Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Xây dựng luận chứng kĩ thuật cho nhà máy đường...

Tài liệu Xây dựng luận chứng kĩ thuật cho nhà máy đường

.PDF
72
1420
102

Mô tả:

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường là hợp phần chính không thể thiếu được trong thức ăn của người. Đường còn là hợp phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như: đồ hộp, bánh kẹo, dược, hoá học... Chính vì vậy mà công nghiệp đường trên thế giới và nước ta không ngừng phát triển. Việc cơ khí hoá toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động, áp dụng những phương pháp mới như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp khuếch tán liên tục đang được sử dụng trong các nhà máy đường. Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát triển cây mía. Đây là tiềm năng về mía, thuận lợi cho việc sản xuất đường mía. Nhưng trong những năm gần đây, ngành mía đường đang gặp tình trạng mất ổn định về việc quy hoạch vùng nguyên liệu , về đầu tư chưa đúng mức và về thị trường của đường. Vì thế sản phẩm đường bị tồn đọng, sản xuất thì cầm chừng làm cho nông dân trồng mía không bán được phải chuyển giống cây trồng khác làm thu hẹp dần nguồn nguyên liệu mía. Nhưng ngành công nghiệp mía đường vẫn là một ngành quan trọng. Bởi đường không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Mặc khác, nhu cầu về đường cũng ngày càng tăng bởi một số ngành công nghiệp thực phẩm khác như : bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, sữa, y học… ngày càng mở rộng hơn nên nhu cầu lại tăng. Với mục tiêu và tầm quan trọng như thế thì việc thiết kế một nhà máy đường hiện đại là cần thiết. Nó giải quyết được nhu cầu tiêu dùng của con người, giải quyết được vùng nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho người nông dân trồng mía, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 1 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về nguyên liệu mía Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường. 2.1.1. Trồng và sử dụng Những ghi chép lịch sử về mía đã bắt nguồn từ năm 510 TCN. Thời đó, dưới triều vị vua vĩ đại Darius I, Đế quốc Ba Tư rất hùng mạnh. Khi chinh phạt Ấn Độ, ông tìm thấy mía và viết: "Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong". Ngày nay, khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng mía đường và sản xuất khoảng 1.324,6 triệu tấn (khoảng 6 lần nhiều hơn sản lượng củ đường lớn nhất thế giới là sản xuất đường, cải đường). Vào năm 2005, nhà sản xuất mía Brasil, tiếp theo là Ấn Độ. Người ta dùng mía đường vào xirô Falernum, mật mía, rum, đồ uống không cồn, cachaça (một loại rượu của Brasil) và cồn để làm nhiên liệu. Bã mía còn lại sau khi ép đường có thể đốt để sản xuất nhiệt - dùng trong nhà máy- lẫn điện năng - thông thường được bán cho các nhà cung cấp điện/hệ thống lưới điện. Do chứa nhiều xenluloza nên nó cũng được dùng trong sản xuất giấy và bìa các tông, được tiếp thị như là " thân thiện môi trường" do được làm từ phụ phẩm của sản xuất đường. Các thớ sợi từ mía Bengal (Saccharum munja hay Saccharum bengalense) cũng được dùng để làm thảm, bức ngăn hay giỏ, rổ v.v tại Tây Bengal. Thớ sợi này cũng được dùng trong Upanayanam - một nghi lễ tôn giáo của Ấn giáo (Hindu) tại Ấn Độ và vì thế nó cũng có ý nghĩa về mặt tôn giáo. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 2 Một số hình ảnh về cây mía và thu hoạch mía Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 3 2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng 2.1.2.1. Nhiệt độ Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mía là 15-26⁰C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21⁰C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 13⁰C và dưới 5⁰C thì cây sẽ chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn nhưng nhiệt độ thích hợp cũng giống như mía nhiệt đới. Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 15⁰C tốt nhất là từ 26-33⁰C. Mía nảy mầm kém ở nhiệt độ dưới 15⁰C và trên 40⁰C. Từ 28-35⁰C là nhiệt độ thích hợp cho mía vươn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỉ lệ đường trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì mía chin từ 15-20⁰C. Vì vậy tỉ lệ đường trong mía thường đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng cao. 2.1.2.2. Ánh sáng Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, hàm lượng đường thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200 giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng mía. 2.1.2.3. Độ ẩm Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 4 Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Bởi vậy các nước nằm trong vùng khô hạn nhưng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mưa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc trồng mía không hiệu quả. Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây. Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng như phẩm chất của mía nguyên liệu vẫn cao. 2.1.2.4. Độ cao Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến. Giới hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600m, ở vùng nhiệt đới là 700-800 m... 2.1.2.5. Đất trồng Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 5 Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vượt quá giới hạn C,từ 4-9, độ PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15 đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có qui mô lớn. 2.1.3. Giá trị kinh tế của cây mía Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo... Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 6 Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 8090% nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đường. Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:  Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.  Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 l rượu,…Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35-50 lít cồn 96 ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000- 8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ 21 là lấy từ mía. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 7  Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv...Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt. Theo ước tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm chính là đường. Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp. Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0- 60cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất. 2.2. Thực trạng sản xuất vùng mía nguyên liệu Trong những năm qua diện tích mía của tỉnh Quảng Ngãi không ổn định, luôn biến động theo chiều hướng giảm dần, từ 7.598 ha (niên vụ 2006- 2007) xuống còn 5.220 ha (niên vụ 2011-2012), chỉ đạt xấp xỉ 60,2 % diện tích Quy hoạch trồng mía. Năng suất mía bình quân từ 50-53 tấn/ha, sản lượng mía hàng năm giảm từ 380.000 tấn mía cây xuống còn 270.000 tấn mía cây, chữ đường bình quân từ 9,6 - 10,5 CCS. Diện tích, năng suất, sản lượng mía qua các năm đều giảm và không đạt so với chỉ tiêu đề ra trong Quy hoạch vùng mía nguyên liệu tỉnh Quảng Ngãi, vì một số nguyên nhân sau: - Sự cạnh tranh giữa các cây trồng về hiệu quả, giá cả thiếu ổn định, hiệu quả sản xuất mía chưa cao nên một bộ phận lớn nông dân đã tính toán chuyển sang cây trồng khác, vì vậy việc phát triển sản xuất mía chưa đảm bảo chỉ tiêu đề ra. - Hệ thống giao thông, thủy lợi chưa hoàn chỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, phần lớn đất trồng mía ở Quảng Ngãi là vùng đất cao, đất gò đồi, thiếu nước để Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 8 bơm tát cho trồng mới, thời vụ trồng phụ thuộc vào thời tiết cũng là một hạn chế trong sản xuất mía. - Trong công tác chỉ đạo điều hành phát triển mía của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các Sở ngành chưa đồng bộ, một số địa phương thiếu quan tâm chỉ đạo trong việc thực hiện phát triển vùng mía nguyên liệu trong vùng quy hoạch đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Tư tưởng cho rằng việc phát triển vùng nguyên liệu là của ngành nông nghiệp và của Công ty thu mua nguyên liệu, nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. - Kinh phí đầu tư hỗ trợ cho các dự án giống mía còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nên gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, làm hạn chế diện tích, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. - Phát triển vùng nguyên liệu chưa đi vào đúng trọng tâm quy hoạch, đầu tư còn phân tán, kinh phí cấp không kịp thời, thiếu chủ động trong việc đầu tư, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển vùng mía nguyên liệu chưa đồng bộ và chưa tương xứng, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển vùng mía nguyên liệu. Hiện còn nhiều vùng mía không có nước tưới nên đã hạn chế tăng năng suất rất lớn. - Các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong canh tác mía còn nhiều hạn chế như: thiếu nước tưới, mật độ trồng quá dày, bón phân thiếu và không cân đối, chăm sóc không kịp thời. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 9 - Năng lực đầu tư của người sản xuất không đồng đều, đa số đầu tư theo khả năng chứ không theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn. Trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất, cần phải phát triển sản xuất vùng mía nguyên liệu ổn định để phục vụ công nghiệp chế biến. Quảng Ngãi đã xây dựng Đề án phát triển vùng mía nguyên liệu theo hướng tập trung, chuyên canh, chương trình phát triển vùng mía nguyên liệu được triển khai chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ từ việc tổ chức lại sản xuất, sử dụng giống mía mới, dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ giới hoá và các tiến bộ kỹ thuật về cải tạo đất, thâm canh tăng năng suất… Đặc biệt, một đóng góp lớn của hoạt động khoa học công nghệ trong việc hình thành vùng sản xuất mía tập trung, bằng việc du nhập, khảo nghiệm, sản xuất thử và nhân rộng một số giống mía mới, ðã chọn được 06 giống mía mới có triển vọng: MEX105, ROC27, B85-764, QĐ93-159, K88-65, K88-92 (đã được Cục Trồng trọt công nhận tại Quyết định số: 340/QĐ-TT-CLT ngày 30/12/2008). Thực hiện thí điểm dồn điền đổi thửa với diện tích 10,423 ha ở vùng mía sản xuất tập trung tại đồng Miếu thôn An Lợi, xã Phổ Nhơn huyện Đức Phổ, sau khi dồn điền đổi thửa Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã áp dụng ngay việc cơ giới hoá toàn bộ khâu làm đất, rạch hàng để trồng mía và đã đưa vào trồng 3 giống mía mới B85-764, ROC27, Mex105. Đây là mô hình bước đầu có hiệu quả, được nông dân nhiệt tình ủng hộ, với mô hình này năng suất mía Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 10 đạt bình quân 85 tấn/ha, chữ đường bình quân 10,5 CCS và từ đó ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (tại Quyết định số 38/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007), thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010, kinh phí tỉnh hỗ trợ trên 13 tỷ đồng, thực hiện dồn điền đổi thửa gần 1.400 ha mía và chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng mía trên 400 ha, cho năng suất mía khá cao khoảng 65 tấn/ha, cao hơn 15 tấn/ha so với năng suất mía canh tác truyền thống. Những địa phương sau khi dồn điền đổi thửa cho năng suất cao như xã Bình Trung, huyện Bình Sơn; xã Hành Thiện, Hành Minh, huyện Nghĩa Hành; xã Đức Hòa và Đức Phú, huyện Mộ Đức; xã Phổ Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Hòa, huyện Đức Phổ. Đối với các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới trong canh tác mía trên đất gò đồi theo đường đồng mức và tiểu bậc thang kết hợp với việc đưa cơ giới hoá vào khâu làm đất và bón phân đồng bộ. Sau 02 năm 2011, 2012 triển khai, đã trồng mới được 382,8 ha; (thâm canh mía theo phương thức tiểu bậc thang là 362,8 ha, thâm canh mía theo đường đồng mức là 20 ha). Năng suất mía đạt 65 tấn/ha, chữ đường bình quân (CCS): 9,94%. - Đã hình thành được những đồng mía có diện tích lớn, có giao thông nội vùng thuận lợi, có hệ thống bờ lô, mương tưới tiêu nội đồng, cơ giới hóa, tiết kiệm sức lao động của người trồng mía, giảm chi phí và hạ giá thành sản xuất. - Xây dựng và phổ biến ứng dụng phương pháp trồng mía xen canh với các cây họ đậu đã có hiệu quả cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, đạt tổng giá trị sau thu hoạch trên 60 tr. đồng/ha. - Thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân, nông dân được tập huấn về qui trình kỹ thuật sản xuất và được hướng dẫn cụ thể từ khâu trồng đến khâu thu hoạch, qua đó đại bộ phận nông dân tham gia phát triển vùng mía đều áp dụng đúng qui trình kỹ thuật chiếm > 60% diện tích. - Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản suất có nhiều tiến bộ, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, nhiều giống mía mới được du Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 11 nhập vào khảo nghiệm có triển vọng, đã có được bộ giống mía mới đưa vào sản xuất kèm theo những biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến như làm đất, bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, mật độ trồng, chăm sóc, làm cỏ, tưới nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây và từng bước cải tiến công cụ sản xuất thủ công bằng công cụ cơ giới trong một số khâu sản xuất và thu hoạch đã nâng cao hiệu quả, hạ giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. - Sự hỗ trợ nông dân cơ giới hóa khâu làm đất và ứng trước giống, phân bón là yếu tố tích cực đã được Công ty CP Đường Quảng Ngãi rất quan tâm. 2.3. Định hướng phát triển vùng mía nguyên liệu tai Quảng Ngãi 2.3.1. Cơ hội và thách thức: 2.3.1.1. Cơ hội: Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 12  Nhiều công trình thuỷ lợi, đường giao thông mới đang được quan tâm đầu tư ở nông thôn, trong đó có các vùng mía tập trung.  Chương trình Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn, chương trình 30A, các chương trình khác đang quan tâm hỗ trợ đầu tư cho nông dân sản xuất. 2.3.1.2. Thách thức:  Cạnh tranh khốc liệt của một số cây trồng trồng cùng diện tích và điều kiện canh tác như nhau như: đậu phụng, ngô lai, mì cao sản…với cây mía.  Năng lực vốn đầu tư (Nhà nước, doanh nghiệp, người trồng mía) có hạn so với nhu cầu đầu tư vùng mía nguyên liệu theo qui hoạch.  Các chi phí đầu vào tăng cao, giá nhân công cao. 2.3.2. Định hướng: - Tập trung chỉ đạo nâng cao năng suất, chất lượng mía. Năng suất bình quân đạt 65 tấn/ha, chữ đường 11,5 CCS, khuyến cáo nông dân không trồng mía có năng suất dưới 50 tấn/ha và chữ đường < 9 CCS, không trồng mía trên diện tích đất có độ dốc trên 15o. - Đầu tư tuyển chọn các giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, nhân giống mở rộng diện tích các giống mía đang sản xuất thử (được Cục Trồng trọt công nhận tại Quyết định số: 340/QĐ-TT-CLT ngày 30/12/2008) và loại dần các giống mía bị thoái hoá, năng suất, chất lượng thấp. - Dồn điền đổi thửa, cải tạo san ủi xây dựng lại đồng ruộng để thuận lợi trong việc cơ giới hoá một số khâu canh tác, thuận lợi cho việc tưới và tiêu nước, kết hợp việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía, đồng thời xây dựng vùng chuyên canh sản xuất mía tập trung để đầu tư, phát triển cây mía có trọng tâm, trọng điểm chiếm 60-70% diện tích mía. - Xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội đồng vùng mía. Sửa chữa, tu bổ nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có và làm mới kênh Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 13 mương nội đồng trong vùng mía. Đối với những vùng không có điều kiện xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi thì đóng giếng khai thác mạch nước ngầm, xây dựng thêm một số trạm bơm điện, bơm dầu, trạm biến áp có công suất từ 60-160KVA và đầu tư thêm đường dây cao thế 15KV, đường dây hạ thế 0,4KV. - Đầu tư hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu tập trung chuyên canh kết hợp chăn nuôi ở 3 HTX chuyên canh mía là Phổ Nhơn, Tịnh Giang và Tú Sơn, khuyến khích thành lập mới các HTX chuyên canh mía kết hợp chăn nuôi tại các xã có diện tích mía tập trung, ổn định như Bình Khương, Bình Tân… - Đào tạo nhân lực và chuyển giao kỹ thuật đến người sản suất: đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật ở các cơ quan từ huyện, xã làm công tác chỉ đạo phát triển vùng mía nguyên liệu, xây dựng đội ngũ khuyến nông viên cơ sở (những nông dân sản xuất giỏi) và hệ thống khuyến nông viên để qua đó chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được thuận lợi. - Tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn qui trình, phổ cập kiến thức kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất mía, thông tin tuyên truyền, in ấn tài liệu kỹ thuật về cây mía để cung cấp cho nông dân trồng mía. 2.3. 3. Giải pháp: - Đầu tư phát triển, mở rộng diện tích trồng mía trên 01 hộ (nhóm hộ) sản xuất bằng các biện pháp: dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía. - Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư giống mía mới và bố trí từng giống mía trên từng chân đất, thời vụ và công thức luân canh, xen canh trên vùng mía nguyên liệu cho phù hợp để tăng năng suất, chất lượng mía, hạ giá thành sản xuất trên 01 tấn mía cây, đảm bảo sản xuất có lãi. - Điều chỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện đúng qui hoạch, có cơ chế hỗ trợ tập trung cho các vùng sản xuất theo qui hoạch phù hợp như: ưu tiên đầu tư cơ giới hóa, ứng trước giống, phân bón theo hợp đồng sản xuất, thu mua, bảo hiểm giá mía nguyên liệu. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 14 - Xây dựng qui chế phân công trách nhiệm đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu rõ ràng giữa Nhà nước - Công ty CP đường - Người trồng mía trong việc thực hiện dự án, chương trình… Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm từng vụ sản xuất theo trách nhiệm được qui định tại Quyết định 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Điều chỉnh thời vụ trồng mía cho phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu trồng mía tại Quảng Ngãi đồng thời bảo đảm đủ sản lượng mía đáp ứng công suất ép của Nhà máy, không để tồn dư mía cây đã chín phải đứng chờ trên đồng quá 1,5 tháng. - Doanh nghiệp chế biến đường cần phải ban hành qui chế đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu cụ thể, rõ ràng để lồng ghép thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới mà các xã đã đề xuất trong Quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 2.4. Kiến nghi với trung ương  Kiểm soát, xử lý nghiêm nạn buôn lậu, gian lận thương mại và tạm nhập tái xuất đường.  Có chính sách về tạm trữ đường để bình ổn giá đường trong nước, làm cơ sở để bình ổn giá mía nguyên liệu.  Tiếp tục tăng cường đầu tư nghiên cứu về giống mới, cơ giới hóa và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để chuyển giao, hỗ trợ cho nông dân phát triển vùng mía nguyên liệu ổn định, bền vững. Các cơ chế chính sách của Trung ương, của địa phương, các qui chế hỗ trợ đầu tư của Doanh nghiệp chế biến, các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật của các nhà khoa học điều phải được phối hợp thực hiện đồng bộ để đạt được 4 yêu cầu sau:  Nông dân sản xuất mía nguyên liệu phải có lãi.  Có thị trường tương đối ổn định.  Bảo toàn được nguồn lực của nông dân (đất đai, trang thiết bị, vốn, nhân lực…) Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 15  Được nông dân chấp nhận (hợp tác) Có thực hiện được như vậy (04 yêu cầu nêu trên) thì mới bảo đảm được sự liên kết sản xuất mía nguyên liệu bền vững. CHƯƠNG III. LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT Ở tỉnh Quảng Ngãi, về công nghiệp thì chưa phát triển mạnh. Để phát triển nền công nghiệp thì phải quan tâm đến thế mạnh của vùng. Qua khảo sát thực tế thì thấy rằng huyện Đức Phổ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy đường vì diện tích trồng mía ở đây rất rộng lớn. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 16 Ở Đức Phổ có dòng sông Ba Liên, trung tâm Đức Phổ cách thị xã Quảng Ngãi 35 km, phía nam giáp Bình Định, phía đông là biển, phía tây giáp Ba Tơ, giao thông thuận lợi trải dọc theo quốc lộ IA. 3.1. Đặc điểm thiên nhiên vị trí xây dựng nhà máy: Nhà máy được đặt tại xã Phổ Nhơn cách thi trấn Đức Phổ 5km về hướng Tây. Ở đây có sông Ba Liên và phía tây nhà máy là vùng đồi núi. Nhà máy cách ga Đức Phổ 1km về hướng Bắc. Vùng đất ở đây rất màu mỡ, cho năng suất mía cao và vùng đất trồng rộng.  Thời tiết khí hậu: - Nhiệt độ bình quân 25,8oC chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là 5-6oC. - Lượng mưa bình quân 2000-2500mm phân bố ở các tháng trong năm, phù hợp cho cây mía phát triển tốt và điều kiện chế biến đường. - Hướng gió đông nam. Giới thiệu nhà máy 3.2. Vùng nguyên liệu: Nguyên liệu cung cấp chính cho nhà máy là những vùng lân cận như: Mộ Đức, Ba Tơ, Đức Phổ, Tam Quan và đặc biệt là ở ngay vùng đặt nhà máy có diện tích mía rất lớn, đó là xã Phổ Nhơn thuộc huyện Đức Phổ. 3.3. Hợp tác hoá- liên hiệp hoá: Nhà máy được đặt trên xã Phổ Nhơn huyện Đức Phổ là nhà máy sản xuất ra đường tinh sẽ thuận lợi cho việc liên kết hợp tác với các nhà máy khác và sử dụng chung về Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 17 công trình điện, giao thông, tiêu thụ sản phẩm phụ phẩm. Xây dựng, đầu tư ít sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn vốn. 3.4. Nguồn cung cấp điện: Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích: cho các thiết bị hoạt động, chiếu sáng trong sản xuất, sinh hoạt. Hiệu điện thế nhà máy sử dụng 220V/380V. Nguồn điện chủ yếu lấy từ trạm điện tubin hơi của nhà máy khi nhà máy sản xuất. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia 500KV được hạ thế xuống 220V/380V để sử dụng khi khởi động máy và khi máy không hoạt động thì sử dụng để sinh hoạt, chiếu sáng. Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục thì lăp thêm một máy phát điện dự phòng khi có sự cố mất điện. 3.5. Nguồn cung cấp hơi: Nguồn hơi cung cấp được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho các quá trình: đun nóng, bốc hơi, cô đặc sấy... Trong quá trình sản xuất ta tận dụng hơi thứ của thiết bị bốc hơi để đưa vào sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu, nhằm tiết kiệm hơi của nhà máy. 3.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu: Nhiên liệu được lấy chủ yếu là từ bã mía để đốt lò. Ta dùng củi để đốt lò khi khởi động máy và dùng dầu FO để khởi động lò khi cần thiết. Xăng và nhớt dùng cho máy phát điện, ôtô... Trong đó: + Bã mía lấy từ dây chuyền sau công đoạn ép. + Củi mua ở địa phương thông qua các chủ buôn gỗ. + Xăng dầu lấy từ công ty xăng dầu Quảng Ngãi được cung cấp theo hợp đồng. 3.7. Nguồn cung cấp và xử lý nước : Nước là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được đối với nhà máy. Nước sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: Cung cấp cho lò hơi, làm nguội máy móc thiết bị, sinh hoạt...Tuỳ vào mục đích sử dụng nước mà ta phải xử lý theo các chỉ tiêu khác nhau về hoá học, lý học, sinh học nhất định. Do nhà máy lấy nước chủ yếu từ sông Ba Liên nên trước khi sử dụng phải qua hệ thống xử lý nước của nhà máy. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 18 3.8. Nước thải: Việc thoát nước của nhà máy phải được quan tâm, vì nước thải của nhà máy chứa nhiều chất hữu cơ, là Khu nấu lò hơi và sinh hoạt Khu kiểm nghiệm và dung dịch nấu sữa điều Khu kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm môi Bể trường. Hoásức chất trungẢnh hoà hưởng đến ép trung khoẻ của công nhân, khu dân cư xung quanh nhà máy. Do đó nước thải của nhà máy phảihoà Song chắnlạirácở sau xưởngBể tập trung sảnlắng xuấtcátvà được xử lý trước khi đổ ra sông theo đường cống riêng của nhà máy. Qua tham khảo tài liệu “tham xử lý nước thải “ của Hoàng Huệ Bể xử lý sinh học Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Nước đã xử lý Page 19 cặn Làm phân vi sinh 3.9. Giao thông vận tải: Giao thông vận tải là vấn đề quan trọng, là phương tiện dùng để vận chuyển một khối lượng lớn nguyên vật liệu xây dựng nhà máy, cũng như vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của nhà máy. Nhà máy sử dụng tuyến quốc lộ 1A và đường giao thông nông thôn đã được phát triển và nâng cấp. Đồng thời mở rộng thêm những tuyến đường mới. Ngoài ra nhà máy phải có số lượng ôtô tải cần thiết đáp ứng kịp thời nhu cầu xuất sản phẩm và thu nguyên liệu cho nhà máy. 3.10. Nguồn nhân công: Đội ngũ công nhân: Công nhân được thu nhận từ địa bàn huyện để tận dụng nguồn nhân lực địa phương. Do đó đỡ đầu tư xây dựng nhiều nhà ở sinh hoạt. Vả lại dân ở đây có trình độ văn hóa từ lớp 9-12 lại sống chủ yếu bằng nghề nông. Nếu qua đào tạo họ thì sẽ nắm bắt được dây chuyền công nghệ và làm việc tốt. Đội ngũ cán bộ: Sử dụng cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, cộng với cán bộ kỹ thuật, kinh tế các trường: Đại hoc Đà Nẵng, Huế, thành phố Hồ Chí Minh… để lãnh đạo điều hành tốt hoạt động nhà máy. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan