Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho định hướng quy hoạch cây xanh trên một số...

Tài liệu Xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho định hướng quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông hồng

.PDF
199
280
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Xuân Thái XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG CHO ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH CÂY XANH TRÊN MỘT SỐ TUYẾN QUỐC LỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Xuân Thái XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG CHO ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH CÂY XANH TRÊN MỘT SỐ TUYẾN QUỐC LỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Môi trƣờng đất và nƣớc Mã số: 62440303 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY 2. GS.TS. LÊ VĂN KHOA PGS.TSKH. NGUYỄN XUÂN HẢI Hà Nội - 2017 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình, luận án nào và chƣa sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ đã đƣợc cảm ơn và các thông tin tham khảo, trích dẫn đã đƣợc nêu rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Lê Xuân Thái Lời cảm ơn Để hoàn thành luận án này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trong Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ đó tôi đã tiếp thu đƣợc nhiều ý kiến đóng góp và nhận xét quý báu của thầy cô thông qua các buổi bảo vệ đề cƣơng và hội nghị chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trần Văn Thụy và GS.TS Lê Văn Khoa đã trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng nhƣ thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng nghiệp, luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhƣng luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2017 Tác giả luận án Lê Xuân Thái MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1. Khái lƣợc về hệ thống đƣờng quốc lộ vùng nghiên cứu ......................................4 1.1.1. Hệ thống đường quốc lộ ............................................................................4 1.1.2. Mạng lưới đường bộ của Việt Nam ...........................................................4 1.1.3. Hệ thống đường quốc lộ của vùng đồng bằng sông Hồng........................5 1.1.4. Sự phát triển của đường quốc lộ là nhu cầu tất yếu của xã hội ...............6 1.2. Tình hình nghiên cứu về quy hoạch cây xanh trên thế giới và ở Việt Nam ........7 1.2.1. Trên thế giới ..............................................................................................7 1.2.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................15 1.3. Hiện trạng và phân loại cây xanh trên các đƣờng giao thông ............................21 1.3.1. Hiện trạng cây xanh trên đường giao thông ở vùng nghiên cứu ............21 1.3.2. Phân loại cây xanh theo công dụng kết hợp với hình dạng ....................22 1.3.3. Phân loại cây xanh theo nguồn gốc ........................................................23 1.3.4. Phân loại cây xanh trên cơ sở bảo vệ môi trường ..................................23 1.3.5. Phân loại cây xanh theo nhu cầu sử dụng ..............................................24 1.3.6. Phân loại cây xanh theo đặc điểm thường dùng trên đường và theo thành phần thực vật học ....................................................................................24 1.3.7. Phân loại cây xanh theo chủ thể quản lý ................................................24 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................25 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................25 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25 2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................25 2.3.1. Một số tuyến quốc lộ lựa chọn nghiên cứu .............................................25 2.3.2. Cơ sở lựa chọn các tuyến quốc lộ để nghiên cứu ...................................26 2.3.3. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng ..................................................................................................................29 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................32 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận ....................................................................32 2.4.2. Phương pháp kế thừa, thu thập các thông tin và các tài liệu liên quan .33 2.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ................................................33 2.4.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................33 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài cây xanh và cấu trúc quần xã cây xanh trên các tuyến quốc lộ giao thông vùng nghiên cứu ..........................34 2.4.6. Vị trí quan trắc và lấy mẫu đất - nước – không khí ................................36 2.4.7. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .................................40 2.4.8. Phương pháp phân tích tổng hợp............................................................42 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................43 3.1. Thực trạng hệ thống cây xanh trên một số tuyến đƣờng quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng .................................................................................................................43 3.1.1. Quốc lộ 2 .................................................................................................43 3.1.2. Đường Võ Văn Kiệt .................................................................................44 3.1.3. Quốc lộ 18 ...............................................................................................45 3.1.4. Quốc lộ 5 .................................................................................................46 3.1.5. Quốc lộ 1A...............................................................................................46 3.2. Hiện trạng môi trƣờng đất - nƣớc – không khí ..................................................48 3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí............................................................48 3.2.2. Hiện trạng môi trường đất ......................................................................61 3.2.3. Hiện trạng môi trường nước ...................................................................65 3.3. Cơ sở khoa học môi trƣờng cho định hƣớng quy hoạch cây xanh.....................69 3.3.1. Nhu cầu quy hoạch cây xanh trên đường quốc lộ...................................69 3.3.2. Căn cứ, nguyên tắc và tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh trên đường quốc lộ ........................................................................................................................70 3.3.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá các loài cây xanh trên các tuyến quốc lộ theo phương châm “đất nào-cây ấy” ...........................................................73 3.3.4. Môi trường nước và khí ..........................................................................80 3.4. Định hƣớng phát triển và thiết kế cảnh quan cây xanh trên đƣờng quốc lộ phù hợp vùng đồng bằng sông Hồng ...............................................................................81 3.4.1. Cơ sở sinh thái môi trường cho định hướng phát triển cây trồng trên các tuyến quốc lộ .....................................................................................................81 3.4.2. Định hướng phát triển bền vững hệ thống cây xanh trên đường quốc lộ ...........................................................................................................................83 3.4.3. Định hướng thiết kế cảnh quan cây xanh ...............................................85 3.5. Đề xuất tập đoàn cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng ..........................................................................................................................92 3.5.1. Cây xanh thân gỗ trồng vỉa hè, lề đường, dải phân cách cố định (cây bóng mát) ..........................................................................................................92 3.5.2. Cây xanh thân thảo và cây bụi trồng làm dải phân cách .......................93 3.5.3. Cây thân thảo trồng phủ đất, cỏ phủ taluy .............................................93 3.6. Đề xuất giải pháp trồng cây xanh trên các tuyến quốc lộ ..................................96 3.6.1. Giải pháp tổng thể về quản lý cây xanh trên đường quốc lộ ..................96 3.6.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật ...................................................................98 3.6.3. Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách...........................................105 3.7. Đề xuất quy hoạch cây xanh cụ thể cho một số đoạn đƣờng quốc lộ ..............111 3.7.1. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc quy hoạch cây xanh trên đường quốc lộ .............................................................................................................111 3.7.2. Xây dựng các mô hình cây xanh ...........................................................114 3.7.3. Quy hoạch cho đoạn quốc lộ thuộc đường Võ Văn Kiệt .......................120 3.7.4. Quy hoạch cho đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên (Quốc lộ 2 cũ) .....................126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................133 1. Kết luận ..............................................................................................................133 2. Kiến nghị ............................................................................................................135 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................137 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank). BOD: Nhu cầu ôxy sinh học (Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand). BOT: Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build-Operate-Transfer). BXD: Bộ Xây dựng. COD: Nhu cầu ôxy hóa học (Chemical oxygen demand). CHC: Chất hữu cơ. DBH: Đƣờng kính ngang ngực (Diameter at breast height). ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng. GD & ĐT: Giáo dục và đào tạo. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product). GTĐB: Giao thông đƣờng bộ. GTVT: Giao thông vận tải. GIS: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System). Hk.km: Hành khách/km. KT-XH: Kinh tế xã hội. KH & CN: Khoa học và Công nghệ. KHMT: Khoa học môi trƣờng. MTOE: Hệ số chuyển đổi năng lƣợng áp dụng cho một số loại nhiên liệu phổ biến (Mega Ton of Oil Equivalent). NĐ-CP: Nghị định Chính phủ. NXB: Nhà xuất bản. PM10: Tổng các hạt bụi lơ lửng có đƣờng kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (Particulate matter). PM2,5: Tổng các hạt bụi lơ lửng có đƣờng kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5µm (Particulate matter). PTS: Phó tiến sĩ. QCVN: Qui chuẩn việt nam. QL: Quốc lộ. QLĐB: Quản lý đƣờng bộ SCN: Sau công nguyên. TCN: Trƣớc công nguyên. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. TS: Tiến sĩ. TSP: Tổng bụi lơ lửng (Total suspended particulate). TSS: Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids). TT: Thông tƣ. UBND: Ủy ban nhân dân. xqđ/ngđ: Xe quy đổi/ngày.đêm. DANH MỤC CÁC BẢNG Danh mục các bảng Bảng 1.1. Hiện trạng hệ thống đƣờng bộ trên địa bàn vùng ĐBSH ...................5 Bảng 2.1. Tổng số mẫu quan trắc và phân tích .................................................40 Bảng 3.1. Chất lƣợng không khí quan trắc vào mùa khô ..................................48 Bảng 3.3. Giá trị chênh lệch (%) giữa các hàng cây .........................................58 Bảng 3.4. Kết quả quan trắc và so sánh chất lƣợng môi trƣờng đất .................62 Bảng 3.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc .........................66 Bảng 3.6. Loại đất trên khu vực ĐBSH ............................................................75 Bảng 3.7. Các loài cây phù hợp với đất đất phù sa và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ...................................................................................................................78 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến QL lựa chọn nghiên cứu .........................................26 Hình 2.2. Xác định vị trí lấy mẫu, quy hoạch trên phần mềm Mapinfo 15.0 ...36 Hình 2.3. Phối cảnh mô hình cây xanh trên đƣờng trên phần mềm AutoCAD 36 Hình 2.4. Sơ đồ lấy mẫu ....................................................................................37 Hình 3.1. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại QL2 - điểm 1 ..........53 Hình 3.2. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại QL2 - điểm 2 ..........53 Hình 3.3. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại Đƣờng Võ Văn Kiệt54 Hình 3.4. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại tuyến QL18 .............55 Hình 3.5. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại tuyến QL5 ...............56 Hình 3.6. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại tuyến QL1A ............57 Hình 3.7. Lát cỏ .................................................................................................94 Hình 3.8. Lát cỏ thành các ô vuông...................................................................95 Hình 3.9. Lát chồng các vầng cỏ .......................................................................96 Hình 3.10. Các loài đại diện cho mô hình 3 ....................................................115 Hình 3.11. Phối cảnh cây xanh trên đƣờng của mô hình 3 .............................115 Hình 3.12. Các loài đại diện cho mô hình 4 ....................................................116 Hình 3.13. Phối cảnh cây xanh trên đƣờng của mô hình 4 .............................117 Hình 3.14. Mô hình 5 ......................................................................................118 Hình 3.15. Phối cảnh cây sấu trên đƣờng của mô hình 5 ................................118 Hình 3.16. Mô hình 6 ......................................................................................119 Hình 3.17. Phối cảnh cây xà cừ trên đƣờng của mô hình 6 ............................119 Hình 3.18. Sơ đồ quy hoạch đoạn 1 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................121 Hình 3.19. Sơ đồ quy hoạch đoạn 2 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................122 Hình 3.20. Sơ đồ quy hoạch đoạn 3 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................123 Hình 3.21. Sơ đồ quy hoạch đoạn 3 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................123 Hình 3.22. Sơ đồ quy hoạch đoạn 5 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................124 Hình 3.23. Sơ đồ quy hoạch đoạn 6 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................125 Hình 3.24. Sơ đồ quy hoạch đoạn 7 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................125 Hình 3.25. Sơ đồ quy hoạch đoạn 8 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................126 Hình 3.26. Sơ đồ quy hoạch đoạn 9 – đƣờng Võ Văn Kiệt ............................126 Hình 3.27. Sơ đồ quy hoạch đoạn 1 – QL2 .....................................................128 Hình 3.28. Sơ đồ quy hoạch đoạn 2 – QL2 .....................................................128 Hình 3.29. Sơ đồ quy hoạch đoạn 3 – QL2 .....................................................129 Hình 3.30. Sơ đồ quy hoạch đoạn 4 – QL2 .....................................................129 Hình 3.31. Sơ đồ quy hoạch đoạn 5 – QL2 .....................................................130 Hình 3.32. Sơ đồ quy hoạch đoạn 6 – QL2 .....................................................131 Hình 3.33. Sơ đồ quy hoạch đoạn 7 – QL2 .....................................................131 Hình 3.34. Sơ đồ quy hoạch đoạn 8 – QL2 .....................................................132 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây xanh từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống của con ngƣời. Là một bộ phận quan trọng của tự nhiên, có tác dụng trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trƣờng, ... Đối với đƣờng bộ nói chung và đƣờng quốc lộ riêng, cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng của tuyến đƣờng và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lƣợng cảnh quan đƣờng bộ. Vùng ĐBSH có điều kiện khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho việc phát triển cây xanh, lại có một quá trình phát triển KT-XH và lối sống hàng ngàn năm trong đó cây xanh góp một phần quan trọng. ĐBSH giữ vai trò cửa ngõ phía bắc của Tổ quốc. Hệ thống giao thông hiện có nhƣ: mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng sắt, cảng biển, cảng hàng không quốc tế sân bay Nội Bài,... là những đầu mối nối liền giữa ĐBSH với các vùng kinh tế trong nƣớc và mở rộng quan hệ giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Địa bàn ĐBSH lại “cận kề” với Trung Quốc (thị trƣờng to lớn của cả thế giới) và “cách không xa” các nƣớc vùng Đông - Bắc Á [65]. Ở vào vị trí địa lý thuận lợi và với đặc điểm phát triển, ĐBSH đang có tốc độ phát triển mạnh, đã, đang và sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của cả nƣớc, là nơi giao lƣu quốc tế giữa nƣớc ta với các nƣớc trong vùng Đông Nam Á và thế giới. Cùng với sự phát triển vƣợt bậc về kinh tế thì môi trƣờng khu vực cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm không khí. Hiện nay, ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong số các chất gây ô nhiễm không khí nói chung, khí thải từ các phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ chiếm một tỷ trọng đáng kể. Căn cứ vào lƣợng xăng và dầu diesel các phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ tiêu thụ hàng năm và lƣợng chất độc hại thải ra khi đốt cháy một tấn nhiên liệu có thể ƣớc tính đƣợc lƣợng chất độc hại thải ra môi trƣờng trong năm đó [29]. Theo thống kê và dự đoán của Bộ Công thƣơng nhu cầu năng lƣợng cuối cùng của ngành giao thông năm 2014 là 11.2 MTOE, năm 2015 là 12.1 MTOE; dự báo năm 2020 là 16.4 1 MTOE, năm 2025 là 22.0 MTOE và năm 2030 là 29.8 MTOE với dự báo tăng trƣởng trung bình từ 2014 – 2030 là 6.3% [3]. Do đó, việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng là việc hết sức cần thiết nhƣng phải duy trì cho đƣợc tốc độ phát triển xã hội. Trong công tác quản lý môi trƣờng, tùy theo từng chất gây ô nhiễm và trên cơ sở khía cạnh sinh thái, nhiều biện pháp khống chế cho cả 2 đầu vào và ra đối với các nguồn gây ô nhiễm đã và đang đƣợc sử dụng, trong đó có biện pháp trồng cây, phát triển hệ thống mảng xanh. Những năm gần đây cùng với phƣơng hƣớng dần dần đổi mới thiết bị công nghệ và tăng cƣờng các biện pháp quản lý giám sát môi trƣờng, trong đó có số lƣợng và chất lƣợng cây xanh dọc các tuyến đƣờng, ít nhiều đƣợc chỉnh trang và phát triển. Nhờ đó, bƣớc đầu đã phát huy tác dụng về hiệu quả cảnh quan và ở chừng mực nào đó có ảnh hƣởng tích cực đối với môi trƣờng sinh thái dọc tuyến đƣờng. Tuy nhiên, về phƣơng diện này còn nhiều hạn chế bởi diện tích xanh dọc các tuyến đƣờng tuy có tăng, nhƣng mật độ lƣu thông phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ ngày càng cao, chất lƣợng đƣờng lại xuống cấp, .... Hơn thế nữa, loài cây trồng vẫn còn nhiều hạn chế, không những về số lƣợng mà cả về chất lƣợng. Thời gian qua nhiều loài cây trồng đã bộc lộ khá rõ nét sự không phù hợp với loại hình mảng xanh dọc các tuyến đƣờng [43]. Do đó, nghiên cứu các cơ sở khoa học môi trƣờng để làm luận cứ, góp phần phân bố lại diện tích xanh trên cơ sở tiềm năng đất đai có tính đến lịch sử phát triển của tuyến đƣờng và xác định tập đoàn cây trồng phù hợp cho một số tuyến đƣờng là cần thiết và cấp bách để vùng ĐBSH có thể đạt đƣợc một diện tích xanh tối thiểu với cơ cấu cây trồng phù hợp, góp phần cải thiện môi trƣờng sinh thái vốn đã bị ô nhiễm nặng nề bởi quá trình phát triển kinh tế. Đó là lý do hình thành đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho định hướng quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hƣớng vào giải quyết một số mục tiêu cơ bản sau đây: - Nghiên cứu, đánh giá đƣợc thực trạng việc quy hoạch cây xanh trên một số tuyến QL vùng ĐBSH. 2 - Đánh giá đƣợc mức độ phù hợp của một số loài cây xanh với điều kiện sinh thái môi trƣờng và tác động tích cực tới môi trƣờng của các dải cây xanh trên một số tuyến QL vùng ĐBSH. Trên cơ sở đó xác định cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp hợp lý cho định hƣớng quy hoạch cây xanh đối với các tuyến đƣờng QL. 3. Những đóng góp mới của đề tài Lần đầu tiên đã điều tra, đánh giá tổng hợp đƣợc thực trạng thành phần loài, cấu trúc các dải cây xanh cũng nhƣ các đặc tính lý, hóa học lớp phủ thổ nhƣỡng, nƣớc mặt của các dải cây xanh và các khoảng trống có khả năng quy hoạch cây xanh ở một số tuyến QL chính vùng ĐBSH. Đã xây dựng đƣợc cơ sở khoa học cho định hƣớng quy hoạch cây xanh trên các tuyến QL chính vùng ĐBSH và đề xuất quy hoạch cây xanh cụ thể cho các đoạn QL 2 và đƣờng Võ Văn Kiệt đáp ứng mục tiêu an toàn giao thông, góp phần phát triển KT-XH và ổn định sinh thái môi trƣờng. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xác định đƣợc vai trò và ý nghĩa quan trọng của cây xanh đối với phát triển giao thông, an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng trên các tuyến đƣờng QL vùng ĐBSH. Góp phần vào quá trình bảo vệ và tôn tạo cảnh quan đƣờng bộ trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng và nâng cấp sửa chữa các tuyến đƣờng QL. Đề xuất cơ sở khoa học môi trƣờng để nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu trong quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế về cây xanh của các tuyến QL vùng ĐBSH, có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng cho công tác nghiên cứu lập, thẩm định quy hoạch xây dựng và quản lý cây xanh các tuyến đƣờng QL của ĐBSH trong thời gian tới; ứng dụng để xây dựng quy chế quy hoạch cây xanh các tuyến QL khác. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lƣợc về hệ thống đƣờng quốc lộ vùng nghiên cứu 1.1.1. Hệ thống đường quốc lộ Định nghĩa: QL là đƣờng nối liền Thủ đô Hà Nội với các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đƣờng nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phƣơng trở lên; đƣờng nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đƣờng bộ; đƣờng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực. Đƣờng đô thị là đƣờng trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị (khoản a, mục 1, điều 39, Luật Giao thông đƣờng bộ số 23/2008/QH12). Về mặt quản lý: Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đƣờng bộ quy định nhƣ sau: Hệ thống QL do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quyết định; Hệ thống đƣờng tỉnh, đƣờng đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đƣờng tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đƣờng đô thị). Nhƣ vậy, đƣờng QL khi chạy qua phạm vi địa giới hành chính nội thành nội thị thì theo luật nó vừa có tính chất của đƣờng QL lại vừa phù hợp với điều kiện của đƣờng đô thị. Tuy nhiên về mặt quản lý lại có sự phân công rõ ràng, hệ thống QL do Bộ Giao thông vận tải quản lý [47]. 1.1.2. Mạng lưới đường bộ của Việt Nam Mạng lƣới đƣờng bộ bao gồm hệ thống quốc lộ với 21.100km, chiếm tỉ lệ 4%; đƣờng đô thị có 26.950km, chiếm 5%; đƣờng tỉnh 28.910km, chiếm 5,1%; đƣờng huyện 58.430km, chiếm 10%; đƣờng liên xã 144.670km, chiếm 25%; đƣờng thôn xóm, đƣờng trục nội đồng 289.790km, chiếm 51% và 741km đƣờng cao tốc. Trong những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ có những bƣớc phát triển mạnh, theo hƣớng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; chất lƣợng vận tải đƣờng bộ ngày một nâng cao, bƣớc đầu góp phần thực hiện mục tiêu GTVT đi trƣớc một bƣớc trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. 4 1.1.3. Hệ thống đường quốc lộ của vùng đồng bằng sông Hồng Sau hơn 20 năm kể từ khi nƣớc ta thực hiện công cuộc đổi mới, hệ thống giao thông đƣờng bộ thuộc vùng ĐBSH đã có sự phát triển rõ rệt. Mạng lƣới QL đã cơ bản đƣợc hình thành, gồm các trục QL hƣớng tâm kết nối Thủ đô Hà Nội. Vùng ĐBSH với các vùng, miền khác của đất nƣớc nhƣ QL1A, QL2, QL3, QL6, QL32 và đƣờng Hồ Chí Minh; các trục QL kết nối đến các cảng biển, cảng hàng không nhƣ QL5, QL18 và đƣờng Bắc Thăng Long - Nội Bài (đƣờng Võ Văn Kiệt); các trục QL kết nối nội vùng nhƣ QL10 và QL39. Các QL này sau khi đƣợc cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới đều có chất lƣợng khá tốt. Các tuyến QL có quy mô phổ biến là 2 làn xe, một số đoạn qua thành phố, thị xã đƣợc mở rộng lên 4 hoặc 6 làn xe [65]. ảng .1. Hiện trạng hệ thống đường bộ trên địa bàn vùng Đ SH Đơn vị: km Loại đƣờng Tổng QL Tỉnh lộ Đƣờng đô thị Đƣờng chuyên dùng Đƣờng GTNT: - Đường huyện - Đường xã - Đường thôn xóm Tổng chiều dài Kết cấu mặt đƣờng 57.696 1.525 3.026 ê tông nhựa 6.674 968 1.159 ê Láng Cấp tông xi nhựa phối măng 14.216 6.981 9.984 75 462 20 168 1.141 209 1.639 472 264 749 27 79 19 30 3.488 16 - 131 3.448 3 - - 48.017 4.199 13.734 5.128 872 695 19.292 1.223 6.026 23.597 2.104 7.013 4.338 6.300 1.598 737 2.460 2.841 279 2.722 Đá dăm Đường khác Đất 3.551 12.544 287 61 3.162 12.464 3.857 - 3.822 607 517 102 2.009 4.123 610 546 7.824 3.110 Nguồn [65] Nhờ có sự cải thiện của chất lƣợng mặt đƣờng và bề rộng mặt đƣờng, tốc độ xe chạy cho phép trên các tuyến QL đã đƣợc nâng lên mức tối đa 80km/h (trƣớc đây là 60km/h), đoạn qua khu vực đô thị là 60km/h (trƣớc đây là 40km/h). 5 . .4. Sự phát triển của đường quốc lộ là nhu cầu tất yếu của xã hội Đƣờng QL đƣợc coi là mạch máu liên lạc của bất kỳ đất nƣớc nào. Hầu hết các đƣờng QL khi đƣợc xây dựng đều đóng những vai trò chiến lƣợc trong sự phát triển của những nơi mà nó đi qua. Vận tải đƣờng bộ là một ngành dịch vụ sản xuất có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng, là huyết mạch của quốc gia, là cầu nối giao lƣu các hoạt động kinh tế - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Giao thông vận tải nói chung là sự kết hợp hữu cơ của kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện và tổ chức dịch vụ vận tải nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vận tải đƣờng bộ là một trong những loại hình giao thông vận tải mà sử dụng hệ thống các công trình tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt xã hội nhƣ: hệ thống các loại đƣờng QL, đƣờng đô thị, đƣờng tỉnh lộ, đƣờng huyện, đƣờng xã, đƣờng chuyên dùng, và hệ thống các loại cầu, bến bãi, đèn giao thông, đèn chiếu sáng,... Tổng thể các công trình này đƣợc gọi là hệ thống giao thông đƣờng bộ. Trong nền kinh tế quốc dân, vận tải là một ngành kinh tế đặc biệt và quan trọng. Nó có mục đích vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Trong quá trình sản xuất, nó không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hóa, tuy nhiên tầm quan trọng của nó dễ nhận thấy trong mọi ngành kinh tế. Nó cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho mọi nhà máy; nó vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc để xây dựng các nhà máy. Trong quá trình sản xuất, giao thông đƣờng bộ cũng đảm nhiệm chức năng vận chuyển từ phân xƣởng tới phân xƣởng và kho bãi. Ngày nay khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu liên kết sản xuất giữa các quốc gia ngày càng tăng thì quá trình vận tải càng trở nên quan trọng, đặc biệt là vận tải đƣờng bộ. Cuối cùng, khâu phân phối tới tay ngƣời tiêu dùng cũng lại phải nhờ tới vận tải đƣờng bộ là chủ yếu. Có thể thấy rằng giao thông đƣờng bộ là một bộ phận tất yếu quan trọng bởi những ƣu điểm của nó so với các hình thức vận tải khác, cụ thể nhƣ: - Giao thông đƣờng bộ có tính cơ động cao, có thể vận tải trực tiếp không cần qua các phƣơng tiện vận tải trung gian. 6 - Đƣờng bộ đòi hỏi đầu tƣ ít vốn hơn đƣờng sắt, có thể đi đƣợc đến những nơi địa hình hiểm trở. - Tốc độ vận tải khá lớn, nhanh hơn đƣờng thủy, tƣơng đƣơng với đƣờng sắt, về cự ly ngắn có thể cạnh tranh với hàng không. - Cƣớc phí vận chuyển trên đƣờng bộ rẻ hơn nhiều so với hàng không nên lƣợng hành khách và hàng hóa thƣờng chiếm 80 - 90% về khối lƣợng hàng và 59 70% về khối lƣợng vận chuyển, ở nƣớc ta, con số này là 50% và gần 90% [65]. Có thể nói, trong những năm gần đây, ngành GTVT đã đƣợc nhà nƣớc ƣu tiên tăng vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ (bình quân khoảng 15% mỗi năm). Đối với nƣớc ta, khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, việc phát triển các tuyến đƣờng QL đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nƣớc. Sự phát triển nhanh và ngày càng nâng cao về chất lƣợng đƣờng QL đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội. 1.2. Tình hình nghiên cứu về quy hoạch cây xanh trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài ngƣời, các tuyến đƣờng và các đô thị dần dần hình thành trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Cây xanh đã đƣợc trồng từ lâu dọc theo các tuyến đƣờng với nhiều lý do khác nhau. Từ những thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại cây xanh đã giữ một vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Ngƣời Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Hoa và La Mã xƣa rất trân trọng cây xanh và có trƣờng hợp thờ cúng cây [42]. Cùng với việc trồng cây, kiến thức liên quan đến việc chăm sóc cây trồng cũng đã có từ lâu, khoảng 1.500 năm TCN ở Ai Cập. Kiến thức này đƣợc tiếp tục phát triển khi nền văn minh nhân loại ngày một thăng tiến. Khi thƣơng mại và giao thông phát triển, cây trồng đƣợc chuyển đi từ nƣớc này sang nƣớc khác và các vƣờn thực vật lớn nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia. Điều này làm gia tăng chủng loại cây trồng, dẫn tới kiến thức về trồng cây và chăm sóc cây ngày càng phong phú và đa dạng hơn [43]. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan