Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Xây dựng đề kiểm tra học kì i khối 11...

Tài liệu Xây dựng đề kiểm tra học kì i khối 11

.DOC
6
322
132

Mô tả:

XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN MÔN: ĐỊA LÍ 11 THỜI GIAN: 60 PHÚT 1. Xác định mục tiêu kiểm tra - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của học kì I, Địa lí 11. - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp; - Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của các chủ đề trong chương trình GDPT; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS; - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể; - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. 2. Xác định hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra tự luận 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 11, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung được chọn kiểm tra với tổng số tiết là: 8 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Xu hướng toàn cầu hóa , khu vực hóa kinh (10%); Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á(10%); Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (40%); Liên Minh Châu Âu (40 %) . Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng độ Cấp độ thấp Tên chủ đề Xu hướng toàn cầu hóa , khu vực hóa kinh Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% Trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của xu hướng khu vực hóa kinh tế? 1,0 Cấp độ cao Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Giải thích vì sao hiện nay có nhiều nước cường quốc can thiệp vào kinh tế và chính trị của khu vực Tây Nam Á? Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Số điểm: Tỉ lệ: 1,0 GDP Hoa Kì một số châu lục khác. 4,0 40% Liên Minh Châu Âu 2, 0 Trình bày các mặt của tự do lưu thông ở EU, cho ví dụ cụ thể. Nêu lợi ích của tự do lưu thông là gì ? Sử dụng đồng tiền Châu Âu Euro có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? 3,0 1,0 Số điểm: 3,0 30 % Số điểm: 6,0 60 % Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận Vẽ biểu đồ tỉ trọng GDP Hoa Kì một số châu lục khác. 2,0 Số điểm: 1,0 10 % SỞ GD & ĐT BÌN DƯƠNG TRƯỜNG THPT TÂY SƠN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÝ 11 (CƠ BẢN) THỜI GIAN: 60 PHÚT Câu 1: (2 điểm ) a. ( 1 điểm) Trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của xu hướng khu vực hóa kinh tế ? b. (1 điểm) Giải thích vì sao hiện nay có nhiều nước cường quốc can thiệp vào kinh tế và chính trị của khu vực Tây Nam Á? Câu 2 : (4điểm) a. Trình bày các mặt của tự do lưu thông ở EU, cho ví dụ cụ thể. Nêu lợi ích của tự do lưu thông là gì ? ( 3 điểm) b. Sử dụng đồng tiền Châu Âu Euro có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? ( 1 điểm) Câu 3: (4điểm) Cho bảng số liệu sau: GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC NĂM 2004 ( Đơn vị: tỉ USD ) Toàn thế giới 40887.8 Hoa Kì 11667.5 Châu Âu 14146.7 Châu Á 10092.9 Châu Phi 790.3 Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004. Nhận xét ? -----------------------------HẾT------------------------------------- SỞ GD & ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT TÂY SƠN Câu ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÝ 11 (CƠ BẢN) THỜI GIAN: 60 PHÚT Ý Nội dung a Trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của xu hướng khu vực hóa kinh tế? - Tích cực: + Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá nền kinh tế. + Tăng cường tự do hoá thương mại, dịch vụ. + Mở rộng thị trường từng nước -> thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. - Tiêu cực: Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia. Giải thích vì sao hiện nay có nhiều nước cường quốc can thiệp vào kinh tế và chính trị của khu vực Tây Nam Á? - Nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn. - Vị trí địa chính trị quan trọng. - Nhiều tổ chức cực đoan. a. Trình bày các mặt của tự do lưu thông ở EU, cho ví dụ cụ thể. Nêu lợi ích của tự do lưu thông là gì ? 1 b + + + + 2 Bốn mặt tự do hóa lưu thông là Tự do di chuyển: ... Ví dụ Tự do lưu thông dịch vụ.... Ví dụ Tự do lưu thông hàng hóa.... Ví dụ Tự do lưu thông tiền vốn... Ví dụ (Thiếu VD trừ 0,25/1 ví dụ) - Lợi ích + Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế. + Thực hiện chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu. - Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế trên thế giới. Điểm 2,00 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,5 0,25 0,25 3,0 0,75 0,75 0,75 0,75 0,25 0,25 0,5 Sử dụng đồng tiền Châu Âu Euro có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU? 1,0 + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. + Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của ccác doanh nghiệp đa quốc gia. 0,25 0,25 0,25 0,25 Vẽ biểu đồ - Nhận xét a 3,00 Vẽ biểu đồ tròn Xử lí số liệu 0,5 ( Đơn vị: % ) Toàn thế giới 100 3 Hoa Kì 28.5 Châu Âu 34.6 Châu Á 24.7 Châu Phi 1.9 Châu lục khác 10.3 Sau khi xử lí số liệu thì lấy tất cả các giá trị cộng lại nhưng chưa đủ 100% thì phần còn dư là tỉ trọng GDP của các châu lục khác = 100 ( 28.5 + 34.6 + 24.7 + 1.9 ) = 10.3 % Vẽ đẹp chính xác, tỉ lệ đúng, tên biểu đồ, bảng chú giải, số liệu, đơn vị đầy đủ. Thiếu một trong các yếu tố trên – 0.25 điểm/ mỗi ý. b Nhận xét : - Nhìn chung tỉ trọng GDP của Hoa Kì và một số châu lục trên thế giới không đồng đều.Tỉ trọng GDP của châu Âu cao nhất 34.6 % ( 14146.7 tỉ USD ). Tỉ trọng thấp nhất là châu Phi 1.9 % ( 790.3 tỉ USD ). - Hoa Kì có tỉ trọng là 28.5 % đứng vị trí thứ hai, thấp hơn châu Âu và cao hơn : châu Á ( 24.7 % ), châu Phi ( 1.9 % ) và các châu lục khác ( 10.3 % ). 0,5 2,0 1,0 0,5 0,5 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan