Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hồ sơ dạy học hình học lớp 11 thpt tiếp cận xu thế thế giới...

Tài liệu Xây dựng hồ sơ dạy học hình học lớp 11 thpt tiếp cận xu thế thế giới

.PDF
119
184
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- TRẦN THU HIỆP XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 11 THPT TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------TRẦN THU HIỆP XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 11 THPT TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp giảng dạy Toán Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ THỊ THÁI Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – PGS.TS. Vũ Thị Thái, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội, các thày cô giáo trong khoa Toán – Tin trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau Đại học trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp ở trường THPT Phú Lương – Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, Tháng 8 năm 2011 Trần Thu Hiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết đầy đủ Đại học sư phạm Viết tắt ĐHSP Giáo viên GV Học sinh HS Hình học HH Hình học lớp 11 HH 11 Mặt phẳng mp Nhà xuất bản Nxb Phân phối chương trình PPCT Phương pháp PP Sách giáo khoa Sgk Sách bài tập Sbt Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên THPT http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 4 1.2. Xu thế Thế giới về xây dựng hồ sơ dạy học 6 1.3. Hình thức biên soạn hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế Thế giới 7 1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị 8 1.3.2. Giai đoạn thực thi 12 1.3.3. Giai đoạn đánh giá cải tiến 19 1.4. Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo 21 1.5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Hình học 11 23 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC HỌC KỲ II 27 HÌNH HỌC 11 THPT TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI 2.1. Chuẩn bị lập kế hoạch dạy học. 27 2.1.1. Phân tích nhu cầu 27 2.1.1.1. Phiếu điều tra 28 2.1.1.2. Đề kiểm tra chất lượng đầu kì II 31 2.1.2. Kế hoạch dạy học 33 2.2. Thực thi kế hoạch dạy học 40 2.2.1. Kế hoạch bài dạy:“§3. Đường thẳng vuông góc với mặt 40 phẳng” (tiết 32) dạy theo hình thức bài dạy thông thường 2.2.2. Kế hoạch bài dạy: “§4. Hai mặt phẳng vuông góc”(tiết 36), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn theo hình thức dạy học dự án 2.2.2.1. Tổng quan về bài dạy 52 2.2.2.2. Chi tiết bài dạy 54 2.2.2.3. Các định hướng giúp HS thực hiện dự án 57 2.2.3. Kế hoạch bài dạy: “§5. Khoảng cách” (tiết 39), theo hình 68 thức dạy học tự nghiên cứu 2.3. Kiểm tra- đánh giá và đánh giá cải tiến 72 CHƢƠNG 3. THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM 80 3.1. Mục đích thử nghiệm 80 3.2. Nội dung thử nghiệm 80 3.3. Tổ chức thử nghiệm 80 3.3.1. Chọn lớp thử nghiệm 80 3.3.2. Thời gian thử nghiệm 80 3.4. Điều tra, xử lí và đánh giá kết quả thử nghiệm 80 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020 có nêu: “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ ngƣời lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tƣ duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trƣờng toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh”[19]. Để đạt mục đích trên Việt Nam cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện trong đó đổi mới PPDH là một khâu quan trọng, có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục toàn diện con ngƣời mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đầu thế kỉ 21. Đối với mỗi giáo viên đứng lớp, việc đổi mới PPDH đƣợc thể hiện đầu tiên ở khâu chuẩn bị hồ sơ dạy học. Hồ sơ dạy học là sự thể hiện, là minh chứng của qui trình dạy học (bao gồm các khâu: chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến). Hồ sơ dạy học tốt là một trong những điều kiện tiên quyết giúp ngƣời giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó giúp ngƣời giáo viên tƣ duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình dạy học, chủ động trong thực thi và có đƣợc những đánh giá hữu ích trong phát triển chuyên môn. Song song với việc đánh giá cải tiến qui trình dạy học sau mỗi năm học, việc vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nƣớc trên thế giới cũng đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, và các thầy cô giáo đứng lớp rất quan tâm, nó tạo điều kiện cho việc thực hiện chủ chƣơng đi tắt, đón đầu trong một số lĩnh vực giáo dục, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới, đáp ứng nhu cầu chấn hƣng nền giáo dục nƣớc nhà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực cho tiến hành chƣơng trình phát triển giáo dục trung học trong đó có việc tập huấn giáo viên thiết kế hồ sơ dạy tiếp cận chuẩn quốc tế. Tuy nhiên mới chỉ tập trung vào các trƣờng chuyên với đối tƣợng học sinh khá giỏi. Với hy vọng trong tƣơng lai gần, mọi học sinh phổ thông của nƣớc nhà đều đƣợc thụ hƣởng một nền giáo dục hiện đại với các phƣơng pháp dạy học tiên tiến, cập chuẩn quốc tế, chúng tôi đã nghiên cứu một số tài liệu lí luận, tham khảo một số sản phẩm là những hồ sơ dạy học của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo trong nƣớc qua các đợt tập huấn và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trƣờng THPT Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên để thực hiện đề tài: “Xây dựng hồ sơ dạy học Hình học lớp 11 THPT tiếp cận xu thế Thế giới”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục, xây dựng hồ sơ dạy học Hình học 11 - THPT tiếp cận xu thế Thế giới nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên toán trung học phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hồ sơ dạy học (HSDH). - Xây dựng quy trình thiết kế hồ sơ dạy học Hình học 11 THPT (chuẩn bị, thực thi kế hoạch và đánh giá cải tiến) với các nội dung: + Xác định mục tiêu. + Tìm hiểu, phân tích nhu cầu ngƣời học. + Thiết kế bài giảng. + Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá. - Tổ chức thử nghiệm sƣ phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hồ sơ dạy học. - Đối tƣợng nghiên cứu: Hồ sơ dạy học Hình học lớp 11 THPT tiếp cận xu thế Thế giới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống các tài liệu, lí luận về xây dựng hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế Thế giới. + Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia giáo dục về xây dựng hồ sơ dạy học. + Phƣơng pháp thử nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thử nghiệm và sử dụng thống kê toán học để đánh giá kết quả thử nghiệm sƣ phạm. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng đƣợc hồ sơ dạy học Hình học 11 THPT tiếp cận xu thế Thế giới một cách hợp lý thì có thể góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học toán ở trƣờng phổ thông. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng 2: Xây dựng hồ sơ dạy học học kỳ II hình học 11 – THPT tiếp cận xu thế Thế giới. Chƣơng 3: Thử nghiệm sƣ phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tâm lí học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông HS THPT là những HS đang ở lứa tuổi thanh niên, ngƣời ta định nghĩa “Tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dạy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn”, khoảng từ 14,15 tuổi đến 25 tuổi [12, tr.65]. Tuổi thanh niên là thời kì đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt thể lực, sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển với số lƣợng dây thần kinh liên hợp tăng lên chúng liên kết các thành phần khác nhau của vỏ não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích tổng, … của vỏ bán cầu não trong quá trình học tập. Chính những thay đổi đặc điểm về sự phát triển của cơ thể nên ở lứa tuổi này cũng có những thay đổi về hoạt động học tập và sự phát triển của trí tuệ. * Đặc điểm hoạt động học tập - Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên HS khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau không chỉ ở nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà ở chỗ hoạt động học tập đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn và cần phát triển tƣ duy lí luận. - Thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. - Thái độ học tập của các em đã có sự lựa chọn, thƣờng gắn liền với khuynh hƣớng nghề nghiệp. Hứng thú nhận thức của các em mang tính rộng rãi, sâu và bền vững hơn. - Thái độ học tập đƣợc thúc đẩy bởi động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, ý nghĩa xã hội,… - Tuy nhiên cũng có hạn chế là các em rất tích cực với một số môn học nhƣng lại sao nhãng với những môn học khác. Chính vì vậy GV cần làm cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 các em hiểu đƣợc ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi một giáo dục chuyên ngành. Nhìn chung trong lứa tuổi này thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ động của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong hoạt động học tập. * Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ Ở lứa tuổi này tính chủ định đƣợc phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: - Tri giác có mục đích đã đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện.Tuy nhiên quan sát của thanh niên HS khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của GV. Do vậy GV cần quan tâm để hƣớng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định. - Sự ghi nhớ của các em lúc này đã có chủ định, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tƣợng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ nhƣ: Các em có thể tóm tắt ý chính, so sánh, đối chiếu, ... - Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng não phát triển, do sự phát triển các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hƣởng của các hoạt động học tập mà hoạt động tƣ duy của các em có sự thay đổi quan trọng, các em có khả năng tƣ duy lí luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập sáng tạo. Cũng vì vậy, tƣ duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển,... Tuy nhiên, hiện nay số HS đạt tới mức độ tƣ duy nhƣ trên chƣa nhiều. Nhiều khi các em chƣa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính, ... Chính vì vậy việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của GV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Tóm lại, ở lứa tuổi này những đặc điểm chung của con ngƣời về mặt trí tuệ thông thƣờng đã hình thành và chúng vẫn còn đƣợc tiếp tục phát triển. 1.2. Xu thế Thế giới về xây dựng hồ sơ dạy học Trong nhiều chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng mang tính quốc tế, trƣờng Đại học Giáo dục Hà Nội đƣợc chuyển giao toàn bộ chƣơng trình huấn luyện giáo viên và chuyên gia đào tạo của Đại học khảo thí Cambridge (University of Cambridge International Examinations). 14 giảng viên của trƣờng đƣợc chuyên gia của trƣờng Đại học Cambridge trực tiếp huấn luyện, cấp bằng và uỷ quyền thực hiện tại Việt Nam. Quy trình này cũng đã đƣợc điều chỉnh trong phạm vi cho phép để phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Đại học Quốc Gia Hà Nội giao cho trƣờng Đại học Giáo dục nghiên cứu và triển khai dự án: “Xây dựng quy trình phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế”. Đối tƣợng thụ hƣởng dự án là đội ngũ giáo viên cốt cán của trƣờng chuyên và trƣờng điểm hàng đầu tại các Tỉnh, Thành phố: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Hàng năm Intel đầu tƣ 100 triệu USD để giúp cho việc học tập của giáo viên và học sinh và hỗ trợ cho việc nghiên cứu phát minh của các trƣờng đại học đặc biệt trong lĩnh vực toán, khoa học và công nghệ. Chƣơng trình giáo dục của Intel cũng nhƣ Trƣờng đại học Quebec của Canada, cấu trúc và nội dung của hồ sơ dạy học có nhiều nét tƣơng đồng với đại học Cambridge Nhìn chung việc xây dựng hồ sơ gồm 3 phần trên cơ sở nhìn nhận quá trình dạy học đƣợc diễn ra một cách tổng thể, trọn vẹn với các thành tố liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 kết với nhau thành chu trình và tác động qua lại với nhau: Chuẩn bị - lập kế hoạch dạy học; Thực thi kế hoạch dạy học; Kiểm tra - đánh giá và đánh giá cải tiến. 1.3. Hình thức biên soạn hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế Thế giới - Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên chuẩn Quốc Tế của CIE (University of Cambridge International Examinations) để xây dựng kế hoạch dạy học giáo viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xác định nhu cầu và phong cách học tập của học sinh. + Xây dựng (chi tiết hoá) các mục tiêu dạy học. + Xác định đƣợc các yêu cầu về nội dung dạy học. + Xây dựng đƣợc các ý đồ triển khai bằng các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học có hiệu quả. + Xây dựng đƣợc nguồn học liệu hỗ trợ học tập cho học sinh. + Xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Mặt khác, cần xác định rõ vị trí của môn học trong toàn bộ chƣơng trình khóa học (học kì, năm học), khối học, cấp học. - Với hồ sơ dạy học hình học 11 – THPT chúng tôi đã bám sát quy trình dạy học tiếp cận xu thế Thế giới đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Phân tích nhu cầu Chuẩn Xác định mục tiêu môn học, bài học; bị lập kế hoạch dạy - học, chuẩn bị tài liệu, phƣơng pháp, phƣơng tiện, công cụ kiểm tra đánh giá đánh giá Mục tiêu bài dạy . Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học Kế hoạch Thực thi bài dạy Lựa chọn hình thức tổ chức dạy (giáo án) học, phƣơng pháp, phƣơng tiện, công cụ kiểm tra đánh giá Lập hồ sơ đánh giá cải tiến sau bài học, kì học Kế hoạch đánh giá cải tiến Đánh giá Kiểm tra đánh giá tổng kết cải tiến Sơ đồ 1.1 (Nguồn: University of Cambridge International Examinations) 1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị a) Phân tích nhu cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Phân tích nhu cầu là khâu đầu tiên trong quy trình dạy – học. Để thực hiện khâu này ngƣời giáo viên cần thực hiện các công việc sau: + Xác định vị trí môn học trong chƣơng trình của bậc học hay cấp học + Điều tra đối tƣợng dạy học: Kiểm tra kiến thức nền của ngƣời học trƣớc khi bắt đầu môn học Điều tra phong cách học của ngƣời học + Nghiên cứu điều kiện vật chất – kĩ thuật hỗ trợ việc dạy – học môn học - Mục đích: + Việc xác định vị trí môn học trong chƣơng trình của bậc học hay cấp học giúp: Giáo viên biết đƣợc vị trí, vai trò của môn học trong việc đạt mục tiêu chung của cả bậc học/ cấp học. Giáo viên sẽ biết tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà học sinh đã tích luỹ đƣợc từ các môn học khác tạo sự liên kết, vận dụng tổng hòa các kiến thức đó vào học tập cũng nhƣ cuộc sống sau này. + Kiểm tra kiến thức nền của ngƣời học trƣớc khi bắt đầu môn học nhằm đánh giá khả năng học môn học, những khó khăn, thuận lợi mà những ngƣời học khác nhau gặp phải trong quá trình học môn học. Hơn nữa nó còn giúp giáo viên phân loại học sinh theo các nhóm năng lực để có các chiến lƣợc dạy - học phù hợp. + Điều tra phong cách học của ngƣời học giúp giáo viên có đƣợc giờ dạy hiệu quả. + Việc tìm hiểu cơ sở vật chất, kĩ thuật, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, thƣ viện… giúp giáo viên có kế hoạch sử dụng hỗ trợ cho quá trình dạy – học môn học trong cả năm học. b) Xác định mục tiêu môn học, bài học: đây là khâu trọng tâm cho việc lập kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Mục tiêu dạy – học đƣợc xây dựng nhằm thực hiện 2 chức năng chính: định hƣớng trong dạy – học và căn cứ vào đó để kiểm tra đánh giá kết quả tiến bộ của học sinh. c) Lập kế hoạch - Trên cơ sở các thông tin thu đƣợc từ khâu phân tích nhu cầu, căn cứ mục tiêu chung của môn học và mục tiêu chi tiết của từng bài học, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy – học cho từng bài học trong suốt 1 học kì hay năm học. - Kế hoạch dạy học là lịch trình cho 1 học kì/ năm học, chi tiết tới từng bài học với dự kiến về mục tiêu chi tiết: bậc 1 (nhớ), bậc 2 (Hiểu vận dụng), bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá), về hình thức tổ chức dạy – học, các phƣơng pháp, phƣơng tiện, công cụ cần chuẩn bị, các hình thức kiểm tra - đánh giá có thể ứng với từng bài học. - Phần cuối của kế hoạch dạy – học là kế hoạch kiểm tra đánh giá với các hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau. - Ngoài ra, giáo viên có thể lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Lƣu ý: + Việc xây dựng các nội dung cho bản kế hoạch cần đƣợc thực hiện chi tiết, mạch lạc và có hệ thống. + Chú ý đến tính mục đích, mục tiêu, và tính khả thi khi xây dựng các nội dung thành phần của bản kế hoạch. Trong từng nội dung cần chú ý đến các điều kiện, nguồn lực thực hiện. + Các nội dung thành phần có thể đƣợc thiết kế riêng rẽ để tập hợp thành một bản kế hoạch hoàn chỉnh; lƣu giữ dƣới dạng hồ sơ, cơ sở dữ liệu để tiện sử dụng trong các khâu tiếp theo. + Chú ý đến tính linh hoạt, điều chỉnh và cập nhật của kế hoạch dạy học. + Chia sẻ kinh nghiệm, lấy ý kiến đồng nghiệp về kế hoạch dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 d) Chuẩn bị tài liệu - Mục đích: nhằm đạt đƣợc các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của cá nhân cũng nhƣ của cả lớp. - Chức năng của tài liệu: cung cấp các thông tin, đƣa ra các vấn đề gây hứng thú, kích thích việc trao đổi ý tƣởng, kích thích các hoàn cảnh thực. - Yêu cầu: Tài liệu phải chuẩn xác, dễ đọc, dễ sử dụng, có phong cách phù hợp với nhu cầu, khả năng của ngƣời học và yêu cầu của mỗi bài học. - Các tài liệu học có thể là: Thiết bị nghe nhìn; tài liệu phát ngoài, các điều tra ảo; các bài tập; phần mềm tƣơng tác; các trang mạng giáo dục; các trò chơi… - Các tài liệu có thể sẽ phải hiệu chỉnh để phù hợp với nhu cầu của: cá nhân ngƣời học, các nhóm có nhu cầu khác nhau cùng học, các bài học khác nhau, các yêu cầu và mục tiêu học cần đạt đƣợc, quy mô các lớp học khác nhau, trình độ ngôn ngữ của từng cá nhân ngƣời học… e) Chuẩn bị các phƣơng pháp, phƣơng tiện, công cụ kiểm tra đánh giá - Mục đích: Nhằm thoả mãn các yêu cầu học và giúp ngƣời học đạt đƣợc các mục tiêu học tập. - Giáo viên có thể sử dụng các phƣơng pháp dạy học nhƣ: thuyết giảng, trình diễn, hƣớng dẫn, làm mẫu, dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo tình huống, làm việc nhóm… - Giáo viên có thể sử dụng các phƣơng tiện dạy học nhƣ: máy tính, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn, phim, bảng đen, bảng lật… - Trong quá trình dạy học giáo viên cần lƣu ý các mặt mạnh, mặt yếu của từng công cụ kiểm tra đánh giá để áp dụng cho phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng các loại công cụ sau: + Công cụ văn bản: sổ ghi chép, theo dõi; báo cáo thực hiện công việc; phiếu học tập, phiếu tự đánh giá của học sinh… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 + Các bài kiểm tra: các bài kiểm tra đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ trong mỗi bài dạy; hệ thống câu hỏi đƣợc kết hợp trong quá trình dạy học; phiếu điều tra nhanh cuối giờ: điền vào chỗ trống, viết một câu ngắn… + Các công cụ quan sát: phỏng vấn, ghi hình, chụp ảnh, trao đổi trực tiếp hay gián tiếp… 1.3.2. Giai đoạn thực thi a) Mục tiêu bài dạy Kế hoạch bài dạy bắt đầu từ mục tiêu chi tiết của bài dạy đã đƣợc xây dựng từ đầu. Đây là điểm trung tâm, quyết định toàn bộ các khâu còn lại của quy trình dạy - học: nội dung dạy – học, hình thức tổ chức dạy – học, phƣơng pháp dạy – học, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy – học. Mục tiêu bài dạy là căn cứ để giáo viên lựa chọn và sắp xếp các nội dung dạy học cho 1 bài cụ thể. Để làm việc này giáo viên cần: + Lựa chọn và sắp xếp các nội dung ứng với các mục tiêu bậc 1 (nhớ). + Lựa chọn và sắp xếp các nội dung ứng với các mục tiêu bậc 2 (hiểu, vận dụng). + Lựa chọn và sắp xếp các nội dung ứng với các mục tiêu bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Mục tiêu bài dạy là căn cứ để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp, phƣơng tiện, công cụ dạy học: + Các nội dung ứng với mục tiêu bậc 1 đƣợc dạy dƣới hình thức tự học với sự hƣớng dẫn và kiểm tra đánh giá của giáo viên. + Các nội dung ứng với mục tiêu bậc 2 có thể đƣợc dạy trên lớp với phƣơng pháp thuyết giảng kết hợp với vấn đáp, có sự hỗ trợ của giáo án điện tử và các phƣơng tiện nghe nhìn khác. + Các nội dung ứng với mục tiêu bậc 3 có thể đƣợc dạy với phƣơng pháp làm việc nhóm, xêmina. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Mục tiêu bài dạy là căn cứ để giáo viên thiết kế các hình thức kiểm tra đánh giá. Tuỳ từng bài học cụ thể, giáo viên có thể chuẩn bị 1, 2 bài kiểm tra để đánh giá trong và sau giờ dạy làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động dạy – học của thầy và trò. b) Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học Trong các tài liệu hƣớng dẫn phân phối, triển khai chƣơng trình dạy học của các cấp quản lý đã vạch ra khá rõ các nội dung trọng tâm cần đạt của từng chƣơng học, bài học. Tuy nhiên trong thực tế triển khai nội dung dạy học thƣờng bắt gặp mâu thuẫn giữa yêu cầu nội dung, thời gian và hình thức thực hiện. Nhƣ vậy, để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về nội dung dạy học của chƣơng trình đề ra, đảm bảo mục tiêu dạy học đồng thời dung hoà đƣợc những áp lực về thời gian, không gian, đối tƣợng…bất kì giáo viên nào cũng cần “cấu trúc hoá” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Việc cấu trúc lại nội dung chƣơng trình học giúp cho giáo viên: + Tăng khả năng áp dụng đa dạng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài giờ lên lớp). + Phân bổ thời gian triển khai một cách hợp lý. + Tăng cơ hội dạy học phân hoá (cho toàn lớp/ nhóm/ cá nhân). + Tăng cơ hội học tập tích cực cho học sinh. + Thiết kế đa dạng các bài tập thực hành, tình huống có vấn đề, bài tập nghiên cứu… c) Lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện, môi trƣờng dạy học Đây là bƣớc khó khăn nhất trong quá trình lập kế hoạch bài dạy, đòi hỏi sự sáng tạo của ngƣời giáo viên, năng lực sƣ phạm, khả năng dự báo các tình huống khó khăn cũng nhƣ hiểu biết thấu đáo về đối tƣợng học sinh trong lớp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất