Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho ...

Tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần cấu trúc tế bào sinh học 10

.DOCX
24
3
71

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MANG HƠI THỞ CUỘC SỐNG, NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH, TRONG DẠY HỌC PHẦN: CẤU TRÚC TẾ BÀO - SINH HỌC 10. Người thực hiện: Lê Thị Thu Hoài Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học THANH HOÁ NĂM 2020 MỤC LỤC 1. Mở đầu..............................................................................................................1 1. 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................2 2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................2 2.1.1 Tại sao phải xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống vào dạy học.........................................................................................................................2 2.1.2. Một số lưu ý khi dạy học sử dụng các câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong dạy học Sinh học..........................................................................................3 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..................................................................3 2.3. Các giải pháp thực hiện..................................................................................5 2.3.1. Hướng dẫn chung ......................................................................................5 2.3.1.1. Đặt tình huống vào bài mới. ....................................................................5 2.3.1.2. Dẫn dắt chuyển ý sang mục khác trong bài .............................................5 2.3.1.3. Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy.......6 2.3.1.4. Củng cố kiến thức và dặn dò giao bài tập về nhà.....................................6 2.3.2. Xây dựng các câu hỏi mang hơi thở cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Sinh học phần: Cấu trúc tế bào - Sinh học 10.....6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................18 3. Kết luận và kiến nghị....................................................................................19 3.1. Kết luận........................................................................................................19 3. 2. Kiến nghị.....................................................................................................19 1. Mở đầu 1. 1. Lí do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Học phải đi đôi với hành” hay “Lý luận phải gắn liền với thực tiễn” nghĩa là học phải suy nghĩ, phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới cách dạy và cách học, người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, chống thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều, phải tạo cơ hội cho học sinh phát hiện kiến thức và tiếp cận kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo. Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT luôn hiểu rõ môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất thiết thực và cần phải đặc biệt quan tâm. Nhưng thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiê ̣n nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm còn viê ̣c rèn luyê ̣n kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh với môn học vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy ở các tiết học tạo ra sự khô khan, nhàm chán cho học sinh, các em ngày càng mất dần hứng thú với bộ môn, coi đây chỉ là môn phụ, không học hoặc học đối phó dẫn đến kết quả học tập không cao, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hạn chế. Trong khi thế kỉ XXI, thế kỉ được coi là bùng nổ công nghệ thông tin, cách mạng sinh học vẫn đang tiếp tục, dân số và môi trường là vấn đề nhân loại đang quan tâm, môn sinh lại đóng vai trò quan trọng về các vấn đề đó. Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy học sinh học là một yêu cầu cấp thiết để giúp người dạy và người học không dừng lại ở việc nắm vững lí thuyết mà phải biết vận dụng kiến thức vào đời sống. Qua những năm giảng dạy cùng với sự nỗ lực tìm tòi, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh và trường sở tại, tôi phát hiện ra sự 1 hiệu quả của phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống vào tiết học làm cho học sinh hứng thú học tập hơn, có khả năng áp dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào cuộc sống hàng ngày.Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần: Cấu trúc tế bào - Sinh học 10” làm sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức ở các bài học trong chương “Cấu trúc tế bào” vào thực tế đời sống. Hướng dẫn giáo viên vận dụng hệ thống câu hỏi đó vào giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập, lòng ham muốn nghiên cứu khoa học và các phẩm chất tốt đẹp khác của học sinh, giúp các em có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó cũng nâng cao chất lượng bộ môn học. Đồng thời khi giáo viên sử dụng các câu hỏi vận dụng đó còn có thể phát hiện và bồi dưỡng các em học sinh có nhận thức khá, giỏi để thành lập các đội tuyển học sinh giỏi trong các nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn để xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, trong phạm vi dạy học các bài dạy thuộc chương II: Cấu trúc tế bào - Sinh học 10 ở trường Trung học phổ thông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích lý thuyết, khái quát, tổng hợp các kinh nghiệm được rút ra từ việc trao đổi, học hỏi ở các tiết dự giờ của đồng nghiệp. - Phương pháp điều tra sư phạm - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp xử lí số liệu thu được từ đó khẳng định đề tài. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1 Tại sao phải xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống vào dạy học Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế tại đại hội lần thứ IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Trong điều kiện hiện nay khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn, giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, nhưng cao hơn là tính hướng thiện khoa học. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn liền với thực tiễn bộ 2 môn theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học thì sẽ giúp các em tích cực học tập nhằm trang bị kiến thức cho các em trong thực tiễn cuộc sống, tránh việc đào tạo ra thế hệ học sinh là “những chú gà công nghiệp” giỏi lí thuyết mà không biết thực hành. Đối với học sinh Trung học phổ thông các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ học theo sở thích. Vì vậy người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lí và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, bên cạnh đó cần kết hợp phương pháp dạy học bằng cách khai thác, ứng dụng các hiện tượng sinh học trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy bộ môn sinh học gần gủi với các em, từ đó gây hứng thú học tập cho các em. 2.1.2. Một số lưu ý khi dạy học sử dụng các câu hỏi mang hơi thở cuộc sống trong dạy học Sinh học Để thực hiện nguyên tắc kết hợp lí luận với thực tiễn trong việc dạy học Sinh học, cần: - Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Sinh học để có thể vận dụng chúng vào thực tiễn. - Chú trọng nêu các ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn. - Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. - Chú trọng rèn luyện cho học sinh có những kĩ năng sinh học vững chắc. - Chú trọng công tác thực hành sinh học trong học chính khóa cũng như ngoại khóa. Đồng thời để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập và tìm hiểu bộ môn của học sinh. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều phần khác nhau như: Tế bào học, sinh học vi sinh vật, sinh học cơ thể, di truyền học… Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Những tưởng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế ở chính gia đình của mình, 3 hoặc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản”. Nhưng điều đó đã không diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Bởi vì, trên thực tế sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh vẫn còn ngỡ ngàng không thể giải thích được: tại sao trước khi ăn rau sống phải ngâm rau sống vào nước muối loãng 10- 15 phút? hoặc tại sao với cây trồng khi bón phân với liều lượng quá cao, sau đó không tưới nước nhiều cây sẽ bị héo và chết? Thậm chí có nhiều học sinh khi học hết chương trình sinh học 10, nhưng hỏi lại đại diện của tế bào nhân sơ, nhân thực là loài nào đều không trả lời được, mặc dù phần trọng tâm của sinh học 10 là sinh học tế bào và đó là 1 kiến thức rất đơn giản dễ nhớ, huống gì nói đến những kiến thức hàn lâm, khô cứng, khó nhớ như: cấu trúc của tế bào nhân sơ và nhân thực gồm những thành phần nào, có chức năng gì? có thể hy vọng hầu hết các em nhớ được là 1 điều kì vọng quá lớn. Trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp, hầu như họ cũng có nhận định như vậy. Trăn trở với thực trạng trên, tôi đã thử đi tìm đâu là những nguyên nhân cơ bản của vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những hình thức nào? Sau khi tìm hiểu tôi thấy rằng, nguyên nhân cơ bản phải kể đến, là sự quá tải của chương trình sách giáo khoa hiện nay. Trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, đối với nhiều bài học theo phân phối chương trình quy định việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, vì vậy nếu giáo viên không khéo léo lồng ghép các câu hỏi thực tiễn vào bài học thì sẽ không đủ thời gian cho phần liên hệ thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ thể hiện ở phần củng cố kiến thức ở cuối tiết học mà thôi. Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ những điều kiện tốt để có thể sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài giảng điện tử, dã ngoại ...) và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở nhiều trường trung học phổ thông hiện nay. Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các tài liệu liên quan đến câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình. Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá 4 hiện nay. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Mặt khác học sinh THPT hiện nay học tập mang tính thực dụng, tức là các em chỉ tập trung học các môn phục vụ cho khối thi Đại học cao đẳng, trong khi đó số lượng học sinh ở các trường phổ thông học khối B lại rất ít. Vì vậy hầu hết học sinh xem môn Sinh học như là “môn phụ” nên không chịu học hoặc học một cách đối phó. Nguyên nhân thứ năm phải kể đến đó là: một bộ phận giáo viên không muốn đầu tư cho môn Sinh học 10 vì nội dung chương trình hầu như không có hoặc có rất ít trong các đề thi của kì thi THPT quốc gia hiện nay. Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Mặc dù cũng có rất nhiều đồng nghiệp cũng trăn trở như tôi, cũng đi tìm các giải pháp về liên hệ thực tiễn trong dạy học trong Sinh học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, nhưng thực tế tôi chỉ thấy một số đồng nghiệp xây dựng vấn đề này ở phần: Vi sinh vật là chủ yếu, ngoài ra còn thêm phần: thành phần hóa học của tế bào, mà chưa thấy đề cập đến phần liên hệ thực tiễn ở chương: Cấu trúc tế bào – là một nội dung có rất nhiều kiến thức khoa học hàn lâm, khô cứng học sinh khó nhớ. Vì vậy, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần: Cấu trúc tế bào - Sinh học 10”. Qua đề tài, tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập hơn và đạt kết quả cao hơn trong quá trình học tập. 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Hướng dẫn chung Trước hết, giáo viên cần phải xác định rõ các hình thức dạy học mang hơi thở cuộc sống từ đó hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh, gồm một số hình thức sau: 2.3.1.1. Đặt tình huống vào bài mới. Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. Ví dụ: Khi dạy bài tế bào nhân sơ giáo viên sẽ đặt vấn đề vào bài mới bằng cách liên hệ thực tế nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh qua việc đặt câu hỏi như sau: Bệnh bạch hầu ở người do tác nhân nào gây ra? Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời, từ đó dẫn dắt vào bài mới. 2.3.1.2. Dẫn dắt chuyển ý sang mục khác trong bài Thực tế cho thấy một trong những yếu tố làm cho bài giảng cuốn hút người nghe là do cách dẫn dắt, chuyển ý để các nội dung bài học có sự logic, liền mạch. Có thể có rất nhiều cách dẫn dắt khác nhau trong đó tôi nhận thấy việc dùng các câu hỏi thực tiễn liên quan đến kiến thức chuẩn bị truyền thụ tới học sinh để gợi mở vấn đề là một cách hay. 5 Ví dụ: Khi dạy bài: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, để chuyển từ mục I. Hình thức vận chuyển thụ động sang mục II. Hình thức vận chuyển chủ động, giáo viên có thể dẫn dắt: Khi tế bào muốn lấy được những chất cần cho hoạt động của tế bào từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, như tế bào quản cầu thận của người vận chuyển glucozo nồng độ 1gam/lit sang mao mạch máu là 1,2 gam/lit theo cơ chế nào?từ đó dẫn dắt vào bài mới. 2.3.1.3. Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy. Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn. Ví dụ: Khi dạy bài vận chuyển các chất qua màng sinh chất, giáo viên có thể liên hệ thực tế bằng cách hỏi: Tại sao trước khi ăn rau sống, chúng ta nên ngâm rau vào nước muối pha loãng 10 -15 phút?Qua câu hỏi có thể giáo dục cho học sinh ý thức vệ sinh sạch sẽ trong quá trình ăn uống hàng ngày nhằm đảm bảo sức khỏe. Hoặc: Sau khi học xong bài tế bào nhân sơ, giáo viên có thể củng cố bài bằng cách: Em hãy kể tên 1 số vi khuẩn có hại và 1 số vi khuẩn có lợi đối với con người nói riêng và động vật nói chung? Từ đó, hãy nêu biện pháp hạn chế những bệnh tật do vi khuẩn gây ra trong cuộc sống hàng ngày? 2.3.1.4. Củng cố kiến thức và dặn dò giao bài tập về nhà Để khắc sâu kiến thức hoặc đánh giá được khả năng tiếp thu bài cũng như mức độ hiểu bài của học sinh tới đâu thì giáo viên thường dành một lượng thời gian nhất định để “củng cố” bài học, có thể là “củng cố” từng phần hoặc “củng cố” toàn bài. Có rất nhiều cách khác nhau như: câu hỏi ngắn, sơ đồ phân nhánh, sơ đồ tư duy, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ…có thể giúp giáo viên làm được việc này, trong đó giải pháp sử dụng các câu hỏi vận dụng kiến thức được học vào thực tế đời sống cho bài học là một giải pháp hay, lôi cuốn được sự tập trung suy nghĩ của học sinh, qua đó giáo viên sẽ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức bài học đồng thời nắm bắt được khả năng nhận thức của học sinh. Ví dụ: Sau khi học xong bài tế bào nhân thực, giáo viên có thể cũng cố bài bằng cách: Em hãy kể tên các thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể con người chúng ta? Cho biết bào quan nào được ví như nhà máy điện của tế bào? Hoặc: Khi học bài tế bào nhân thực, giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Kể tên các vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại cho cơ thể người và động vật trong thực tiễn mà em biết? Từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh? 2.3.2. Xây dựng các câu hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần: Cấu trúc tế bào - Sinh học 10. 6 Tiết 7 – Bài 7: Tế bào nhân sơ Đối với bài này, không phải là một bài nặng về kiến thức lý thuyết,nhưng lại là bài đầu của chương nên rất quan trọng, đặt nền tảng kiến thức cho học sinh học tiếp những chương sau, vì vậy giáo viên có thể lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy - học, song song giữa việc tìm hiểu kiến thức lý thuyết đồng thời lồng ghép kiến thức thực tế mang hơi thở cuộc sống vào bài học nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi mang hơi thở cuộc sống sau đây: Câu 1: Đại diện của tế bào nhân sơ là loài sinh vật nào? Giải thích: Đại diện của tế bào nhân sơ là: Vi khuẩn Áp dụng: Đây là 1 câu hỏi hết sức đơn giản nhưng trên thực tế rất nhiều học sinh mặc dù sau khi được học xong chương trình sinh học 10 nhưng đến khi hỏi lại: sinh vật nhân sơ là loài nào? đều không trả lời được, vì vậy để tránh trường hợp trên, sau khi vào bài học, giáo viên nêu đại diện của sinh vật nhân sơ và sau đó khi học đến phần cấu trúc thì lấy luôn đại diện là vi khuẩn để trình bày kiến thức toàn bài không nói chung chung là tế bào nhân sơ để học sinh khắc sâu thêm kiến thức. Câu 2: Kích thước nhỏ của vi khuẩn đem lại lợi ích gì cho nó? Giải thích: Tế bào nhân sơ (vi khuẩn) có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn => hoạt động trao đổi chất và năng lượng với môi trường diễn ra mạnh mẽ => sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn. Áp dụng: Đây không đơn giản là câu hỏi chỉ liên quan đến nội dung kiến thức của bài mà còn là câu hỏi liên quan đến nhiều nội dung kiến thức xuyên suốt từ lớp 10, 11 và 12 đó là: tại sao vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, tức là vật càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích tiếp xúc với môi trường xung quanh so với thể tích cơ thể càng lớn, để học sinh hiểu rõ điều này giáo viên có thể cho học sinh làm 1 thực nghiệm: chia lớp làm 2 nhóm, lấy 2 rổ khoai tây, mỗi rổ đều có kích thước 1 kilogam nhưng 1 rổ củ nhỏ, 1 rổ củ to đem gọt vỏ, sau đó so sánh xem rổ nào tạo ra nhiều vỏ hơn, vỏ của củ khoai chính là diện tích tiếp xúc với môi trường xung quanh. Thực tế học sinh sẽ thấy rổ khoai có kích thước nhỏ tạo ra nhiều vỏ hơn. Qua việc làm này giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức lý thuyết giải thích luôn được 1 số kiến thức, ví dụ kiến thức phần tuần hoàn của sinh học 11 như: tại sao nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Với câu hỏi này nếu dạy như vậy sẽ hơi mất thời gian, nhưng giáo viên bố trí lồng ghép vào phần kiến thức khi nói về kích thước của vi khuẩn hay của tế bào nhân sơ, thì chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của học sinh và đem lại hiệu quả không những với bài học mà còn hiệu quả cho 1 số bài học sau này. Câu 3. Có phải tất cả các vi khuẩn đều có hại cho cơ thể? Giải thích: Không phải tất cả vi khuẩn trong cơ thể đều có hại, vì trên thực tế ngoài những vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh ví dụ: vi khuẩn HP trong dạ dày, vi khuẩn gây bệnh giang mai ở người, vi khuẩn baciluss gây bệnh than ở động vật....ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nói riêng và động vật nói chung thì còn một số vi khuẩn ký sinh trong ruột của người và động vật cụ thể như một số chủng vi khuẩn E. Coli đã trở thành những người bạn chung 7 sống hoà bình với chúng ta, công lao của chúng không nhỏ chút nào trong quá trình tiêu hóa thức ăn nên gọi chúng là lợi khuẩn. Vì vậy có thể nói quan điểm cho rằng mọi vi khuẩn đều có hại là sai. Áp dụng: Câu hỏi này có thể áp dụng để dạy vào phần củng cố cuối bài, qua đó giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể trong cuộc sống hàng ngày, như giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín, uống sôi để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nhưng sạch sẽ 1 cách khoa học, bởi nếu không khoa học chúng ta có thể vô tình tiêu diệt cả 1 số vi khuẩn có lợi cho cơ thể, làm sức đề kháng với vi khuẩn có hại của chúng ta giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh do vi khuẩn gây ra. Câu 4. Kể tên các vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại cho cơ thể người và động vật trong thực tiễn mà em biết? Từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh? Giải thích: Các vi khuẩn có lợi, gồm: + Vi khuẩn E.coli và Streptococcus giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh gây hại và giúp phát triển hệ thống miễn dịch. + Vi khuẩn Lactobacillus và Lactococcus được sử dụng để chế biến các thực phẩm như: phô mai, nước tương, natto (đậu nành lên men), giấm, sữa chua và dưa chua. + Vi khuẩn: Arzotobacter, Achromobacter, Pseudomonas, Actinomyces, Streptomyces,…(xạ khuẩn) tham gia vào các hoạt động như xử lý chất thải và làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại. + Vi khuẩn ứng dụng trong ngành sản xuất dược phẩm và hóa chất. + Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền. - Các vi khuẩn có hại cho cơ thể + Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn: Triệu chứng khi bị nhiễm bệnh là sốt cao, đổ mồ hôi, viêm dạ dày - ruột, tiêu chảy. + Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn. + Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy + Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả + Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày + Vi khuẩn gây bệnh giang mai + Vi khuẩn gây sâu răng + Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu...... - Biện pháp phòng tránh vi khuẩn gây bệnh + Vệ sinh thân thể sạch sẽ + Vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, tạo môi trường bất lợi để vi khuẩn không thể xâm nhập. + Ăn uống khoa học: ăn chín, uống sôi, tiêu diệt các mầm vi khuẩn gây bệnh + Trau dồi kiến thức để tăng thêm sự hiểu biết về tác dụng và tác hại của vi khuẩn từ đó bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội + Có lối sống lành mạnh, khoa học, để các vi khuẩn không thể lây lan và bùng phát thành dịch. + Tăng cường thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe tạo miễn dịch tự nhiên 8 với sự xâm nhập của vi khuẩn. Áp dụng: Đây là câu hỏi có thể áp dụng ở mục củng cố cuối bài, hoặc giao bài tập về nhà cho học sinh, từ đó yêu cầu học sinh tìm hiều và viết bài thu hoạch nộp vào tiết sau. Mặc dù không phải là kiến thưc cơ bản nhưng lại là 1 nội dung kiến thức rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, để các em vận dụng những kiến thức đã học ở trường phổ thông làm hành trang vào đời. Câu 5. Tại sao trong y học người ta lại phân biệt hai loại vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương? Dựa vào đâu người ta phân biệt hai loại vi khuẩn đó? Giải thích: Dựa vào cấu trúc thành tế bào người ta phân biệt hai loại vi khuẩn là gram âm và gram dương, mục đích của việc phân loại là để sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp với từng nhóm vi khuẩn gây bệnh, vì mỗi vi khuẩn có cấu trúc khác nhau sẽ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Cụ thể vi khuẩn gram âm thành tế bào mỏng nhưng lại có lớp màng ngoài nên khó tiêu diệt hơn, ngược lại vi khuẩn gram dương thành tế bào dày không có lớp màng ngoài dễ dàng tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Áp dụng: Liên hệ thực tế trong dạy phần cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn, từ đó giáo dục cho học sinh nếp sống khoa học hàng ngày, chẳng hạn ốm là phải đi khám bệnh, mua thuốc phải có sự kê đơn của bác sĩ chứ không được tự ý chẩn đoán bệnh rồi tự ý đi mua thuốc, điều đó vô tình sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí “tiền mất, tật mang” Câu 6. Tại sao khi điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra người ta phải xây dựng kháng sinh đồ? Giải thích và áp dụng: Câu này có cùng câu trả lời với câu 5, tuy nhiên với cách hỏi như trên, có thể áp dụng để dẫn dắt vào mục cấu trúc thành tế bào. Câu 7. Có một số vi khuẩn có hình dạng khác nhau, đem loại bỏ hình dạng tế bào hỏi sau khi loại bỏ thành tế bào của các vi khuẩn này thì hình dạng vi khuẩn có thay đổi không? Giải thích: Mặc dù ban đầu hình dạng của các vi khuẩn là khác nhau, nhưng nếu loại bỏ thành tế tế bào thì tất cả các vi khuẩn đều có hình cầu, vì thành tế bào có chức năng là quy định hình dạng của tế bào. Áp dụng: Câu này được áp dụng để dạy phần chức năng của thành tế bào. Câu 8. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh? Giải thích: Thuốc kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cụ thể cơ chế tác động của thuốc kháng sinh: + Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn (vỏ) của vi khuẩn. + Ức chế chức năng của màng tế bào. + Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein. + Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic. 9 Áp dụng: Câu này có thể kết hợp với câu 4 đưa vào mục dặn dò cuối bài học, giao bài tập về nhà cho các e, vì lí do không đủ thời gian, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh có thể làm việc theo nhóm ở nhà và viết bài thu hoạch nộp vào tiết sau. Câu 9. Vì sao một số loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc? Giải thích: Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh. Vi khuẩn có được gen kháng thuốc là do 3 nguyên nhân: + Đột biến gen. + Lai tạo gen giữa các dòng vi khuẩn. + Hiện tượng chuyển gen giữa các dòng vi khuẩn. Áp dụng: Câu này có thể kết hợp với phần cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn để liên hệ thực tế, qua đó giáo dục cho học sinh thái độ khoa học trong việc dùng thuốc chữa bệnh, để tránh tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến vi khuẩn trong cơ thể biến đổi theo hướng kháng thuốc kháng sinh gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Tiết 8 - Bài 8, 9: Tế bào nhân thực (Tiết 1) Đây là 1 bài rất nặng kiến thức lí thuyết, bao gồm những kiến thức lặp đi lặp lại về cấu trúc và chức năng, nếu giáo viên không khéo léo lồng ghép câu hỏi thực tiễn cuộc sống làm cho bài học thêm sinh động, thì sẽ rất dễ “ru ngủ” học sinh trong tiết học. Vì vậy, tôi đã chọn một số câu hỏi sau để áp dụng vào bài dạy nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh: Câu 1: Đại diện của tế bào nhân thực là những loài nào? Giải thích: Đại diện của tế bào nhân thực gồm: Tất cả các giới còn lại, trừ giới khởi sinh, gồm: Nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật. Áp dụng: Đây là 1 câu hỏi hết sức đơn giản nhưng trên thực tế rất nhiều học sinh mặc dù sau khi được học xong chương trình sinh học 10 nhưng đến khi hỏi lại: sinh vật nhân thực là loài nào? đều không trả lời được, vì vậy để tránh trường hợp trên, sau khi vào bài học, giáo viên yêu cầu học sinh nêu đại diện của sinh vật nhân thực và sau đó khi học đến phần cấu trúc thì lấy luôn đại diện ấy để trình bày kiến thức toàn bài không nói chung chung là tế bào nhân thực để học sinh khắc sâu thêm kiến thức. Câu 2. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể? Giải thích: Thí nghiệm: Lấy nhân (2n) tế bào ếch A cấy vào tế bào trứng của ếch B đã hủy nhân. Kích thích trứng phát triển thành phôi, thành ếch con. Khi đó ếch con có các đặc điểm của ếch A. Kết luận: Nhân tế bào quy định các tính trạng của tế bào và cơ thể sinh vật. Áp dụng: Dạy phần chức năng của nhân tế bào. Câu 3: Kể tên các thành phần cấu trúc nên tế bào của người? Giải thích: Cấu trúc tế bào người từ ngoài vào trong: 10 + Các cấu trúc ngoài màng sinh chất: Chất nền ngoại bào, thành tế bào + Màng sinh chất + Tế bào chất, gồm các bào quan: ti thể, lục lạp, riboxom, bộ máy gongi, lưới nội chất, lizoxom, không bào... + Nhân Áp dụng: Đầu tiên phải khẳng định, người chính là đại diện cao nhất của sinh vật nhân thực, hỏi về cấu trúc tế bào của người cũng là hỏi về cấu trúc của tế bào nhân thực. Câu hỏi được sử dụng để dẫn dắt vào mục cấu trúc tế bào hoặc củng cố cuối bài. Câu 4: Trong tế bào người cấu trúc nào được ví như hệ thống sông ngòi kênh rạch của tế bào? Giải thích: Chính là lưới nội chất Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của lưới nội chất Câu 5: Trong tế bào người cấu trúc nào được ví như nhà máy tái chế rác thải của tế bào? Giải thích: Chính là bộ máy gongi Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của bộ máy gongi Câu 6: Trong tế bào người cấu trúc nào được ví như nhà máy sản xuất điện của tế bào? Giải thích: Chính là ti thể Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của ti thể Câu 7: Trong cơ thể người, số lượng nhân tế bào như thế nào? Loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ? Giải thích: - Trong cơ thể người, tế bào thường chỉ có 1 nhân , cá biệt một số tế bào như: + Tế bào bạch cầu đa nhân: có nhiều nhân + Tế bào hồng cầu không có nhân - Các tế bào không có nhân không có khả năng sinh trưởng - Vì : + Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng nhất của tế bào + Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truỳên + Nhân là trung tâm điều khiển, định hướng, giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của nhân tế bào Câu 8. Với người thường xuyên uống rượu thì tế bào nào phải làm việc nhiều? Từ đó chỉ ra bào quan nào sẽ có số lượng nhiều nhất trong trường hợp này? Giải thích: Gan có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng giải độc. Như vậy khi uống rượu nhiều thì các tế bào gan hoạt động mạnh để khử chất độc của rượu, bảo vệ cơ thể. Do đó tế bào gan có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển mạnh để khử chất độc hại, bảo vệ cơ thể. Uống rượu nhiều có hại cho cơ thể vì tế bào gan có khử độc nhưng chúng cũng chỉ hoạt động được trong một giới hạn nào đó. Vì vậy con người không nên uống nhiều rượu. 11 Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, qua đó giáo dục nếp sống khoa học: không nên lạm dụng rượu bia trong cuộc sống hàng ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Câu 9: Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện tích màng trong lớn hơn? Tại sao? Giải thích: Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt màng trong ty thể lớn hơn. Vì: Tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi truyền điện tử vì thế nên diện tich màng trong ty thể lớn hơn. Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của ti thể Câu 10: Giữa người bình thường và vận động viên thể dục thể thao thì người nào có số lượng ti thể lớn hơn? Tại sao? Giải thích: Vận động viên thể dục thể thao có số lượng ty thể lớn hơn. Vì: những người này thường xuyên tập luyện với cường độ cao nên cần rất nhiều năng lượng vì vậy số lượng ty thể phải lớn mới đủ cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của ti thể Câu 11: Trong các tế bào sau: tế bào hồng cầu, tế bào cơ tim, tế bào tủy xương và tế bào thần kinh tế bào nào có nhiều ti thể nhất? Tại sao? Giải thích: Tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất Vì: Tế bào cơ tim hoạt động liên tục, cần nhiều năng lượng cho hoạt động do đố số lượng ti thể phải nhiều nhất. Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của ti thể Câu 12: Trong các tế bào của người tế bào nào có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? Tại sao? Giải thích: Trong cơ thể người có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào cần nhiều Protein nhất, trong đó tế bào bạch cầu là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch Câu 13. Khi có 1 protein lạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, hãy cho biết những bộ phận tham gia vào việc vận chuyển protein lạ đó ra khỏi tế bào? Giải thích: Khi có 1 protein lạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, những bộ phận tham gia vào việc vận chuyển protein lạ đó ra khỏi tế bào: Mạng lưới nội chất hạt: Vận chuyển, tiết ra dưới dạng các túi tiết. Bộ máy gôngi: Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm, xuất các protein hoàn chỉnh. Màng sinhchất: Xuất protein trong các túi tiết dưới dạng xuất bào ra khỏi tế bào. Áp dụng: Câu này được sử dụng để dạy phần cấu trúc và chức năng của các bào quan, qua đó cho học sinh thấy, các cấu trúc trong tế bào là một thể thống nhất, liên quan với nhau về chức năng, qua việc trả lời câu hỏi này giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức học môn sinh học theo kiểu suy luận logic để dễ nhớ, dễ thuộc và hiểu cặn kẽ bản chất của bộ môn. Câu 14. Tại sao lá cây có màu xanh? Giải thích tại một số cây lại có màu khác màu xanh: vàng, tím, đỏ...? Giải thích: Màu xanh của cây là màu của diệp lục. Diệp lục là sắc tố quang hợp chính của cây, nó có khả năng hấp thụ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp của cây. Nhưng diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên phản xạ 12 lại môi trường do đó cây có màu xanh lục. Một số cây có màu khác màu xanh là do trong hệ sắc tố quang hợp ngoài diệp lục còn có hệ sắc tố quang hợp phụ là Carotenoit gồm Caroten và Xantophyl có màu vàng, tím,... Một số cây tỉ lệ sắc tố phụ lớn hơn sắc tố chính (diệp lục) nên những cây đó có màu khác màu xanh. Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của lục lạp. Câu 15. Dựa vào kiến thức đã học về lục lạp, cho biết trong sản xuất nông nghiệp, cần có biện pháp kĩ thuật gì để cây trồng phát triển tốt? Giải thích: Do lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp, mà quang hợp ở thực vật chính là quá trình làm tăng năng suất cây trồng, vì vậy trong nông nghiệp muốn tăng năng suất cây trồng phải tạo điều kiện cho lục lạp phát triển, muốn lục lạp phát triển, thì cần phải có các biện pháp sau: - Tưới nước, bón phân hợp lí, cải tạo đất - Gieo trồng đúng thời vụ - Phân bố mật độ gieo trồng phù hợp - Chọn giống cây trồng phù hợp - Phòng trừ sâu bệnh hại Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của lục lạp Câu 16. Loại tế bào nào trong cơ thể động vật có nhiều lizôxôm nhất? Giải thích: Tế bào bạch cầu. Vì tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ tiêu diệt tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí và các tế bào già nên phải chứa nhiều Lizoxom nhất. Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của lizoxom Câu 17. Tại sao không bào ở thực vật được ví như túi chứa đa năng của cơ thể? Giải thích: Không bào ở thực vật được ví như túi chứa đa năng, vì: - Không bào 1 số loài thực vật hứa chất độc hại, ví dụ: không bào ở cánh hoa trúc đào chứa chất độc hại, người và động vật ngửi phải nồng độ cao có thể tử vong. - Không bào tế bào lông hút chứa nước và muối khoáng - Không bào cánh hoa còn được ví như túi đưng mỹ phẩm vì chứa rất nhiều màu sắc Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của không bào Câu 18. Ở giai đoạn bào thai của người, có giai đoạn vẫn còn đuôi, nhờ cấu trúc nào trong tế bào mà đuôi người có thể tự rụng để khi sinh ra người không còn đuôi nữa? Giải thích: Bào quan tham gia vào quá trình đó chính là lizoxom, vì lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già ngay từ khi sinh ra tế bào ở đuôi của phôi thai, chứa các lizoxom có gen đã được lập trình sẵn để rụng đúng thời điểm. Áp dụng: Dạy phần cấu trúc và chức năng của lizoxom Câu 19: Bào quan nào tham gia vào giai đoạn đứt đuôi của nòng nọc để biến thành ếch? (Câu này tương tự câu 18) Câu 20. Tại sao những người công nhân làm việc trong hầm mỏ rất dễ bị viêm phổi? Giải thích: 13 Vì trong mỏ than có nhiều bụi silic, hạt amiăng,... nếu hấp thụ quá nhiều sẽ làm hỏng màng lizozom => emzim phân hủy của lizoxom thoát ra ngoài tác động lên phế nang gây viêm phổi. Ngoài ra khí độc còn làm cho hệ vi ống tổn thương (mà vi ống là tp chính của các lông rung lót trong đường hô hấp, nên làm giảm khả năng cản và quét bụi ra ngoài => bụi và các chất khác dễ xâm nhập qua khí quản vào phôi => bị viêm phổi Áp dụng: Dạy phần cấu trúc và chức năng của lizoxom Tiết 9 - Bài 10: Tế bào nhân thực (tiết 2) Trọng tâm của bài này là cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi liên hệ thực tế sau sau nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh: Câu 1. Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan “lạ” đó? Giải thích: Vì trên màng sinh chất có các gai glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào có thể nhận ra các tế bào lạ khi được ghép vào và đào thải chúng. Áp dụng: Dạy phần cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Câu 2. Tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày chúng ta không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa colesteron? Giải thích: Trong khẩu phần ăn hàng ngày chúng ta không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa colesteron, vì: Colesteron là thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ở động vật, có chức năng làm tăng tính ổn định của màng sinh chất. Khi ăn thức ăn chứa nhiều colesteron như dàu, mỡ, làm lượng cholesterol trong máu cao sẽ bị lắng đọng và tích lũy quá mức ở tế bào nội mạc. Điều này dễ hình thành mảng đông lipit và phát triển thành những mảng xơ vữa. Do đó nếu ăn nhiều mỡ nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp cao sẽ tăng. - Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều colesteron tức là thức ăn là mỡ no, ví dụ: mỡ heo hoặc gà, sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc khó khăn, dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón. Áp dụng: Để dạy phần cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, qua đó giáo dục thói quen ăn uống khoa học cho học sinh. Câu 3 : Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải là từ một số tế bào có kích thước lớn ? Giải thích: Mỗi tế bào sẽ duy trì sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có hiệu quả hơn Kích thước tế bào nhỏ → S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi để củng cố cuối bài về sự phù hợp trong cấu trúc và chức năng của tế bào hoặc có thể dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu để tăng hứng thú cho học sinh. Câu 4: Tại sao các tế bào cùng loại có thể nhận biết để liên kết được với nhau tạo thành các mô thực hiện chức năng nhất định? 14 Giải thích: Các tế bào cùng loại có thể nhận biết để liên kết được với nhau tạo thành các mô thực hiện chức năng nhất định, vì: bên ngoài màng sinh chất, có 1 cấu trúc gọi là chất nền ngoại bào có các gai glicoprotein để nhận biết các tế bào lạ và quen với nhau, nếu là các tế bào quen thì sẽ ghép nối với nhau tạo thành mô để thực hiện chức năng nhất định Áp dụng: Dạy mục cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào. Tiết 12 – Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Đây là một bài rất quan trọng, cung cấp những kiển thức nền cho quá trình lĩnh hội kiến thức ở các phần sau, ví dụ: vi sinh vật, sinh học cơ thể thực vật, vì vậy, giáo viên có thể lựa chọn các câu hỏi sauddeer lồng ghép vào bài dạy nhằm tăng hứng thú cho học sinh. Câu 1. Mở nắp 1 lọ nước hoa, ban đầu chỉ có mình vị trí người mở có mùi thơm, sau đó mùi thơm lan ra khắp phòng? Giải thích vì sao? Giải thích: Mở nắp 1 lọ nước hoa, ban đầu chỉ có mình vị trí người mở có mùi thơm, sau đó mùi thơm lan ra khắp phòng, vì: Lúc đầu mật độ các phân tử dầu thơm trong lọ nước hoa cao, bên ngoài không có, theo cơ chế khuếch tán, các phân tử nước hoa sẽ khuếch tán từ nơi cao đến nơi thấp, làm cho đầu tiên vị trí người mở bắt đầu có mùi thơm, sau đó các phân tử khuếch tán dần vào không khí và lan ra khắp phòng. Áp dụng: Câu hỏi áp dụng để giải thích cơ chế vận chuyển thụ động Câu 2. Tại sao trước khi ăn rau sống nên ngâm vào nước muối loãng 10 -15 phút? Giải thích: Vì bình thường trong thức ăn sẽ có vi khuẩn, nếu chúng ta ăn thức ăn chín, vi khuẩn đã được tiêu diệt khi nấu chín, nhưng khi ăn rau sống thì vi khuẩn chưa được tiêu diệt, việc cho rau sống vào nước muối loãng có ý nghĩa tạo môi trường ưu trương để nước từ tế bào vi khuẩn đi ra ngoài, tế bào vi khuẩn mất nước sẽ không phân chia được và chết. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giáo dục thói quen ăn uống hàng ngày khoa học cho học sinh. Câu 3. Tại sao khi ngâm sau sống trong nước muối loãng quá lâu, rau lại bị héo và quắt lại? Giải thích: Vì khi cho rau vào nước muối là cho rau vào môi trường ưu trương, nước từ trong rau sẽ rút ra ngoài làm rau bị héo. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giáo dục thói quen ăn uống hàng ngày khoa học cho học sinh. Câu 4. Tại sao khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và chết? Giải thích: Vì bình thường cây muốn lấy được nước thì tế bào lông hút phải ưu trương hơn so với dung dịch đất, khi bón phân quá nhiều lúc này sẽ làm môi trường đất ưu trương hơn tế bào lông hút, vì vậy rễ cây sẽ không lấy được nước, từ đó làm cho cây bị héo. Muốn cây không bị héo, ta nên tưới bổ sung nhiều nước cho cây, làm môi trường đất trở thành nhược trương thì cây sẽ hút nước trở lại. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giáo dục cho học sinh cách chăm sóc cây xanh hàng ngày một cách khoa học hợp lí. 15 Câu 5: Tại sao phải bón phân hợp lí cho cây trồng? Giải thích: Vì trong nông nghiệp, năng suất cây trồng được quyết định bởi chế độ chăm sóc khoa học hợp lí, trong đó có việc bón phân, bón phân không hợp lí sẽ làm giảm năng suất, cụ thể, bón ít quá làm cây còi cọc, chậm phát triển, bón nhiều quá làm cây bị héo và chết. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giáo dục cho học sinh cách chăm sóc cây xanh hàng ngày một cách khoa học hợp lí. Câu 6. Tại sao ngâm mơ chua vào đường, sau 1 thời gian mơ có vị ngọt, nước cũng có vị chua ngọt? Giải thích: Do khi ngâm mơ vào đường, thì đường là dung môi là môi trường tạo độ ph 8 đến 9 giúp nấm men phát triển nó sẽ chuyển hóa tinh bột trong trái mơ thành đường để chúng lấy năng lượng đồng thời nước đường ở ngoài ngấm vào theo nguyên lý áp suất thẩm thấu làm trái mơ chua và ngọt. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giúp học sinh có kiến thức để chế biến 1 số món ăn trong cuộc sống hàng ngày. Câu 7. Tại sao muốn giữ rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau? Giải thích: Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giúp học sinh có kiến thức để bảo vệ thực phẩm hàng ngày. Câu 8. Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để rau xào không bị quắt lại mà vẫn xanh? Giải thích: Rau xào bị quắt vì không biết xào đúng cách: Khi xào rau nếu cho mắm muối từ đầu sẽ tạo môi trường ưu trương do tính thẩm thấu, nước ra khỏi tế bào làm rau quắt lại nên rau dai, ko ngon. Để tránh hiê ̣n tượng này, ta nên chia ra xào từng ít mô ̣t, ko cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiê ̣t đô ̣ của mỡ tăng cao đô ̣t ngô ̣t làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau "cháy" ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng mới cho mắm muối vào thì rau sẽ không bị quắt mà rất giòn. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giúp học sinh có kiến thức để chế biến 1 số món ăn hàng ngày. Câu 9. Một người hòa nước tiểu của động vật và người để tưới cây, nhưng sau đó cây lại bị héo, em hãy giải thích nguyên nhân? Giải thích: Vì trong nước tiểu, nồng độ chất tan rất cao, khi tưới cho cây làm môi trường ngoài trở nên ưu trương hơn từ đó làm cho cây không hút được nước nên bị héo. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giáo dục cho học sinh cách chăm sóc cây xanh hàng ngày một cách khoa học hợp lí. Câu 10. Ở người hàm lượng ure trong nước tiểu cao gấp 10 lần trong máu, nhưng ure vẫn không vận chuyển từ thận vào máu mà có sự vận chuyển ngược lại, em hãy giải thích vì sao? Giải thích: Vì đây là chất độc hại cho tế bào, tế bào không có nhu cầu sử dụng nên sẽ thải ra ngoài theo cơ chế chủ động: từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần năng lượng và chất hoạt tải. 16 Áp dụng: Để dẫn dắt vào mục vận chuyển chủ động Câu 11. Tại sao các loài sinh vật sống ở biển có khả năng sống trong nước biển có nồng độ muối cao? Giải thích: Vì các loài này có cơ chế duy trì nồng độ các chất bên trong tế bào   cao hơn bên ngoài môi trường nước, ví dụ như tích lũy ion H , ion Na làm cho các loài này vẫn lấy nước được từ ngoài vào trong nên vẫn có thể sống bình thường. Áp dụng: Để dạy phần vận chuyển chủ động, qua đó giúp học sinh giải thích 1 cách khoa học các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Câu 12. Khi bị vi khuẩn tấn công, tế bào bạch cầu của cơ thể tiêu diệt vi khuẩn bằng cách nào? Giải thích: Khi bị vi khuẩn tấn công trong cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, cụ thể là tế bào bạch cầu sẽ tham gia tiêu diệt vi khuẩn bằng cách: thực bào: hình thành chân giả bao lấy vi khuẩn, nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng. Áp dụng: Để dạy mục xuất nhập bào Tiết 13. Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản có nguyên sinh Đây vốn dĩ là 1 bài thực hành nên tự nó đã có khả năng thu hút, gây hứng thú đối với học sinh. Tuy nhiên giáo viên vẫn có thể lồng ghép thêm 1 số câu hỏi liên hệ thực tiễn nhằm tăng thêm sự hứng thú đối với bài học của học sinh. Câu 1. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? tại sao? Giải thích: Đối với tế bào thực vật, khi cho vào nước cất thì tế bào sẽ to ra nhưng không vỡ vì nhờ nó có thành tế bào vững chắc. Đối với tế bào hồng cầu khi cho vào nước cất thì tế bào sẽ to ra và vỡ vì nó không có thành tế bào. lí giải: nồng độ trong dịch bào của các tế bào cao hơn so với môi trường ngoài (nước cất) nên nước đi từ môi trường ngoài vào tế bào -> tế bào to ra. Áp dụng: Áp dụng để củng cố cuối bài Câu 2. Tại sao trong bảo quản thực phẩm chúng ta thường ướp muối hoặc tẩm đường? Giải thích: Mục đích của việc bảo quản thực phẩm là làm cho thực phẩm không bị xâm nhập bởi các vi khuẩn dẫn đến biến đổi về chất lượng, nên người ta sử dụng phương pháp ướp muối hoặc tẩm đường để tạo môi trường ưu trương làm cho vi khuẩn trong thực phẩm mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh và bị tiêu diệt nên không thể phá hỏng thực phẩm được. Áp dụng: Để giáo dục cho học sinh cách bảo quản một số lương thực, thực phẩm một cách khoa học trong cuộc sống hàng ngày. Câu 3. Tại sao khi muối dưa, lúc đầu rau quắt lại, sau đó vài ngày trương to lên và nước dưa có vị chua? Giải thích: Vì khi mới muối môi trường bên ngoài ưu trương hơn so với rau, làm nước trong rau rút ra ngoài nên rau quắt lại, sau đó, khi dưa lên men vi khuẩn lactic hoạt động tạo ra nhiều axit lactic làm PH giảm, ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic, lúc này tạo điều kiện cho nấm sợi phát triển làm nồng độ PH 17 tăng lên, các chất hữu cơ bị oxi hóa thành CO 2 và H 2 O làm giảm nồng độ các chất tan gây hiện tượng phản co nguyên sinh nên làm rau trương phồng lên. Áp dụng: Liên hệ thực tế phần vận chuyển thụ động từ đó giáo dục thói quen ăn uống hàng ngày khoa học cho học sinh. Câu 4. Bạn Nam phát biểu rằng: “Tế bào thực vật và tế bào động vật để trong dung dịch nhược trương đều bị trương lên và vỡ ra”. Bạn Nga lại cho rằng: “Tế bào động vật và tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương đều không thay đổi hình dạng”. Theo em ý kiến của bạn Nam và bạn Nga có đúng không? Giải thích? Giải thích: Ý kiến của bạn Nam và bạn Nga đều sai vì khi cho tế bào vào môi trường nhược trương, với tế bào thực vật vì có thành tế bào nên khi bị trương lên không bị vỡ ra, nhưng với tế bào động vật, do không có thành tế bào sẽ bị trương lên đến một giới hạn nhất định sẽ bị vỡ ra. Áp dụng: Câu này giống câu 1, giáo viên có thể chọn một trong hai câu cho học sinh suy nghĩ, thảo luận sau khi tiến hành xong thực hành để củng cố kiến thức. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến này được áp dụng trong học kỳ I năm học 2019 – 2020 trên đối tượng học sinh các lớp 10A2, 10A3 đa phần là học sinh khá, 10A5, 10A6 đa phần là học sinh trung bình, yếu của trường THPT Hoằng Hóa 4. Trong đó, lớp 10A2, 10A5 áp dụng thực nghiệm theo hướng dạy học tích hợp câu hỏi thực tiễn, còn lớp 10A3; 10A6 không áp dụng (đối chứng). Số lượng học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ngang nhau, trình độ nhận thức như nhau và cùng một giáo viên thực hiện. Kết quả thể hiện qua 2 hình thức kiểm tra, đánh giá: Phiếu thăm dò ý kiến: 100% số HS được lấy phiếu thăm dò đều đã thể hiện cảm nhận của mình. Kết quả như sau: Mức độ hứng Hứng thú Bình thường Không hứng Lớp thú học tập thú của HS Thực nghiệm 10A2- 44HS 24 16 4 10A5 – 42HS 22 16 4 Đối chứng 10A3 – 44HS 14 22 8 10A6 – 42HS 12 20 10 - Ở phần thi trắc nghiệm: Kết quả khảo sát khi cho học sinh thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan thể hiện ở bảng sau: Mức độ hứng Giỏi Khá Trung Yếu Kém Lớp thú học tập bình của HS Thực nghiệm Đối chứng 10A2- 44HS 10A5 – 42HS 10A3 – 44HS 10A6 – 42HS 15 10 7 4 25 20 15 15 4 12 20 20 0 0 2 3 0 0 0 0 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất