Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong...

Tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12

.DOC
423
469
71

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA TOÁN ************* NGUYỄN THỊ HUYỀN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Toán HÀ NỘI - 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA TOÁN ************* NGUYỄN THỊ HUYỀN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Toán Người hướng dẫn khoa học ThS. ĐÀO THỊ HOA HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đào Thị Hoa, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, giới thiệu tài liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng trong quá trình tiến hành làm khóa luận, song do năng lực của bản thân còn hạn chế nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn của ThS. Đào Thị Hoa. Kết quả khóa luận không trùng khớp với các công trình nghiên cứu khác, nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học...................................................................................3 7. Cấu trúc của khóa luận...............................................................................3 NỘI DUNG.......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 4 1.1. Bài tập toán học.................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm bài tập toán học...............................................................4 1.1.2. Vai trò của bài tập toán học trong quá trình dạy học........................ 4 1.1.3. Phân loại bài tập toán học.................................................................6 1.1.4. Phương pháp giải một bài tập toán học............................................ 7 1.2. Trắc nghiệm khách quan.........................................................................9 1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan.................................................. 9 1.2.2. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan.................................. 9 1.2.3. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng....................13 1.2.4. Vai trò của trắc nghiệm khách quan................................................16 1.2.5. Quy tắc xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan.........................18 1.2.6. Các bước cơ bản xây dựng một bài tập trắc nghiệm khách quan...21 1.3. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian trong dạy học ở phổ thông.........23 1.3.1. Tình hình sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học hiện nay.............................................................................................................23 1.3.2. Sự cần thiết xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học............................................................................................ 26 1.3.3. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian....................26 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHỦ ĐÊ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN CHO HỌC SINH LỚP 12.....................................................31 2.1. Mục tiêu và nội dung chủ yếu của dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian ở lớp 12.................................................................31 2.1.1. Mục tiêu của dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian ở lớp 12............................................................................................. 31 2.1.2. Nội dung chủ yếu của dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian ở lớp 12.........................................................................32 2.2. Các dạng bài tập cơ bản chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian và phương pháp giải.............................................................................32 2.3. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề Phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12......................................40 2.4. Kiểm nghiệm hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan.......................59 2.4.1. Mục đích kiểm nghiệm...................................................................59 2.4.2. Thời gian tiến hành kiểm nghiệm................................................... 59 2.4.3. Nội dung kiểm nghiệm................................................................... 59 2.4.4. Phương pháp kiểm nghiệm.............................................................61 2.4.5. Kết quả kiểm nghiệm......................................................................61 KẾT LUẬN.....................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................71 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước những điều kiện và thách thức trong giai đoạn mới của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải có những đổi mới thực sự để có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình trong tiến trình đi lên của xã hội. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII và các nghị quyết trung ương của Đảng đã có những khẳng định rõ ràng về vấn đề mà giáo dục phải chăm lo: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học ...”. Vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá được Bộ Giáo dục xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm với mục đích phát triển phẩm chất, năng lực và đánh giá đúng năng lực, sự tiến bộ của người học. Sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá đang là một trong những vấn đề rất được quan tâm và trở thành một chủ đề khá nóng trong Giáo dục. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng hình thức này để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ở Việt Nam, từ năm học 2007 2008 hình thức thi trắc nghiệm đã được áp dụng cho kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng với các môn: Vật lý, Hóa học, Ngoại ngữ, Sinh học, đặc biệt trong kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia 2017 sẽ chính thức áp dụng với môn Toán. Sự thay đổi này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có những thay đổi đáng kể trong phương pháp dạy, học để phù hợp với hình thức thi bởi hình thức thi trắc nghiệm cần lượng kiến thức bao quát hơn thay vì tập trung sâu về một vấn đề. Đối với môn Toán, bài tập có vai trò to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, đồng thời củng cố, phát triển lý thuyết 1 đã học, nâng cao năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh và hứng thú học tập bộ môn. Thực tế cho thấy, quá trình dạy học có hiệu quả hay không, học sinh có nhận thức tích cực, sáng tạo và hình thành được các kĩ năng, kĩ xảo hay không… phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống bài tập được thiết kế. Trong khi đó, việc xây dựng hệ thống các bài tập trắc nghiệm hiện nay chưa đáp ứng được vấn đề thực tiễn và khi hệ thống bài tập trắc nghiệm trong sách giáo khoa Toán phổ thông còn rất hạn chế thì việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm cho môn Toán cần được quan tâm nhiều hơn. Mặt khác, việc chuyển sang hình thức làm các bài tập trắc nghiệm là hết sức cần thiết, nó giúp học sinh được tiếp cận, rèn luyện tư duy và phản xạ nhanh khi làm một bài trắc nghiệm cũng như có kinh nghiệm để làm các bài thi, kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm sau này. Trong chương trình Toán phổ thông, mỗi đơn vị kiến thức đều có vị trí, vai trò khác nhau. Trong đó, phần phương pháp tọa độ trong không gian là một trong những phần có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm thời lượng khá lớn trong phân phối chương trình môn Hình học 12. Phương pháp tọa độ trong không gian giúp học sinh giải được một số bài toán một cách khá đơn giản mà phương pháp tổng hợp khó thực hiện được và là chiếc cầu nối giữa hình học, đại số và giải tích. Hơn nữa, phần này luôn xuất hiện trong đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia hằng năm. Với những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình là: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 để đổi mới phương pháp dạy học cũng như công tác kiểm tra đánh giá môn Toán ở trường trung học phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chủ đề này. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập trắc nghiệm khách quan. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian trong dạy học ở phổ thông. - Nghiên cứu nội dung phần phương pháp tọa độ trong không gian trong chương trình Toán 12. - Xây dựng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12 cùng đáp án và hướng dẫn giải. - Kiểm nghiệm chất lượng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đã được xây dựng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài tập trắc nghiệm chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian chương trình Hình học 12 Nâng cao. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp kiểm nghiệm. - Phương pháp điều tra, quan sát. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian phù hợp với học sinh lớp 12 thì sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống bài tập trắc nghiệm trong dạy học chủ đề này ở trường phổ thông. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia làm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chủ đề phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Bài tập toán học 1.1.1. Khái niệm bài tập toán học Bài toán được hiểu là: “Tất cả những câu hỏi cần giải đáp về một kết quả chưa biết cần tìm bắt đầu từ một số dữ kiện, hoặc về một phương pháp cần khám phá, mà theo phương pháp này sẽ đạt được kết quả đã biết” [7]. G.Pôlya lại viết: “Bài toán đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu một cách có ý thức phương tiện thích hợp để đạt tới một mục đích trông thấy rõ ràng nhưng không thể đạt được ngay”. [3] Từ các cách hiểu trên ta thấy rằng: Bài toán là yêu cầu cần có để đạt được mục đích nào đó. “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”. [9] Như vậy,ta có thể hiểu: Bài tập toán học là bài toán trong đó có những yêu cầu đặt ra cho người học để vận dụng những điều đã học. 1.1.2. Vai trò của bài tập toán học trong quá trình dạy học Bài tập toán học có vai trò quan trọng trong môn Toán. Thông qua giải bài tập, học sinh phải thực hiện những hoạt động nhất định bao gồm cả nhận dạng và thể hiện định nghĩa, định lý, quy tắc hay phương pháp, những hoạt động Toán học phức hợp, những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học, những hoạt động trí tuệ chung và những hoạt động ngôn ngữ. Cụ thể, bài tập toán học có vai trò: a. Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo cho học sinh Khi giải một bài tập học sinh phải đi từ việc nghiên cứu đề bài đến tìm đáp án. Để làm được điều này học sinh phải trải qua một quá trình quan sát, tổng hợp, phán đoán… 4 Quá trình giải bài tập không phải bắt đầu từ con số “0” mà phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức mà học sinh đã tích lũy từ trước. Các em phải nhớ, hiểu và vận dụng được những kiến thức và kinh nghiệm đó thì mới giải được bài tập. Như vậy, khi giải một bài tập toán học, cả một hệ thống kiến thức liên quan tới bài tập được củng cố qua lại nhiều lần. Qua đó, người học hiểu sâu hơn kiến thức, đồng thời giúp cho việc hoàn chỉnh hay bổ sung cho những tri thức nào đó đã được trình bày trong phần lý thuyết và biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những tình huống cụ thể. Ngoài ra, thông qua giải bài tập toán học, học sinh cũng được rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo ở các khâu khác nhau của quá trình giải bài tập, kể cả kĩ năng ứng dụng Toán học vào thực tiễn. b. Rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh Bài tập toán học giúp phát triển năng lực tư duy, giúp học sinh năng động, sáng tạo trong học tập, phát huy khả năng suy luận tích cực, đặc biệt là rèn luyện những thao tác trí tuệ và hình thành những phẩm chất tư duy khoa học. Khi giải bài tập, trí tuệ của học sinh phải vận động đi từ những điều kiện đã biết để tìm ra câu trả lời. Hoạt động trí tuệ của học sinh rất đa dạng: quan sát, vận dụng trí nhớ, các thao tác tư duy như so sánh, tổng hợp, khái quát, suy luận…cho nên sau mỗi lần giải bài tập thành công, niềm tin và năng lực của học sinh càng được phát triển và củng cố. Đó là một trong những cơ sở quan trọng để các em mạnh dạn bước vào con đường sáng tạo. c. Rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức Toán học cho học sinh Một trong những yêu cầu của việc nắm vững kiến thức của bất cứ bộ môn khoa học nào là vận dụng các kiến thức của bộ môn khoa học đó vào giải 5 quyết các nhiệm vụ đặt ra, tức là giải quyết được các bài toán đặt ra trong lĩnh vực khoa học đó. Hơn nữa, mỗi bài tập toán học là giá mang hoạt động liên hệ với những nội dung Toán học nhất định, là một phương tiện cài đặt nội dung đề hoàn chỉnh hay bổ sung cho tri thức nào đó đã được trình bày trong phần lý thuyết. Chính vì thế mà thông qua việc giải quyết các bài tập toán học, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng vận dụng các kiến thức Toán học, đồng thời mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú. d. Bồi dưỡng, phát triển nhân cách cho học sinh Điểm cơ bản trong tính cách của con người là mọi hoạt động đều có mục đích rất rõ ràng. Khi giải một bài toán ta luôn có định hướng mục đích rõ rệt, vì vậy việc giải toán sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển năng lực hoạt động của con người; rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực, lòng say mê học tập, niềm tin vào khoa học và sức mạnh của bản thân. Niềm tin này có được là do trong quá trình độc lập vận dụng kiến thức, độc lập tìm được đáp số đã giúp các em có những phương pháp giải quyết đúng đắn các vấn đề đặt ra, nhất là đối với bài toán khó, các em phải vượt qua rất nhiều khó khăn, phải kiên trì nhẫn nại và nhiều khi phải quyết tâm rất lớn mới giải được. Nói theo cách của G. Pôlya là: Khát vọng và quyết tâm giải được một bài toán là nhân tố chủ yếu của mọi quá trình giải toán. Do vậy, ta thấy rằng: Hoạt động giải toán chính là nhân tố chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. 1.1.3. Phân loại bài tập toán học Dựa theo nhiều cơ sở có thể chia bài tập toán học ra thành nhiều loại nhỏ: a. Phân loại theo hình thức bài tập - Bài toán chứng minh: Là bài toán mà kết luận của nó đã được đưa ra một cách rõ ràng trong đề bài. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan