Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần Quang học cấp trung học s...

Tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần Quang học cấp trung học sơ sở

.PDF
113
437
87

Mô tả:

-------------------------------------------------------- — B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HOC VINH TRƯƠNG THỊ MỘNG THU XÂY DựNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỒI PHÀN QUANG HỌC CẤP TRUNG HỌC c ơ SỞ LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC GIẢO DỤC Chuyên ngành: LỶ luận và Phương pháp giảng dạy Vật lý Mã số: 60. 14.01.11 Nghệ An, 2013 LỜI CẢM ƠN 9 Lời nói đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Thước đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Vật lý, bộ môn phương pháp giảng dạv khoa Vật lý, Trường Đại học Vinh. Xin cảm ơn sự nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và các thầy cô bộ môn Vật lý cua trường THCS Đồng Khởi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm của luận văn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013 Tác giả Trương Thị Mộng Thu BẢNG VIÉT TẮT Viết tắt Cụm từ BTST Bài tập sáng tạo BTVL Bài tập vật lv GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HSG Học sinh gioi KTKN Kiến thức kỹ năng NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sờ THPT Trung học phồ thông HS Học sinh GV Giáo viên MỤC LỰC MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIẺN s ử DỤNG BÀI TẬP BỎI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ. 1.1 Vấn đề bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường Việt Nam........................................... 05 1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi - một hình thức dạy học phân hóa....................................07 1.2.1 Khái niệm dạy học phân hóa.................................................................................. 07 1.2.2 Bồi dưỡng HSG Vật lý ở trườngphô thông- Hình thức dạy học phân hóa theo năng lực.............................................................................................................................. 08 1.2.3 Khái niệm học sinh năng khiếu, học sinh giỗi.......................................................09 1.2.4 Những dấu hiệu của học sinh giỏi Vật lý............................................................... 10 1.2.5 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi vật lv ớ nước ta hiện nay............................. 12 1.2.6 Thực trạng bồi dưỡng HSG Vật lý ờ Quận Tân Phú-thành phố Hồ Chí Minh và một số trường THCS thuộc quận Tân Phú....................................................................... 12 1.3 Bài tập Vật lý với việc phát hiện và bồi dưỡng học sinhgiỏi................................. 18 1.3.1 Chức năng lý luận dạy học của bài tập Vật lý ....................................................... 18 1.3.2 Phân loại bài tập Vật lý theo mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi........................... 19 1.3.3 Bài tập Vật lv với việc bồi dưỡng học sinh giòi..................................................... 20 1.3.4 Quv trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lv bồi dưỡng HSG Vật lý.....................22 1.4 Các phương án dạv học bài tập bồi dưỡng HSG.....................................................23 1.4.1 Bài tập tại lóp.......................................................................................................... 24 1.4.2 Luyện tập giải bài tập cá nhân tại nhà.....................................................................24 1.4.3 Giải bài tập theo nhóm........................................................................................... 26 1.4.4 Luvện tập giải đề thi thử tuyển chọn HSG Vật lý................................................ 27 Kết luận chương 1.............................................................................................................28 CHƯƠNG 2. XÂY DựNG VÀ s ử DỤNG HỆ THÓNG BÀI TẬPPHẦN QUANG HỌC DÙNG CHO BÒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎIVẬT LÝ CÁP THCS. 2.1 Phân tích mục tiêu nội dung dạy học phần Quang học cấp THCS theo chuẩn kiến thức kỹ năng........................................................................................... 30 2.1.1 Mục tiêu dạy học phần Quang học cấp THCS...................................................... 30 2.1.2 Nội dung trọng tâm phần Quang học cấp THCS...................................................32 2.1.3 Cấu trúc nội dung của các chương trong phần Quang họccấp THCS................. 33 2.2 Phân tích bài tập Quang học trong một số đề thi chọnHSG các cấp từ năm 2009 đến năm 2011............................................................................................. 34 sinh giỏi chọn đội tuyên học sinh giối cấp thành phố......... 34 2.2.1 Đe thi học 2.2.2 Đe thi họcsinh giỏi cấp Quận của một số Quận trong thành p h ố ...................... 36 2.2.3 Phân tích các đề thi các cấp..................................................................................... 39 2.3 Lựa chọn các kiến thức, kỹ năng nâng cao phần Quang học bồi dưỡng học sinh giỏi................................................................................................... 39 2.4 Khảo sát trình độ đội tuyển HSG Vật lý trường THCS Đồng Khởi quận Tân Phú năm học 2012-2013................................................................................. 42 2.5 Xây dựng hệ thống bài tập phầnQuang họcVật lý bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý trường THCS Đồng Khởi nămhọc 2012-2013............................................ 43 2.5.1 Sự phản xạ ánh sáng - Gương phăng 2.5.2 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.. ..46 2.5.3 Thấu kính hội tụ - Thấu kính phân kỳ.............................................................. 46 2.6 Dạy học với hệ thống bài tậpđã xây dựng cho đội tuyển HSG Vật lý trường THCS Đồng Khởi quận Tân Phú năm học 2012-2013........................... 48 2.6.1 Dạy học với hệ thống bài tập đã xây dựng....................................................... 48 2.6.2 Đề thi thử học sinh giòi vật l ý .......................................................................... p3 Ket luận chương 2 .............................................................................................................79 CHƯONG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................................81 3.2 Nhiệm v ụ .................................................................................................................... 81 3.3 Đối tượng.................................................................................................................... 82 3.4 Phương pháp tiến hành...............................................................................................82 3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm.................................................................................. 87 Kết luận chương 3 ........................................................................................................... 88 Kết luận chung.................................................................................................................. 89 Tài liệu tham khảo............................................................................................................ pl MỎ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chúng ta đang ở những năm đầu thế kỷ 21, đã bước vào kỷ nguyên của thời đại bùng nô thông tin với nền kinh tế tri thức. Hòa nhập với xu thế chung về đôi mới của nước ta, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đôi mới vê mọi mặt.Tại báo cáo của Ban chấp hành TW toàn quốc lần thứ IV đã chỉ rõ ” nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triên nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hóa, có kỹ thuật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với phân công lao động của xã hội.” Hằng năm Bộ GD&ĐT chỉ đạo toàn ngành thực hiện hóa mục tiêu này” Đâv mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài....đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước ở mỗi tỉnh, mỗi thành phố”. Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài được khởi đầu từ công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG từ các trường THPT Chuyên và không chuyên có ảnh hưởng to lớn rất to lớn trong nền giáo dục. Tuy nhiên nhân tài không phải là bất biến mà cần phải được bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các em nghiên cứu học tập trong suốt khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Trong chương trình Vật lý cấp THCS lượng kiến thức được đưa ra khá nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thông hiếu là chính, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác giáo dục có tính mũi nhọn, luôn mang tính cấp thiết và là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nhưng vấn đề đật ra là người giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý cần làm như thế nào đê nâng cao được khả năng tư duy, kỹ năng giải quyết những vấn đề thuộc loại khó cho học sinh giòi. Đe đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên, hoạt động học và giải bài tập Vật lý là một trong những cách làm hiệu quả nhất. 1 Bên cạnh đó qua hệ thống bài tập hợp lý, bước đầu người thầy có thể phát hiện được học sinh có năng khiếu vật lý, từ đó có các bước bồi dưỡng thích hợp. Hiện nay đa số giáo viên giảng dạv ở mảng này còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, con đường thực hiện mang tính chất tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chính. Nhằm đảp ứng được yêu cầu thành lập đội tuyên học sinh giỗi môn vật lý và góp phần xây dựng đội tuyến học sinh giỏi đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi tuvên, giáo viên cần khai thác tối đa hệ thống bài tập để bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về bộ môn. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ là: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở về phần Quang học”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập phần “ Quang học” nhằm phát triên tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí ở cấp THCS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu. - Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý cấp THCS. Phạm vi nghiên cứu. Bài tập Quang học dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS. 4. Giả thuyết khoa học. Neu xây dựng được hệ thống bài tập về Quang học cấp THCS, bảo đảm tính khoa học, đáp ứng yêu cầu dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi thì sẽ góp phần phát trièn tư duy và năng lực sáng tạo của các em học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cún. 2 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phân hóa, bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu vật lý ở trường phô thông. 5.2 Tìm hiêu thực trạng bồi dưỡng HSG các cấp ở nước ta, ở thành phố Hồ Chí Minh và ở một số trường trong Quận Tân Phú, tài liệu bồi dưỡng, đề thi HSG các cấp, thực trạng dạy bồi dưỡng. 5.3 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học BTVL. 5.4 Nghiên cứu các tiêu chí của bài tập bồi dưỡng HSG. 5.5 Nghiên cứu nội dung dạy học phần “Quang học” cấp THCS. 5.6 Xây dựng hệ thống bài tập luyện tập và BTST phần Quang học cấp THCS dùng cho bồi dưỡng HSG. 5.7 Xây dựng phương án giảng dạy hệ thong bài tập đã xây dựng đê bồi dưỡng HSG cấpTHCS. 5.8 Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cún. - Phương pháp nghiên cứu lý luận . - Phương pháp quan sát- điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học dùng đế xử lý số liệu. 7. Đóng góp luận văn - về mặt lý thuyết: Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về những khái niệm: học sinh giòi, học sinh có năng khiếu về vật lý; tiêu chí về học sinh giỏi vật lý. Vai trò, chức năng của bài tập Vật lý trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. 3 - về ứng dụng: Hệ thống bài tập phần Quang học sử dụng vào hoạt động bồi dưỡng HSG Vật lí ở trường THCS. 8. Cấu trúc luận văn. Luận văn gồm các phần sau: Ngoài phần mờ đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cấu trúc 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bài tập bồi dưỡng học sinh giối Vật lý. - Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần” Quang học” dùng cho bồi dưỡng học sinh giòi vật lv cấp THCS. - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. 4 Chương 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TEỄN s ử DỤNG BÀI TẬP BỎI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ Trường phố thông là nơi khởi đau cho việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ trong mục tiêu giáo dục của nước ta, nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc giảng dạy các môn học ở các lớp chuyên và các lóp không chuyên. Với phương tiện là hệ thống bài tập giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những đối tượng học sinh có năng khiếu và các học sinh có năng lực học tập tốt. Phần cơ sở lí luận và thực tiễn giải quyết các vấn đề sau: - Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở nước ta - Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi. - Bài tập vật lý với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Phương án dạy học bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi. 1.1 Vấn đề bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường Việt Nam Từ xa xưa, cha ông chúng ta đã quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng những người có tài năng. Khăng định điều đó, ừong văn bia thời Lê Thánh Tông, năm 1442 có ghi:” Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.. vì vậy các bậc thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, ovun trồng là việc làm đầu tiên”. Trong lịch sử dân tộc, vai trò cá nhân những tài năng đã đóng góp đặc biệt trong nhiều lĩnh vực để đất nước hưng thịnh và phát triển. Đe có được nhiều tài năng cho đất nước, theo Quvết định của Hội đồng chính phủ, số 198/CP, ngàv 04/09/1965, Bộ Giáo Dục đã mờ các lớp chuvên toán THPT trực thuộc các trường đại học: Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Đại học Sư phạm 5 Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh và trực thuộc một số cơ sờ giáo dục và đào tạo phía Bắc. Từ đó cho đến nay 64 tỉnh, thành phố trong cả nước đều có trường THPT chuyên ( không chỉ có môn Toán mà có các môn học khác trong đó có bộ môn Vật lí). Có nhiều địa phương đã xây dựng được các trường THCS chuvên. Có thê thấy, 50 năm qua hệ thong trường chuyên của nước ta phát triến lớn về qui mô và về chất lượng giảng dạy. Tại hội nghị tông kết hệ thống trường chuyên diễn ra tại Hải Phòng ngàv 14/9/2007 đưa ra chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai đoạn 2008-2020 bao gồm 9 chương các mục tiêu khá cụ thê (xem phụ lục 2). Bên cạnh hệ thống trường chuvên THPT, THCS; ở các trường phô thông Việt Nam cũng luôn quan tâm coi trọng công tác phát hiện - bồi dưỡng học sinh giỏi đối với các môn học. Hoạt động bồi dưỡng HSG là hoạt động giáo dục “ mũi nhọn” cua nhà trường ngoài hoạt động giáo dục “ đại trà”. Trong 5 thập niên vừa qua, bồi dưỡng HSG môn Vật lí được tô chức trong hai hệ thong giáo dục như đã nêu trên đã được những thành tích đảng kể. Hàng năm có thêm nhiều HSG cấp tỉnh, thành phố, Quốc gia, khu vực Châu Á Thái Bình Dương và quốc tế về các môn học trong đó có môn Vật lí. Đội ngũ HSG của trường phô thông là nguồn sinh viên cho các trường đại học hàng đầu trong nước hoặc được gửi đi đao tạo nước ngoài, đâv là nguồn nhân lực bậc cao phục vụ trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Ở bậc đại học nhiều trường đã tuyên chọn sinh viên giối đào tạo các khóa” kỹ sư tài năng”, “ cử nhân tài năng”. Hệ thống các trường đại học còn đào tạo hệ sau đại học. Hàng năm có hàng ngàn học viên cao học và nghiên cứu sinh nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ. Có thê khẳng định, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường nước ta đã được nhà nước và nhân dân quan tâm, coi trọng. Các hình thức bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng bước đầu đã có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 6 Bên cạnh những thành tích đáng kể, hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường phô thông bộc lộ nhiều hạn chế, như: thiếu cơ sở lý luận, thực tiễn bồi dưỡng HSG chủ vếu là dạy bài tập Vật lí thiếu về phức tạp hóa việc tính toán, ít quan tâm đến bản chất vật lí, vật lí với thực tiễn và kỹ thuật chưa chú ý đến việc phát triên tư duv sáng tạo trong quá trình bồi dưỡng ở trường phô thông. 1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi - một hình thức dạy học phân hóa.[9],[ll] 1.2.1 Khái niệm dạv học phân hóa Dạy học phân hóa là gì? - Dạy học phân hóa ( Thuật ngữ viết gọn của dạy học phân hóa theo đối tượng, nội dung và phương pháp) là quá trình dạy học quán triệt nguyên tắc vừa sức đảm bảo phù hợp nhận thức, sở trường, hứng thú của mỗi cá nhân học sinh. Vì sao thực hiện dạy học phân hóa? “ Phân hóa trong giaó dục là một đòi hối khách quan. Tính khách quan đó được giải thích dựa trên những đi êm sau: - Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có điếm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng xã hội, lại vừa có sự khác nhau về ứ ình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng. - Học sinh trong cùng độ tuôi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, nề nếp gia đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục... Ta chia phân hóa trong dạv học theo các cấp độ sau: - Cấp vĩ mô: + Phân ban + Tự chọn 7 + Trường chuyên + Lóp chuvên - Cấp vi mô: + Phân hóa trong các giờ học chính khóa. + Ngoại khóa I Bồi dưỡng học sinh giỏi + Phụ đạo học sinh vếu kém. Trong đề tái này chúng tôi giới hạn nghiên cứu dạy học phân hóa ở cấp độ vi mô với hình thức bồi dưỡng HSG vật lý. 1.2.2 Bồi dưỡng HSG Vật lý ở trường phô thông - Hình thức dạy học phân hóa theo năng lực Bồi dưỡng HSG Vật lý một mặt được tiến hành trong những giờ học đồng loạt bằng những biện pháp phân hóa ( phân hóa trong giờ học chính khóa), mặt khác được thực hiện bằng cách bồi dưỡng tách riêng diên này theo nguvên tắc tự nghuvện hình thực này gọi là hình thực bồi dưỡng HSG. Nhóm HSG Vật lý gồm các học sinh cùng một lớp hoặc cùng một khối lớp có năng lực và yêu thích nghiên cứu vật lv tự nguyện hoặc được tuyên chọn đê được bồi dưỡng nâng cao kiến thức vật lý. Đế quá trình học tập của các đối tượng học sinh này không bị lệch thì các em phải đảm bảo các môn học khác không có kết quả trung bình. HSG được xem là lực lượng nòng cốt và kết quả được xem là chất lượng mũi nhọn của nhà trường. - Mục đích bồi dưỡng HSG này là nâng cao niềm đam mê và yêu thích Vật lý. đào sâu, mờ rộng các tri thức và ímg dụng vật lý trong khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống. Bồi dưỡng năng lực tư duy, tự học và phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh. 8 - Mục tiêu tuyển chọn học sinh dự thi Olvmpic Vật lý các cấp: Tỉnh, thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế. - Nội dung bồi dưỡng HSG vật lv bô sung, mở rộng các kiến thức chương trình chính khóa. - Giải các bài tập nâng cao nhằm: + Rèn luyện kỹ năng tính toán, lập luận. + Bồi dưỡng phát triến năng lực tư duy ( tư duy vật lý, tư duy sáng tạo) + Bồi dưỡng thực hành các chuyên đề vật lý. - Tham quan ứng dụng thực tế. 1.2.3 Khái niệm học sinh năng khiếu, học sinh giỏi 1.2.3.1 Khái niệm học sinh năng khiếu [11] Năng khiếu là biếu hiện sớm của trẻ em về một tài năng nào đó thì đứa trẻ chưa tiếp xúc với hệ thống giáo dục có tô chức thời gian hoạt động tương ứng. Năng khiếu có tính bám sát, là điều kiện tâm sinh lý cho năng lực phát triên thuận lợi. Học sinh năng khiếu có năng lực tiềm tàng cho hoạt động nào đó, nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiêu biết và chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động nào đó. • Tiêu chí đê phát hiện học sinh có năng khiếu Vật lý. - Trắc nghiệm chi số IQ ở mức cao. - Có tư duy lô gic tốt thể hiện năng lực vận hành các thao tác tư duv nhanh, chính xác và bộc lộ nhĩmg ưu điểm về phẩm chất tư duv. - Bộc lộ được đặc trưng của năng lực tư duy sáng tạo. 9 - Học sinh có hứng thú yêu thích môn học, có khả năng tập trung cao, ôn định và nghiêm túc trong học tập. - Có kết quả cao trong các kỳ thi tuyên chọn HSG vật lý các cấp. 1.2.3.2 Khái niệm học sinh giỏi. HSG một môn học nào đó là học sinh đạt và vượt chuân kiến thức kỹ năng của môn học đó. Đối với môn vật lý, HSG phải là học sinh nắm bắt kiến thức kỹ năng của môn học ở mức độ phân tích, tông hợp, đánh giá. Có tư duy lô gic, tư duy toán học, tư duv vật lý tốt, có niềm đam mê vật lý học, tự học và tìm tòi sáng tạo. Ớ nước ta, trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc phô thông có hai khái niệm HSG đó là HSG toàn diện và HSG môn học các cấp. HSG toàn diện là học sinh đạt điêm trung bình chung học tập từ 8.0 trở lên trong đó có môn Toán và Văn phải đạt 6.5 trờ lên. HSG môn học là học sinh đạt các giải thường tương ímg ở môn học đó. Ví dụ HSG cấp thành phố môn Vật lý là học sinh đạt giải thương trong kỳ thi chọn HSG cấp thành phố ở mỗi năm học. Thứ bậc đạt giải tương ứng với điểm thi của bài thi đạt giải. Như vậy HSG được đánh giá qua điểm số của bài kiểm tra , bài thi qua các kỳ kiểm tra và thi. Học sinh đạt điếm càng cao thì càng giỏi. Rõ ràng đề kiêm tra và thi là khâu vô cùng quan trọng đê đo lường thành tích học tập của học sinh; đê đánh giá đúng năng lực học sinh phù họp với khái niệm HSG là học sinh vừa có kiến thức vững vàng vừa có tư duy tốt và niềm đam mê tự học tìm tòi và sáng tạo . 1.2.4 Những dấu hiệu của học sinh giỏi Vật lý Trong quá trình học tập bộ môn, có những học sinh trình dộ kiến thức, kv năng tư duy vượt trội lên trên các học sinh khác, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ môn học 10 một cách dễ dàng, đó là HSG giòi bộ môn. Đưa ra dấu hiệu nhận biết HSG vật lý là một vấn đề mới và khó.Chưa có tài liệu nào bàn về vấn đề này. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi đưa ra những dấu hiệu sau về HSG vật lý. - Có năng lực tư duv sáng tạo trong vật lý, trước hết học sinh phải nắm chắc lý thuvết, dù rằng đề thi HSG không có câu hỏi lý thuyết nhưng bài làm của HSG đòi hỏi phải cósự hiếu biết về vật lý khi giải quyết các bài toán đặt ra. Học sinh phải phân tích hiện tượng, sự kiện, biết vận dụng kiến thức đã học đê đưa bài toán phức tạp thành bài toán đơn giản, qui hiện tượng mới lạ về hiện tượng quen thuộc. Các em không bị lúng túng khi gặp các bài toán vật lv có hiện tượng mới - Có năng lực toán học, học sinh biết sử dụng công cụ toán học ( các phép tính vec tơ, khảo sát hàm số, đạo hàm, đồ thị, ...) đê giải bài tập vật lý. - Có kỹ năng thực hành vật lý. Trong đề thi HSG cấp quốc gia, khu vực, quốc tế luôn có bài tập về lập phương án thí nghiệm. Đây là vấn đề mới cũng là một điêm hạn chế của học sinh nước ta hiện nay. Học sinh phải nam được cách sử dụng ác dụng cụ thí nghiệm cơ bản, biết lựa chọn dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho yêu cầu của phép đo, nam được nguyên tắc, nội dung lý thuyết đê thiết kế phương pháp đo. Ngoài ra học sinh cũng phải biết cách đánh giá sai số của phép đo. - Có thói quen tự học, tự nghiên cứu qua tài liệu sách, tạp chí bộ môn. Neu học sinh chỉ học và biết những gì giáo viên dạy mà không mày mò nghiên cứu thêm tài liệu, sách báo thì thực sự còn nhiều thiếu sót, khó trở thành HSG thực thụ. Thông qua hoạt động giải BTVL giáo viên có thê phát hiện học sinh có năng khiếu vật lý dựa trên 4 biêu hiện nêu trên. Trong hoạt động giải bài tập các học sinh nàv luôn là học sinh có độ nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề, nhanh chóng tìm ra những dữ kiện an ( trong kho tàng kiến thức đã học) cần cho giải bài tập. tìm ra mối liên hệ giữa các dữ kiên với nhau, tốc độ tính toán và đôi đơn vị. Giáo viên đánh giá được độ linh hoạt trong tư duy của các em thông qua việc tìm lời giải hay, ngắn gọn. 11 Ngoài ra một dấu hiệu có thê xem là dấu hiệu quan trọng nữa là khả năng học ngoại ngữ, bởi vì khi đó học sinh mở rộng khả năng tìm và đọc tài liệu. 1.2.5 Thực trạng bồi dưỡng HSG vật lý cấp THCS ở thành phố Hồ Chí Minh Việc bồi dưỡng HSG ở thành phố Hồ Chí Minh rất được chú trọng tuy nhiên tùy thuộc vào đặc thù từng quận và đặc thù dân cư mà công tác nàv được phố biến với từng thời điểm khác nhau, số tiết bồi dưỡng HSG cũng khác nhau, phù thuộc vào kinh phí của các trường. Ví dụ, trường Đồng Khởi quận Tân Phú bồi dưỡng HSG Vật lv (3 tiết/ tuần), trường Lê Anh Xuân (6 tiết/ tuần). Phòng Giáo dục quyết định nội dung chương trình thi cấp Quận gồm bao nhiều phần và thời điếm thi. Ví dụ Quận Tân Bình đề thi tuyển học sinh giỏi cấp Quận gồm Cơ, Nhiệt, Điện, Quang và thời điêm thi vào tháng 5 sau khi kết thúc năm học nhưng quận Gò vấp thì có thê thi vào tháng 8. Mỗi Quận đều tổ chức kỳ thi tuyển chọn HSG cấp Quận để tuvển chọn đội tuyển HSG các môn học sau đó tiếp tục bồi dưỡng các em đê tiếp tục dự tuyển kỳ thi HSG cấp thành phố vào cuối tháng ba hằng năm. Thành tích của các em HSG đạt giải cấp thành phố sẽ đánh giá phần nào chất lượng đào tạo của các trường và của các Quận. Đồng thời thành tích đạt được của HS đánh giá tay nghề của giáo viên bồi dưỡng. Bời đâv là công tác đầv khó khăn, thử thách đối với một giáo viên đòi hòi sự bản lĩnh, lòng nhiệt huyết, không ngừng học hỏi và sự nỗ lực không ngừng nhằm tìm ra và lựa chọn phương pháp và hệ thống bài tập phù hợp cho HSG. 1.2.6 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở một trường trong quận Tân phủthíinh pho Hồ Chỉ Minh 1.2.6.1 Thuận lợi và khó khăn trong cồng tác bồi dưỡng ở các trường trong quận Tân Phủ * - Thuận lợi. Thàiứi tích của HS trong các kỳ thi HSG cấp Quận, cấp thàiih phố, cấp quốc gia phần nào đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường và là một trong những mũi 12 nhọn của giáo dục do đó công tác bồi dưỡng HSG rất được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. - Bên cạnh đó HS theo học bồi dưỡng phải là HS ngoan, có tinh thần hiếu học, kiên trì theo đuôi mục tiêu đến cùng. Bời vì trong quá trình theo học bồi dưỡng đòi hỏi HS phải kiên nhẫn giải quyết tất cả các vấn đề khó trong phần bài tập, tính tự giác trong học tập và tính tích cực. HS phải thật sự ham thích, hứng thú về bộ môn nên các em sẽ đeo đuối đến cùng với nhĩmg mục tiêu mà GV đề ra. - Đồng thời việc theo học bồi dưỡng của HS phải có sự ủng hộ rất lớn từ phía phụ huynh. Họ phải quan tâm, đôn đốc, nhắc nhờ con em về việc học. - Đội ngũ giáo viên dạy học bồi dưỡng HSG phải là những người có tay nghề cao, có sự tận tâm, nhiệt tình, không ngừng học hỏi. * Khó khăn. - Là một môn học rất khó thu hút sự chú ý cuả HSG. Tuy vật lý là một môn học rất có nhiều ứng dụng trong thực tế nhưng đòi hỏi HS có trình độ tư duy rất cao. - Chưa loại bỏ được cách học tập mang tính thực dụng “thi gì học nấy” nên hiện nay rất nhiều HS chọn các bộ môn văn, toán, anh. Bởi vì việc thi tuyên sinh vào lóp 10 chỉ thi vào các bộ môn: văn, toán, anh nên khi vào học lóp 9 HS chỉ muốn tập trung hơn vào các môn này nên việc học bồi dưỡng đã gặp không ít khó khăn. Trong quá trình học HS thường mang tâm lý chán nản vì mất nhiều thời gian đầu tư nhưng không thê ứng dụng kiến thức ngay vào kỳ thi tuyển sinh vào lóp 10, nhưng kiến thức đó các em sẽ ứng dụng vào chương trình vật lý cấp ba, cho nên trong nhận thức chúng ta cần nhận định sự đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư lâu dài không thê nào thấy kết quả ngay lập tức mà phải cần có thời gian đầu tư, sự nỗ lực không ngừng nghỉ. - Chương trình nặng nề, quá tải về lượng kiến thức, trong khi thời lượng học tập bộ môn còn quá ít (khối ố,7,8 1 tiết vật lý/ tuần, riêng khối 9 thì 2 tiết vật lv /tuần) nên khó làm cho HS yêu thích bộ môn vật lý và thời gian học bồi dưỡng HS phải học 13 trái buôi trùng với lịch học phụ đạo hay học thêm các môn khác cũng không có thời gian sắp xếp theo học đội tuyển. - Kinh phí bồi dưỡng cho GV dạy đội tuyên còn khá eo hẹp. * Ket luận - Tất cả những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác bồi dưỡng HSG đó là những thử thách đối với cả HS và GV nhưng vượt lên trên tất cả là sự nỗ lực và lao động không ngừng nghi của thầy và trò để vì một tương lai tốt đẹp cho HS và khăng định lại lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của người GV hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.2.6.2 Phát hiện học sinh có năng khiếu bộ môn Vật lý Xác định đâv là khâu rất quan trọng góp phần khá lớn vào việc thành công trong kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng. Từ đó GV vạch ra giải pháp là phải chọn được những HS thật sự vêu thích học tập bộ môn Vật lý. Muốn chọn được HSG thật sự là điều hết sức khó khăn bởi lẽ đa phần đa số HSG đều chọn bộ môn Toán, Văn, Anh văn đế theo học. Hơn nữa đối với học sinh thông minh, có khả năng tư duy tốt ở các môn khoa học tự nhiên thì thích chọn môn Toán hơn Vật lý. Do vấn đề thi tuyến sinh đầu vào lớp 10 là các bộ môn Toán, Văn, Anh văn nên một số phụ huynh và giáo viên xem nhẹ tầm quan trọng của bộ môn Vật lý Vậy làm thế nào đê HS yêu thích và lựa chọn học bồi dưỡng môn Vật lý? Khi sinh hoạt với nhóm bộ môn, GV bồi dưỡng thường trao đôi với các GV đồng nghiệp nhằm nắm bắt các em HS có năng khiếu , có kỹ năng, có tư duy tốt. Trong quá trình giảng dạv các GV thường xuyên quan tâm chú ý đến HS ham thích học bộ môn. GV phải tạo tính hứng thú cho HS, phải nhấn mạnh tầm quan trọng, ứng dụng của bộ môn trong thực tế. Từ đó GV lập danh sách các em HS tự nguyện theo học bồi dưỡng và chuẩn bị kế hoạch thực hiện công tác giảng dạy. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất