Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng kế hoạch truyền thông về từ thiện xã hội trên báo chí ngành công an (Kh...

Tài liệu Xây dựng kế hoạch truyền thông về từ thiện xã hội trên báo chí ngành công an (Khảo sát Báo Công an nhân dân, Công an nhân dân online và Truyền hình An ninh tivi, năm 2013)

.PDF
122
252
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ LÊ THỊ MAI PHƢƠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ TỪ THIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ NGÀNH CÔNG AN (Khảo sát Báo Công an nhân dân, Công an nhân dân online và Truyền hình An ninh Ti vi, năm 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ LÊ THỊ MAI PHƢƠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ TỪ THIỆN XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ NGÀNH CÔNG AN (Khảo sát Báo Công an nhân dân, Công an nhân dân online và Truyền hình An ninh Ti vi, năm 2013) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thoa Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn khoa học: “Xây dựng kế hoạch truyền thông về từ thiện xã hội trên báo chí ngành Công an” (Khảo sát Báo Công an nhân dân, Công an nhân dân online và Truyền hình An ninh Ti vi, năm 2013) là nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học chƣa từng đƣợc công bố. Tác giả luận văn LÊ THỊ MAI PHƢƠNG LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin trân trọng gửi tới Cô giáo hướng dẫn của tôi- Tiến sỹ Nguyễn Thị Thoa, người đã hết lòng hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bé nhỏ của tôi đã chia sẻ mọi khó khăn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TỪ THIỆN XÃ HỘI...................................................................... 11 1.1. Truyền thông và xây dựng kế hoạch truyền thông ............................... 11 1.2. Lý luận về truyền thông TTXH ............................................................ 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ TTXH NĂM 2013 TRÊN CÔNG AN NHÂN DÂN, CAND ONLINE VÀ AN NINH TIVI ...................................................................... 31 2.1. Vài nét về các Báo khảo sát .................................................................. 31 2.2. Xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên báo CAND năm 2013......35 2.4. Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch truyền thông TTXH trên Báo chí ngành công an ........................................................................................ 70 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ TTXH TRÊN BÁO CHÍ NGÀNH CÔNG AN .................................................................... 76 3.1. Vấn đề đặt ra về truyền thông về TTXH .............................................. 76 3.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH cho báo chí ngành Công an .... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 96 1 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Báo Công an nhân dân : Báo CAND Công an nhân dân online : CAND Online Truyền hình ANTV : ANTT Từ thiện xã hội : TTXH 2 DANH MỤC BẢNG MẪU Bảng mẫu 1: Mục tiêu cụ thể về truyền thông TTXH năm 2013 .................... 37 Bảng mẫu 2: Đối tƣợng là các nhà hoạch định chính sách về TTXH, gồm: lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, chính quyền các cấp, đại biểu Quốc hội, Bộ Lao động và Thƣơng binh xã hội. ............................................................................ 38 Bảng mẫu 3: Đối tƣợng là những ngƣời hảo tâm có uy tín ............................. 39 Bảng mẫu 4: Thông điệp chính, cụ thể về TTXH năm 2013 .......................... 40 Bảng mẫu 5: Sắp xếp thời gian cho kế hoạch truyền thông TTXH “Tết vì ngƣời nghèo Xuân Giáp Ngọ 2014” ................................................................. 41 Bảng mẫu 6: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch truyền thông ngắn hạn về TTXH “Đền ơn đáp nghĩa”năm 2013 .......................................................................... 48 Bản mẫu 7: Sắp xếp thời gian cho kế hoạch truyền thông TTXH “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2013 .............................................................................................. 49 Bảng mẫu 8: Mục tiêu và đối tƣợng liên quan của kế hoạch truyền thông đột xuất về TTXH nhằm giúp đỡ phóng viên Hồng Sen. ..................................... 59 Bảng mẫu 9: Sắp xếp thời gian cho kế hoạch truyền thông TTXH “Chia sẻ nỗi đau với phóng viên Hồng Sen” năm 2013 ....................................................... 61 Bảng mẫu số 10: Thời lƣợng nội dung yêu cầu kỹ thuật, nhân sự thực hiện. ......... 66 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay nhóm ngƣời trong cộng đồng xã hội nhằm đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau. Truyền thông làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân hay cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, khi truyền thông đƣợc tiến hành trong khuôn khổ thực hiện chức năng nhiệm vụ cụ thể của một cơ quan báo chí truyền thông, thì kế hoạch truyền thông là công cụ bắt buộc để thực hiện chức năng nhiệm vụ ấy một cách khoa học và hiệu quả. Từ khi báo chí truyền thông ra đời cho đến nay, công việc xây dựng kế hoạch truyền thông đƣợc coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ chuyên nghiệp của ngƣời làm báo chí truyền thông. V.I.Lênin đã từng khuyên các tổng biên tập báo rằng, không có kế hoạch mạng lại hiệu quả thì không làm việc. [20, tr.95] Chính vì vậy, xây dựng kế hoạch truyền thông trở thành một công việc bắt buộc đối với bất kỳ ngƣời làm truyền thông nào, đặc biệt là những ngƣời làm truyền thông ở một cơ quan nhật báo, báo trực tuyến (online) hoặc truyền hình. Không có kế hoạch dài hạn nhằm hƣớng tới một mục tiêu chung, không có kế hoạch ngắn hạn cho từng vụ việc cụ thể, thì giống nhƣ ngƣời đi trong đêm tối mà không có đèn, ngƣời làm truyền thông phải mò mẫm, mạnh ai nấy làm, cơ quan báo không thể hoạt động nhịp nhàng đƣợc, sản phẩm báo chí truyền thông- vì thế- cũng không đạt đƣợc hiệu quả cao đƣợc. TTXH từ lâu đã trở thành một chủ đề tuyên truyền không thể thiếu đối với một tờ báo ngành Công an. Với chức năng của mình, báo chí ngành Công an có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ vũ, động viên về các đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc, những hoạt động xã hội về TTXH. Cùng với việc cung cấp thông tin cho công chúng, báo chí 4 ngành Công an là một kênh quan trọng phản ánh về những mảnh đời, số phận trong xã hội, giúp con ngƣời đến gần với nhau hơn theo tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái của dân tộc. Để chuyển tải thông tin về những hoạt động công tác xã hội từ thiện, Báo CAND - Cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Công an TW và Bộ Công an, Báo CAND điện tử (CAND Online) và ANTVđã dành hẳn một chuyên mục lớn “Nhịp cầu nhân ái” để phản ánh các hoạt động về TTXH và kêu gọi tấm lòng từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Chuyên mục này có tác động rất lớn đến nhận thức và tình cảm của công chúng độc giả. Là một biên tập viên tại tờ báo điện tử CAND Online, trực tiếp thực hiện chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” về TTXH, tôi nhận thấy, báo chí ngành Công an vẫn còn chƣa thực sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch truyền thông, đặc biệt là xây dựng kế hoạch dài hạn (3-5 năm). Điều này dễ dẫn đến một tình trạng là, sự lặp lại chính mình mà không nhận ra và lẽ đƣơng nhiên, hiệu quả truyền thông sẽ không đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Qua nhiều năm làm việc, tôi càng thấm thía rằng, không có kế hoạch truyền thông cụ thể, nhiều lúc công việc nhƣ dồn ứ lại, không biết bắt đầu từ đâu, không thể nắm bắt đƣợc dòng chảy của những chủ đề truyền thông qua các giai đoạn trƣớc, trong và sau sự kiện, và cũng không thể tiên liệu đƣợc hiệu quả công việc sẽ ra sao hoặc đạt tới mức độ nào. Với mong muốn công việc truyền thông về TTXH trên báo chí ngành Công an thực sự mang tính khoa học và chuyên nghiệp, có tính kế thừa và xuyên suốt, có thể kiểm soát đƣợc mọi nguồn tin, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng, tôi thấy rằng, rất cần phải cải tiến công việc xây dựng kế hoạch truyền thông vừa mang tính khái quát (kế hoạch truyền thông dài hạn), vừa cụ thể, chi tiết (kế hoạch truyền thông ngắn hạn). Xuất phát từ ba lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Xây dựng kế hoạch truyền thông về 5 TTXH trên Báo chí ngành Công an (Khảo sát trên CAND , CAND Online và An ninh ti vi, năm 2013) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học báo chí truyền thông của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề xây dựng kế hoạch truyền thông trên báo chí, cho đến nay, hầu nhƣ không có nhiều tài liệu nghiên cứu chi tiết về vấn đề này. - Về xây dựng kế hoạch truyền thông của một cơ quan báo chí, đã có một số công trình sau: (1) Sách Tuyên truyền vận động dân số và phát triển của các nhà nghiên cứu ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã dành hẳn một chƣơng bàn về xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động. Nội dung chính của chƣơng này là cung cấp kỹ năng xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động về dân số và phát triển, trọng tâm chính là xác định nội dung, phƣơng thức lập kế hoạch tuyên truyền vận động trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Đây là những kiến thức lý thuyết căn bản nhất về xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động mà tác giả luận văn có thể kế thừa. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách này chủ yếu bàn về tuyên truyền vận động về dân số và phát triển, không phải là về TTXH.[19, tr.53-64] (2) Trong cuốn sách Tổ chức và hoạt động của tòa soạn [20, tr 95- 101], tác giả Đinh Văn Hƣờng đã khẳng định vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch hoạt động của một cơ quan báo chí và đƣa ra yêu cầu của việc lập kế hoạch, các hệ thống kế hoạch. (3) Trong cuốn sách Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, [10, tr. 227 – 247] các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thu Hằng khi nghiên cứu về truyền thông cũng đã đề cập tới vấn đề Lập kế hoạch truyền thông với 7 bƣớc cơ bản. Đây là những kiến thức cơ bản đối với một ngƣời chuyên hoạch định kế hoạch truyền thông. 6 Có thể xem đây là những công trình nghiên cứu mạng tính lý luận khái quát nhất mà tác giả luận văn có thể kế thừa. Tuy nhiên, những công trình này chƣa đề cập gì tới công việc lập kế hoạch truyền thông về TTXH của báo chí Công an. - Về khái niệm công tác TTXH, ở các trƣờng đại học cũng chƣa đƣợc đề cập đến nhiều, nên chƣa có tài liệu riêng biệt nào nói về công việc này. Các hoạt động TTXH thƣờng đƣợc xem là Công tác xã hội với nội hàm rộng hơn, bởi để có đƣợc những hoạt động từ thiện là cả một quá trình vận động kêu gọi, quyên góp ủng hộ, hỗ trợ ngƣời yếu thế trong xã hội. Đã có một số luận văn liên quan đến công tác xã hội trên báo chí: (1) Luận văn của Nguyễn Hồng Mộng Liên, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), (2006) mang tên: Hoạt động TTXH của báo chí TP HCM, mới chỉ đƣa ra những khái niệm hết sức cơ bản về TTXH trong đời sống báo chí khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đó cũng là những khái niệm thiên về nghề nghiệp, trong phạm vi chức năng tuyên truyền báo chí, chứ chƣa thấy rõ vai trò của báo chí tham gia trực tiếp và các hoạt động nay nhƣ là một tổ chức thực hiện.[24] (2) Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội), (2010) mang tên: Báo in với vấn đề xã hội từ thiện, tiếp cận TTXH dƣới góc độ nghiên cứu về hoạt động của phóng viên báo chí của các nhà báo, chỉ ra những thành công hạn chế, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa của các hoạt động này. [15] Nhìn chung, cả hai luận văn trên mới chỉ đề cập đến quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông về TTXH, mà chƣa đề cập đến quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông về vấn đề này, dƣới góc độ là một kế hoạch cụ thể có tính chất định kỳ trên một tờ báo của ngành Công an. 7 Nhƣ vậy, đề tài Xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên Báo chí ngành Công an còn khá mới mẻ, không trùng lắp với các công trình đã có từ trƣớc đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên Báo chí ngành Công an, cụ thể là qua nghiên cứu báo CAND với phiên bản điện tử là CAND Online và An ninh Tivi, từ đó tìm ra những giải pháp khả thi để công việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên Báo chí ngành Công an ngày một khoa học và chuyên nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực trạng việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên Báo CAND với phiên bản CAND Online và An ninh Tivi, năm 2013. - Đề xuất các giải pháp khả thi để nâng cao tính khoa học và chuyên nghiệp của công việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên Báo CAND với phiên bản CAND online và An ninh tivi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH trên báo chí ngành Công an, cụ thể là báo CAND với phiên bản CAND online và An ninh tivi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung vào nghiên cứu công việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH của báo CAND , CAND Online và An ninh tivi, năm 2013. Tuy nhiên, CAND online là phiên bản của CAND , có nhiệm vụ thực hiện theo kế hoạch truyền thông về TTXH mà CAND đã 8 xây dựng, đăng lại toàn bộ tin bài về TTXH của CAND , nên trên thực tế khảo sát, CAND và CAND online là một. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Công an về báo chí truyền thông, về TTXH; Lý thuyết về báo chí truyền thông, báo in, báo truyền hình và báo điện tử; Lý thuyết về tâm lý con ngƣời trong hoạt động tiếp nhận thông tin; Lý thuyết của các khoa học liên ngành. -Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích đề ra, tác giả luận văn sử dụng 3 nhóm phƣơng pháp nghiên cứu chính: - Nhóm 1: Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng cách thức đọc – nghe – xem các tài liệu bằng văn bản, hình ảnh, băng từ, đĩa compac, internet…về khoa học báo chí truyền thông nói chung, báo in, truyền hình và báo điện tử nói riêng; về đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; về các khoa học liên ngành… để khai thác những tƣ liệu cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Nhóm 2: Phƣơng pháp thống kê, phân tích thực trạng việc xây dựng hoạt động xây dựng kế hoạch truyền thông của báo CAND với phiên bản CAND Online và An ninh tivi, năm 2013 để chứng minh, làm rõ nội dung nghiên cứu. - Nhóm 3: Phƣơng pháp điều tra xã hội học, sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại) đƣợc tác giả luận văn tiến hành đối với các nhà lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí ngành công an có liên quan đến kế hoạch truyền thông về TTXH,… nhằm thu đƣợc những đánh giá khách quan, có trọng lƣợng về công việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH ở các cơ quan báo chí: báo CAND với phiên 9 bản CAND Online và An ninh tivi, năm 2013 và những gợi ý về giải pháp nâng cao hiệu quả của công việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH ở các cơ quan báo chí này trong tƣơng lai. Các nhóm phƣơng pháp này vừa truyền thống, vừa hiện đại, giúp cho kết quả nghiên cứu đạt đƣợc độ chính xác cao nhất, đáng tin cậy nhất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu khái quát và cung cấp những luận cứ khoa học mới mẻ xung quanh vấn đề xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH ở các cơ quan báo chí: báo CAND với phiên bản CAND Online và An ninh tivi, do vậy, đề tài mang một ý nghĩa lý luận mới, góp một phần nhỏ bé cho những ngƣời nghiên cứu tiếp theo và cho việc đào tạo báo chí ở các trƣờng đào tạo báo chí. - Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần làm rõ hơn thực trạng đề xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH ở các cơ quan báo chí: báo CAND với phiên bản CAND Online và An ninh tivi, đề xuất những giải pháp giúp cho các cơ quan báo chí này chuyên nghiệp hơn trong công việc xây dựng kế hoạch truyền thông về TTXH. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng. 10 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TỪ THIỆN XÃ HỘI 1.1. Truyền thông và xây dựng kế hoạch truyền thông 1.1.1. Khái niệm về truyền thông, truyền thông đại chúng - Truyền thông (Tiếng Anh: Communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông theo nghĩa đơn giản nhất là một kiểu tƣơng tác xã hội, trong đó ít nhất có hai tác nhân tƣơng tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung, hay hiểu theo cách khác là truyền từ ngƣời gửi tới ngƣời nhận. Theo quan niệm của Martin P. Adelsm: “Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu đƣợc ngƣời khác và làm cho ngƣời khác hiểu đƣợc chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống” [9, tr. 11] Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về truyền thông cũng khá phong phú, trong số đó, tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” đƣa ra quan niệm: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm ngƣời trong xã hội nhằm đạt đƣợc sự hiểu biết lẫn nhau” [30, tr.8]. Các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng trong cuốn “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đã đƣa ra quan niệm: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm, cộng đồng/xã hội.” [9, tr.14]. Theo quan niệm này, thứ nhất, truyền thông là một quá trình chứ không phải là một việc nhất thời trong khuôn khổ thời gian hẹp; thứ hai, truyền thông là sự chia sẻ, trao đổi thông tin phải có ít nhất hai thực thể và các thực thể có thể đổi chỗ cho nhau trong mối quan hệ phát – nhận thông điệp. 11 Từ những quan niệm về truyền thông đã nêu trên, có thể rút ra một khái niệm nhƣ sau: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng, nhằm tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhận thức và hành vi. Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra các mô hình truyền thông khác nhau. Nổi bật trong số đó là mô hình truyền thông một chiều của Harold D.Lasswell (1948) và mô hình truyền thông mềm dẻo hai chiều của Claude Shannon (1949). Hạn chế lớn nhất của mô hình truyền thông của Harold D.Lasswell [S (Source Sender) - > M (Message) -> C (Channel) -> R (Receiver) -> E (Effect)] là ngƣời tiếp nhận thông tin luôn bị động, ít có cơ hội phản hồi ý kiến của mình đối với nhà sản xuất thông tin. Còn mô hình truyền thông của Claude Shannon: [S (Source Sender) - > M (Message) -> C (Channel) ->N (Noise) -> R (Receiver) -> E (Effect) -> F (Feedback) - > S (Source Sender)] có ƣu điểm hơn mô hình truyền thông của Harold D.Lasswell, bởi nó chỉ rõ đƣợc thông tin từ nhà sản xuất đến đƣợc với ngƣời nhận có thể bị nhiễu, không còn chính xác nhƣ ban đầu, do đó hiệu quả thông tin có thể thấp. Tuy nhiên, nhờ việc ngƣời nhận thông tin chủ động phản hồi ý kiến của mình về sự hài lòng và mong muốn chất lƣợng thông tin, ngƣời sản xuất thông tin có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng loại đối tƣợng tiếp nhận thông tin và đầu tƣ cơ sở vật chất nhiều hơn. Truyền thông có hiệu quả, nghĩa là những thông tin đƣợc truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, làm ngắn lại khoảng cách hiểu biết giữa con ngƣời với con ngƣời. Nếu xét trong một xã hội, thì vòng tròn khép kín và mối quan hệ qua lại bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nƣớc, các phƣơng tiện thông tin đại chúng và các tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên, đó chính là quá trình vận động tất yếu của truyền thông. Truyền thông gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, mục tiêu. 12 Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đƣa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này đƣợc thể hiện qua nhiều hình thức nhƣ động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin phát thanh, truyền hình… Mục tiêu hƣớng đến có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính ngƣời/tổ chức gửi đi thông tin. - Các kênh truyền thông: Kênh truyền thông chính là phƣơng tiện kỹ thuật và phƣơng thức chuyển tải thông tin, mà phƣơng thức chuyển tải thông tin lại phụ thuộc rất nhiều vào việc đối tƣợng tiếp nhận thông tin bằng giác quan nào (nhƣ: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác). Có thể kể tới một số kênh truyền thông, nhƣ: truyền thông đại chúng; truyền thông trực tiếp (mặt đối mặt); truyền thông dân gian. Vấn đề nghiên cứu của luận văn này liên quan chủ yếu tới truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung vào làm rõ thuật ngữ truyền thông đại chúng. -Thuật ngữ truyền thông đại chúng (bao gồm: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, sách, băng nhạc, băng hình, internet, đĩa CD-ROM…) lần đầu tiên đƣợc dùng trong lời nói đầu của Hiến chƣơng Liên hiệp quốc về Văn hóa Khoa học và Giáo dục (UNESCO) năm 1946. Sau đó, thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng trong cả đời sống thƣờng nhật và trong khoa học. Ngày nay, truyền thông đại chúng đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhƣ: tâm lý học, lịch sử học, báo chí học. Đã có nhiều tác giả trong nƣớc và trên thế giới nghiên cứu về truyền thông đại chúng. Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng quan niệm: “ Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng” [21 , tr.10] Dƣới góc độ Xã hội học, truyền thông đại chúng đƣợc nghiên cứu nhƣ một quá trình xã hội, bao gồm các yếu tố là: nhà truyền thông, công chúng 13 tiếp nhận, thông điệp, kênh (các phƣơng tiện kỹ thuật) để truyền bá thông tin cho đại chúng. Luận văn này sẽ khảo sát 3/rất nhiều phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đó là báo in CAND với phiên bản CAND online và truyền hình Công an (An ninh tivi), do đó tác giả luận văn sẽ điểm qua một số khái niệm liên quan về phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Trong Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí, Chƣơng I, Điều 1, ghi rõ: - Báo In: là tên gọi loại hình báo chí đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện in. - Báo hình: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình - Báo điện tử: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng Internet [ Luật Báo chí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40] 1.1.2. Khái niệm về kế hoạch truyền thông - Khái niệm “Kế hoạch”: Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” [Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXN Đà Nẵng, tr. 467]. Theo định nghĩa này, công việc xây dựng một bản kế hoạch chính là việc vạch ra (trong ý tƣởng) những công việc dự định sẽ làm với những nét cơ bản nhất. Theo tác giả Đinh Văn Hƣờng:“ Kế hoạch là một chƣơng trình hành động có mục đích của tòa soạn, trong đó xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng hƣớng, giải pháp và thời gian để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó vào thực tế.” [20, tr.95] - Khái niệm "Kế hoạch truyền thông": theo nghĩa Tiếng Anh đƣợc gọi là "Communication Strategy" hay "Communication Plan". Do vậy, việc xây 14 dựng kế hoạch truyền thông đảm bảo cho hoạt động thƣờng xuyên liên tục nhịp nhàng ở tất cả các bộ phận, các cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong tòa soạn để có sản phẩm truyền thông ra đời đúng định kỳ, có chất lƣợng, hấp dẫn. Hiểu theo cách khác, xây dựng kế hoạch truyền thông chính là dự kiến những công sẽ làm trong hoạt động truyền thông cụ thể về thời gian, nhằm đem lại hiệu quả công việc một cách cao nhất. Trên thực tế, việc xây dựng kế hoạch truyền thông của các cơ quan báo chí truyền thông chính là việc dự kiến, tính toán, lựa chọn, sắp xếp các hoạt động truyền thông theo trình tự nhất định, nhằm huy động cao nhất nguồn lực, nhằm tác động phù hợp và từng bƣớc đến các nhóm đối tƣợng cụ thể. Do vậy, kế hoạch truyền thông là một công cụ mang tính bắt buộc, cần đƣợc thông qua cùng với kế hoạch tổng thể hƣớng tới mục tiêu chung. Từ nghiên cứu trên, chúng tôi đƣa ra quan niệm về kế hoạch truyền thông nhƣ sau: Kế hoạch truyền thông là việc lên ý tƣởng, sắp xếp các hoạt động truyền thông theo thời gian chi tiết, nhằm đạt đƣợc kết quả mong muốn. Nhƣ vậy, xây dựng kế hoạch truyền thông, dƣới góc độ báo chí học, đƣợc xem nhƣ xây dựng một kế hoạch chi tiết cho một lộ trình công tác cụ thể. Tất cả các tòa soạn báo chí đều có kế hoạch hoạt động cụ thể và chi tiết, có khả năng kiểm soát mọi nguồn thông tin, đáp ứng kịp thời các yêu cầu hàng ngày của bạn đọc. Ở tòa soạn báo hàng ngày, nếu không có kế hoạch chi tiết, mọi ngƣời sẽ tất bật đuổi theo các sự kiện, vừa vất vả, vừa không đạt hiệu quả cao. 1.1.3. Đặc điểm của kế hoạch truyền thông - Kế hoạch truyền thông mang tính pháp lệnh Mỗi một kế hoạch truyền thông là một chƣơng trình hành động có tính mục đích, nhằm đạt tới một kết quả cụ thể nào đó của một cơ quan báo chí – truyền thông. Khi kế hoạch truyền thông đƣợc vạch ra và đƣợc cấp lãnh đạo 15 cao nhất thông qua thì những ngƣời có tên trong kế hoạch truyền thông đó phải nghiêm túc thực hiện theo một sự chỉ đạo chung, tuân thủ cao nhất kỷ luật lao động đã đƣợc qui định của cơ quan đó. - Kế hoạch truyền thông có tính lịch sử Mỗi một sự kiện truyền thông chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, dù có thể kéo dài nhƣng sẽ theo những chu trình khác nhau và mỗi chu trình phải đƣợc xây dựng một kế hoạch truyền thông tƣơng ứng. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch truyền thông, ngƣời ta thƣờng gặp khó khăn ở việc xác định thời điểm kết thúc cho một sự kiện truyền thông và cũng là thời điểm kết thúc một kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ không quá khó nếu ngƣời lập kế hoạch truyền thông đã có sự nghiên cứu kỹ về tầm quan trọng (độ nóng) của sự kiện truyền thông đến đâu, mức độ quan tâm của công chúng đến đâu. - Kế hoạch truyền thông vừa mang dấu ấn cá nhân, vừa mang dấu ấn tập thể Một kế hoạch truyền thông có thể do một nhà báo xây dựng lên, bởi vì trong quá trình tác nghiệp, có thể anh ta bắt gặp một sự kiện “nóng”, cần đƣợc truyền thông trong một thời gian nhất định và ý tƣởng về một kế hoạch truyền thông đƣợc nảy sinh với tất cả những công việc cụ thể. Nhƣ vậy, một kế hoạch truyền thông về một sự kiện cụ thể đƣợc xây dựng bởi một nhà báo và tất yếu, kế hoạch truyền thông này mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà báo đó, từ cách tƣ duy lôgic, từ chiều sâu và tính chính xác của kế hoạch, từ cách xác định công việc chính và công việc phụ, từ cách tiêu tiền để thực hiện một kế hoạch truyền thông. Mặt khác, một kế hoạch truyền thông cũng có thể do một tập thể hoặc một nhóm ngƣời cùng xây dựng và kế hoạch truyền thông đó chỉ có thể hoàn tất khi sự bàn bạc, chia sẻ của tất cả mọi ngƣời khá tƣơng đồng, có thể có 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan