Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống erp cho doanh nghiệp module quản lý sơ yếu lý lịch ứng viên ...

Tài liệu Xây dựng hệ thống erp cho doanh nghiệp module quản lý sơ yếu lý lịch ứng viên và quy trình tuyển dụng cho công ty tnhh phần mềm 2nf

.PDF
114
81
138

Mô tả:

 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Trần Mạnh Tuấn, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Thầy đã giúp đỡ, dạy bảo em không chỉ về mặt kiến thức, mà còn là những kỹ năng để học tập và làm việc. Đó là những bài học kinh nghiệm quý báu sẽ đồng hành cùng em trên suốt chặng đường học tập, nghiên cứu và làm việc sau này. Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái nguyên đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức tốt nhất, những kỹ năng sống. Đó là nền tảng để em vững bước trên chặng đường sau này của mình. Thực hiện tốt đồ án lần này còn có sự trợ giúp của các anh chị trong công ty TNHH Phần mềm 2NF (2NF Software Co., LTD). Đặc biệt được sự chỉ dẫn của anh Nguyễn Bảo Ngọc trong quá trình làm thực tập tốt nghiệp. Nó đã tạo tiền đề cho lần thực hiện đề tài đồ án lần này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh em trong mọi hoàn cảnh, tạo cho em những điều kiện tốt nhất để em có thể phát huy, tìm hiểu những đam mê, sở thích của mình trong các lĩnh vực. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Người thực hiện Lê Văn Diện 1  LỜI CAM ĐOAN Trong báo cáo này sử dụng những kết quả nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế và phân tích thiết kế hệ thống do em tham khảo tài liệu và trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Mạnh Tuấn. Những kết quả thu được là của riêng em và không sao chép trái phép. Em cam đoan những kết luận trên là đúng sự thật, nếu sai lệch em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Người thực hiện Lê Văn Diện 2  MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC HÌNH ẢNH v LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 1.1. Ngôn ngữ lập trình PHP 3 1.2. Framework Code Igniter 9 1.3. WebServer và Xampp 1.4. Bootstrap 26 27 1.5. Ajax 28 1.6. Jquery 30 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ERP – MODULE QUẢN LÝ SƠ YẾU LÝ LỊCH ỨNG VIÊN VÀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 34 2.1. Xác định yêu cầu của website 34 2.2. Các phương pháp phân tích hệ thống và sơ đồ chức năng của website 37 2.2.1. Các phương pháp phân tích hệ thống 37 2.2.2. Sơ đồ phân cấp chức năng của webssite 2.3. Xác định flow 40 3 39 2.4. Xác định mô hình TCMR Database ER Diagram 42 2.5.Mô tả các bảng dữ liệu: 43 CHƯƠNG 3 : CÀI ĐẶT XAMPP,CODEIGNITER VÀ XÂY DỰNG MOCKUP BẰNG BOOTSTRAP 45 3.1. Cài đặt Xampp Control Panel v3.2.1 45 3.2. Cài đặt Codeigniter 3.2.1. Yêu cầu hệ thống 47 47 3.2.2. Cài đặt 47 3.2.3. Cấu trúc 48 3.2.4. Loại bỏ chuỗi index.php trong URL 50 3.3. Cài đặt Bootstrap và tạo mockup cho webssite 3.3.1. Cài đặt Bootstrap 51 51 3.3.2.Tạo mockup cho website 52 CHƯƠNG 4 : GIỚI THIỆU WEBSITE QUẢN LÝ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG CHO CÔNG TY TNHH 2NF 53 4.1. Giao diện chính của website: 53 4.2. Giao diện một số chức năng của webssite: 57 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 4   DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mô hình Model-View-Controller 11 Hình 1.2: Dòng chảy dữ liệu trong CodeIgniter 17 Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng của website Hình 2.2: Flow dữ liệu chính 41 Hình 2.3: Mô hình TCMR Database ER Diagram Hình 3.1: Tiến hành cài đặt xampp Hình 3.2:Ấn next để tiếp tục 45 45 Hình 3.3: Tiến trình cài đặt đang chạy Hình 3.4: Cài đặt thành công 46 46 Hình 3.5: Mở trang điều khiển chính 47 Hình 3.6: Cấu trúc của codeigniter48 Hình 3.7: Thư mục application 49 Hình 3.8: File config.php 49 Hình 3.9: File database.ph 50 Hình 3.10: Cấu trúc của bootstrap 51 Hình 3.11: File index.html 51 Hình 3.12: Mockup header 52 Hình 3.13: Mockup footer 52 Hình 4.1: Giao diện trang chính 53 Hình 4.2: Giao diện trang Lists Skills 54 Hình 4.3: Giao diện trang Lists Entry Test 55 Hình 4.4: Giao diện trang Listing Account 56 Hình 4.5: Giao diện đăng nhập 39 57 Hình 4.6: Giao diện thêm thông tin User 57 Hình 4.7: Giao diện show thông tin ứng viên 58 Hình 4.10: Giao diện sửa thông tin ứng viên 59 5 42 Hình 4.11: Giao diện thêm mới ,sửa thông tin skill Hình 4.12: Giao diện tìm kiếm skill 60 60 Hình 4.13: Giao diện thêm mới,sửa thông tin entry test 61 Hình 4.14: Giao diện tìm kiếm bài kiểm tra 61 Hình 4.15: Giao diện sửa thông tin user 62 Hình 4.15: Giao diện thay đổi mật khẩu user 62   LỜI MỞ ĐẦU Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm mà đang ngày một gần gũi với con người. Đứng trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của mình nhằm tin học hóa các hoạt động tác nghiệp của đơn vị mình. Nhu cầu thực tế của xã hội đòi hỏi con người phải luôn năng động và sáng tạo để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Các công ty luôn luôn phát triển, các hồ sơ tuyển vào sẽ nhiều lên vì vậy đòi hỏi phải cần rất nhiều những kho chứa hồ sơ để lưu trữ hồ sơ của nhân viên khi vào công ty. Để giảm đi những bất cập trong công tác quản lý nhân sự và lương trong công ty, giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hoá trong điều hành và quản lý nhân sự để nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức quản lý, tăng năng suất hiệu quả. Lưu trữ hồ sơ của ứng viên tìm việc là việc cất giữ lại hồ sơ của các ứng viên để tra cứu khi cần thiết. Hồ sơ của ứng viên tìm việc được xem là những thông tin liên quan đến một cá nhân. Thông tin của từng ứng viên có 6 những nét đặc trưng riêng cho nên không thể nhầm lẫn thông tin với bất kỳ một cá nhân nào khác. Tuyển dụng là một công tác quan trọng và thường xuyên của các doanh nghiệp. Việc tuyển dụng đã khó nhưng để chọn một nhân viên có tài thực sự thì càng khó gấp bội phần. Để tuyển dụng được đúng người thì một trong những nghiệp vụ quan trọng đó là nhà tuyển dụng phải thực hiện tốt quy trình tuyển dụng, trong đó không thể bỏ qua khâu sàng lọc và phân loại hồ sơ. Chính vì vậy, việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ của các ứng viên một cách khoa học thực sự rất cần thiết. Đây là một tiền đề quan trọng cho việc tuyển chọn được những nhân viên xuất sắc cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng, các ứng viên quan tâm sẽ gửi hồ sơ về doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp phải tổ chức việc lưu trữ hồ sơ của ứng viên để phục vụ cho công tác tuyển dụng của mình.Việc lưu trữ hồ sơ ứng viên một cách khoa học giúp cho doanh nghiệp dễ sàng lọc, phân loại ứng viên theo những tiêu chí lựa chọn mà doanh nghiệp đã đề ra, giúp doanh nghiệp loại bớt những ứng viên không đáp ứng được yêu cầu. Đây là công việc hết sức quan trọng và cần thiết vì nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Ngoài ra, lưu trữ hồ sơ ứng viên cũng giúp cho doanh nghiệp làm công tác dự phòng với những ứng viên chưa được tuyển dụng. Đây thực sự là một nguồn cung cấp ứng viên “miễn phí” cho doanh nghiệp khi cần thiết. Hôm nay em chọn đề tài đồ án tốt nghiệp “Xây dựng hệ thống ERP cho doanh nghiệp - Module Quản lý sơ yếu lý lịch ứng viên và quy trình tuyển dụng cho Công ty TNHH Phần mềm 2NF”. Website của em có thể chưa hoàn chỉnh và còn nhiều thiếu sót nhưng đó là sự cố gắng của em trong bước đầu hòa nhập vào môi trường làm việc bên ngoài. Em mong 7 quý thầy cô trong khoa có thể tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt hơn. Website quản lý quy trình tuyển dụng cho công ty TNHH 2NF của em được lập trình bằng ngôn ngữ lập trình PHP sử dụng công nghệ Framework Code Igniter và kết nối bằng cơ sở SQL, website giúp công ty quản lý hồ sơ ứng viên, giúp giảm tải bớt việc tìm kiếm mất thời gian mà hiệu quả và tính chính xác vẫn cao. Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục đích đã đề ra, đề tài tập trung xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề nằm trong phạm vi sau:  Trang Web quản lý hồ sơ ứng viên cho công ty doanh nghiệp.  Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ PHP.  Công nghệ sử dụng là công nghệ: Bootstrap, Framework Code Igniter, AJAX, Jquery, XAMPP  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT  1.1. Ngôn ngữ lập trình PHP  Định nghĩa PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ 8 lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.  Lịch sử phát triển của PHP PHP/FI PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1994, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là 'Personal Home Page Tools'. Khi cần đến các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng dụng web đơn giản. PHP/FI, viết tắt từ "Personal Home Page/Forms Interpreter", bao gồm một số các chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày nay Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, lần viết lại thứ hai của phiên bản C, đã thu hút được hàng ngàn người sử dụng trên toàn thế giới với xấp xỉ 50.000 tên miền đã được ghi nhận là có cài đặt nó, chiếm khoảng 1% số tên miền có trên mạng Internet. Tuy đã có tới hàng nghìn người tham gia đóng góp vào việc tu chỉnh mã nguồn của dự án này thì vào thời đó nó vẫn chủ yếu chỉ là dự án của một người. PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời gian khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không 9 lâu sau đó, nó đã được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0. PHP 3 PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi với các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được Andi Gutmans và Zeev Suraski tạo ra năm 1997 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. Các tính năng khác được giới thiệu trong PHP 3.0 gồm có hỗ trợ cú pháp hướng đối tượng và nhiều cú pháp ngôn ngữ nhất quán khác.Ngôn ngữ hoàn toàn mới đã được công bố dưới một cái tên mới, xóa bỏ mối liên hệ với việc sử dụng vào mục đích cá nhân hạn hẹp mà cái tên PHP/FI 2.0 gợi nhắc. Nó đã được đặt tên ngắn gọn là 'PHP', một kiểu viết tắt hồi quy của "PHP: Hypertext Preprocessor". PHP 3.0 đã chính thức được công bố vào tháng 6 năm 1998, sau thời gian 9 tháng được cộng đồng kiểm nghiệm. PHP 4 Vào mùa đông năm 1998, ngay sau khi PHP 3.0 chính thức được công bố, Andi Gutmans và Zeev Suraski đã bắt đầu bắt tay vào việc viết lại phần lõi của PHP. Mục đích thiết kế là nhằm cải tiến tốc độ xử lý các ứng dụng phức tạp, và cải tiến tính mô đun của cơ sở mã PHP. Một động cơ mới, có tên 'Zend Engine' (ghép từ các chữ đầu trong tên của Zeev và Andi), đã đáp ứng được các nhu cầu thiết kế này một cách thành công, và lần đầu tiên được giới thiệu vào giữa năm 1999. PHP 4.0, dựa trên động cơ này, và đi kèm với hàng loạt các tính năng mới bổ sung, đã chính thức được công bố vào tháng 5 năm 2000, gần 2 năm sau khi bản PHP 3.0 ra đời. Ngoài tốc 10 độ xử lý được cải thiện rất nhiều, PHP 4.0 đem đến các tính năng chủ yếu khác gồm có sự hỗ trợ nhiều máy chủ Web hơn, hỗ trợ phiên làm việc HTTP, tạo bộ đệm thông tin đầu ra, nhiều cách xử lý thông tin người sử dụng nhập vào bảo mật hơn và cung cấp một vài các cấu trúc ngôn ngữ mới. Với PHP 4, số nhà phát triển dùng PHP đã lên đến hàng trăm nghìn và hàng triệu site đã công bố cài đặt PHP, chiếm khoảng 20% số tên miền trên mạng Internet. PHP 5 Sự thành công hết sức to lớn của PHP 4.0 đã không làm cho nhóm phát triển PHP tự mãn. Cộng đồng PHP đã nhanh chóng giúp họ nhận ra những yếu kém của PHP 4 đặc biệt với khả năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng (OOP), xử lý XML, không hỗ trợ giao thức máy khách mới của MySQL 4.1 và 5.0, hỗ trợ dịch vụ web yếu. Những điểm này chính là mục đích để Zeev và Andi viết Zend Engine 2.0, lõi của PHP 5.0. Ngày 14 tháng 7 năm 2005, PHP 5.1 Beta 3 được PHP Team công bố đánh dấu sự chín muồi mới của PHP với sự có mặt của PDO, một nỗ lực trong việc tạo ra một hệ thống API nhất quán trong việc truy cập cơ sở dữ liệu và thực hiện các câu truy vấn. Ngoài ra, trong PHP 5.1, các nhà phát triển PHP tiếp tục có những cải tiến trong nhân Zend Engine 2, nâng cấp mô đun PCRE lên bản PCRE 5.0 cùng những tính năng và cải tiến mới trong SOAP, streams và SPL. PHP 6 Hiện nay phiên bản tiếp theo của PHP đang được phát triển, PHP 6 bản sử dụng thử đã có thể được download tại địa chỉ http://snaps.php.net. Phiên bản PHP 6 được kỳ vọng sẽ lấp đầy những khiếm khuyết của PHP ở phiên bản hiện tại, ví dụ: hỗ trợ namespace (hiện tại các nhà phát triển vẫn 11 chưa công bố rõ ràng về vấn đề này); hỗ trợ Unicode; sử dụng PDO làm API chuẩn cho việc truy cập cơ sở dữ liệu, các API cũ sẽ bị đưa ra thành thư viện PECL...  Cú pháp PHP chỉ phân tích các đoạn mã nằm trong những dấu giới hạn của nó. Bất cứ mã nào nằm ngoài những dấu giới hạn đều được xuất ra trực tiếp không thông qua xử lý bởi PHP. Các dấu giới hạn thường dùng nhất là , tương ứng với dấu giới hạn mở và đóng. Các dấu giới hạn cũng đôi khi được sử dụng. Cách viết dấu giới hạn dạng thẻ ngắn cũng có thể được dùng để thông báo bắt đầu đoạn mã PHP, là . Những thẻ này thường xuyên được sử dụng, tuy nhiên giống với những thẻ kiểu ASP (<% hay <%= và %>), chúng không có tính di động cao bởi có thể bị vô hiệu khi cấu hình PHP. Bởi vậy, việc dùng các thẻ dạng ngăn hay các thẻ kiểu ASP không được khuyến khích. Mục đích của những dấu giới hạn này là ngăn cách mã PHP với những đoạn mã thuộc ngôn ngữ khác, gồm cả HTML. Mọi đoạn mã bên ngoài các dấu này đều bị hệ thống phân tích bỏ qua và được xuất ra một cách trực tiếp. Các biến được xác định bằng cách thêm vào trước một dấu đô la ($) và không cần xác định trước kiểu dữ liệu. Không giống với tên hàm và lớp, tên biến là trường hợp nhạy cảm. Cả dấu ngoặc kép ("") và ký hiệu đánh dấu văn bản (<< So sánh lớn hơn So sánh nhỏ hơn < So sánh nhỏ hơn Lớn hơn hoặc $a < $b hơn >= Lớn hơn hoặc bằng Nhỏ hơn hoặc $a > b $a >= $b bằng <= Nhỏ hơn hoặc bằng $a <= $b bằng  Toán tử logic : là tổ hợp các giá trị boolean có kết quả trả về là TRUE hoặc FALSE Tên Ký hiệu 16 Mô tả Ví dụ Phép và && hoặc and Cả 2 vế phải $a > $b && $a thoả mãn điều > $c kiện Phép hoặc || hoặc or Một trong 2 $a > $b || $a < thoả mãn điều $c kiện là được Phủ định ! Phủ định 1 điều $a != b kiện, giá trị nào đó  1.2. Framework Code Igniter  Tại sao lại dùng Framework ? Framework cho phép cấu trúc trong việc phát triển các ứng dụng bằng cách cung cấp các class và functions có thể tái sử dụng và có thể làm giảm thời gian phát triển đáng kể. Một số nhược điểm để Framework được cho rằng họ cung cấp các class không thích hợp cho các ứng dụng khác nhau làm cho các ứng dụng khó khăn hơn để điều hướng.  Định nghĩa CodeIgniter là một nền tảng ứng dụng web nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP bởi Rick Ellis (CEO của EllisLab, Inc). Phiên bản đầu tiên 17 được phát hành ngày 28.02.2006, phiên bản hiện tại: 1.7.2 (phát hành ngày 11.09.2009). Ý tưởng xây dựng CodeIgniter được dựa trên Ruby on Rails, một nền tảng ứng dụng web được viết bằng ngôn ngữ Ruby. Hiện tại, CodeIgniter đang được phát triển bởi ExpressionEngine Development Team thuộc EllisLab, Inc.  Ưu điểm  Được thiết kế theo mô hình Model-View-Controller: Mô hình MVC giúp tách thành phần hiển thị giao diện (presentation) và xử lý (business logic) của một phần mềm thành những thành phần độc lập, từ đó giúp cho việc thiết kế, xử lý và bảo trì mã nguồn dễ dàng, đồng thời tăng khả năng mở rộng của phần mềm. CodeIgniter vận dụng mô hình này trong thiết kế, giúp tách biệt các tập tin giao diện với các tập tin xử lý dữ liệu, nâng cao khả năng quản lý và dễ bảo trì.  Nhỏ gọn: Gói cài đặt chỉ 404KB (không bao gồm phần User Guide). So với các PHP framework khác như CakePHP (1.3MB), Symfony (5.08MB) hay Zend Framework (5.66MB)…kích thước của CodeIgniter giúp giảm thiểu đáng kể không gian lưu trữ.  Tốc độ nhanh: CodeIgniter được đánh giá là PHP framework có tốc độ nhanh nhất hiện nay. Bằng cơ chế lưu nội dung vào bộ đệm (cache), kiểm tra bộ đệm trước khi tiến hành thực hiện yêu cầu, CodeIgniter giảm số lần truy cập và xử lý dữ liệu, từ đó tối ưu hóa tốc độ tải trang.  Miễn phí: CodeIgniter được phát hành dưới giấy phép Apache/BSD mở rộng, cho phép người dùng tự do thay đổi, phát triển và phân phối mã 18 nguồn.  Hỗ trợ Search Engine Optimization: Cấu trúc URL của CodeIgniter rất thân thiện với các robot tìm kiếm.  Hệ thống thư viện phong phú: CodeIgniter cung cấp các thư viện phục vụ cho những tác vụ thường gặp nhất trong lập trình web, chẳng hạn như truy cập cơ sở dữ liệu, gửi email, kiểm tra dữ liệu, quản lý session, xử lý ảnh…đến những chức năng nâng cao như XML-RPC, mã hóa, bảo mật…  Bảo mật hệ thống: Cơ chế kiểm tra dữ liệu chặt chẽ, ngăn ngừa XSS và SQL Injection của CodeIgniter giúp giảm thiểu các nguy cơ bảo mật cho hệ thống.  Hỗ trợ ORM (Object-Relational Mapping): Object Relational Mapping (ORM) là một kỹ thuật lập trình, trong đó các bảng của cơ sở dữ liệu được ánh xạ thành các đối tượng trong chương trình. Kỹ thuật này giúp cho việc thực hiện các thao tác trong cơ sở dữ liệu (Create Read Update Delete – CRUD) dễ dàng, mã nguồn ngắn gọn hơn.  Hỗ trợ AJAX: AJAX (Asynchronous JavaScript and XML) đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất kỳ ứng dụng Web 2.0 nào. AJAX giúp nâng cao tính tương tác giữa người dùng và hệ thống, giúp cho người dùng có cảm giác như đang sử dụng ứng dụng desktop vì các thao tác đều diễn ra “tức thời”. Hiện tại, CodeIgniter vẫn chưa có thư viện dựng sẵn nào để hỗ trợ xây dựng ứng dụng AJAX. Lập trình viên phải sử dụng các thư viện bên ngoài, như jQuery, Script.aculo.us, Prototype hay Mootools…  Nhược điểm 19  Chưa hỗ trợ một số module thông dụng: So sánh với framework khác, CodeIgniter không có các module thực thi một số tác vụ thường gặp trong quá trình xây dựng ứng dụng web như Chứng thực người dùng (User Authorization), Trình phân tích RSS (RSS Parser) hay Trình xử lý PDF…  Chưa hỗ trợ Event-Driven Programming: Event-Driven Programming (EDP) là một nguyên lý lập trình, trong đó các luồng xử lý của hệ thống sẽ dựa vào các sự kiện, chẳng hạn như click chuột, gõ bàn phím…Đây không phải là một khuyết điểm to lớn của CodeIgniter vì hiện tại, chỉ có một số ít framework hỗ trợ EDP, bao gồm Prado, QPHP và Yii.  Chưa hỗ trợ Object-Relational Mapping (ORM) : ORM là một kỹ thuật lập trình, trong đó các bảng của cơ sở dữ liệu được ánh xạ thành các đối tượng trong lập trình. Kỹ thuật này giúp cho việc thực hiện các thao tác trong cơ sở dữ liệu (Create Read UpdateDelete – CRUD) dễ dàng, mã nguồn ngắn gọn hơn.  Mô hình Model-View-Controller Model-View-Control (MVC) là một kiến trúc phần mềm, hiện đang được xem là một mẫu thiết kế trong công nghệ phần mềm. Mô hình MVC tách biệt phần xử lý dữ liệu ra khỏi phần giao diện, cho phép phát triển, kiểm tra và bảo trì các thành phần một cách độc lập. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan