Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng ...

Tài liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đén yếu tố môi trường ở việt nam

.PDF
86
235
76

Mô tả:

Header Page 1 of 145. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGHIÊM THỊ NGOAN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ƯU TIÊN CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. Đoàn Xuân Thủy Hà Nội – Năm 2013 1 Footer Page 1 of 145. Header Page 2 of 145. MỤC LỤC Trang phụ bìa ...................................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................................9 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................10 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường ............................................................12 1.1. Các khái niệm cơ bản về công nghệ năng lượng ..........................................12 1.1.1. Khái niệm công nghệ năng lượng..............................................................12 1.1.2. Ảnh hưởng của công nghệ năng lượng đến kinh tế, xã hội .......................13 1.1.3. Ảnh hưởng của công nghệ năng lượng đến môi trường – phát thải KNK ...................................................................................................................13 1.1.4. Tác động của BĐKH đối với ngành năng lượng .......................................14 1.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường................................................................................................16 1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường ............................................................16 1.2.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu .................................................................19 1.2.3. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường .....................................................................20 1.3. Kinh nghiệm thế giới về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường........................................................29 Chương 2: Hiện trạng công nghệ ngành sản xuất năng lượng ở Việt Nam ...................31 2.1. Hiện trạng công nghệ ngành sản xuất năng lượng Việt Nam .......................31 2 Footer Page 2 of 145. Header Page 3 of 145. 2.1.1. Ngành than.................................................................................................31 2.1.2. Ngành dầu – khí.........................................................................................31 2.1.3. Ngành điện lực...........................................................................................32 2.1.4. Lĩnh vực năng lượng tái tạo.......................................................................33 2.2. Nhận xét: .......................................................................................................33 2.3. Các công nghệ năng lượng có khả năng ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện ……………………………………………………………………………...34 2.3.1. Công nghệ nhiệt điện lò hơi-tuốc bin thông số tới hạn và siêu tới hạn.....34 2.3.2. Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn công suất lớn..................................35 2.3.3. Công nghệ nhiệt điện chu trình kết hợp khí - hơi ......................................36 2.3.4. Công nghệ đồng phát nhiệt - điện quy mô lớn (cogeneration)..................36 2.3.5. Công nghệ IGCC (Tổ hợp hoá khí than và thiết bị chu trình kết hợp khí hơi) ...................................................................................................................37 2.3.6. Công nghệ sinh khối sản xuất điện ............................................................38 2.3.7. Công nghệ điện gió ....................................................................................39 2.3.8. Công nghệ thuỷ điện nhỏ ...........................................................................40 2.3.9. Công nghệ thuỷ điện tích năng ..................................................................42 Chương 3: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường ....................................................................................................43 3.1. Các bước cơ bản MCDA để xây dựng hệ thống chỉ tiêu ..............................43 3.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường .........................................................................46 3.3. Xác định trọng số các chỉ tiêu .......................................................................51 3.3.1. Thiết kế bảng bảng phỏng vấn chuyên gia mức độ ưu tiên các cặp chỉ tiêu ....................................................................................................................53 3.3.2. Xác định đối tượng chuyên gia cần phỏng vấn: ........................................56 3.3.3. Quá trình xử lý số liệu: .............................................................................57 3.3.4. Kết quả trọng số các chỉ tiêu từ phần mềm Expert Choice .......................63 3 Footer Page 3 of 145. Header Page 4 of 145. Chương 4: Ứng dụng phân tích đánh giá và đề xuất các công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện có tính đến yếu tố môi trường ...........................................................67 4.1. Quá trình thực hiện tính toán và kết quả ưu tiên công nghệ sản xuất điện ...67 4.2. Nhận xét ........................................................................................................75 4.3. Phân tích rào cản các công nghệ ưu tiên được lựa chọn, đề xuất giải pháp khắc phục ...................................................................................................................76 4.3.1. Công nghệ điện gió ....................................................................................76 4.3.2. Công nghệ chu trình kết hợp khí – hơi ......................................................77 4.3.3. Công nghệ đồng phát nhiệt - điện công suất lớn.......................................78 4.3.4. Công nghệ thủy điện nhỏ ...........................................................................79 Bảng 4.7. Các rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục rào cản công nghệ thủy điện nhỏ .................................................................................................................79 4.3.5. Công nghệ nhiệt điện thông số tới hạn và siêu tới hạn .............................79 4.3.6. Công nghệ nhiệt điện lò hơi tầng sôi tuần hoàn........................................80 4.3.7. Công nghệ IGCC .......................................................................................80 4.3.8. Công nghệ thuỷ điện tích năng ..................................................................81 KẾT LUẬN ....................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................84 PHỤ LỤC.......................................................................................................................86 4 Footer Page 4 of 145. Header Page 5 of 145. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nghiêm Thị Ngoan 5 Footer Page 5 of 145. Header Page 6 of 145. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AHP: Phân tích phân cấp BĐKH: Biến đổi khí hậu CG: Chuyên gia GDP: Tổng sản phẩm quốc nội IGCC hợp hoá khí than và thiết bị chu trình kết hợp khí - hơi IPCC: Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu KNK: Khí nhà kính KT-XH: Kinh tế - Xã hội LULUCF: Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp MCDA: Phân tích đa chỉ tiêu NHKS: Nhà hàng khách sạn NLPTM: Năng lượng phi thương mại NLSK: Năng lượng sinh khối NLTM: Năng lượng thương mại NLTT: Năng lượng tái tạo O&M: Chi phí vận hành và bảo dưỡng R&D: Nghiên cứu và phát triển SK: Sinh khối TBK: Tua bin Khí TD + TT: Tự dùng và tổn thất TNA: Đánh giá nhu cầu công nghệ UNDP: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 6 Footer Page 6 of 145. Header Page 7 of 145. UNFCCC: Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1.1. Tăng trưởng dân số và GDP Việt Nam đến 2030 16 Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo loại nguồn đến 2030 17 Bảng 1.3. Dự báo nhu cầu điện Việt Nam đến 2030 17 Bảng 1.4. Dự báo phát thải khí nhà kính Việt Nam đến năm 2030 Bảng 3.1: So sánh mức độ quan trọng tương đối giữa các cặp chỉ tiêu cấp 1 từ chuyên gia 19 Bảng 3.2: So sánh mức độ quan trọng tương đối các cặp chỉ tiêu đóng góp phát triển đất nước từ chuyên gia Bảng 3.3: So sánh mức độ quan trọng tương đối các cặp chỉ tiêu Khả năng giảm nhẹ/thích ứng từ chuyên gia Bảng 3.4. So sánh mức độ quan trọng tương đối các cặp chỉ tiêu khả thi về mặt công nghệ từ chuyên gia Bảng 3.5. So sánh mức độ quan trọng tương đối các cặp chỉ tiêu khả thi về mặt tài chính từ chuyên gia Bảng 3.6. Bảng tần suất, % kết quả điều tra cặp chỉ tiêu Đóng góp phát triển đất nước - Khả năng giảm nhẹ/thích ứng Bảng 3.7. So sánh mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu cấp 1 58 59 59 59 59 60 61 Bảng 3.8: So sánh mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu đóng góp phát triển đất nước 61 Bảng 3.9: So sánh mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu Khả năng giảm nhẹ/thích ứng 61 Bảng 3.10: So sánh mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu khả thi về mặt công nghệ 62 Bảng 3.11: So sánh mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu khả thi về mặt tài chính 62 Bảng 3.12: Chỉ tiêu và trọng số đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng 64 7 Footer Page 7 of 145. Header Page 8 of 145. Bảng 4.1: Tổng hợp các công nghệ có khả năng ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện 66 Bảng 4.2. Bảng xin ý kiến chuyên gia về Ưu tiên công nghệ theo từng chỉ tiêu Bảng 4.3. Kết quả điều tra chuyên gia về Ưu tiên công nghệ theo từng chỉ tiêu 69 Bảng 4.4. Thứ tự ưu tiên các công nghệ được lựa chọn 74 Bảng 4.5. Các rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục rào cản công nghệ điện gió Bảng 4.6. Các rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục rào cản công nghệ đồng phát nhiệt điện công suất lớn Bảng 4.7. Các rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục rào cản công nghệ thủy điện nhỏ Bảng 4.8. Các rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục rào cản công nghệ nhiệt điện lò hơi tầng sôi tuần hoàn Bảng 4.9. Các rào cản và đề xuất giải pháp khắc phục rào cản công nghệ IGCC 75 8 Footer Page 8 of 145. 71 77 78 79 79 Header Page 9 of 145. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 1.1. Ước tính tính lượng phát thải khí nhà kính năm 2010, 2020 và 2030 19 Hình 1.2. Mô hình phân tích đa chỉ tiêu 21 Hình 1.3. Thang điểm 0-100 chấm điểm công nghệ 23 Hình 1.4. Thang điểm AHP so sánh mức độ quan trọng tương đối cặp chỉ tiêu 27 Hình 3.1: Các tương tác phức tạp của hệ thống năng lượng 43 Hình 3.2. Mô hình MCDA xây dựng hệ thống chỉ tiêu Hình 3.3 : Cây chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường 45 50 Hình 3.4: Cấu trúc phân cấp của AHP 52 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ phân tán kết quả điều tra cặp chỉ tiêu Đóng góp phát triển đất nước - Khả năng giảm nhẹ/thích ứng 60 Hình 3.6. Cây chỉ tiêu màn hình phần mềm Expert Choice 63 Hình 3.7: Kết quả đầu ra sử dụng phần mềm Expert Choice 63 Hình 4.1: Cấu trúc phân cấp AHP lựa chọn ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường 67 Hình 4.2. Kết quả đầu ra ưu tiên công nghệ 73 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thứ tự ưu tiên các công nghệ sản xuất điện 73 9 Footer Page 9 of 145. Header Page 10 of 145. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đã trở thành nội dung có tính thời đại. Tất cả các nước phát triển cũng như đang phát triển, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo đều nhận thức và cam kết thực hiện. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng và đang đối mặt với nhiều tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Biến đổi khí hậu hiện nay không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề kinh tế - xã hội. Ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng, sống còn đối với Việt Nam. Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam thông qua hợp tác với các nước phát triển, các tổ chức quốc tế để có thể tiếp nhận, phát triển và ứng dụng công nghệ phù hợp, thân thiện với môi trường nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp. Tiến hành nghiên cứu lựa chọn những công nghệ phù hợp, thân thiện môi trường (giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu) có tác dụng quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Năng lượng là đầu vào của mọi hoạt động kinh tế nhưng cũng đồng thời là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất vì vậy việc Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường ở Việt Nam là một nội dung có ý nghĩa và cần thiết, làm căn cứ, cơ sở lựa chọn những công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường góp phần giải quyết bài toán về kinh tế, năng lượng, môi trường hiện nay. 10 Footer Page 10 of 145. Header Page 11 of 145. 2. Mục đích của đề tài: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ, cơ sở đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường ở Việt Nam, lựa chọn những công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các chỉ tiêu, các công nghệ năng lượng (đặc biệt công nghệ sản xuất điện). 4. Phạm vi: Trong ngành năng lượng 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (phương pháp phân tích phân cấp AHP) để xác định các chỉ tiêu, trọng số các chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có xét đến yếu tố môi trường. Phương pháp chuyên gia: đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa các cặp chỉ tiêu, chấm điểm công nghệ sản xuất điện theo từng chỉ tiêu 6. Kết cấu nội dung luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường Chương 2: Hiện trạng công nghệ ngành sản xuất năng lượng ở Việt Nam Chương 3: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường Chương 4: Ứng dụng phân tích đánh giá và đề xuất các công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện có tính đến yếu tố môi trường 11 Footer Page 11 of 145. Header Page 12 of 145. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường 1.1. Các khái niệm cơ bản về công nghệ năng lượng 1.1.1. Khái niệm công nghệ năng lượng Khái niệm năng lượng: Có thể nói năng lượng là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Một mặt năng lượng là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người, mặt khác sự phát triển của xã hội loài người cũng đặt ra những vấn đề năng lượng cấp bách… Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao tạo ra những áp lực thúc đẩy sản xuất, truyền tải, phân phối năng lượng càng tiến bộ (đặt ra vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, hiệu quả cao trong sử dụng, chi phí R&D cho tiết kiệm…) Có rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng, chúng hình thành dựa trên các góc độ quan sát khác nhau[6]: - Năng lượng biểu thị khả năng sinh công - Năng lượng là một đại lượng có khả năng cung cấp công trực tiếp - Năng lượng được định nghĩa là năng lực để sinh công hoặc sinh nhiệt. Năng lượng có thể được xem như là “Công tích trữ” - Năng lượng là một phạm trù vật chất mà ứng với một quá trình nào đó có thể sinh công. Quá trình ở đây là một quá trình biến đổi năng lượng một cách tự nhiên hay nhân tạo Trong định nghĩa về năng lượng cần nhấn mạnh không chỉ bản chất vật chất của nó mà cần nắm rõ về tính hệ thống quá trình biến đổi và sử dụng năng lượng. Khái niệm công nghệ năng lượng: Thuật ngữ công nghệ năng lượng trong báo cáo đề cập đến các phương tiện khai thác, chế biến, truyền tải, phân phối, sử dụng các dạng năng lượng sơ cấp tìm thấy trong tự 12 Footer Page 12 of 145. Header Page 13 of 145. nhiên (than đá, dầu thô, ánh sáng mặt trời…) sang dạng năng lượng thứ cấp, năng lượng cuối cùng. [12] 1.1.2. Ảnh hưởng của công nghệ năng lượng đến kinh tế, xã hội Năng lượng là đầu vào của mọi hoạt động kinh tế đồng thời cũng là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Do vậy, làm thế nào để sản xuất và sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, giảm phát thải KNK nhất vẫn là câu hỏi trọng tâm trong chiến lược và chính sách phát triển năng lượng ở mỗi quốc gia. Việc lựa chọn công nghệ năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, sử dụng năng lượng hiệu quả cũng như giảm phát thải KNK. Công nghệ năng lượng tiên tiến có hiệu suất cao, sử dụng được đa dạng nhiên liệu, giảm phát thải KNK sẽ góp phần giảm chi phí, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Tùy từng loại công nghệ năng lượng có mức độ tác động đến vấn đề xã hội khác nhau, gồm tác động tích cực và tác động tiêu cực. Các công nghệ năng lượng góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng, nâng cao dân trí, đời sống, tạo công ăn việc làm… tuy nhiên, khi xây dựng các nhà máy điện, cần tiến hành giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến số người/ số hộ gia đình bị di dời chỗ ở đến nơi ở mới, khi nhà máy đi vào hoạt động gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phát thải ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe… người dân khu vực đó. 1.1.3. Ảnh hưởng của công nghệ năng lượng đến môi trường – phát thải KNK Đặc điểm và mức độ tác động đến môi trường tùy thuộc vào công nghệ sản xuất năng lượng và nhiên liệu mà nó sử dụng. Với công nghệ nhiệt điện: gây ô nhiễm không khí do phát thải KNK, tác động đến nguồn nước do nước làm mát và thay đổi chất lượng nước do tiếp nhận nguồn nước thải. Công nghệ sản xuất thủy điện: phát thải KNK từ lòng hồ, thay đổi dòng chảy lưu vực sông, tác động đến hệ sinh thái ở thượng và hạ lưu sông, tác động đến tài 13 Footer Page 13 of 145. Header Page 14 of 145. nguyên rừng và vùng có mật độ đa dạng sinh học cao/quan trọng trong khu vực hồ chứa, và xung quanh khu vực hồ chứa. Công nghệ khai thác than: Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Công nghệ khai thác dầu, khí: Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển)[3]. Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia năm 2000 được thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho các lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF), chất thải đối với các khí nhà kính chủ yếu là CO2, CH4 và N2O thì năng lượng là nguồn phát thải KNK lớn chiếm 35% vào năm 2000 (sau Nông nghiệp 43%). Theo Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính cho ba lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, LULUCF vào năm 2010 là 169,2 triệu tấn CO2 tương đương. Dự tính phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng vào năm 2020, 2030 là 251; 470,8 triệu tấn CO2 tương đương. Lĩnh vực năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất chiếm 91,3% tổng lượng phát thải năm 2030[5]. 1.1.4. Tác động của BĐKH đối với ngành năng lượng Ở các nước phát triển cũng như ở nước ta đã có những nghiên cứu, đánh giá định hướng và định lượng tác động của hoạt động năng lượng đến môi trường, khí hậu. Nhà nước đã có những quy định, khi xây dựng các công trình năng lượng cần khảo sát, tính toán tác động của chúng tới môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tiêu cực như sau: 14 Footer Page 14 of 145. Header Page 15 of 145. - Nguồn gây tác động liên quan tới chất thải: chất thải rắn, khí… - Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải như xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ suối, hiện tượng bồi lắng thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học. - Đánh giá tác động cụ thể, mức độ, thời gian tác hại…bằng các phương pháp khoa học, tin cậy. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa các tác động tiêu cực. Nội dung đánh giá ngược lại: Tác động của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động của con người nói chung và đối với các hoạt động năng lượng nói riêng được biết ở các nước tiên tiến đã có những nghiên cứu khảo sát. Ở nước ta nội dung này chỉ mới bước đầu được quan tâm, có một vài nghiên cứu còn ở mức định tính. Dưới đây trình bày một số nhận định, đánh giá có tính định tính về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động năng lượng. Đối với các công trình thuỷ điện Do biến đổi khí hậu, mưa lũ đã và sẽ diễn ra khá bất thường, từ đó gây ra các tác động xấu tới hoạt động thuỷ điện. - Sạt lở đất bờ sông, hồ chứa gây bồi lắng tăng lên, tuổi thọ hồ chứa giảm. - Lũ quét, xói lở đê đập thuỷ điện. - Biến dạng dòng chảy ảnh hưởng tới nước cung cấp cho các công trình thuỷ điện. - Nhiệt độ tăng, lượng bốc hơi tăng, đặc biệt vào mùa hè, gây lũ lớ, vượt quá dung tích hồ chứa, nhưng mùa kiệt lại quá kiệt, ảnh hưởng tới chế độ điều tiết hoạt động của thuỷ điện. Những năm qua hiện tượng này đã thấy rõ ở một số thuỷ điện như Hoà Bình,Trị An. Đối với các công trình nhiệt điện - Hiện tượng nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các nhà máy nhiệt điện. Khi thiết kế nhà máy nhiệt điện ở nước ta thường chọn nhiệt độ nước sông, suối trung bình là 250C, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng, nhiệt độ nước không còn là 250C 15 Footer Page 15 of 145. Header Page 16 of 145. mà tăng lên, điều này ảnh hưởng tới hiệu suất bình ngưng của nhà máy, kéo theo làm hiệu suất chu trình nhiệt của nhà máy giảm, nhiên liệu sử dụng sẽ tăng lên. - Thông thường lượng nhiên liệu dự trữ được chọn hợp lý theo công suất, chế độ làm việc của nhà máy và tình hình thời tiết của khu vực (thường dự trữ lượng nhiên liệu làm việc cho đủ 4 tuần). Điều kiện khí hậu thay đổi mưa nhiều, ngập lụt, vận chuyển khó khăn, nhiên liệu bị ẩm ướt, có thể phải tăng trữ lượng dự trữ, xây thêm nhà kho nhiên liệu, gây tốn kém đầu tư và chi phí bảo quản. 1.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường 1.2.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường Nhu cầu năng lượng sẽ ngày càng cao để đáp ứng sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng của sản xuất và tiêu thụ năng lượng tới môi trường sẽ càng lớn. Cần thiết phải có giải pháp để vừa đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng vừa góp phần giảm thiểu tác động của hoạt động năng lượng tới môi trường. Việt Nam đã và đang xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển bền vững và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Dưới đây báo cáo trình bày một số chỉ tiêu phát triển kinh tế và năng lượng của Việt Nam. Dự báo tăng trưởng dân số và GDP Việt Nam trong thập niên tới, trình bày trong bảng 1.1: Bảng 1.1. Tăng trưởng dân số và GDP Việt Nam đến 2030[3] Năm Hạng mục Dân số(triệu người) Tốc độ GDP (giá 1994,%) GDP đầu người (giá thực tế, %) 2010 2015 2020 2030 86,90 91,3 96,0 102 6,8 8,0 7,8 7,5 1.220 2.020 3.350 9.000 16 Footer Page 16 of 145. Header Page 17 of 145. Để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế như trên, nhu cầu năng lượng cuối cùng được dự báo trình bày trong bảng 1.2 (phương án cơ sở). Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo loại nguồn đến 2030[3] Đơn vị: triệu TOE Năm Loại NL 2010 2015 2020 2025 2030 Than 9,547 13,607 17,997 23,608 29,974 Dầu 15,770 23,472 34,434 48,251 66,959 Khí 0,654 1,006 1,419 1,968 2,593 Điện 7,539 14,605 24,930 37,055 52,908 NLPTM 14,695 14,474 14,044 13,272 12,443 Tổng 48,205 67,163 92,824 124,134 188,225 385 - 821 - 1.480 NLTM đầu người, KgOE/ng.n Riêng nhu cầu điện dự báo cho toàn quốc và các ngành kinh tế chủ yếu với phương án cơ sở được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Dự báo nhu cầu điện Việt Nam đến 2030[3] Năm Hạng mục 2010 2015 2020 2025 2030 Nông Lâm - Thuỷ sản 789 1.528 1.908 1.978 2.026 Công nghiệp và dân dụng 44.708 89.805 156.458 225.284 311.052 Thương nghiệp và NHKS 4.181 9.268 14.146 19.516 27.344 Quản lý & TD dân cư 34.585 61.114 101.924 15.8687 235.897 Hoạt động khác 3.402 8.106 15.446 25.421 38.886 Điện thương phẩm 87.665 169.821 289.882 430.867 615.205 TD + TT (%) 13,11 12,6 12 12 11,5 Điện sản xuất Pmax(Mm) 100.880 16.048 194.304 30.800 329.412 52.000 489.621 77.000 695.147 110.200 17 Footer Page 17 of 145. Header Page 18 of 145. Trong thời gian gần đây và trong chục năm tới, như đã trình bày tại các bảng 1.1, 1.2, 1.3 nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã và đang tăng nhanh, hiện tại 10 12%/năm, trong thời gian tới 8-10%/năm; điều này tất yếu phải phát triển và sử dụng những công nghệ năng lượng tiên tiến, hiệu quả và đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về phát thải KNK, Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, tổng lượng khí nhà kính phát thải năm 2000 là 150.899,7 nghìn tấn CO2 tương đương, trong đó nông nghiệp là nguồn phát thải lớn nhất với 65.090,7 nghìn tấn CO2 tương đương, chiếm 43,1% , tiếp theo là năng lượng với 52.773,5 nghìn tấn CO2 tương đương, chiếm 35%, từ LULUCF là 15.104,7 nghìn tấn CO2 tương đương, chiếm 10%, từ các quá trình công nghiệp là 10.005,7 nghìn tấn CO2 tương đương, chiếm 6,6%, từ chất thải là 7.925,2 nghìn tấn CO2 tương đương, chiếm 5,3%. Cũng theo thông báo quốc gia 2, hai kết quả tính toán dự báo phát thải khí nhà kình trong năng lượng năm 2010 là 169 triệu tấn CO2 tương đương, năm 2020 là 300 triệu tấn và 2030 là 515 triệu tấn CO2 tương đương tương ứng chiếm tỷ lệ 66,8%, 83,6% và 91,3% tổng phát thải quốc gia, xem bảng 1.4. Bảng 1.4. Dự báo phát thải khí nhà kính Việt Nam đến năm 2030[5] 2000 2010 Lĩnh vực Phát 2020 Phát % 52,8 39,7 113,1 66,8 251,0 83,6 470 91,3 65,1 48 65,8 38,9 69,5 23,1 72,9 14,1 LULUCF 15,1 11,4 -9,7 -5,7 -20,1 -6,3 -27 -5,4 Tổng 133,0 100 169,2 100 300,4 100 515,8 100 Năng lượng Nông nghiệp 18 Footer Page 18 of 145. thải % Phát Phát thải thải % 2030 thải % Header Page 19 of 145. Hình 1.1. Ước tính tính lượng phát thải khí nhà kính năm 2010, 2020 và 2030[5] Từ số liệu giới thiệu tại bảng 1.5, thấy rõ phát thải khí nhà kính trong năng lượng đang tăng nhanh trong vài thập niên tới. Bởi vậy việc khai thác và sử dụng năng lượng cần có những công nghệ có khả năng giảm phát thải cao để góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính quốc gia. Để đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, giảm phát thải KNK, điều này đòi hỏi những nghiên cứu về năng lượng phái được xem xét trong mối quan hệ tổng thể, việc lựa chọn các công nghệ năng lượng hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong việc giải quyết vấn đề đang đặt ra. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường chính là cơ sở, căn cứ để có thể cung cấp danh mục các công nghệ năng lượng ưu tiên. 1.2.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu Mục đích: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ, cơ sở đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường ở Việt Nam, lựa chọn những công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện. Nội dung: Vận dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu, phương pháp chuyên gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu (danh mục các chỉ tiêu, trọng số từng chỉ tiêu), ứng dụng 19 Footer Page 19 of 145. Header Page 20 of 145. phân tích đánh giá và đề xuất các công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất điện có tính đến yếu tố môi trường. 1.2.3. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường Luận văn sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Multi-Criteria Decision Analysis – MCDA) với thuật toán phân tích phân cấp AHP, phương pháp chuyên gia. 1.2.3.1. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCDA) Mô tả phương pháp MCDA Phần này báo cáo sẽ giới thiệu MCDA là gì, sau đó sẽ vạch ra những gì là cần thiết để thực phân tích đa chỉ tiêu. MCDA vừa là một phương pháp tiếp cận vừa là một số kỹ thuật với mục tiêu cung cấp thứ tự ưu tiên của các chỉ tiêu/ phương án (công nghệ) từ ưa thích/quan trọng nhất đến ít ưa thích/quan trọng nhất. Các phương án/công nghệ khác nhau ở mức độ đáp ứng được một vài chỉ tiêu, không có phương án/công nghệ nào là tốt nhất, đạt được tất cả các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thường xung đột, mẫu thuẫn thậm chí là đánh đổi (trade-off), phương án/công nghệ đem lại nhiều lợi ích hơn thường tốn kém hơn. MCDA là một phương pháp tiếp cận trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp, những vấn đề này được đặc trưng bởi việc đòi hỏi đáp ứng mục tiêu về tài chính và phi tài chính (xã hội, môi trường), MCDA tổ chức và tổng hợp các thông tin để hỗ trợ người ra quyết định, giúp người ra quyết định có được cái nhìn tổng quan, dễ hình dung, thuận tiện hơn và tin tưởng hơn về quyết định của mình. MCDA không chỉ là phương pháp tiếp cận, mà còn cung cấp một số kỹ thuật để phân tách chỉ tiêu nhóm phức tạp thành chỉ tiêu nhánh đơn giản hơn, xác định trọng số các chỉ tiêu nhóm, nhánh và lắp ráp theo thứ tự phân cấp, xác định trọng số cuối cùng. Nhiều chương trình máy tính khác nhau đã được phát triển để hỗ trợ các khía cạnh kỹ thuật của 20 Footer Page 20 of 145.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan