Đảo thực sự trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng. Từ lâu, thị trấn Tam Đảo đã nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp, tiêu biểu là Thác Bạc, Cổng Trời, Nhà thờ đá, đỉnh Rùng Rình, ... cùng với đó là hệ động thực vật rất đa dạng và phong phú và Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Đây chính là những tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt, có khả năng khai thác và phát triển để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách thập phương. Cùng với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của du lịch Tam Đảo là những hệ lụy kéo theo do sự quản lý và phát triển du lịch một cách bừa bãi không có kiểm soát. Một số tác động có thể kể đến như: rất nhiều nhà nghỉ khách sạn mọc lên không theo quy hoạch, rác thải tăng đột biến gây ô nhiễm môi trường, người dân thì săn bắt các loài động thực vật quý hiếm để bắn cho khách du lịch, khách du lịch trong quá trình tham quan tác động vào những khu vực cấm của rừng gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường ở đây, ...Chính vì thế rất du lịch ở Tam Đảo rất cần phát triển theo hướng bền vững. Đồng thời hình thức du lịch gắn với cộng đồng cũng là một hình thức rất mới và hiệu quả nhưng tuy nhiên ở Tam Đảo vẫn chưa ứng dụng được nhiều và chỉ được thể hiện qua một số hình thức như: các dịch vụ ăn uống hay nhà nghỉ, homestay. Trong khi đó còn có rất nhiều các dịch vụ du lịch gắn với cộng đồng khác mà người dân Tam Đảo vẫn chưa khai thác được như sản xuất các đồ lưu niệm, hướng dẫn viên là người bản địa hay tổ chức các hoạt động văn hóa, … 1 Chính vì thế em cùng các bạn nhóm 4 đa chọn đề tài “Xây dựng mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng ở khu vực Thị Trấn Tam Đảo” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và xây dựng các mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng ở khu vực Thị trấn Tam Đảo nhằm đưa ra một số các mô hình để phát triển du lịch bảo vệ nguồn tài nguyên kinh tế, xã hội và đồng thời gắn với cộng - đồng dân cư ở Thị trấn Tam Đảo Tìm hiểu một số mô hình du lịch bền vững gắn với cộng đồng Đánh giá tài nguyên du lịch ở Tam Đảo Xây dựng và đề xuất hướng phát triển du lịch Tam Đảo bền vững và gắn với người dân ở Thị trấn Tam Đảo 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tìm hiều về tiềm năng du lịch của cộng đồng ở Thị trấn Tam Đảo Xây dựng mô hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng Đề xuất một số hoạt động cần thực hiện để hướng đến du lịch bền vững dựa vào cộng đồng 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực Thị Trấn Tam Đảo - Đối tượng nghiên cứu: Mô hình du lịch bền vững gắn với cộng đồng khu vự thị trấn Tam Đảo Thời gian thực hiện đề tài từ 05/ 06/ 2017 đến ngày 14/ 06/ 2017 PHẦN 1: LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT VÀ CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP - 14h05: Bắt đầu từ sân trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 2 Lộ trình: (63.5km) Theo đường Hồ Tùng Mậu rẽ lên Phạm Văn Đồng rồi qua cầu Thăng Long đi thẳng sang thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, rẽ vào đường QL2B đi thêm 25km nữa là lên đến Tam Đảo - 16h00: Đến thị trấn Tam Đảo và dừng tại khách sạn Tuấn Anh Hình 1.1: Tuyến đường từ Hà Nội đến Tam Đảo (Ảnh Google Map) Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây BắcĐông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc. Dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc 1592 m. Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'-105°44' kinh Đông. Địa giới hành chính của vườn quốc gia được giới hạn như sau: + Phía Bắc là đường quốc lộ 13A từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang qua đèo Khế. + Phía Đông – Bắc từ đường ô tô giáp chân núi từ xã Quân Chu đến gặp quốc lộ 13A, tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ + Phía Nam bởi ranh giới các huyện Tam Đảo, Mê Linh thuộc Vĩnh Phúc; Phổ Yên, Đại Từ thuộc Thái Nguyên. + Phía Tây-Nam bởi đường ô tô phía trái sông Phó Đáy nối từ đường 13A tại xã Kháng Nhật, qua mỏ thiếc Sơn Dương, dọc theo chân Tam Đảo gặp sông Bà Hanh tại xã Mỹ Khê bên hồ Đại Lải. -Các điểm khảo sát: 3 Ngày thứ 1: (06/06/2017): Thị trấn Tam Đảo, vườn su su : Thị trấn Tam đảo là khu vực có độ cao gần 900m là nơi tập trung những hoạt động du lịch ở Tam Đảo. Thời tiết ở đây rất mát mẻ , không khí trong lành , khung cảnh hùng vĩ và con người nơi đây rất thân thiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Sinh kế của người dân nơi đây rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó vườn su su là một địa điểm rất đặc trưng ở Tam Đảo. Những vườn su su xanh ngát bao phủ bởi lớp sương, các ngọn su su xanh tốt san sát nhau cùng với đó hệ thống tưới tự động cùng cách chăm sóc rấy đặc biệt của người dân đã tạo nên nhưng cây su su đạt tiêu chuẩn VietGab Hình 1.2: Vườn rau su su tại Tam Đảo (Ảnh Nguyễn Tùng Lâm) 4 Hình 1.3: Thị trấn Tam Đảo (Ảnh Nguyễn Tùng Lâm) Ngày thứ 2: (07/06/2017) Đỉnh Rùng Rình: Đỉnh Rùng Rình với độ cao hơn 1.400m là một trong 3 định núi tạo tên goị Tam Đảo nổi tiếng. Thời tiết ở đây rất đặc biệt: một ngày với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, không khí trong lành. Ánh nắng ban mai của ngày hè không oi ả và mơn mởn như lộc xuân, hay buổi chiều hơi hơi se lạnh và buổi tối gió rét nhẹ. Đỉnh núi là khu rừng nguyên sinh với hệ thực vật đa dạng, phong phú, gồm nhiều loài lan và các cây thân gỗ lớn, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Tọa lạc ở vị trí lý tưởng của Tam Đảo không cách xa sự nhộn nhịp của Tam Đảo là bao hơn thế nữa lại gần khu du lịch khác như Đền Chúa Thượng Ngàn và khu du lịch nhân tạo Hồ Xạ Hương huyền bí, càng khiến nơi đây thêm hấp dẫn. Cái tên lạ và hay 5 của đỉnh Rùng Rình là bắt nguồn từ những cảm xúc rất lạ không chỉ là sự thoải mái mà cả sự êm ái nữa, khi ta bước lên những lớp đất thảm mục có cảm giác rung rinh mềm mại một cảm giác - rất đặc biệt mà đỉnh núi này mới đem lại. Ngọn núi được bao bọc bởi rừng nguyên sinh rất phong phú các sinh vật. Đặc biệt khi đứng trên đỉnh rùng rình ta có thể ngắm được bao quát khung cảnh của Tam Đảo Hình 1.4: Cảnh vật nhìn từ đỉnh núi Rùng Rình (Ảnh Nguyễn Quang Huy) 6 PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu tổng quan về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các loại hình du lịch ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. - Thu thập và nghiên cứu các báo cáo liên quan, các số liệu thống kê của địa phương, tổ chức và các cấp quản lý như: dữ liệu về đa dạng sinh học; dữ liệu về hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. - Kế thừa các số liệu, tài liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó và từ các tạp chí, sách báo, mạng internet về mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực thực tập. 2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Lập kế hoạch khảo sát thực tế kết hợp với quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hóa bản địa, đồng thời tiếp xúc với các bên liên quan, các phòng, ban của thị trấn Tam Đảo và người dân địa phương để thu thập tư liệu bằng văn bản, hình ảnh và ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 2 chuyến khảo cứu tại khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo vào ngày 06 và ngày 07/06/2017. Phương pháp này giúp nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương, đồng thời giúp đề ra một số giải pháp sát với thực tế nhằm xây dựng mô hình du lịch bền vững. 2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Phỏng vấn các chuyên gia, tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn ở địa phương và dân cư sống xung quanh về thực trạng hoạt động du lịch tại thị trấn Tam Đảo nhằm đánh giá được khả năng trong phát triển du lịch bền vững; nhận thức và mức độ tham gia của người dân vào phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở địa phương. 7 PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN TAM ĐẢO 3.1. Vị trí địa lý của Thị trấn Tam Đảo Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tam Đảo (Ảnh: cổng thông tin huyện Tam Đảo) - Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. - Có tổng diện tích tự nhiên là 214,85ha nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao 900m so với mực nước biển. Dân số năm 2012 là 693 nhân khẩu với 259 hộ chia làm 02 thôn: Thôn 1 và thôn 2; Khu du lịch Tam Đảo nằm chủ yếu tại thôn 1 và 1 phần của thôn 2 (Khu nghỉ dưỡng cao cấp Belvedere Resort). 3.2. Vườn quốc gia Tam Đảo 3.2.1. Vị trí địa lý - Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập ngày 15/05/1996, là đơn vị sự nghiệp bảo vệ rừng và nghiên cứu khoa học trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, được giao quản lý 34,995ha rừng và đất rừng, nằm trên địa giới hành chính của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Có chiều dài hơn 80km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. - Với tổng diện tích tự nhiên: 34,995 ha. Trong đó: địa phận tỉnh Vĩnh Phúc là 15,579 ha, địa phận tỉnh Tuyên Quang là 6,744 ha và địa phận tỉnh Thái Nguyên là 12,672 ha. 3.2.2. Đa dạng sinh học 3.2.2.1 Về thực vật Với địa hình núi cao tới gần 1600m trên mực nước biển, thảm thực vật vườn quốc gia Tam Đảo chịu sự phân hóa theo đai cao và theo các tiểu địa hình rất phức tạp. Vườn quốc gia Tam Đảo được chia thành 4 vùng sinh thái; trong đó vùng 1 (vùng đỉnh núi) thuộc vành đai khí hậu á nhiệt đới núi thấp, vùng 2 và vùng 3 thuộc vành đai 8 khí hậu nhiệt đới gió mùa trên hai sườn đón gió khác nhau, vùng 4 cũng thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ởvùng đồi và chân Trần Ninh (2005) đã chia thảm thực vật Tam Đảo thành các kiểu chính sau:  Rừng lùn trên đỉnh núi  Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi trung bình trên đường đỉnh và sườn núi thoát nước gần đỉnh.  Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi trung bình trên đất ngập nước (Ao Dứa)  Rừng kín thường xanh hỗn giao tre nứa – cây lá rộng /cây lá rộng – tre nứa (800-1000)  Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa, vùng đồi và núi thầp (400-800)  Rừng thưa, thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, khai thác  Rừng trồng (thông đuôi ngựa, bạch đàn, …)  Trảng cây bụi  Trảng cỏ Hình 3.2: Rừng thông Tam Đảo (Ảnh: Tùng Lâm) Khi xây dựng Bản đồ sinh thái thảm thực vật khu vực Tam Đảo 2, dựa theo bảng phân loại rừng cho vùng Đông nam Á và Thái Bình Dương do tổ chức FAO đưa ra năm 1989 đã chia VQG Tam Đảo thành hai kiểu vùng sinh thái: 9  Kiểu vùng sinh thái núi cao trung bình nhiệt đới ẩm, mưa mùa ở độ cao từ 800m-1500m, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông - bắc.  Kiểu vùng sinh thái núi thấp nhiệt đới ẩm mưa mùa ở độ cao nhỏ hơn 800m. Khu vực Tam Đảo 2 thuộc kiểu vùng sinh thái núi cao trung bình nhiệt đới ẩm, mưa mùa với 5 kiểu thảm thực vật rừng sau:  Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng thuộc họ Dầu, họ Re, họ Giẻ, họ Chè, họ Mộc lan. Đất hình thành từ đá phun trào axit (riolit) vùng núi cao trung bình 800-1500m.  Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây họ Tre, phổ biến nhất là Vầu đắng. Đất hình thành từ phun trào axit (riolit), vùng núi cao trung bình trên 800m  Kiểu rừng thứ sinh sau khai thác hà lạm vùng núi cao trung bình trên 800m. Thành phần chủ yếu là các loài như Thích, Mạ Sưa, Bời lời, Trâm, Vầu đắng.  Quần lạc cây bụi cỏ có cây gỗ rải rác vùng núi cao trung bình trên 800m. Chủ yếu là các loài Cỏ lau, Cỏ tranh, Cỏ lá tre, … và một số cây gỗ rải rác thuộc họ Nen (Đỗ quyên), họ Hoa hồng, họ Giẻ.  Cây lùm bụi có cây gỗ mọc rải rác trên đất đá lộ đầu vùng núi cao trung bình trên 800m. Các loài chủ yếu thuộc họ Đỗ quyên, Giổi nhung, Hồi núi. Ngoài ra còn một số loài thuộc họ Giẻ và họ Thích, họ Cỏ roi ngựa. (Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2). Cách phân chia này hợp lí về mặt sinh thái và những kiểu rừng được kê ra ở đây cũng cho thấy thảm thực vật vùng Tam Đảo 2 còn rất tốt, bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau trong đó có cả các kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm đến các kiểu Trảng cây bụi (ở đây tác giả gọi là quần lạc cây bụi). Cây lùm bụi có cây gỗ mọc rải rác trên đất đá lộ đầu vùng núi cao trung bình trên 800m. Các loài chủ yếu thuộc họ Đỗ quyên, Giổi nhung, Hồi núi. Ngoài ra còn một sốloài thuộc họ Giẻ và họ Thích, họ Cỏ roi ngựa mang các đặc điểm đặc thù của Rừng lùn mà các nhà lâm học Việt Nam thường mô tả. (FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo). Rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp. Rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, núi thấp được hình thành trên các sườn dông dốc hay các đỉnh núi cao, đất xương xẩu, trảng nắng gió, có mây ẩm và sương mù thường xuyên bao phủ quanh năm. Rừng có cấu trúc đơn giản, tại các đỉnh núi thường chỉ có một tầng, chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae như Hoa chuông (Enkianthus serrulatus), Nên (Lyonia ovalifolia), Lá cứng (Leucothoe tonkinensis), Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododendron simsii), Giổi nhung (Michelia foveolata), Hồi núi (Illiciumgriffithii). Các loài thuộc họ Đỗ quyên thường phân cành rất thấp, gần như không có thân chính. Nhìn chung các cây cao trung bình từ 1,0 – 3,5m. Rêu phủ đầy trên thân, cành và trên 10 mặt đất. Đất dưới tầng rừng mỏng nhưng có tầng thảm mục khá dầy; có nơi, như ở đỉnh Rùng Rình, tầng thảm mục dầy hơn 1m. Xuống thấp hơn, trên các đường dông núi hẹp vùng đỉnh các loài thuộc họ Đỗ quyên giảm dần, các loài thuộc họ Re (Lauraceae như Bời lời lá to (Litsea robusta)), Dẻ lá tre (Lithocarpusbambusifolia), Thích (Acer flabellatum, Acer decandrum), Hồi núi (Illicium griffithii) tăng lên về số lượng cá thể. Trên dãy Tam Đảo rừng lùn gặp được ở một vùng dài từ đỉnh Rùng Rình (khoảng 1290m), qua vùng dông núi chạy sang đỉnh Thạch Bàn (1385m) và kéo dài sang đến đỉnh Thiên Thị (1300m) trên phần phía đông-nam của dãy Tam Đảo. Hình 3.3: Rêu phủ tầng đá ở Tam Đảo (Ảnh: Tùng Lâm) Đến nay ở Vườn quốc gia Tam Đảo đã điều tra thống kê được 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt đới. Có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chùy hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi) 3.2.2.2 Về động vật Khu hệ động vật khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo có giá trị bảo tồn rất cao vì có tính đa dạng sinh học cao về thành phần loài cũng như số lượng các Bộ, Họ và sự có mặt của các loài quý, hiếm, và đặc hữu. Trong khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo đã thống kê được danh mục động vật gồm 163 loài động vật thuộc 158 họ của 39 bộ, trong 5 lớp là: thú (Mammalia); chim (Aves); bò sát (Reptilia); ếch nhái (Amphibia) và 11 côn trùng (Insecta). Vườn có tới 239 loài chim với nhiều loài có màu lông đẹp như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, sơn tiêu đỏ, có những loài quý hiếm như gà tiền, gà lôi trắng; có 64 loài thú với những loài có giá trị như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa, cầy mực, vượn, voọc đen, v.v. Có 39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo như rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn ráo thái dương (Boiga multitempolaris); cá cóc Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng. Đặc điểm khu hệ động vật: - Tài nguyên Thú: So với tài nguyên thú cả nước có 252 loài, 37 họ, 12 bộ. Tài nguyên thú khu vực có 93 loài chiếm 36,9 %, có 25 họ chiếm 67,5%, có 7 bộ chiếm 58,3% tài nguyên thú cả nước. - Tài nguyên Chim: So với tài nguyên chim cả nước có 828 loài, 81 họ, 19 bộ, tài nguyên chim khu vực có 332 loài chiếm 40,1 %, có 53 họ chiếm 65,4%, có 17 bộ chiếm 89,4% tài nguyên chim cả nước. - Tài nguyên Bò sát: So với tài nguyên bò sát cả nước có 296 loài, 23 họ, 3 bộ khu vực có 136 loài chiếm 45,9% có 18 họ chiếm 78,3% có 2 bộ chiếm 66.7%. - Tài nguyên Ếch nhái: So với tài nguyên ếch nhái cả nước có 162 loài, 9 họ, 3 bộ, khu vực có 62 loài chiếm 38,3 %, có 8 họ chiếm 88,9%, có 3 bộ chiếm 100%. - Trong số 63 loài có tên trong Sánh đỏ Việt Nam 2007: cấp CR có 5 loài; cấp EN có 22 loài; cấp VU có 30 loài; cấp LR có 5 loài, cấp DD có 1 loài, có 50 loài được ghi trong Nghị định 32CP năm 2006, trong đó Phụ lục IB 17 loài, IIB 33 loài. Đặc biệt tại khu vực có 25 loài đặc hữu Việt Nam và 2 loài đặc hữu riêng của Tam Đảo. 3.2.3. Nhiệm vụ - Quản lý bảo vệ và phát triển rừng. - Bảo tồn các Hệ sinh thái rừng, cứu hộ, phát triển sinh vật, phục hồi cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên. - Nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế. - Tổ chức hoạt động giáo dục môi trường, du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng. - Một số nhiệm vụ khác. 3.3. Cộng đồng dân cư Thị trấn Tam Đảo Cộng đồng dân cư Thị trấn Tam Đảo có khoảng tầm 1000 người với sáu dân tộc anh em. Thu nhập chủ yếu là dựa vào hoạt động du lịch, 1/3 dân số là trồng trọt. 12 Thị trấn Tam Đảo là nơi cư trú của 6 dân tộc anh em. Với sản phẩm đặc trưng chủ yếu là ngọn susu- đã được cấp thương hiệu rau an toàn. Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như: Chuối rừng, hạt chuối rừng, mật ong, giảo cổ lam, sâm cau rừng và nhiều loại cây thuốc, cây hương liệu quý hiếm khác… cũng rất được khách du lịch ưa chuộng. Hình 3.4: Ảnh chợ phiên trên Tam Đảo (Ảnh: sưu tầm) 13 PHẦN 4: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 4.1. Du lịch bền vững 4.1.1 Khái niệm du lịch bền vững - Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union,1996) - Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì vậy, du lịch bền vững cần: + Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. + Tôn trọng bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di sản văn hoá và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hoá khác + Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao hay những người có thu nhập thấp và góp phần vào việc xoá đói giảm nghè4o 4.1.2. Nội dung của du lịch bền vững Xem xét những quan điểm chung về phát triển bền vững, về vị trí đặc biệt của ngành du lịch và những thoả thuận đã đạt được trên các diễn đàn quốc tế người ta đã xác lập được một chương trình cho hoạt động du lịch bền vững hơn với 12 mục tiêu.  Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt tới lợi nhuận lâu dài  Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.  Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thu nhập, điều kiện và khả năng dịch vụ, không có sự phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác  Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo.  Sự thoả mãn của khách du lịch: Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách du lịch, không phân biệt về giới, chủng tộc và các mặt khác. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng