Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực...

Tài liệu Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới (qua nghiên cứu thực tiễn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh)

.PDF
103
957
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- BÙI THỊ HOÀNG OANH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH HÀ – TỈNH HÀ TĨNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Chính trị học Hà Nội – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- BÙI THỊ HOÀNG OANH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH HÀ – TỈNH HÀ TĨNH) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Duy Thông Hà Nội – 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Bùi Thị Hoàng Oanh iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn......................................................................................... 8 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 9 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO CÁO VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN .......................................................................................... 10 1.1. Bản chất của tuyên truyền và tuyên truyền miệng ...................................... 10 1.1.1. Bản chất của Tuyên truyền........................................................................... 10 1.1.2. Vai trò, ưu diểm và hạn chế của Tuyên truyền miệng ................................ 18 1.1.3. Những chủ trƣơng của Đảng trong việc tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền miệng ................................................................................................ 24 1.2. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên đối với công tác tuyên truyền miệng ..... 29 1.2.1. Báo cáo viên .................................................................................................. 29 1.2.2. Chức năng của đội ngũ báo cáo viên đối với công tác tuyên truyền miệng trong giai đoạn hiện nay ......................................................................................... 31 1.3. Một số yêu cầu đối với Báo cáo viên trong tuyên truyền miệng trong giai đoạn hiện nay .......................................................................................................... 36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN Ở HUYỆN THẠCH HÀTỈNH HÀ TĨNH ..................................................................................................... 39 2.1. Thực trạng Báo cáo viên cấp huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà). ............ 39 2.1.1. Thực trạng hoạt động của Báo cáo viên hiện nay....................................... 39 2.1.2. Thực trạng Báo cáo viên Đảng bộ huyện Thạch Hà .................................. 44 iv 2.2. Những đòi hỏi khách quan và những tiêu chuẩn cần có của Báo cáo viên ở huyện Thạch Hà ..................................................................................................... 56 2.2.1. Có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn .................................................. 57 2.2.2. Có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn ......... 61 2.3.3. Có kinh nghiệm công tác, năng lực thực tiễn phong phú, linh hoạt ............... 70 2.3.4. Nghệ thuật, kỷ năng trong phương pháp tuyên truyền ................................... 74 2.3. Một số kiến nghị nhằm xây dựng đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà đạt tiêu chuẩn ......................................................................................................... 78 2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với việc xây dựng tiêu chuẩn của người Báo cáo viên để nâng cao hiệu quả hoạt động báo cáo viên huyện Thạch Hà ....................................................................................... 79 2.3.2. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động báo cáo viên .................................................................................................................... 81 2.3.3. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà ....................................................................................... 84 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 90 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội BDCT Bồi dưỡng chính trị LLCT Lý luận chính trị TW Trung ương TSVM Trong sạch vững mạnh THPT Trung học Phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong bối cảnh một nước thực dân phong kiến Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tháng 8/1945 xây dựng một nước công nông đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á. Đảng ta tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió của cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; đưa đất nước ta tiến lên con đường xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa. Có được thành công trong quá khứ, hiện tại và tương lai, điều khẳng định đầu tiên, tiên quyết cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản trên nền tảng lý luận là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng luôn nhận thức sâu sắc quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để có những sự lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, phù hợp với lý luận và thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật biện chứng về lịch sử đã chỉ ra rằng ý thức xã hội có tác động tích cực, trở lại đối với tồn tại xã hội. C.Mác chỉ ra: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng [5; Tr.580]. Lênin khẳng định: "Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng" [39; Tr.30]. Xuất phát từ lý luận đó, ngay từ khi mới thành lập, khi còn là một Đảng còn non trẻ, Đảng ta đã xác định công tác tư tưởng là mặt trận hàng đầu. Trong quá trình đấu tranh, bảo vệ thành quả cách mạng, làm tròn sứ mệnh cách mạng của mình, Đảng không những kiên định và nắm vững lý luận tiên phong, mà còn phải trang bị cho quần chúng lý luận cách mạng tiên phong đó. Nhận thức công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong hoạt động 1 lãnh đạo của Đảng, đó là hoạt động truyền bá và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, giá trị đạo đức đúng đắn cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập mạnh mẽ, những thành tựu sau hơn 25 năm đổi mới của Đảng và nhân dân ta đạt được hết sức to lớn. Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hoá trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đưa lại nền chính trị ổn định, văn hoá- xã hội phát triển, quốc phòng- an ninh được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Mặc dù, sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng nhưng vẫn đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân những khó khăn đòi hỏi cần tập trung hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là, nền kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chậm được cải thiện; văn hoá- xã hội và các lĩnh vực khác còn chậm phát triển, còn nhiều bất cập; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vẫn còn có chừng mực nhất định. Bên cạnh đó, những khó khăn, thách thức khó lường của xu thế đa phương, đa cực, bất ổn chính trị trong khu vực và trên thế giới; phải đương đầu với sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, phản động với âm mưu "Diễn biến hoà bình" ngày càng trở nên tinh vi nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá bỏ chế độ Chủ nghĩa Xã hội. Những xung đột, tranh chấp chủ quyền biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, vũ trang và những biến động phức tạp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Gần đây vấn đề về Biển Đông, vấn đề Triền Tiên, tình hình các nước Trung Đông đang trở nên nóng bỏng, tập trung sự quan tâm của dư luận. Tất cả những diễn biến đó đang từng ngày, từng giờ tác động vào tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trước những khó khăn, thách thức to lớn như vậy, đòi hỏi 2 chúng ta phải thường xuyên coi trọng mặt trận tư tưởng bằng sự phối hợp nhiều kênh tuyên truyền, trong đó cần quan tâm đến việc củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh, đủ tiêu chuẩn để có thể nắm bắt, phản ánh, chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình dư luận xã hội và diễn biến sống động trong đời sống xã hội để từ đó định hướng tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện. Đồng thời, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân nhằm biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực để xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội. Huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh là một dải đất ven biển Hà Tĩnh, bao quanh Thành phố Hà Tĩnh, có Quốc lộ 1A đi qua, là mảnh đất "địa linh nhân kiệt" có lịch sử thành lập hơn 1005 năm. Thạch Hà có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Dù thời kỳ nào trong quá trình dựng nước và giữ nước, mảnh đất này vẫn là nơi ghi những dấu ấn lịch sử, là quê hương của các anh hùng, hào kiệt của quê hương, đất nước. Là cái nôi cách mạng, nơi thành lập Đảng bộ Hà Tĩnh. Người dân Thạch Hà chủ yếu làm nông nhưng lại được mệnh danh là "đất học" vì vậy có nhiều nhân vật nổi tiếng thành danh trong lịch sử: Hoàng giáp Nguyễn Hộc, Đại học sỹ Trương Quốc Dụng, Hồ Phi Chấn, Mai Thúc Loan, Võ Tá Sắt... Thạch Hà còn là một vùng văn hoá có nét riêng ở Hà Tĩnh. Nơi có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh: Đền Lê Khôi, Tam Toà Thánh Mẫu, Miếu Ao, nhà cụ Mai Kính, nhà thờ Lý Tự Trọng. Sau nhiều lần chia tách, hiện nay, huyện có diện tích 313,924 km2, dân số hơn 14 vạn dân, 31 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Với địa bàn rộng, bị chia cắt, có đồng bằng và miền núi, phân ra 3 vùng Biển ngang, Tây nam và Bắc Hà, nhiều xã khá xa với trung tâm Thị trấn. Mặt khác, là cửa ngõ của đô thị và là huyện đã và đang có nhiều chương trình, dự án trọng điểm được triển khai trên địa bàn. Sự tác động vừa mang tính tích cực nhưng cũng mang tính tiêu cực của tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, lối sống đô thị tác 3 động nhanh chóng đến tâm tư, tình cảm, tâm lý, nhận thức của người dân Thạch Hà. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của đất và người Thạch Hà cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, huyện Thạch Hà đang ngày càng phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Thạch Hà giàu đẹp, văn minh, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân phải thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, huyện Thạch Hà cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên huyện hùng hậu, đủ mạnh để phục vụ cho công tác tuyên truyền triển khai thực hiện nhiệm vụ địa phương. Thực tế cho thấy, đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà còn thiếu đồng bộ, thiếu các tiêu chuẩn làm cơ sở để xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện. Vì vậy, trong quá trình lựa chọn đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ gặp những khó khăn và đã phần nào làm hạn chế tính hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời gian qua. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận về vai trò quan trọng của đội ngũ báo cáo viên nói chung và ý nghĩa về mặt thực tiễn là cần xây dựng những tiêu chuẩn cho đội ngũ báo cáo viên của huyện Thạch Hà. Từ đó, áp dụng vào trong quá trình lựa chọn, xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, khắc phục được hạn chế hiện tại là đội ngũ báo cáo viên thiếu thống nhất, đồng bộ về trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm... Nhận thức rõ ý nghĩa và sự cần thiết của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, bản thân tôi được tổ chức phân công đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, hoạt động trong lĩnh vực Tuyên giáo thấy được yêu cầu, tính cấp thiết của việc nghiên cứu xây dựng những tiêu chuẩn cho đội ngũ báo cáo viên cấp huyện. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện đáp ứng yêu cầu mới” (qua nghiên cứu thực tiễn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)" làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Chính trị học. 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ của công tác tuyên giáo hiện nay và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên là một bộ phận của công tác tuyên giáo. Đã có nhiều nhà nghiên cứu về đề tài công tác tuyên truyền và vai trò của đội ngũ báo cáo viên từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Khi nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận văn đã có điều kiện tiếp cận với một số công trình, bài báo nghiên cứu liên quan như sau: - Công trình nghiên cứu của hai tác giả Tô Huy Rứa, Lương Khắc Hiếu (1994) "Đào tạo cán bộ tuyên truyền bậc đại học theo mô hình mới", Tạp chí Tư Tưởng - Văn hoá. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích những điều kiện, tiêu chuẩn khá cụ thể của người cán bộ tuyên truyền ở bậc đại học. - Công trình nghiên cứu của tác giả Hà Đăng (1994), "Đổi mới và tăng cường hoạt động báo cáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng", Tạp chí Tư tưởng- Văn hoá. Tác giả đã tập trung phân tích vai trò quan trọng của đội ngũ báo cáo viên cũng như chỉ ra thực trạng hoạt động báo cáo viên hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để đổi mới và tăng cường hoạt động báo cáo viên. - Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Bình (1996), "Phấn đấu vươn lên ngang tầm những nhiệm vụ công tác tư tưởng trong thời kỳ mới", Tạp chí Cộng sản. Tác giả đi sâu phân tích vai trò, những khó khăn đang đặt ra cho công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay. Từ đó, đề cao vai trò của đội ngũ Báo cáo viên các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng. - Bài báo của tác giả Ngô Văn Thạo (2002), "Đổi mới công tác tuyên truyền miệng và hoạt động BCV trong tình hình mới", Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá. Tác giả đã nêu được những khó khăn hiện nay của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền. 5 - Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lê (2004), "Nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu LLCT và vai trò của nó đối vớí cán bộ lãnh đạo chủ chốt. - Tài liệu của tác giả Lương Khắc Hiếu (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. Là tài liệu được dùng giảng dạy trong hệ thống Trường Đại học về chuyên ngành Mác-Lênin. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu nhiều khái niệm cơ bản, nhiệm vụ, vai trò của công tác tư tưởng trên quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin. - Tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương, Công tác tuyên giáo ở cơ sở, NXBLĐ&XH, Hà Nội, 2008. Cuốn tài liệu này tập trung chỉ ra những nhiệm vụ của công tác tuyên giáo ở cơ sở. Trong đó, nêu rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên giáo, xây dựng đội ngũ Báo cáo viên các cấp. - Những việc cần làm ngay (2012), Nxb, Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đây là cuốn sách phát hành sau triển khai Nghị quyết TW4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" tập trung chỉ rỏ sự suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. - Vũ Ngọc Hoàng (2013), "Tiếp tục đổi mới, nâng cao sức chiến đấu, tính thuyết phục của công tác Tuyên giáo", Tạp chí Tuyên giáo số tháng 1/2013. Bài báo này, tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của đội ngũ Báo cáo viên, là cầu nối của Đảng với nhân dân. Từ đó, đề ra những yêu cầu khách quan của việc tiếp tục đổi mới, nâng cao sức chiến đấu, tính thuyết phục trong công tác Tuyên giáo và hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên. Bài báo đã đề cập đến yêu cầu của người báo cáo viên là phải có sức chiến đấu và tính thuyết phục nhưng chưa xây dựng được những tiêu chuẩn chung, quan trọng, bao quát được hoạt động. 6 Nhìn chung, các tác giả được liệt kê trên đây chủ yếu nghiên cứu đề tài đội ngũ báo cáo viên ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu sẽ giúp làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu đội ngũ báo cáo viên qua thực tiễn huyện Thạch Hà-tỉnh Hà Tĩnh. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền và vai trò đội ngũ báo cáo viên hiện nay. Tập trung nêu các thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền và chất lượng báo cáo viên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cho đội ngũ báo cáo viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới chưa được quan tâm nhiều. Một số đề tài có nói đến một vài tiêu chuẩn nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu để đưa ra sự thống nhất, quy định thành bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh để các tổ chức cơ sở Đảng lấy làm căn cứ lựa chọn đội ngũ Báo cáo viên. Đối với đề tài về xây dựng đội ngũ báo cáo viên huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh thì đến thời điểm này chưa có một đề tài nào nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra những tiêu chuẩn cần có của đội ngũ Báo cáo viên của địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà) nhằm mục đích: - Chỉ rõ vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong thực hiện nhiệm vụ là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân. - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà). - Xây dựng những tiêu chuẩn cần có của người báo cáo viên cấp huyện. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng những tiêu chuẩn của người báo cáo viên cấp huyện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện (qua thực tế huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để xây dựng tiêu chuẩn cho đội ngũ đó. 7 Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2007 (chia tách huyện) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng". "Ảnh hưởng của cá nhân và những lời phát biểu tại cuộc họp có ý nghĩa rất nhiều. Không có những cái đó thì không có hoạt động chính trị". "Làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa và ý thức chính trị thấm sâu vào quần chúng vô sản". Tư tưởng Hồ Chí Minh: "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm". Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tư tưởng, tuyên truyền và tuyên truyền miệng: "Coi đây là một trong những kênh thông tin rất quan trọng và có hiệu quả trong các phương tiện thông tin ở nước ta". Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng cùng với những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể là phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh, tổng kết thực tiễn, phương pháp lôgíc-lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của đội ngũ báo cáo viên nói chung và đội ngũ báo cáo viên cấp huyện nói riêng trong sự nghiệp đổi mới và bảo vệ đất nước. Mặt khác, góp phần xây dựng những tiêu chuẩn cần có của cán bộ làm công tác tuyên truyền cấp cơ sở; đề xuất một số giải pháp, phương hướng để xây dựng được tiêu chuẩn đó. Kết quả nghiên cứu luận văn có thể vận dụng trong thực tiễn giúp cấp uỷ đảng căn cứ lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các Trường chính trị tham khảo và vận dụng 8 trong việc nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng. 7. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO CÁO VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN 1.1. Bản chất của tuyên truyền và tuyên truyền miệng 1.1.1. Bản chất của Tuyên truyền Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, lịch sử hoạt động tuyên truyền xuất hiện cùng với sự xuất hiện của ngôn ngữ, ngôn ngữ nói chính là phương tiện truyền thông sơ khai nhất, từ trong hoạt động sống của con người, con người trao đổi, thông tin và hoạt động trở nên có hiệu quả. Sau đó chữ viết ra đời, khắc phục những hạn chế của ngôn ngữ truyền thông và cũng nhờ đó hoạt động tuyên truyền được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại hoạt động tuyên truyền ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến, đáp ứng nhu cầu trao đổi, thông tin của con người. Khái niệm Tuyên truyền xuất hiện từ rất sớm, đã được các nhà truyền đạo sử dụng để thuyết phục, lôi kéo những người khác theo đức tin của đạo Kitô. Sau này, thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng một cách rộng rãi nhằm mục đích tác động đến suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của người khác, hướng họ hành động theo một khuynh hướng nhất định. Tuyên truyền theo tiếng Latinh được hiểu là sự truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Trong quá trình sử dụng, khái niệm tuyên truyền được mở rộng ra đó là sự truyền bá quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tế phù hợp với thế giới quan ấy. Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó. Là một hoạt động xã hội 10 đặc biệt, điều đó được thể hiện ở chổ cả chủ thể và đối tượng đều là con người, chính là hoạt động của con người tác động vào con người. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền giữa con người với con người có những nét đặc biệt vừa là chủ thể truyền bá và vừa là chủ thể tiếp nhận thông tin. Để thực hiện được sứ mệnh cao cả của lịch sử thì việc truyền bá, phổ biến tư tưởng cách mạng trong xã hội đóng vai trò quyết định. Chừng nào sự giác ngộ sâu sắc về tư tưởng, quan điểm của quần chúng nhân dân được thấm nhuần thì chừng đó cách mạng đã tạo nên được nguồn sức mạnh to lớn. Việc phân loại tuyên truyền có thể dựa trên tính chất của hệ tư tưởng mà nó truyền bá; phân loại theo nội dung tuyên truyền; phân loại theo phạm vi tác động đến đối tượng; phân loại theo phương thức tác động thì có tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.... Sự phát triển của tuyên truyền trong lịch sử Việt Nam trước khi có Đảng gắn liền với sự xuất hiện của chữ viết, sự truyền bá các tư tưởng tôn giáo và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đến giai đoạn Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hoạt động tuyên truyền được Đảng ta lãnh đạo phát triển về chất. Hình thức tuyên truyền trong giai đoạn này chủ yếu là tuyên truyền miệng về chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Mục đích của công tác tư tưởng của Đảng ra đời với yêu cầu cần thiết phải làm cho đông đảo quần chúng nhân dân hiểu được mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Trên cơ sở đó, động viên mọi lực lượng trong xã hội thực hiện các mục tiêu của Đảng, của dân tộc đã lực chọn. Xuất phát từ thực tiễn, sự nghiệp các cách mạng muốn thành công phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, làm cho tất cả quần chúng nhân dân hiểu được mục đích của Đảng, phải vận động, thuyết phục, nội dung, cách làm phải hiệu quả, sắc bén. Bên cạnh đó, Đảng ta còn sử dụng phương pháp tuyên truyền khác như sử dụng báo chí, rãi truyền đơn....Qua từng giai đoạn lịch sử của cách mạng, hoạt động tuyên truyền được Đảng ta đặc biệt chú trọng và xem đó là một thứ vũ khí sắc 11 bén trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh tuyên truyền đó là: "Đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại". [18; Tr.162]. Theo Trường Chinh: Công tác tư tưởng là công tác tinh vi nhất vì nó đến tâm tư, tình cảm của con người, nó nắm bắt được mạch sống của xã hội và có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động và óc sáng tạo của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng đề ra. Mỗi cơ quan lãnh đạo của Đảng cần đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo tư tưởng, dùng công tác tư tưởng làm đòn bẩy để đẩy mạnh mọi mặt công tác khác. Tổng thống Mỹ R.Nicxơn đã viết trong cuốn sách năm 1999 "Chiến thắng không cần chiến tranh" cho rằng: Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tuyên truyền. Từ đó, chúng ta thấy tác dụng của công tác tuyên truyền có sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh ý thức hệ không khoan nhượng hiện nay. Trãi qua muôn vàn những khó khăn thử thách trong quá trình xây dựng và trưởng thành Đảng ta luôn dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xét về khía cạnh lý luận, công tác tư tưởng của Đảng là hoạt động có mục đích nhằm phát triển truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ tư tưởng đó chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng nhân dân, cổ vũ, động viên, tính tích cực, sáng tạo, tự giác của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó được khẳng định từ thực tiễn, từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam và cho đỉnh cao là việc thành lập chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" [24;Tr.268]. Vì vậy, Đảng ta luôn đặt công tác tuyên truyền ở vị trí hàng đầu. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá IX), Đảng ta đã ban hành Nghị quyết: ''Về 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan