Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước...

Tài liệu Xây dựng kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH MTV xây dựng Bình Phước

.PDF
104
479
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM NGUYỄN THANH BÌNH XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM NGUYỄN THANH BÌNH XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan toàn bộ nội dung đề tài : “XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, không có sự tham gia của bất kỳ tác giả nào khác. Tôi xin cam đoan về tính xác thực và hợp lý của mọi thông tin được trình bày trong luận văn. Tác giả Nguyễn Thanh Bình Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chương 1. Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp ................4 1.1. Sự hình thành kế toán trách nhiệm ......................................................................4 1.1.1 Kế toán trách nhiệm với kế toán quản trị .....................................................4 1.1.2 Sự hình thành kế toán trách nhiệm ..............................................................4 1.2 Khái niệm, vai trò và đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm .............5 1.2.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm ....................................................................5 1.2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm ...................................................................7 1.2.3 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm .......................................8 1.3 Quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm ..............................................................8 1.3.1 Bước 1. Phân cấp quản lý ............................................................................9 1.3.2 Bước 2. Xác định các trung tâm trách nhiệm ............................................10 1.3.2.1 Trung tâm chi phí ...............................................................................10 1.3.2.2 Trung tâm doanh thu ..........................................................................11 1.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận ...........................................................................12 1.3.2.4 Trung tâm đầu tư ................................................................................12 1.3.3 Bước 3. Xác định các chỉ tiêu để lập báo cáo trách nhiệm ........................13 1.3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí ....................................................13 1.3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ..............................................13 1.3.3.3 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ...............................................14 1.3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư ....................................................14 1.3.4 Bước 4. Lập báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm .............16 1.3.4.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí ........................................17 1.3.4.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu ................................... 17 1.3.4.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận ................................... 18 1.3.4.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư ........................................ 19 1.3.5 Bước 5. Đánh giá hoạt động của các trung tâm qua các chỉ tiêu .............. 20 1.3.5.1 Đối với trung tâm chi phí ................................................................... 21 1.3.5.2 Đối với trung tâm doanh thu ............................................................. 21 1.3.5.3 Đối với trung tâm lợi nhuận .............................................................. 21 1.3.5.4 Đối với trung tâm đầu tư ................................................................... 21 1.4 Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm ........................................... 25 1.4.1 Nhận diện và phân loại chi phí kinh doanh .............................................. 25 1.4.2 Dự toán cho các trung tâm trách nhiệm ..................................................... 25 1.4.3 Định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ ........................................ 25 1.4.4 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm.......................................... 25 1.4.5 Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ........................................... 26 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC ............ 28 2.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty ............................................................. 28 2.1.1 Quá trình hình thành .................................................................................. 28 2.1.2 Về pháp nhân Công ty ................................................................................ 28 2.1.3 Mục tiêu hoạt động của Công ty ................................................................ 29 2.1.4 Phương hướng phát triển ............................................................................ 29 2.1.5 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................... 29 2.1.5.1 Thuận lợi ........................................................................................... 29 2.1.5.2 Khó khăn ........................................................................................... 29 2.2 Công tác tổ chức hoạt động kinh doanh ............................................................. 29 2.2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty ..................................................... 30 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ....................................................... 32 2.2.2.1 Lãnh đạo Công ty ............................................................................... 32 2.2.2.2 Kiểm soát viên ................................................................................... 32 2.2.2.3 Các phòng ban .................................................................................... 32 2.2.2.4 Các đơn vị trực thuộc .........................................................................33 2.2.3 Tổ chức công tác kế toán ............................................................................34 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................34 2.2.3.2 Vận dụng chế độ kế toán ....................................................................35 2.2.4 Đánh giá chung hoạt động của Công ty ......................................................37 2.2.4.1 Bộ phận phòng ban ............................................................................37 2.2.4.2 Bộ phận sản xuất ...............................................................................38 2.2.4.3 Bộ phận tiêu thụ ...............................................................................39 2.2.4.4 Đánh giá chung ................................................................................40 2.3 Đánh giá công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng Bình Phước .......................................................................................................41 2.3.1 Thực hiện khảo sát ......................................................................................41 2.3.1.1 Mục tiêu khảo sát ...............................................................................41 2.3.1.2 Nội dung khảo sát...............................................................................41 2.3.1.3 Câu hỏi khảo sát .................................................................................41 2.3.1.4 Kết quả khảo sát .................................................................................41 2.3.2 Đánh giá thực hiện quy trình kế toán trách nhiệm......................................45 2.3.2.1 Về phân cấp quản lý ...........................................................................45 2.3.2.2 Về xác định các trung tâm trách nhiệm..............................................46 2.3.2.3 Xác định các chỉ tiêu để lập báo cáo trách nhiệm ..............................52 2.3.2.4 Lập báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm ...................52 2.3.2.5 Đánh giá hoạt động của các trung tâm qua các chỉ tiêu .....................53 Kết luận chương 2 ...................................................................................................54 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC ................................55 3.1 Quan điểm về xây dựng kế toán trách nhiệm ......................................................55 3.1.1 Xây dựng kế toán trách nhiệm phải phù hợp với định hướng mô hình hoạt động của Công ty.......................................................................................................55 3.1.2 Xây dựng kế toán trách nhiệm phải phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý .........................................................................................................55 3.1.3 Xây dựng kế toán trách nhiệm phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Công ty và các bộ phận, nội dung báo cáo trách nhiệm thống nhất với các báo cáo chung của Công ty ..................................................................................................................... 56 3.2 Xây dựng quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm ............................................. 57 3.2.1 Bước 1. Phân cấp quản lý .......................................................................... 57 3.2.2 Bước 2. Xác định các trung tâm trách nhiệm ............................................. 58 3.2.3 Bước 3. Xác định các chỉ tiêu để lập báo cáo trách nhiệm......................... 59 3.2.4 Bước 4. Lập báo cáo của các trung tâm trách nhiệm ................................. 60 3.2.5 Bước 5. Đánh giá hoạt động của các trung tâm qua các chỉ tiêu .............. 61 3.3 Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty ......................................................... 62 3.3.1 Trung tâm chi phí ....................................................................................... 63 3.3.1.1 Mục tiêu ........................................................................................... 63 3.3.1.2 Nội dung ........................................................................................... 63 3.3.1.3 Báo cáo trách nhiệm......................................................................... 63 3.3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá và việc đánh giá hoạt động qua các chỉ tiêu ........ 66 3.3.2 Trung tâm doanh thu................................................................................... 66 3.3.2.1 Mục tiêu ........................................................................................... 66 3.3.2.2 Nội dung ........................................................................................... 67 3.3.2.3 Báo cáo trách nhiệm......................................................................... 67 3.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá và việc đánh giá hoạt động qua các chỉ tiêu ........ 68 3.3.3 Trung tâm lợi nhuận ................................................................................... 69 3.3.3.1 Mục tiêu ........................................................................................... 69 3.3.3.2 Nội dung ........................................................................................... 69 3.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm......................................................................... 69 3.3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá và việc đánh giá hoạt động qua các chỉ tiêu ........ 70 3.3.4 Trung tâm đầu tư ........................................................................................ 71 3.3.4.1 Mục tiêu ........................................................................................... 71 3.3.4.2 Nội dung ........................................................................................... 71 3.3.4.3 Báo cáo trách nhiệm ........................................................................ 71 3.3.4.4 Chỉ tiêu đánh giá và việc đánh giá hoạt động qua các chỉ tiêu ........ 72 3.4 Giải pháp thực hiện ............................................................................................ 73 3.4.1 Nâng cao nhận thức của nhà quản lý trong việc xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty ......................................................................................................73 3.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp ...............................................................74 3.4.3 Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện kế toán trách nhiệm .............................74 3.4.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kế toán ............................75 3.4.5 Phát huy vai trò của kiểm soát viên ............................................................75 Kết luận chương 3 ...................................................................................................76 KẾT LUẬN .............................................................................................................77 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CB.CNV : Cán bộ công nhân viên - CG TCCĐ : Cơ giới thi công cầu đường - ĐVT : Đơn vị tính - KT&CB : Khai thác và chế biến - KTKS : Khai thác khoáng sản - SXKD : Sản xuất kinh doanh. - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. - UBND : Ủy Ban Nhân Dân. - XN : Xí nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán Bảng 1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Bảng 1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Bảng 1.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Bình Phước. Bảng 2.2 Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm đá xây dựng – phụ lục 1. Bảng 2.3 Dự toán chi phí xây dựng – phụ lục 1. Bảng 2.4 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty. Bảng 2.5 Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, phương hướng nhiệm vụ SXKD năm 2012 – phụ lục 1. Bảng 2.6 Kế hoạch tài chính năm 2012 - phụ lục 1. Bảng 3.1 Báo cáo biến động chi phí xây dựng - phụ lục 2 Bảng 3.2 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - phụ lục 2 Bảng 3.3 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp - phụ lục 2 Bảng 3.4 Dự toán chi phí sản xuất chung - phụ lục 2 Bảng 3.5a Dự toán chi phí bán hàng - phụ lục 2 Bảng 3.5b Dự toán chi phí quản lý - phụ lục 2 Bảng 3.6 Dự toán doanh thu - phụ lục 2 Bảng 3.7 Dự toán sản xuất - phụ lục 2 Bảng 3.8 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức Bảng 3.9 Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí dự toán - phụ lục 2 Bảng 3.10 Báo cáo biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - phụ lục 2 Bảng 3.11 Báo cáo biến động chi phí nhân công trực tiếp - phụ lục 2 Bảng 3.12 Báo cáo phân tích biến động biến phí sản xuất chung - phụ lục 2 Bảng 3.13 Báo cáo biến động định phí sản xuất chung - phụ lục 2 Bảng 3.14 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Bảng 3.15 Dự toán kết quả kinh doanh - phụ lục 2 Bảng 3.16 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Bảng 3.17 Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận - phụ lục 2 Bảng 3.18 Dự toán hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - phụ lục 2 Bảng 3.19 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Bảng 3.20 Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - phụ lục 2 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm Sơ đồ 1.2 Sơ đồ các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ phận phòng ban Sơ đồ 2.5 Sơ đồ bộ phận sản xuất Sơ đồ 2.6 Sơ đồ bộ phận tiêu thụ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại hóa toàn cầu, Việt Nam đang có nhiều biến đổi lớn trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự thành công của một doanh nghiệp đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế đất nước. Để doanh nghiệp thành công phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của nhà quản trị. Một trong những yếu tố giúp nhà quản trị thành công trong chiến lược kinh doanh, chính xác khi ra các quyết định đó là phải có đủ thông tin và đánh giá được thành quả hoạt động của các bộ phận, kiểm soát được doanh thu, chi phí và lợi nhuận để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Kế toán quản trị doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Kế toán quản trị sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó. Bình Phước là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ, luôn cố gắng phấn đấu theo kịp tốc độ phát triển của các tỉnh khác trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Bình Phước là một trong số các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Bình Phước hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do chưa quan tâm đầu tư đến kế toán quản trị, đến công tác kế toán trách nhiệm nên việc đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động của các bộ phận chưa chính xác. Việc đánh giá và xác định trách nhiệm của tổ chức cũng như cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao đang là vấn đề mang tính thời sự trong nước nói chung và Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên, sự am hiểu và mức độ vận dụng nội dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp hiện nay rất ít và còn nhiều hạn chế, do vậy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa được nâng cao. 2 Để đánh giá đúng đắn, chính xác trách nhiệm và thành quả hoạt động của các bộ phận cần triển khai thực hiện kế toán trách nhiệm, một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, đang thực sự là yêu cầu cần thiết và cấp bách, đó là lý do bản thân chọn đề tài : “Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Bình Phước”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm : Cho đến nay có các công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm như sau : Đỗ Khánh Ly, 2010. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thị Vinh, 2011. Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần tập đoàn Vina. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bùi Thị Bích Liên, 2012. Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH một thành viên. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, xác định đặc điểm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp, từ đó đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các luận văn trên dừng lại ở việc xây dựng mô hình quản lý và đánh giá việc thực hiện của các cấp quản trị trong công ty vốn tư nhân, chưa xây dựng được các bước và kết nối các bước thành một quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm nên việc đánh giá, xác định trách nhiệm của các bộ phận chưa được rõ ràng. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua việc nghiên cứu, hệ thống hóa các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, tác giả vận dụng để tìm hiểu thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Bình Phước nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại Công ty. 3 Đồng thời đề xuất các giải pháp để xây dựng kế toán trách nhiệm theo đặc thù của Công ty, giúp nhà quản trị Công ty đánh giá đúng trách nhiệm và thành quả của từng cấp quản lý trong việc hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Bình Phước. Phạm vi nghiên cứu là lý luận vế kế toán trách nhiệm ở doanh nghiệp, tình hình thực hiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng Bình Phước dựa trên số liệu thu thập được và định hướng phát triển của đơn vị. 5. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát, phân tích số liệu thực tế để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp hệ thống hóa những vấn đề lý luận để vận dụng vào tình hình thực tế nhằm tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan và chính xác. 6. Đóng góp mới của đề tài : Trên cơ sở kiến thức đã học và tài liệu tham khảo, đề tài đã thiết kế và xây dựng được các bước thực hiện của kế toán trách nhiệm đồng thời liên kết các bước thành một quy trình thực hiện nhằm thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, vận dụng kế toán trách nhiệm cũng như thuận lợi cho việc đánh giá, xác định trách nhiệm của các bộ phận trong tổ chức. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục danh mục, luận văn gồm có 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Chương 2: Đánh giá công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Bình Phước. Chương 3: Xây dựng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Bình Phước. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Sự hình thành kế toán trách nhiệm 1.1.1 Kế toán trách nhiệm với kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm là một nội dung quan trọng của kế toán quản trị, là một lĩnh vực còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thế giới, càng ngày kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp. Quá trình hình thành kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm sử dụng các nội dung cơ bản nhất của kế toán quản trị, từ khâu lập dự toán, phân tích thực tế đến đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói kế toán trách nhiệm là hạt nhân trong hệ thống kiểm soát các bộ phận quản trị của nhà doanh nghiệp : - Thứ nhất, quá trình lập kế hoạch gồm ngân sách và các kế hoạch dài hạn. Quá trình này sử dụng để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch nhằm đánh giá quá trình thực hiện. - Thứ hai, kế toán trách nhiệm thiết lập các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm chịu trách nhiệm tài chính và tác động đến hiệu quả hoạt động của từng cá nhân trong tổ chức. - Thứ ba, kế toán trách nhiệm sử dụng các kiến thức của kế toán quản trị như cách phân loại chi phí : theo ứng xử chi phí có biến phí, định phí hay phân loại theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được; đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận thông qua các chỉ tiêu sử dụng trong các báo cáo bộ phận. Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm xuất phát từ cơ sở phân quyền quản lý của nhà quản trị, đi sâu nghiên cứu lập các báo cáo trách nhiệm quản trị bộ phận trong doanh nghiệp. 1.1.2 Sự hình thành kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm được hình thành xuất phát từ yêu cầu quản lý của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có phân cấp quản lý. Việc đánh giá trách nhiệm thực sự có hiệu 5 quả hay không phụ thuộc vào cách thức tổ chức kinh doanh và mức độ về quan điểm phân quyền của tổ chức. Các nhà quản trị tại từng cấp quản lý hoàn toàn chủ động trong việc ra quyết định và đánh giá kết quả thực hiện tuy nhiên trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp rất khó xác định được trách nhiệm của các cấp quản lý do thông tin cung cấp chưa đầy đủ và chưa đúng yêu cầu; những tồn tại, hạn chế khó xác định được nguyên nhân và chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh kém phát triển và bị đình trệ. Khi việc phân cấp quản lý trong tổ chức được chú trọng hơn thì các bộ phận trong tổ chức được phân quyền thông qua việc ủy quyền, gắn lợi ích với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao. Lúc này, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, các cấp quản lý còn phải chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả kinh doanh và hướng đến yêu cầu của tổ chức. Do vậy, có sự liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của bộ phận được giao và đảm bảo được mục tiêu chung của tổ chức. Để đạt được cần phải có một công cụ đánh giá trách nhiệm một cách khách quan và đáng tin cậy. Việc hình thành kế toán trách nhiệm đã giúp các đơn vị trong việc đánh giá đúng trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 1.2. Khái niệm, vai trò và đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm 1.2.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao của các bộ phận đó. Kế toán trách nhiệm được trình bày theo nhiều quan điểm khác nhau của nhiều tác giả trên khắp thế giới. Kế toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên ở Mỹ năm 1950 trong tác phẩm “Basic Organization Planning to tie in with Responsibility Accounting” của Ailman, H.B.1950. Theo nhóm tác giả A. A. Atkinson, R. D. Banker, R.S Kaplan và S. M. Young thì “Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, 6 thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí thu thập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức”. Ngoài ra, qua các thông tin được cung cấp bởi kế toán trách nhiệm sẽ đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý ở khía cạnh mà họ có quyền quyết định. Hệ thống kế toán này tạo ra các báo cáo được phân định rõ ràng giữa đối tượng có thể kiểm soát và đối tượng không thể kiểm soát. Theo ý kiến James R. Martin “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến dầu tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng”. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh đến khía cạnh ở các tổ chức lớn có sự đa dạng về ngành nghề hoạt động, việc phân quyền trách nhiệm quản lý ở nhiều cấp bậc là một yêu cầu cấp thiết và để đánh giá trách nhiệm về kết quả và hiệu quả sử dụng nguồn lực của các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được thông qua hệ thống kế toán trách nhiệm, mỗi nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm ở những lĩnh vực mà họ kiểm soát được. Theo nhóm tác giả D. F. Hawkins, V. G. Narayanan, J. Cohen, M. Jurgens thì “Kế toán trách nhiệm là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan, về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một công ty”. Với hai giáo sư B. Venkatrathnam và Raji Reddy – Asso thì “Kế toán trách nhiệm là hệ thống của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền và xác định trách nhiệm”. Theo đó, kế toán trách nhiệm là một phương pháp đo lường, đánh giá biểu hiện của những khu vực khác nhau của một tổ chức. Qua nhiều quan điểm về khái niệm kế toán trách nhiệm, có thể hiểu rõ hơn về kế toán trách nhiệm qua các điểm chung như sau : - Một là, kế toán trách nhiệm là một bộ phận cấu thành nội dung của kế toán quản trị, là hệ thống thông tin được tập hợp, lập báo cáo qua đó kiểm tra các quá trình hoạt động, đánh giá kết quả và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ 7 chức có phân quyền một cách cụ thể và rõ ràng đối với những quy trình nghiệp vụ khác nhau. - Hai là, kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin chính thức trong phạm vi hệ thống kiểm soát của lãnh đạo một doanh nghiệp. Các hệ thống này sử dụng các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính được thiết kế phù hợp và có liên quan đến quá trình thực hiện trách nhiệm quản lý của từng cấp quản lý khác nhau trong một doanh nghiệp qua đó đánh giá được kết quả hoạt động của từng cá nhân trong bộ phận doanh nghiệp. - Ba là, kế toán trách nhiệm là phương pháp kế toán thu thập, ghi nhận, báo cáo và đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá thành quả của từng bộ phận nhằm kiểm soát hoạt động và chi phí của các bộ phận trong tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận hướng đến việc thực hiện mục tiêu chung. Từ những nội dung trên, có thể rút ra khái niệm về kế toán trách nhiệm như sau : Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 1.2.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích, giúp nhà quản lý cấp cao có thêm thời gian để lập các kế hoạch dài hạn, có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý, đánh giá thành quả của các bộ phận thông qua các công cụ, báo cáo thành quả của mỗi bộ phận trong tổ chức. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp qua việc xác định các trung tâm trách nhiệm, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý tại các bộ phận giúp cho nhà quản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Thông qua việc tổ chức kế toán trách nhiệm, nhà quản trị sẽ nhận được thông tin tài chính về vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận một cách kịp thời, hỗ trợ cho công tác điều hành doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm giúp định hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp theo mục tiêu chung của đơn vị. Thông qua việc phân cấp đánh giá trách nhiệm hoạt động ở từng 8 cấp quản trị sẽ khuyến khích các bộ phận, các cấp quản lý chủ động sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch được giao. 1.2.3 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm Thông tin kế toán trách nhiệm là một bộ phận thông tin quan trọng của kế toán quản trị, do vậy đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm gồm : - Đối với nhà quản trị cấp cao : Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp. - Đối với nhà quản trị cấp trung : Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận. - Đối với nhà quản trị cấp thấp : Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, giúp chủ động trong giải quyết công việc, tiếp cận thông tin, thích ứng nhanh nhạy với mọi thay đổi của thị trường qua đó phát hiện nhân tố mới nhằm thuận lợi cho việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kế cận. 1.3 Quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm Quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm gồm 5 bước như sau : Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện kế toán trách nhiệm Phân cấp quản lý Xác định các trung tâm trách nhiệm Xác định các chỉ tiêu để lập báo cáo trách nhiệm Lập báo cáo của các trung tâm trách nhiệm Đánh giá hoạt động của các trung tâm qua các chỉ tiêu (Quy trình do tác giả nghiên cứu và phát triển trên cơ sở kiến thức đã học và tài liệu tham khảo).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan