Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở việt nam hiện nay

.PDF
217
64
108

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thu Huyền MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................ 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ............................................. 6 1.2. Những công trình nghiên cứu về đo lường dân chủ ........................... 19 1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu ...................................... 31 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................................... 33 2.1. Cơ sở lý luận xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam.......................................................................................... 33 2.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam ................................................................................... 71 Chương 3. HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HOÁ HỆ TIÊU CHÍ ......................................................................................... 96 3.1. Mô hình khung lý thuyết xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam.................................................................... 96 3.2. Hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam........... 104 3.3. Phương pháp lượng hoá .................................................................... 116 Chương 4. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN HỆ TIÊU CHÍ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 122 4.1. Mục tiêu, phương pháp và tổ chức quá trình khảo sát...................... 122 4.2. Kết quả thu được sau khi khảo sát .................................................... 124 4.3. Kết luận và khuyến nghị ................................................................... 148 KẾT LUẬN .................................................................................................. 151 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 155 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.2. Các tiêu chí dân chủ...................................................................... 110 Bảng 4.1. Đặc điểm thống kê của mẫu toàn quốc theo nhóm xã hội................... 123 Bảng 4.2. Nhận thức của người dân về các quyền làm chủ trong chính trị.. 124 Bảng 4.3. Thực hiện hành vi làm chủ của người dân ................................... 129 Bảng 4.4. Các khó khăn khi tiểm tra giám sát của người dân ...................... 132 Bảng 4.5. Những nội dung của báo chí cần bị chính quyền địa phương kiểm duyệt .............................................................................................................. 134 Bảng 4.6. Những khó khăn trong thực hiện quyền tự do ngôn luận............. 134 và tự do báo chí ............................................................................................. 134 Bảng 4.7. Những khó khăn gặp phải khi tham gia biểu tình ........................ 136 Bảng 4.8. Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân .................................. 137 Bảng 4.9. Tổng hợp của 21 tỉnh về nhận thức, thực hiện và điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân .................................................................................. 142 Bảng 4.10. Democracy Index 2012 (Chỉ số dân chủ năm 2012) .................. 206 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Nhận thức của người dân về các quyền làm chủ trong chính trị129 Biểu đồ 4.2. Thực hiện hành vi làm chủ của người dân ............................... 137 Biểu đồ 4.3. Điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân.............................. 143 Biểu đồ 4.4. Biểu đồ Tổng hợp của 21 tỉnh về nhận thức, thực hiện và điều chỉnh hành vi làm chủ của người dân ........................................................... 144 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Hệ thống đảng phái và sự xói mòn ảnh hưởng của nghị viện – trích trong “các mô hình dân chủ” của David Held ................................................ 49 Hình 3.1. Khung lý thuyết............................................................................... 97 Hình 3.2. Tháp nhu cầu Maslow ................................................................... 102 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ - quyền lực thuộc về nhân dân, như cách hiểu từ thời cổ đại, là ước mơ, khát vọng của loài người. Khát vọng đó đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, với những thăng trầm của thời đại, của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập các quyền cơ bản của công dân, là thể chế pháp lý để công dân của mỗi quốc gia thỏa mãn quyền làm chủ của mình. Vì mục tiêu dân chủ, nhiều thế hệ người đã đổ máu và hy sinh và cái giá phải trả thường được đền đáp xứng đáng. Mỗi bước tiến của dân chủ đều đi kèm với sự phát triển và tiến bộ của con người. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, không ít trường hợp ngọn cờ dân chủ được chuyển từ tay thế lực này sang tay thế lực khác, nhưng rút cục người dân không được hưởng những gì mà lẽ ra họ đáng được hưởng. Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và cho đến nay nó vẫn gây nhiều tranh cãi về mặt lý luận. Sự khác nhau trong quan niệm dân chủ, lý luận dân chủ trên thế giới còn rộng. Trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ xã hội những năm gần đây, nhiều tổ chức học thuật quốc tế đã cố gắng xây dựng tiêu chí, thước đo và tiến hành khảo sát, đánh giá, xếp hạng mức độ dân chủ của các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, tạp chí “The Economist” của Anh đã tiến hành định lượng chỉ số dân chủ (Democracy Index) dựa vào năm tiêu chí sau: - Mức độ tiến hành bầu cử công bằng và tự do - Mức độ thực hiện các quyền tự do của công dân - Sự hoạt động của chính quyền - Mức độ tham gia chính trị - Văn hoá chính trị Trong bảng xếp hạng năm 2012, Việt Nam xếp thứ 144 trong tổng số 167 quốc gia và bị xem là đất nước hạn chế về dân chủ [152, tr.1]. Liệu cách 1 phân loại như trên đã đầy đủ và hợp lý, đã tính đến hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của các quốc gia trên thế giới? Liệu có được coi là công bằng trong đánh giá và so sánh mức độ dân chủ của tất cả các quốc gia khi mỗi quốc gia có xuất phát điểm khác nhau về kinh tế, về truyền thống văn hóa, về trình độ dân trí, sự khác biệt về thể chế chính trị... Dù còn tranh luận, song phương pháp này cũng có những ý nghĩa nhất định. Chỉ số đo lường dân chủ là kết quả tổng hợp của việc vận dụng thước đo mang tính định lượng vào đánh giá các tiêu chí dân chủ. Khi xây dựng được các chỉ số dân chủ tức là chúng ta đã định hình một cách rõ nét dân chủ về mặt lý luận và cung cấp những thước đo cần thiết để nhận diện dân chủ trong thực tiễn. Nhiều quốc gia đang dần dần coi các chỉ số này như những minh chứng quan trọng để tham khảo và điều chỉnh chính sách của quốc gia mình. Với xu hướng này, trong những năm gần đây Việt Nam đã xây dựng các hệ chỉ số đánh giá về khả năng cạnh tranh cấp tỉnh, về cải cách hành chính rất tốt. Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng hệ tiêu chí đánh giá dân chủ riêng và các chỉ số có thể được đo lường một cách cụ thể để làm căn cứ, làm cơ sở thực chứng trong đánh giá về mức độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả đó sẽ là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể xem xét và điều chỉnh việc hoạch định chính sách tạo ra những bước chuyển biến tích cực cho quá trình cải thiện trình độ phát triển dân chủ. Do vậy, việc xây dựng tiêu chí và thước đo đánh giá các tiêu chí đó là một nhu cầu nội tại trong tiến trình phát triển dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với Việt Nam việc đưa ra chỉ số phải dựa trên cơ sở lý luận nào, thực tiễn nào và tiêu chí gì... là điều cần phải nghiên cứu. Đó phải là hệ tiêu chí hiện đại, khoa học để làm căn cứ cho sự tự hoàn thiện không ngừng nền dân chủ XHCN, đáp ứng đòi hỏi và lợi ích của người dân và sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Với tinh thần đó, tôi lựa chọn vấn đề: “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chính trị học của mình. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dân chủ ở Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng chỉ số dân chủ của quốc tế, luận án đề xuất hệ tiêu chí và thước đo nhằm đánh giá sự phát triển dân chủ của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ - Trình bày cơ sở lý luận để hình thành hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. Khảo cứu các quan niệm và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong xây dựng hệ tiêu chí, chỉ số và cách đo lường dân chủ. - Đề xuất hệ tiêu chí (định tính) và thước đo (định lượng) vận dụng cho Việt Nam trong việc đánh giá trình độ phát triển dân chủ của đất nước. - Tiến hành đo thí điểm với hệ tiêu chí đã đưa ra để kiểm chứng tính phù hợp của phương pháp. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: lý luận và thực tiễn liên quan tới xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ dân chủ và phương pháp đo lường dân chủ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ tập trung vào một hệ tiêu chí, cụ thể là hệ tiêu chí đánh giá năng lực làm chủ của người dân trong lĩnh vực chính trị (gồm 3 tiêu chí cơ bản: nhận thức về các quyền làm chủ, thực hiện hành vi làm chủ và khả năng điều chỉnh hành vi làm chủ). - Về không gian nghiên cứu: khảo sát trình độ phát triển dân chủ ở 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu các tài liệu đo lường của thế giới năm 2012, 2013; thực tiễn dân chủ Việt Nam từ 1945 đến nay và khảo sát thí điểm về thực trạng dân chủ năm 2014. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các phương pháp nghiên cứu của chính trị học và khoa học liên ngành; một số 3 phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quan sát, so sánh, điều tra xã hội học... 4. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới về dân chủ ở Việt Nam thông qua phương pháp định lượng, cụ thể: - Trình bày các cách tiếp cận để xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các nguyên tắc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển dân chủ trong điều kiện Việt Nam hiện nay gồm: (1) Quyền lực thuộc về nhân dân. (2) Đo lường dân chủ xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. (3) Xây dựng hệ tiêu chí đo lường dân chủ phải đặt trên nền tảng của điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hoá riêng của Việt Nam. - Xây dựng mô hình khung lý thuyết và đề xuất các tiêu chí phù hợp với đặc điểm dân chủ Việt Nam, gồm: (1) Xem xét và đánh giá hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội); (2) Năng lực làm chủ của người dân (nhận thức các quyền làm chủ, thực hiện hành vi làm chủ và điều chỉnh hành vi làm chủ); (3) Các điều kiện để người dân thực hiện quyền làm chủ (điều kiện kinh tế tối thiểu của mỗi cá nhân, hành lang pháp lý để bảo vệ các quyền làm chủ của người dân, sự tham gia tích cực của xã hội dân sự). - Trên cơ sở đo lường, đánh giá thí điểm và phân tích một trong ba hệ tiêu chí đã đề xuất (hệ tiêu chí đánh giá về năng lực làm chủ của người dân), luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng bộ chỉ số đo lường dân chủ này, gồm: (1) Bộ chỉ số thí điểm còn tương đối dài, cần tiếp tục được điều chỉnh; (2) Cần thiết kế các bảng hỏi cụ thể hơn để phù hợp với các đối tượng hỏi khác nhau; (3) Cần tiếp tục đo lường và phân tích với các hệ tiêu chí còn lại để có thể đánh giá toàn diện về trình độ phát triển dân chủ ở Việt Nam. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy 4 chuyên ngành chính trị học nói chung ở Việt Nam và về dân chủ nói riêng. - Luận án là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách và đấu tranh tư tưởng về dân chủ, nhân quyền. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương, 11 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Các tác phẩm bàn về dân chủ và các quan niệm khác nhau về dân chủ: về chủ đề này phải kể đến các tác phẩm như: “Polyarchy” (Dân chủ đa trị) của Robert Dalh [142], “Capitalism socialism, and democracy” (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ) của Joseph Schumpeter [trích theo 34], “Minimalist conception of democracy” (Khái niệm tối giản về dân chủ) của Adam Przeworski [172], “Models of democracy” (Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, bản dịch tiếng Việt, năm 2013) của David Held [34], “Theories of democracy” (các lý thuyết dân chủ) Frank Cunnigham [141], “The democracy sourcebook” (sách nguồn về dân chủ) do Robert Dahl, Ian Shapiro, Jose Antonio biên soạn [145],… Các nhà tư tưởng kể trên đã đưa ra những quan điểm khác nhau về dân chủ, thậm chí có lúc còn đối lập nhau: người thì ủng hộ cho nền dân chủ cổ điển - dân chủ trực tiếp, người thì ủng hộ cho dân chủ phương Tây hiện đại – dân chủ đại diện... Trong tác phẩm: “Capitalism socialism, and democracy” (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ), Joseph Schumpeter cho rằng: “Dân chủ không (và không thể) có nghĩa là nhân dân thực sự cai trị theo đúng cái nghĩa đen của từ “nhân dân” và từ “cai trị”. Dân chủ chỉ có nghĩa là nhân dân có cơ hội để chấp nhận hay từ chối những người cai trị họ… Theo một nghĩa nào đó, dân chủ có nghĩa là sự cai trị của các nhà chính trị” [trích theo 34, tr.37]. Thật vậy, lý thuyết dân chủ của Shumpeter đã thể hiện sự ủng hộ đối với một nền dân chủ hiện thực (trong đó nền dân chủ điển hình và mẫu mực là nền dân chủ Anh và Mỹ). Đồng thời, ông phê phán gay gắt sự tham gia đại chúng. Với ông, dân chủ có nghĩa là một phương pháp chính trị, một sự sắp đặt có tính thể chế để đạt được các quyết định chính trị (lập pháp - hành pháp - tư pháp) 6 bằng cách trao cho một số cá nhân quyền quyết định tất cả các vấn đề sau khi các cá nhân này đã giành được đa số phiếu của nhân dân. Đời sống dân chủ không có gì khác hơn là một cuộc đấu tranh giữa các nhà lãnh đạo chính trị nằm trong hệ thống các đảng phái khác nhau để giành quyền lực. Dân chủ không còn là hình thức của đời sống chứa đầy sự bình đẳng và điều kiện tốt nhất cho sự phát triển con người. Nhưng Shumpeter lập luận rằng, không nên lầm lẫn giữa mục tiêu của nền dân chủ với chính bản thân nền dân chủ. Những quyết định chính nào sẽ được quyết định là một vấn đề độc lập với hình thức lý tưởng về nền dân chủ. Tác phẩm “Models of democracy” (Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, bản dịch tiếng Việt, năm 2013), David Held đã giới thiệu các mô hình dân chủ nổi bật nhất trong lịch sử phát triển dân chủ. Đối với David Held, sự phát triển của dân chủ từ cổ đại đến ngày nay đã có được những bước tiến vĩ đại. Mặc dù, đã có sự phát triển với nhiều dấu hiệu tích cực nhưng theo David Held dân chủ không phải là cái gì đã hoàn thiện.Vấn đề dân chủ vẫn đặt ra không ít câu hỏi chưa giải thích được, những mâu thuẫn cả trong thực tiễn lẫn lý luận: “Nền dân chủ - với tư cách là một tư tưởng và với tư cách là một hiện thực chính trị - đang tự mâu thuẫn trên những vấn đề nền tảng nhất” (Lời nói đầu) [34, tr.3]. Sau cùng, tác giả đã đưa ra một số gợi ý để các nhà tư tưởng dân chủ sau này tiếp nghiên cứu và tìm ra những mô hình dân chủ thích hợp hơn. Trong tác phẩm: “Democracy”, Anthony Arblaster [134] tiếp tục đặt câu hỏi về ý nghĩa của dân chủ, tại sao nền dân chủ trực tiếp không tồn tại được lâu trong quá khứ, làm thế nào để nền dân chủ xã hội hiện đại phương Tây được thực hiện trong thực tế. Tác phẩm của ông dựa trên các tác phẩm cổ điển của Rousseau Paine, John Stuart Mill cho thấy khoảng cách giữa dân chủ lý tưởng và dân chủ thực tế. Song, gần đây Viện nghiên cứu về dân chủ và hỗ trợ bầu cử (IDEA – Institude For Democracy And Electoral Assistance) đã đưa ra các cuốn sổ tay nhằm phân tích so sánh, thông tin và những hiểu biết sâu sắc về một loạt thể chế và quá trình dân chủ. Một phần quan trọng của những cuốn sổ tay này là nhấn mạnh tầm quan trọng của dân chủ trực tiếp và 7 dân chủ ở cấp địa phương, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của dân chủ trực tiếp thông qua một số hình thức của nó trong thời hiện đại là: trưng cầu dân ý (khuyến nghị sử dụng trưng cầu dân ý trong Hiến pháp hoặc theo pháp luật ổn định lâu dài và tránh các quyết định đột xuất); sáng kiến công dân (cũng cần được luật hóa nếu không, các quy định về sáng kiến sẽ hầu như khó có thể được sử dụng và có thể gây thất vọng hơn là đưa ra các cơ hội cho công dân); sáng kiến chương trình nghị sự (một sáng kiến chương trình nghị sự nên giải quyết một vấn đề luật định hoặc hiến định bằng một dự thảo luật được xây dựng hoàn chỉnh); bãi miễn (việc bỏ phiếu bãi miễn thường xuyên có thể làm suy yếu nền dân chủ đại diện nhưng nếu không thực hiện hình thức này, hoặc việc sử dụng hình thức này quá khó khăn thì có thể hạn chế hiệu quả của nó với tư cách là một phương tiện để công dân thực hiện kiểm soát các đại diện của mình); các thủ tục; chiến dịch vận động...[108; tr.82]. “Democracy” của James Laxer [166], cuốn sách bắt đầu từ cái nhìn tổng quan các mốc lịch sử quan trọng về dân chủ, nguồn gốc đầu tiên từ Hy Lạp cổ đại và sự phát triển của nó cùng với cuộc cách mạng Pháp, Mỹ. Ông cho rằng quyền bầu cử và các quyền dân sự đã hình thành nên khái niệm về dân chủ. Ông tin rằng: không có một bằng chứng đáng thuyết phục nào về việc tồn tại một nền dân chủ lý tưởng chung cho tất cả các nền văn hoá và môi trường xã hội. Trong cuốn “The real world of democracy”, Crawford B.Macpherson [169] đã bảo vệ một cách sâu sắc cho nền dân chủ tự do phương Tây và phê phán các ý tưởng đối nghịch với nền dân chủ này như: Chủ nghĩa Cộng sản, chính trị của thế giới thứ ba, và các biến thể phương Tây tự do – và các tác động của nó. Ông cho rằng: phương Tây không cần phải sợ bất kỳ thách thức đối với nền dân chủ tự do nếu như nó được chuẩn bị để xem xét lại và thay đổi các giá trị riêng của nó. Tóm lại, bàn về dân chủ có rất nhiều công trình và tác phẩm đề cập đến, từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông sang phương Tây. Lý thuyết về dân chủ phát triển mạnh mẽ nhất ở phương Tây. Dù có các khái niệm và các 8 cách hiểu khác nhau về dân chủ nhưng nhìn chung đều bắt nguồn từ hai quan niệm liên quan đến bản chất con người: Quan niệm thứ nhất cho rằng: bản chất con người là cố hữu, không thay đổi (trong bản chất cố hữu đó có 3 đặc điểm quan trọng: (1) con người có tính vị kỷ, tức là luôn vì mình; (2) con người có tính duy lý, tức là luôn tính toán và tư lợi; (3) con người có tính cộng đồng, tức là con người không thể tồn tại mà không có cộng đồng xã hội). Bắt đầu từ quan niệm này, khó có thể tồn tại nền dân chủ trực tiếp vì tất cả các công dân ở đây vốn đều có tính ích kỉ và họ không có đủ ý thức tự giác như thiên thần. Còn trong nền dân chủ đại diện thì cũng không thể uỷ quyền hoàn toàn cho những người đại diện, không thể tin vào những lời hứa hẹn của các nhà chính trị nhân danh dân chủ mà cai trị… và khi không thực sự tin tất cả những điều đó thì các nhà tự tưởng như Locke, Hobbes, Montesquieu… sau này là Weber, Dalh… cho rằng nên tồn tại những cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực nhà nước, mà cơ chế tốt nhất là dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực, là sự cạnh tranh nhóm, hội, sự cạnh tranh giữa các đảng phái, sự cạnh tranh để giành phiếu bầu của cử tri của các nhà chính trị tinh hoa… Quan niệm thứ hai cho rằng: bản chất con người có thể thay đổi. Nếu bản chất con người có thể thay đổi thì dân chủ có thể phát triển thông qua giáo dục và phát triển kinh tế. Hơn nữa với quan niệm này, dân chủ trực tiếp có thể sẽ quay trở lại trong xã hội hiện đại khi toàn thể dân chúng đều có ý thức công dân tốt, có tinh thần trách nhiệm tham gia hoạt động chính trị và có ý thức cộng đồng cao. Hai quan niệm trên dù khác nhau nhưng lại có những điểm chung nhất định. Điểm chung đó liên quan đến vấn đề quyền công dân và bảo vệ quyền công dân; liên quan đến quyền làm chủ của người dân. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm trên đều chưa cụ thể hóa được những quyền của công dân, phương thức, cách thức, mức độ cũng như các điều kiện để công dân có khả năng thực hiện quyền làm chủ; đồng thời chưa thấy được mối quan hệ giữa dân chủ và kinh tế, dân chủ và vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của mối khu vực 9 và mỗi quốc gia. Các tác phẩm nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của dân chủ: Thứ nhất, mối quan hệ giữa dân chủ với bầu cử: Rất nhiều nhà tư tưởng dân chủ đã nhấn mạnh: vấn đề quan trọng nhất trong dân chủ là phương pháp lựa chọn người cầm quyền, nhấn mạnh bầu cử phải minh bạch và mang tính cạnh tranh. Samuel Huntington: “Dân chủ là một hệ thống chính trị mà trong đó những người có quyền lực nhất để ra quyết định được bầu lên thông qua bầu cử công bằng, trung thực và định kỳ, nơi các ứng cử viên được tự do tranh cử để giành phiếu bầu và hầu hết tất cả người dân trưởng thành đều có đủ tư cách bầu cử” [159, tr.101]. Schmitter và Karl: “Dân chủ là một hệ thống quản trị mà trong đó những người cầm quyền có trách nhiệm giải trình công khai về hoạt động của mình trước công dân, hoạt động gián tiếp thông qua cạnh tranh và hợp tác với các đại diện đã được công dân bầu ra” [174, tr.97]. Adam Przeworski: “Dân chủ là một chế độ trong đó các chức vụ trong chính quyền được bố trí bằng phương thức bầu cử cạnh tranh. Một chế độ chỉ dân chủ, nếu phe đối lập (có thể) tranh cử, thắng cử và giữ các chức vụ này” [172, tr.135]. Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò của bầu cử trong các nền chính trị dân chủ, nhiều tác phẩm khác đã đề cập và phân tích sâu hơn về bầu cử trong mối tương quan với dân chủ như: Tác phẩm “Election and representation” của James Hogan [158] đề cấp đến các thí nghiệm của hệ thống đại diện theo tỉ lệ; hệ thống bầu cử và các yếu tố hình thành của nó. Tác phẩm “Electoral systems and their politcal consequences” của Vernon Bogdanor, David Butler [139] đánh giá các cuộc bầu cử dân chủ và phân tích các hệ thống bầu cử chính của nền dân chủ hiện đại, đặt chúng trong bối cảnh thể chế chính trị và lịch sử phát triển riêng. Đánh giá các cách thức bầu cử khác nhau ảnh hưởng đến việc thực hành chính trị khác nhau ở mỗi nước. 10 Trong khi đó “Democracy and elections” của Richard S.Katz [164] đề cập đến mối quan hệ giữa bốn giá trị của lý thuyết dân chủ - chủ quyền phổ biến, tự do, phát triển cá nhân và cộng đồng và các tổ chức bầu cử được sử dụng để thực hiện chúng. Sau khi hệ thống lại các tổ chức bầu cử của Athen, La Mã, nhà thờ thời trung cổ, trước cải cách ở Anh… cuốn sách xem xét vai trò của các cuộc bầu cử đối với một loạt các lý thuyết dân chủ. Phần sau của cuốn sách đề cập đến hậu quả thực nghiệm của các tổ chức bầu cử bằng cách kiểm tra hệ thống bầu cử trên toàn thế giới với mục tiêu tìm kiếm các tổ chức thích hợp cho từng mô hình dân chủ. Các nhà tư tưởng nghiên cứu về dân chủ hiện đại đều thống nhất ở quan điểm coi bầu cử là nhân tố mấu chốt của nền dân chủ đại diện. Trong nền dân chủ đại diện đó, quyền bầu cử thực sự là quyền của công dân để lựa chọn ra các nhà lãnh đạo đại diện cho mình, đồng thời, cũng là quyền thay đổi các nhà lãnh đạo mà họ đã chọn nhầm trước đó. Bên cạnh đó, các nhà tư tưởng đều tập trung vào mô tả các cách thức bầu cử hiện đại và hiệu quả nhất đang tồn tại trên thế giới hiện nay như bầu cử theo đa số phiếu (đa số tương đối và đa số tuyệt đối), hệ thống bầu cử đại diện theo tỉ lệ và các hệ thống hỗn hợp. Như vậy, bầu cử đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại của các nền dân chủ, nó là dấu hiệu đầu tiên để xác định sự tồn tại của nền dân chủ. Thứ hai, mối quan hệ giữa dân chủ với nhà nước: Xuất phát từ các quan niệm về tự do, dân chủ khác nhau nên cách nhìn nhận về nhà nước và các mô hình nhà nước cũng khác nhau. Trong lần xuất bản thứ hai cuốn “Two treatises of government” xuất bản lần đầu năm 1689, Locke đưa ra luận điểm rằng, các cá nhân, tự tính khởi thuỷ của nó, là ở trong trạng thái tự nhiên: một trạng thái tự do hoàn hảo để ra lệnh cho hành động của mình trong khuôn khổ của quy luật tự nhiên mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ người nào khác [167, tr.220]. Từ đó, ông nhấn mạnh: sự hình thành bộ máy nhà nước không phải một dấu hiệu chỉ ra sự chuyển giao tất cả các quyền cá nhân cho lĩnh vực chính trị. Quyền lập pháp và hành pháp được chuyển giao, nhưng toàn bộ các quá trình này đều bị 11 chế định bởi một mục tiêu cốt lõi: bảo vệ “cuộc sống, tự do và của cải” của các cá nhân. Vì thế, quyền lực chính trị tối cao vẫn ở phía người dân. Mục đích tối thượng của xã hội đòi hỏi phải có một nhà nước hiến định mà trong đó “quyền lực công cộng” phải được chế định và phân chia. Locke tin vào một bộ máy quân chủ hiến định sẽ thực thi quyền hành pháp và một nghị viện thực thi quyền lập pháp - mặc dù ông không cho rằng đây là hình thức duy nhất của nhà nước. Sau Locke còn nhiều nhà tư tưởng ủng hộ quan điểm về sự phân chia quyền lực nhà nước như Montesquieu, Hobber. Họ đều không tin vào sự giám sát của người dân đối với nhà nước sau khi đã uỷ quyền. Theo các ông, cách tốt nhất để bảo vệ quyền lực “gốc” của người dân, bảo vệ nền dân chủ là yêu cầu nhà nước phải phân chia quyền lực, theo nghĩa “dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực”. “Politik als beruf” (Chính trị là một nghề chuyên môn), Max Weber cho rằng: sở dĩ nhà nước tồn tại được trong nền dân chủ là nhà nước mang trong nó một đặc tính quan trọng - tính chính đáng (Legitimacy) [trích theo 34, tr.115]. Nhà nước dựa trên sự độc quyền về sức mạnh bạo lực - và sức mạnh này được chính đáng hóa bởi một niềm tin vào tính hợp pháp của sự độc quyền này. Weber lập luận rằng, ngày nay, con người không còn tuân thủ thứ quyền lực chỉ dựa trên thói quen, truyền thống hoặc sự hấp dẫn cá nhân của các nhà lãnh đạo; hơn thế, người ta tuân thủ quyền lực vì “phẩm chất hợp pháp” dựa trên các nguyên tắc được sáng tạo một cách hợp lý. Tính chính đáng của nhà nước hiện đại chủ yếu được xây dựng trên “thẩm quyền pháp lý”, các hoạt động của nhà nước hiện đại bị hạn định bởi nguyên tắc pháp quyền. Sau này, rất nhiều quốc gia hiện đại đã đi theo tư tưởng của Weber, đều hướng tới việc xây dựng dân chủ song hành với sự tồn tại của nhà nước pháp quyền. Thứ ba, mối quan hệ giữa dân chủ với xã hội dân sự: Tập trung vào một số tác phẩm như: “The civil culture” (Văn hoá công dân) của Gabriel Almond và Sydney Verba [133], “Rethinking civil society” (Tư duy lại xã hội dân sự) của Larry Diamond [148], “Strong democracy: 12 participatory politics for a new age” (Nền dân chủ mạnh: chính trị tham gia cho thời đại mới) của Benjamin R. Barker [135] … Các công trình này đã phân tích và trình bày những tác động của XHCD đến dân chủ, đến việc ra các chính sách mang tính dân chủ và nghiên cứu những chuyển biến trong xã hội dân sự và dân chủ ở một số quốc gia. Bên cạnh đó, các tác phẩm trên còn đề cập đến văn hoá công dân, những đặc trưng của văn hoá công dân khác nhau ở các quốc gia khác nhau, từ đó tác động lên sự phát triển dân chủ ở các nước cũng tương đối khác nhau. Thứ tư, mối quan hệ giữa dân chủ với truyền thông: Các tác phẩm tiêu biểu: “Mediated politic: communication in the future of democracy” (Chính trị truyền thông – giao tiếp trong tương lai của dân chủ) của W.Lance Bennett [136], “Mass media and polictical communication in new democracy” (Truyền thông đại chúng và giao tiếp chính trị trong nền dân chủ mới) của Katrin Voltmer [178], “mass media, politics and democracy” (Truyền thông, chính trị và dân chủ) của John Street [175]. Các công trình này xem xét cách giao tiếp chính trị và các phương tiện truyền thông đại chúng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc củng cố nền dân chủ đang nổi lên trên thế giới (bao gồm cả Đông và Nam Âu, Châu Á, Châu Phi), điều tra các vấn đề và xung đột nảy sinh trong quá trình xây dựng một phương tiện truyền thông độc lập và chính trị cạnh tranh ở các nước đang tiến hành thay đổi chính thể từ các nước XHCN sang các nước TBCN. Đặc biệt tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: thay đổi nhận thức về vai trò của báo chí và chất lượng báo chí, cách thức mà công dân hiểu về các thông điệp chính trị và mức độ mà phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến thái độ chính trị và hành vi bầu cử của công dân; vai trò của internet trong việc xây dựng một lĩnh vực công cộng của dân chủ. Thứ năm, mối quan hệ giữa dân chủ với đảng phái: Các tác phẩm nổi bật như: “Political parties and democracy” (Đảng chính trị và dân chủ) của Larry Diamond và Richard Gunther [150], “Parties, politics and democracy in the new Southern Europe” (Đảng phái, chính trị và 13 dân chủ ở Nam Âu mới) của Nikiforos B. Diamandouros và Richard Gunther [151]… Tác giả của các công trình trên có xu hướng tập trung hoàn toàn vào nền dân chủ lâu đời của phương Tây, xem xét các chức năng cần thiết của các đảng chính trị trong việc thực hiện dân chủ. Họ ủng hộ cho sự cạnh tranh đảng phái. Theo họ, cạnh tranh đảng phái sẽ làm cho các cuộc bầu cử trở nên có giá trị, đảm bảo được tính công bằng và khách quan. Thứ sáu, mối quan hệ giữa dân chủ với quyền con người: Dân chủ cung cấp một môi trường để bảo vệ và thực hiện có hiệu quả các quyền con người. Những giá trị này được thể hiện trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và phát triển hơn nữa trong các Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, trong đó coi trọng các quyền chính trị và tự do dân sự làm nền tảng cho nền dân chủ có ý nghĩa. Một loạt các tác phẩm đề cập đến quyền con người và dân chủ như: “Citizenship and civil society” (công dân và xã hội dân sự) của Thomas Janoski [162], “Globalizing democracy and human righs” (Dân chủ toàn cầu và Nhân quyền) của Carol. C. Gould [155],… Các công trình trên đều nhấn mạnh đến quyền cơ bản của con người. Tính năng thiết yếu của nền dân chủ hiện đại là quyền tự do ngôn luận và hội họp. Dân chủ cũng mở rộng với các quy định của pháp luật, đến quyền của những người bị buộc tội để xét xử công bằng và nhanh chóng, để thoát khỏi bị giam giữ tùy tiện và quyền tư vấn pháp lý. Đây là một khía cạnh thiết yếu của quyền trong các nước dân chủ, nó đảm bảo rằng mọi người sẽ không phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng tình dục hay tuổi tác. Trong khi dân chủ bao gồm các quyền lợi của đa số làm nhiều việc quan trọng, nó không bao gồm quyền phân biệt đối xử với người thiểu số hoặc lạm dụng ... 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Quá trình phát triển dân chủ ở Việt Nam là quá trình phát triển mang tính định hướng cao. Việt Nam hiện nay lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của mình, từ định hướng chính trị, định hướng phát triển kinh tế, văn hoá và các lĩnh vực 14 xã hội khác... trong đó, quá trình phát triển dân chủ không là ngoại lệ. Các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lý luận dân chủ: Trong cuốn “Lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ hoá ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của tác giả Hoàng Chí Bảo, vấn đề lý luận về dân chủ đã được trình bày một cách có hệ thống, từ các quan niệm về dân chủ, bản chất dân chủ, cách thức thể hiện của dân chủ... Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng dân chủ hóa và coi đó là chìa khóa vạn năng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực. Tác giả Nguyễn Tiến Phồn trong cuốn “Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn” [93] đã phân tích rõ những thành tựu và hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong nhận thức và thực hiện công cuộc xây dựng nền dân chủ XHCN ở các nước XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đỗ Trung Hiếu trong luận án tiến sĩ Triết học: “Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” đã đưa ra những cách hiểu về dân chủ khá đa dạng. Theo tác giả, dân chủ có thể được hiểu trên sáu chiều cạnh khác nhau như: (1) Dân chủ là một dòng triết học – chính trị; (2) Dân chủ là một chỉnh thể hiện thực (nền dân chủ); (3) Dân chủ là một hiện thực chính trị (thể chế dân chủ); (4) Dân chủ là một hiện thực kinh tế (thị trường tự do); (5) Dân chủ là một hiện thực xã hội (XHCD các tổ chức xã hội, các phong trào lao động và xã hội quốc tế, các tổ chức phi chính phủ); (6) Dân chủ là một trạng thái của hệ thống quan hệ quốc tế (quyền tự quyết dân tộc, chủ quyền quốc gia, sự khoan dung lẫn nhau của các nền văn hóa) [35, tr.40]. Từ đây tác giả đã cho rằng khái niệm dân chủ phản ánh những giá trị phổ quát như: tự do cá nhân, bình đẳng và thống nhất trong tính đa dạng (tính nhân loại) và cơ chế thực hiện các giá trị đó trong đời sống thông qua mối quan hệ tay ba là nhà nước – pháp luật – XHCD (tính giai cấp). Như vậy, với cách hiểu này, tác giả luận án trên đã giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của dân chủ: dù ở phương Đông hay phương Tây, dù trong chế độ chính trị nào thì dân chủ cũng thể hiện hai đặc tính cơ bản của nó là tính nhân loại và tính giai cấp. Trình bày về lý luận dân chủ mang tính hệ thống hơn phải kể đến các 15 công trình của tác giả Ngô Huy Đức “Các mô hình dân chủ trên thế giới” [30], Lê Minh Quân “Về quá trình dân chủ hoá XHCN ở Việt Nam hiện nay” [100]. Các nhà nghiên cứu trên đã hệ thống một cách đầy đủ các lý thuyết và mô hình dân chủ trên thế giới từ cổ đại đến hiện đại, cung cấp cho người đọc những thông tin quý báu về quá trình dân chủ hoá trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Các công trình này đã cung cấp cho giới nghiên cứu cũng như người đọc một bức tranh tổng quát về dân chủ, được soi sáng dưới nhiều góc cạnh khác nhau, làm cho vấn đề nay được nhìn nhận một cách toàn diện. Nghiên cứu dân chủ XHCN trên diện rộng phải kể đến công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đề tài KX 05.05 do tác giả Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm “Cơ chế thực hiện dân chủ XHCN trong hệ thống chính trị ở nước ta” [8]. Tập thể các tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về dân chủ và cơ chế dân chủ; dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế và cơ chế thực hiện; dân chủ hóa trong lĩnh vực chính trị và cơ chế thực hiện; dân chủ hóa trong lĩnh vực văn hóa và cơ chế thực hiện; cơ chế thực hiện dân chủ trong bộ máy cơ quan của Đảng và bộ máy nhà nước. Các tác phẩm nghiên cứu dân chủ gắn với các lĩnh vực cụ thể của chính trị và đời sống xã hội: Một là, dân chủ gắn với vấn đề xây dựng nhà nước và nhà nước pháp quyền: Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường “Xây dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền” [96]; Đinh Văn Mậu “Tổ chức quyền lực nhân dân và mối quan hệ giữa nhà nước và công dân” [66]; Trần Hậu Thành “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân” [116]. Các bài viết và đề tài nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước và nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, các công trình này đều nhấn mạnh: sự cần thiết của nhà nước pháp quyền đối với việc thúc đẩy dân chủ và dân chủ hóa phát triển, đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Các thể chế chính trị và nhà nước phải hợp hiến, quản lý xã hội bằng luật và đảm bảo pháp luật 16 được thực hiện nghiêm minh. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại khi pháp luật giữ vai trò tối thượng trong đời sống xã hội, tất cả mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật, không ai được tự ý cho mình có những quyền lực cao hơn pháp luật. Hai là, dân chủ với xã hội công dân như: Đỗ Mười “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [85]; Vũ Duy Phú và cộng sự “XHDS - một số vấn đề chọn lọc” [94]; Dương Xuân Ngọc “Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam” [89]; Bùi Việt Hương “XHCD trong việc bảo đảm và phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay” [43]. Các nghiên cứu trên đã cung cấp cho giới nghiên cứu và những người quan tâm đến việc xây dựng XHDS ở Việt Nam một bức tranh lý luận khá đầy đủ và toàn diện. Các lý luận cơ bản của XHDS đã được phân tích sâu sắc: từ lịch sử hình thành của XHDS trên thế giới (lịch sử khái niệm XHDS, các nhận thức, các kết cấu của XHDS) đến những nghiên cứu cơ bản về XHDS ở Việt Nam (các đặc điểm cụ thể về cấu trúc, môi trường, giá trị và những ưu nhược điểm của XHDS ở Việt Nam), đặc biệt ở đây cũng có những công trình nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò của XHDS với phản biện xã hội, vai trò của XHDS đối với việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của người dân. Nói cách khác, coi XHDS như một công cụ không thể thiếu để thực hiện các quyền làm chủ của người dân và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Ba là, dân chủ với bầu cử: Vũ Hồng Anh “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới” [1]; Lưu Văn Quảng “Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp - Lý thuyết và hiện thực” [98]. Các công trình nghiên cứu đó đã phân tích và thể hiện rõ nét có tính hệ thống các loại hình bầu cử phổ biến hiện nay trên thế giới. Các tác giả cũng cho thấy, hiện nay thế giới có nhiều tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá các hệ thống bầu cử. Ví dụ như cách thức lựa chọn đại biểu hạ viện, tính bền vững, tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình của chính phủ và của các cá nhân được lựa chọn thông qua bầu cử, sự động viên của các 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan