Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng mạng máy tính trong hệ thống ngân hàng...

Tài liệu Xây dựng mạng máy tính trong hệ thống ngân hàng

.PDF
27
157
100

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Chóng ta đã và đang sống trong thời kỳ phát triển nhanh chóng và sôi động của công nghệ tin học, cũng như tất cả các sản phẩm trí tuệ của con người, máy tính càng trở nên mạnh mẽ hơn, dễ sử dụng hơn, hiệu quả cao hơn. Dần dần các máy tính đơn lẻ được kết nối với nhau thành mạng máy tính và ngày nay đã trở thành không thể thiếu của hầu như bất kỳ tổ chức nào. Mạng máy tính cho phép người sử dụng liên lạc với nhau, chia sẻ thông tin, chia sẻ tài nguyên, cộng tác và kết hợp sức mạnh. Quy mô mạng máy tính đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, cùng với hàng loạt dịch vụ, đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu thông tin của con người ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện. Chính vì vậy những vấn đề về tin học viễn thông nói chung và mạng máy tính nói riêng đã hầu nh- có mặt trong hầu hết các cơ quan tổ chức. Em xin trình bày tổng quan về mạng máy tính được sử dụng trong Ngân hàng mà cụ thể là Quỹ tín dụng Nguyên khê, Đông anh, Hà nội. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế còn Ýt nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định . Qua đây em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn . Sau cùng em xin phép được bày tỏ lời cảm ơn trân thành tới thầy giáo hướng dẫn TS. Hoàng Xuân Thảo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ TÍN DỤNG NGUYÊN KHÊ 1. Sù ra đời của Quỹ tín dụng Nguyên khê Quỹ tín dụng Nguyên khê được thành lập ngày 20/9/1996 theo quyết định số 360/QĐ-NHNN và giấy phép số 08/GP của giám đốc chi nhánh NHNN thành phố Hà nội. - Tên gọi đầy đủ: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Nguyên khê - Tên gọi tắt: Quỹ tín dụng Nguyên khê - Biểu tượng: sử dụng biểu tượng chung của hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân - Trụ sở làm việc: Mặt đường liên xã Nguyên khê – huyện Đông anh – Hà nội - Số điện thoại: 04.8820008 2. Tính chất và mục tiêu hoạt động - Quỹ tín dụng Nguyên khê là tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo luật Hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng, chủ yếu hoạt động trên địa bàn thị trấn Đông anh và xã Nguyên khê. - Mục tiêu tương trợ các thành viên hợp tác cùng tiến bộ trong sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Sơ đồ quản lý nhân sù Quü tÝn dông nguyªn khª Chñ tÞch H§QT Gi¸m ®èc Phßng tÝn dông Phßng kÕ to¸n Phßng ng©n quü Phßng ®iÒu hµnh CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THỰC TẬP 1. Thu thập thông tin khách hàng Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách hàng trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là:  Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì?  Các máy tính nào sẽ được nối mạng?  Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người / nhóm người ra sao?  Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có ở đâu, số lượng bao nhiêu ? Phương pháp thực hiện của giai đoạn này là phải phỏng vấn khách hàng, nhân viên cỏc phòng cú máy tính sẽ nối mạng. Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát thực tế địa điểm thi cụng” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý đến ràng buộc về mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đường dây mạng bên trong nó. Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta trong việc chọn băng thông cần thiết cho cỏc nhỏnh mạng sau này. 2. Phân tích yêu cầu Khi đã có được yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp là ta đi phân tích yêu cầu để xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ những vấn đề sau:  Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay không?, ...)  Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client / Server? ...)  Mức độ yêu cầu an toàn mạng.  Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng. 3. Thiết kế giải pháp Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau:  Kinh phí dành cho hệ thống mạng.  Công nghệ phổ biến trên thị trường.  Thói quen về công nghệ của khách hàng.  Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.  Ràng buộc về pháp lý. Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng được mô tả như sau: a. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng. Mô hình mạng được chọn phải hỗ trợ được tất cả các dịch vụ đã được mô tả trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là Workgroup hay Domain (Client / Server) đi kèm với giao thức TCP/IP, NETBEUI hay IPX/SPX. Ví dụ: Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn mạng thì ta có thể chọn Mô hình Workgroup. Hoặc một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ nhưng có yêu cầu quản lý người dùng trên mạng thì phải chọn Mô hình Domain. Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thước mạng được mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn thì cần lưu ý thêm về giao thức sử dụng cho mạng phải là TCP/IP. Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là: Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho cỏc mỏy, định cổng cho từng dịch vụ; Phân chia mạng con, thực hiện vạch đường đi cho thông tin trên mạng. b. Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức luận lý, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa bước kế tiếp ta tiến hành thiết kế mạng ở mức vật lý. Sơ đồ mạng ở mức vật lý mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị nối kết mạng như Hub, Switch, Router, Modem , vị trí cỏc máy chủ và các máy trạm. Từ đó đưa ra được một bảng dự trù các thiết bị mạng cần mua. Trong đó mỗi thiết bị cần nêu rõ: Tên thiết bị, thông số kỹ thuật, đơn vị tính, đơn giỏ,… 4. Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn như: Windows NT, Windows 2000, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như:  Giá thành phần mềm của giải pháp.  Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.  Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm. Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trờn nó. Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành được chọn mà nó cũn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy trờn nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Linux. Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với hệ điều hành đã chọn. 5. Cài đặt mạng Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế a. Lắp đặt phần cứng Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã mô tả. b. Cài đặt và cấu hình phần mềm Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm:  Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server (nếu có), các máy trạm  Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.  Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng. Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho người dùng pheo theo đúng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng. Nếu trong mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết phải thực hiện bước xây dựng bảng chọn đường trờn cỏc router và trờn cỏc máy tính. 6. Kiểm thử mạng Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng. Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng. Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống. Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu. 7. Bảo trì hệ thống Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC I. khái niệm mạng máy tính 1. Khái niệm mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.ở đây đường truyền vật lý để chuyển các tín hiệu điện từ giữa các máy tính ,các tín hiệu điện từ là các xung điện dưới dạng các bit 0 và 1 với mục đích sử dụng chung tài nguyên. 2. Đặc điểm Nhiều máy tính riêng rẽ độc lập với nhau khi kết nối lại thành mạng máy tính thì nó có đặc điểm sau nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện Ých người sử dụng trao đổi thư tín với nhau (email) dễ dàng và có thể sử dụng mạng máy tính như một công cụ để phổ biến tin tức 3. Phân loại mạng máy tính Mạng Lan: Mạng cục bộ LAN kết nối các máy tính trong mét khu vực bán kính hẹp (Khu vực khoảng vài trăm mét) mạng LAN được kết nối thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (cáp đồng trục, cáp quang) mạng LAN thường được sử dụng trong bộ phận cơ quan tổ chức. Các mạng LAN có thể kết nối với nhau thành mạng WAN. Mạng WAN (mạng diện rộng WAN) kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông các mạng WAN có thể kết nối vơí nhau thành mạng GAN hoặc cũng có thể hình thành mạng GAN. Mạng GAN kết nốimáy tính từ các châu lục khác nhau. Thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông hoặc vệ tinh. Mạng MAN : Mạng này kết nối trong phạm vi một thành phố. kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (từ 50 đến 100 Mbps) 4. Cấu hình mạng 4.1./ Mạng BUS : Mạng BUS được thiết kế theo một đường trục chính tạo thành một hành lang trao đổi dữ liệu giữa hai đầu của trục chính được kết nối với một thiết bị có trở kháng là 50 ôm. Tất cả các máy tính đều được kết nối vào trục chính. Ưu điểm là cấu hình đơn giản, thiết bị rẻ tiền, có thể mở rộng hoặc thu hẹp dẽ dàng các trạm có thể làm việc độc lập với nhau khi không muốn kết nối mạng. Nhược điểm: Vì kết cấu theo một đường trục chính nên dễ dàng gây ra tắc nghẽn Nếu trên trục chính có sự cố thì sẽ gây ra toàn mạng Termilor 4.2/ Mạng hình sao: Mạng hình sao được kết nối thông qua bộ tập trung (HUB) máy chủ cũng như máy trạm đều được kết nối vào HUB như (hình 2). Ưu điểm là kết nối theo nguyên lý song song nên một máy có sự cố thì không ảnh hưởng đến các máy kia khi có sự cố thì pháthiện dễ dàng , cóthể mở rộng mạng, cấu trúc mạng đơn giản hoạt động ổn định trong quá trình truyền dữ liệu Ýt gây ra tắc nghẽn Nhược điểm: tất cả các trạm và máy chủ đều phải kết nối vào HUB nên độ dài các đường dây là rất lớn việc mở rộng mạng phụ thuộc vào HUB HUB 4.3./ Mạng hình vòng (Ring Topolory) Tất cả các máy tính được nối theo đường vòng và trong cấu hình này không có điểm đầu và điểm cuối ưu điểm và nhược điểm tương tù nh- mạng sao nhưng đòi hỏi giao thức truy nhập đường truyền khá phức tạp. II. Mô hình liên kết mạng 1/ Sự hình thành Sự phát triển của kỹ thuật điện tử và sự ra đời của vi sử lý trong việc chế tạo máy tính cá nhân cho chóng ta có được môi trường hoạt động thông tin trên nhiều lĩnh vực ngân hàng tài chính trong công tác quản lý việc tổ chức các máy tính thành mạng để sử lý thông tin ngày càng trở nên cần thiết. mạng sử lý thông tin là một hệ thống nhằm trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau trong phạm vi của một phòng ban mét khu vực hay của một lãnh thổ... Trong quá trình thiết kế các nhà thiết kế tự do lùa chọn cấu trúc mạng riêng của mình từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng. Nhphương thức truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng giao thức khác nhau... Sự không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng tại các mạng khác nhau Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì ngày càng trở ngại không thể chấp nhận được cho người sử dụng với tất cả các lý do đó đã khiến cho tất cả các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, thông qua các tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế tích cực tìm kiếm một sự hội tụ cho các sản phẩm mạng trên thị trường. Để có được điều đó trước hết cần xây dựng một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kê và chế tạo các sản phẩm về mạng. Vì những lý do đó, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International organization for Standariztation-ISO) đã lập ra năm 1997 một tiểu ban nhằm phát triển một khu chuẩn như thế. Năm 1984 ISO đã xây dựng xong “Mô hình tham chiếucho việc kết nối cho các hệ thống mở” (Reference Model for Open Systems Interconnection –ISO Referen Model). Mô hình này được dùng làm cơ sở để kết nối các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán. 2/ Kiến trúc phân tầng OSI Để xây dựng mô hình OSI cũng xuất phát từ kiến trúc phân tầng dùa trên các nguyên tắc chủ yếu sau: + Để đơn giản cần hạn chế sốlượng các tầng + Tạo danh giới các tầng sao cho các tương tác và mô tả các dịch vụ là tối thiểu + Chia các tầng sao cho các chức năng khác nhau được tách biệt với nhau và các tầng sử dụng các loaị công nghệ khác nhau cũng được tách biệt. + Các chức năng giống nhau cùng được đặt vào một tầng + Chọn danh giới các tầng theo kinh nghiệm đã được chứng tỏ là thành công + Các chức năng được định vị sao cho có thể thiết kế lại tầng mà Ýt ảnh hưởng nhất đến các tầng kề nã. + Tạo danh giới các tầng sao cho nó có thể chuẩn hoágiao diện tương ứng. + Tạo một tầng khi dữ liệu được xử lý một cách khác biệt. + Cho phép các thay đổi chức năng hoặc giao thức trong một tầng không làm ảnh hưởng đến tầng khác + Mỗi tầng chỉ có các danh giới (giao diện) với các tầng kề trên nó và dưới nó. + Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết + Tạo các tầng con để cho phép giao diện với các tầng kế cận + Cho phép huỷ bỏ các tầng con khi thấy không cần thiết Với các nguyên tắc trên mô hình OSI đã chia ra làm 7 tầng Hệ thống A Hệ thống7 BApplication 6 Presentation 5 Session 4 Transport 3 Network 2 Data Link 1 Physical Giao thøc tÇng 7 Giao thøc tÇng 6 Giao thøc tÇng5 Giao thøc tÇng 4 Giao thøc tÇng 3 Giao thøc tÇng 2 Giao thøc tÇng 1 øng dông 7 Tr×nh diÔn 6 Phiªn 5 Giao vËn 4 M¹ng 3 Liªn kÕt d÷ liÖu 2 VËt lý 111 1 Đường truyền vật lý Mô hình OSI 7 tầng 2.1 Chức năng mỗi tầng 2.1.1 Tầng vật lý (Physical) Nằm ở tầng dưới cùng của mô hình. Tầng vật lý đi quy định hình thức kết nối vật lý trong mạng , về các hình thức cơ điện khác nhau các chức năng đặc biệt cho kết nối. Tầng này quy định cấu trúc mạng (Topolory) đảm bảo thiết lập liên kết hoặc huỷ bỏ liên kết. 2.1.2 Tầng liên kết dữ liệu (Data Link) Tầng này cung cấp một số chức năng quan trọng. Quy định dạng khung (Frame) kiểu thiết bị truy nhập , phương thức điều khiển luồng. Kiểm tra tín hiệu truyền tầng dưới đảm bảo thông tin truyền lên mạng không có lỗi. Nếu phát hiện lỗi sẽ yêu cầu tầng một gửi lại. 2.1.3 Tầng mạng (NetWork) Đây là tầng liên lạc của mạng( Communication Subnet Layer) theo dõi toàn bộ hoạt động của Subnet, các thông tin số liệu của tầng này được tổ chức thành gói số liệu (Packets) chứa đầy đủ các địa chỉ nguồn (Source) và đích (Destination). Số lượng các gói số liệu truyền trên các kênh khác nhau của mạng phụ thuộc lưu lượng các gói trên đường truyền. Tầng mạng đảm bảo việc chọn đường tối ưu cho các gói số liệu (Router) 2.1.4 Tầng vận chuyển (Transport layer): Tầng vận chuyển là tầng cao nhất của nhóm tầng thấp nhất ,mục đích của nó là cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi tiết cụ thể của phương tiện truyền thông được sử dụng ở bên dưới trở nên trong suốt đối với tầng cao. Tầng này có nhiệm vụ nhận thông tin từ tầng phiên (session layer) và chia thành các phần nhỏ hơn đồng thời chuyển xuống tầng dưới hoặc nhận thông tin từ tầng dưới chuyển lên.Tất cả các khối dữ liệu đều được kiểm tra và được truyển lại. Nếu có yêu cầu cuộc nối xuất phát từ tầng mạng ,hệ thống yêu cầu chuyển tin nhanh, tầng này sẽ thiết lập cuộc nối để tăng lưu lượng thông tin trên mạng hoặc là hệ thống có thể sử dụng chung cuộc nối cho các thông tin khác nhau. Ngoài ra còn có cơ chế kiểm soát dòng thông tin để đồng bộ tốc độ xử lý. 2.1.5 Tầng phiên(session layer) Thiết lập cuối nối giữa hai trạm hay cung cấp giao diện giữa mạng và người sử dụng. Người sử dụng có thể thiết lập , quản lý đối thoại ,kết thúc cuộc nối. Ngoài ra còn có thể cho phép người sử dụng truy nhập từ xa trong việc vận chuyển các tệp.Tầng này đảm bảo chuyển giao các thông tin lên tầng trên khi thực sự nó nhận đủ các thông tin đó. Đồng thời nó cũng có trách nhiệm trong việc đồng bộ hoá giữa hai tiến trình trong tầng phiên. 2.1.6 Tầng trình diễn (Presentation layer) Tầng này đảm bảo dữ liệu nhận được đúng khuôn dạng. Điều đó có nghĩa là tầng trình diễn đảm bảo cho các cách biểu diễn dữ liệu khác nhau. Sự chuyển đổi dữ liệu ,các phương thức hay thủ tục chuyển đổi đều nằm ở tầng này. 2.1.7 Tầng áp dụng (Application layer) Tầng này cho phép người sử dụng khai thác các tài nguyên trong mạng là các tài nguyên tại máy chủ(server),host hay các máy tính có kết nối vào mạng giống nh- các tài nguyên tại chỗ. Nh- vậy hệ thống được coi là trong suốt đối với người dùng. * Điều hấp dẫn của mô hình OSI chính là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề truyền thông giữa các máy tính không giống nhau. Hai hệ thống dù khác nhau thế nào đi nữa thì đều có thể truyền thông với nhau một cách hiệu quả nếu chúng đảm bảo những điều kiện chung sau: + Chóng cài đặt cùng một tệp chức năng truyền thông. + Các chức năng đó được tổ chức cùng một tệp các tầng. Các tầng đồng mức phải cung cấp các chức năng nh- nhau (nhưng phương thức cung cấp không nhất thiết phải giống nhau ). + Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung. III. Một số thiết bị mạng 1. Repeater User A User B 7 App A 6 Pre P 5 Sesion S 4 Trans T 3 Net N 2 Datalink Repeater DL 1 Physical Phy Phy Phy Repeater Tương đương với líp vật lý nên Repeater có khả năng kết nối các mạng có cùng kiểu cấu hình và cùng cấu trúc khung ở líp vật lý. Ví dụ mạng Bus với Bus. Nã thường được dùng nh- là các bộ khuyếch đại lặp trong trường hợp cần mở rộng khoảng cách trong một mạng đơn. WS WS WS <-------------------max 185 m------------------> Repeater WS WS WS Kết nối mạng dùng Repeater 2. Bridge Chức năng tương đương líp 2 mô hình OSI như sau User A User B 7 App A 6 Pre P 5 Sesion S 4 Trans T 3 Net Bridge 2 Datalink DL DL DL 1 Physical Phy Phy Phy N Bridge Theo chức năng của mình, Bridge có thể xử lý các khung dữ liệu ở líp 2. Chính vì vậy nó có khả năng kết nối giữa các mạng có cấu trúc khung khác nhau nh- mạng BUS và RING. và sử dụng các phương tiện truyền dẫn vật lý khác nhau. Hình dưới là kết nối giữa các mạng sử dụng cầu nối Kết nối mạng bằng Bridge Cầu hoạt động nh- mét bộ lọc địa chỉ ở líp 2. Nó biến đổi các khung dữ liệu của mạng LAN này thành khung dữ liệu của mạng LAN khác (Ví dụ 802.3 <--> 802.5) Nhưng không làm thay đổi nội dung phần dữ liệu mà khung chứa (dữ liệu líp bên trên). Ví dô: Khi tram WS1 trên mạng BUS muốn gửi dữ liệu cho trạm WS6 trên mạng RING thì nó sẽ gửi khung dữ liệu qua mạng BUS theo chuẩn 802.3. Cầu tiếp nhận khung này thông qua cổng kết nối với mạng BUS A. Sau đó cầu sẽ làm nhiệm vuh biến đổi khung dữ liệu này thành dạng phù hợp với mạng RING C theo chuẩn 802.5 và chuyển khung tới tram WS6. Quá trình truyền dữ liệu từ tram 6 về 1 diễn ra theo chiều ngược lại Dưới con mắt người sử dụng thì toàn bộ mạng giống như là một mạng duy nhất- nghĩa là không phân biệt trạm nào ở trên mạng nào. Cầu hoạt động trong suốt (transparent) và tự động chuyển các khung từ mạng này sang mạng khác theo các qui tắc được định nghĩa trước. Các qui tắc này chính là các thuật toán chọn đường đối với cầu. Có 3 thuật toán thông dụng đối với cầu là: - TLB (Transparent Learning Bridge) – Cầu học trong suốt - STB (Spanning Tree Bridge) - SRB (Source Route Bridge) 3. Router Chức năng tương đương líp 3 mô hình OSI như sau User A User B 7 App A 6 Pre P 5 Sesion S 4 Trans Router 3 Net N N N 2 Datalink DL DL DL 1 Physical Phy Phy Phy T Router Tương đương với líp 3 – Router có khả năng xử lý các gói dữ liệu, đọc kiểm tra địa chỉ, biến đổi gói cho phù hợp với mạng và chọn đường đi ngắn nhất trong mạng cho gãi. Nguyên tắc hoạt động của Router như sau: Dir: Direct Ví dụ về sử dụng Router trong mạng Trong mạng toàn cầu rộng, mỗi nót mạng có một địa chỉ duy nhất. Địa chỉ nằm ở líp 3 trong gãi IP. Ví dụ trên hình vẽ – mỗi trạm được gắn một địa chỉ như A1, A2, B10, B5, C2, D3, D5..... Địa chỉ này là duy nhất trên toàn mạng (Địa chỉ Internet bao gồm địa chỉ mạng và địa chỉ nót mạng – ở đây ta coi A,B,C,D là phần đia chỉ mạng còn các con số tiếp theo là địa chỉ nót mạng). Ngoài ra mỗi trạm trong một mạng lại có thêm địa chỉ phần cứng của card giao tiếp mạng - Đây chính là địa chỉ líp 2 - địa chỉ MAC là cá con sè ghi bên dưới các địa chỉ líp 3 (101,102,105,110,.....) Địa chỉ MAC này có thể giống nhau trên các mạng khác nhau nhưng là duy nhất trên một mạng vật lý. Ta lấy ví dụ việc truyền dữ liệu từ trạm có địa chỉ Internet líp 3 là B10 - địa chỉ MAC của nó ở líp 2 là 110 đến trạm có địa chỉ D5 và địa chỉ MAC =105. Quá trình truyền có thể được chia thành 3 bước - Bước 1: Đầu tiên khi B10 muốn gửi thông tin đến D5 – nó tạo gói tin ở líp 3 chứa địa chỉ bên gửi là B10 và bên nhận là D5. Qua bộ phân tích địa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan