Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật khu dự trữ sinh quyển cần giờ - thành phố hồ chí...

Tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật khu dự trữ sinh quyển cần giờ - thành phố hồ chí minh

.PDF
84
363
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Phước XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Phước XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Đức Tuấn TS. Phạm Văn Ngọt Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các tổ chức cá nhân, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Cán bộ phòng Sau đại học của nhà trường đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Đức Tuấn và Tiến sĩ Phạm Văn Ngọt đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trong Sinh học đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian học Đại học và Sau đại học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát và thu thập mẫu để hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Sở GD & ĐT tỉnh Bình Thuận và BGH trường THPT Lý Thường Kiệt đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Ngoài ra tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012 Phan Thị Phước LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Học viên thực hiện Phan Thị Phước DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu DTSQ Dự trữ sinh quyển Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh RNM Rừng ngập mặn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các sông chính ở Cần Giờ Bảng 3.1. Độ đa dạng về phân loại thực vật ở RNM Cần Giờ trong CSDL theo các ngành thực vật Bảng 3.2. Độ đa dạng về phân loại thực vật của ngành Ngọc Lan Bảng 3.3. Độ đa dạng về loài trong các họ thực vật Bảng 3.4. Tên loài theo nhóm cây Bảng 3.5. Thành phần loài theo dạng sống và nhóm cây Bảng 3.6. Số lượng loài theo dạng rễ Bảng 3.7. Số lượng loài theo dạng rễ và nhóm cây Bảng 3.8 Thành phần loài theo kiểu lá và nhóm cây Bảng 3.9. Thành phần loài theo cách mọc lá và nhóm cây Bảng 3.10. Thành phần loài theo tiền khai hoa và nhóm cây Bảng 3.11. Thành phần loài theo vị trí bầu nhụy và nhóm cây Bảng 3.12. Số lượng loài theo dạng quả và nhóm cây Bảng 3.13. Số lượng loài cây chính thức theo kiểu đất Bảng 3.14. Số lượng loài cây chính thức theo độ mặn Bảng 3.15. Số lượng loài cây chính thức theo độ ngập triều Bảng 3.16. Thành phần loài theo các nhóm công dụng DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ khu DTSQ Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh Hình 3.1. Biểu đồ số lượng loài trong CSDL theo các ngành thực vật Hình 3.2. Biểu đồ thành phần loài theo dạng sống Hình 3.3. Biểu đồ thành phần loài theo kiểu lá Hình 3.4. Biểu đồ thành phần loài theo cách mọc lá Hình 3.5. Biểu đồ thành phần loài theo tiền khai hoa Hình 3.6 Biểu đồ thành phần loài theo vị trí bầu nhụy Hình 3.7 Biểu đồ số lượng loài theo dạng quả Hình 3.8 Biểu đồ thành phần loài cây chính thức theo kiểu đất. Hình 3.9. Biểu đồ thành phần loài cây chính thức theo độ mặn. Hình 3.10. Biểu đồ thành phần loài cây chính thức theo độ ngập triều Hình 3.11. Biểu đồ thành phần loài theo công dụng Hình 3.12. Màn hình đăng nhập vào CSDL Hình 3.13. Hướng dẫn tìm kiếm theo ngành thực vật Hình 3.14. Biểu mẫu tìm kiếm theo ngành thực vật Hình 3.15. Mẫu báo cáo danh mục họ thực vật theo ngành Hình 3.16. Mẫu báo cáo danh mục họ và loài thực vật theo ngành được sắp xếp theo hệ thống của Brummitt Hình 3.17. Hướng dẫn tìm theo họ thực vật Hình 3.18. Biểu mẫu tìm kiếm theo họ thực vật Hình 3.19. Mẫu báo cáo danh mục loài thực vật theo họ Hình 3.20. Hướng dẫn tìm kiếm theo tên loài Hình 3.21. Biểu mẫu tìm kiếm theo tên loài tại trang danh sách loài Hình 3.22. Một phần biểu mẫu thông tin chi tiết loài Hình 3.23. Một phần mẫu báo cáo thông tin chi tiết loài Hình 3.24. Một phần biểu mẫu xem hình ảnh mỗi loài Hình 3.25. Biểu mẫu lưu hình và thoát Hình 3.26. Cửa sổ mở xem và lưu hình ảnh của Paint trong Windows Hình 3.27. Hướng dẫn tìm kiếm theo các đặc điểm hình thái Hình 3.28. Biểu mẫu tìm kiếm theo dạng sống Hình 3.29. Một phần mẫu báo cáo danh mục loài theo dạng sống Hình 3.30. Biểu mẫu tìm kiếm theo dạng quả Hình 3.31. Một phần mẫu báo cáo danh sách loài theo dạng quả Hình 3.32. Hướng dẫn tìm kiếm theo đặc điểm sinh thái Hình 3.33. Biểu mẫu tìm kiếm theo kiểu đất Hình 3.34. Hướng dẫn tìm kiếm theo nhóm cây Hình 3.35. Biểu mẫu tìm kiếm theo nhóm cây Hình 3.36. Một phần mẫu báo cáo danh sách loài theo nhóm cây Hình 3.37. Biểu mẫu tìm kiếm theo nhóm cây và dạng sống Hình 3.38. Một phần mẫu báo cáo danh sách loài theo nhóm cây và dạng sống Hình 3.39. Hướng dẫn tìm kiếm theo công dụng Hình 3.40 . Biểu mẫu tìm kiếm theo công dụng Hình 3.41 . Một phần mẫu báo cáo danh mục loài theo công dụng Hình 3.42. Hướng dẫn tìm kiếm tổng hợp thông tin loài bằng cách sắp xếp dữ liệu Hình 3.43. Hướng dẫn tìm kiếm tổng hợp thông tin loài bằng cách lọc dữ liệu Hình 3.44. Hướng dẫn nhập liệu Hình 3.45. Một phần biểu mẫu nhập liệu cho loài Hình 3.46. Hướng dẫn in báo cáo trực tiếp từ màn hình chính Hình 3.47. Màn hình in báo cáo MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 1 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................. 2 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................ 5 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 8 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 9 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 9 4. Phạm vi của đề tài ....................................................................................... 9 5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 9 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................. 10 1.1. Tổng quan về khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) .................................... 10 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của khu DTSQ Cần Giờ ...............................................10 1.1.2. Động thực vật Cần Giờ ...............................................................................14 1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn .............................................................................................. 16 1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................16 1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 19 2.1. Đối tượng ................................................................................................. 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 19 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu viết .........................................19 2.2.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên ....................................................19 2.2.3. Phương pháp mô tả hình thái thực vật ........................................................20 2.2.4. Phương pháp xác định và kiểm tra tên khoa học ........................................20 2.2.5. Phương pháp xây dựng bảng danh lục thực vật ..........................................20 2.2.6. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm tra cứu thực vật Cần Giờ ........................................................................................................................20 2.2.7. Phương pháp chụp hình mẫu vật ................................................................21 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........... 22 3.1 Thành phần loài thực vật được sử dụng trong CSDL ......................... 22 3.1.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại ......................................................22 3.1.2 Thành phần loài theo nhóm cây ...................................................................26 3.1.3. Thành phần loài theo các đặc điểm hình thái .............................................30 3.1.4. Thành phần loài theo điều kiện sinh thái ....................................................38 3.1.5. Thành phần loài theo các nhóm công dụng ................................................41 3.2. Kết quả xây dựng CSDL thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ............. 43 3.2.1. Mục tiêu của CSDL ....................................................................................43 3.2.2. Cấu trúc mục tin của CSDL ........................................................................43 3.3. Kết quả xây dựng phần mềm CSDL để tra cứu thực vật khu DTSQ Cần Giờ .......................................................................................................... 45 3.3.1. Một số yêu cầu cơ bản ................................................................................45 3.3.2. Cấu trúc của phần mềm ..............................................................................45 3.3.3. Hướng dẫn sử dụng sổ tay điện tử ..............................................................50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 70 1. Kết luận ...................................................................................................... 70 2. Đề nghị ........................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 71 PHỤ LỤC ....................................................................................... 73 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với những biểu hiện thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sóng thần … thì vai trò của các hệ sinh thái rừng ngày càng được chú trọng hơn đặc biệt là các hệ sinh thái rừng ngập mặn - một dạng hệ sinh thái đặc trưng trong các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước thường tồn tại ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có thủy triều ra vào hàng ngày. Rừng ngập mặn (RNM) có tác động hữu ích đến môi trường xung quanh, nhờ có hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất, RNM có tác dụng cản sóng và tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ nên chúng có tác dụng làm chậm dòng chảy và thích nghi với mức nước biển dâng. RNM còn có tác dụng giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường. Khi RNM tự nhiên được bảo vệ hoặc các rừng trồng đủ rộng sẽ tạo thành những bức tường xanh vững chắc. Những loài cây ngập mặn với tầng tán dày có tác dụng to lớn trong việc giảm cường độ của sóng. Hệ thống rễ chằng chịt giảm tác hại của sóng, nhờ đó bảo vệ bờ biển và những con đê biển khỏi bị xói lở do triều cường và nước biển dâng. Ngoài ra RNM còn là bãi ươm nuôi cho nhiều loại tôm cá, thủy hải sản và các loài động vật trên cạn. Bởi vai trò quan trọng đặc biệt như vậy nên nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu về hệ sinh thái RNM nói chung và về các loài thực vật RNM nói riêng là rất cần thiết và bổ ích. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc ứng dụng những phần mềm vi tính vào công tác nghiên cứu và quản lý các hệ sinh thái không còn là điều xa lạ nữa. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài cây ngập mặn tại khu DTSQ Cần Giờ dưới dạng thông tin lưu trữ trên máy tính phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh và sinh viên. Góp phần giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM, bảo vệ môi trường của cộng đồng. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu biên tập thông tin của các loài thực vật RNM Cần Giờ: Gồm các mục tin: + Dạng sống: cây gỗ, dây leo, cây bụi, thân cỏ. + Đặc điểm hình thái: rễ, lá, hoa, quả. + Phân bố: trên thế giới, ở Việt Nam và tại Cần Giờ + Công dụng: làm gỗ, làm thuốc, xây dựng … + Đặc điểm sinh thái: kiểu đất, độ mặn, độ ngập triều. - Hình minh họa cho các loài cây ngập mặn. - Lưu trữ các thông tin thu thập được từ những nghiên cứu trên để xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật khu DTSQ Cần Giờ. 4. Phạm vi của đề tài Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm phân loại, hình thái, sinh thái, công dụng của các loài cây ngập mặn ở khu DTSQ Cần Giờ (91 loài cây ngập mặn gồm nhóm cây ngập mặn chính thức và nhóm cây tham gia rừng ngập mặn). 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, làm tư liệu cho những nghiên cứu khác về RNM. Góp phần nâng cao lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ các hệ sinh thái rừng và môi trường sống. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của khu DTSQ Cần Giờ 1.1.1.1. Vị trí địa lý Hình1.1. Bản đồ khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu RNM Cần Giờ) Đơn vị hành chính huyện Cần Giờ trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), tọa độ địa lý nằm trong 100 22’14” - 10049’09’’ vĩ Bắc và 106046’12’’ 107000’59’’ kinh Đông. Huyện Cần Giờ trải dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây 30 km. Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, Nam giáp biển Đông, Đông giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng Tàu và Tây giáp hai tỉnh Long An và Tiền Giang . Cần Giờ có diện tích tự nhiên là 71.642 ha, diện tích mặt nước 25.075 ha, diện tích đất rừng và rừng là 32.000 ha, đa số là rừng ngập mặn (rừng xác và rừng đước). Huyện Cần Giờ có 69 cù lao lớn nhỏ, trước đây thuộc tỉnh Gia Định cũ, sau thuộc tỉnh Đồng Nai (1976 – 1978) có tên là Duyên Hải. Đến 18/2/1991, đổi tên thành huyện Cần Giờ thuộc Tp.HCM. Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa, Thạnh An. Khu DTSQ Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21 tháng 01 năm 2000 với hệ động thực vật phong phú, đa dạng điển hình cho vùng ngập mặn. Khu DTSQ Cần Giờ gồm có 3 vùng: Vùng lõi có diện tích 4.721 ha gồm các tiểu khu 3, 4b, 6, 11,12 và 13; Vùng đệm có diện tích 37.339 ha gồm 18 tiểu khu còn lại; Vùng chuyển tiếp có diện tích 29.310 ha gồm các khu vực còn lại.[14] 1.1.1.2. Địa hình Huyện Cần Giờ có hình lòng chảo ở khu vực trung tâm, nếu xét từ khu vực nhỏ thì địa hình cũng có nhiều thay đổi nhưng độ chênh lệch không lớn lắm, đa số địa hình cao trung bình 0,0 - 1,5m, trừ núi Giồng Chùa điểm cao nhất huyện có độ cao 10,1m ở tiểu khu 14. Do lực tương tác sông – biển tạo địa hình theo hai xu hướng chính: - Trên tuyến sông Soài Rạp, do dòng chảy của sông mạnh, sự bồi tích và lắng đọng chiếm ưu thế tại cửa sông, điểm tương tác của sông và biển, nên nền đáy lòng sông cạn dần ở khu vực Lâm Viên Cần Giờ (xã Long Hòa). Theo thời gian, hình dạng địa hình đang di chuyển dần về hướng Đông từ phía sông Soài Rạp, cũng như quá trình bồi lắng đang tạo ra các vùng đất cao và dần dần nâng cao lòng sông về hướng Tây. - Trên tuyến sông Lòng Tàu – Gò Gia – Thị Vải (đặc biệt là cửa sông Gò Gia), hiện tượng xói lở xảy ra do lực tương tác từ biển mạnh hơn, vì thế dần dần thấy tổng quát là hình dạng di chuyển theo hướng Tây Bắc ở hệ thống sông này.[9] 1.1.1.3. Thổ nhưỡng Huyện Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới, do phù sa của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất. Sự phát triển của một khu vực rừng ngập mặn tùy thuộc lượng mưa nhiều và mật độ sông rạch dày đặc đan xen nhau trong khu vực, cung cấp một lượng lớn và phong phú phù sa vào vùng cửa sông ven biển. Đất hình thành tại Cần Giờ được tổng hợp bởi các quá trình lắng tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. Đất đai Cần Giờ chia thành 5 dạng: đất ngập triều 2 lần trong ngày, 1 lần trong ngày, vài lần trong tháng, ngập vào cuối năm, dạng đất cao ít ngập triều. Do các dạng thể đất khác nhau nên việc phân bố các loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ. 1.1.1.4. Đặc điểm thủy văn Huyện Cần Giờ có mạng sông rạch chằng chịt, đan xen vào nhau. Nguồn nước ngọt từ sông đổ ra là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp, bên cạnh đó còn sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó. Có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại hai cửa sông chính hình phễu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Diện tích sông rạch chiếm 31,05% tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ. Sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu biển có trọng tải dưới 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn. Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn, từ đó có ảnh hưởng làm thay đổi địa hình khu vực và thay đổi thực vật cảnh. Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ thống sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác. Bảng 1.1. Các sông chính ở Cần Giờ Dài (km) Rộng (km) Sâu (m) Nhà Bè 29,5 1,67 10 -20 Soài Rạp 14,5 3,1 < 10 Đồng Tranh 67,5 1,8 10 – 25 Lòng Tàu 32 0,55 10 – 25 Ngã Bảy 10 0,9 10 -30 Gò Gia 12 0,6 10 – 20 Sông (Nguồn: Lê Đức Tuấn và cộng sự, 2002) Hệ thống sông rạch huyện Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày). Biên độ triều khoảng 2,5m khi triều kém và 4,2m khi triều cường. Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau, nhưng hai chân triều lệch nhau. Theo lịch âm, vào các ngày 29, 31, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17, 18, mỗi ngày có hai con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ khi triều cường. Các ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 6, 7, 8, 9 và ngày 23, 24, 25, 26 âm lịch.[9] Biên độ triều cực đại từ 4 - 4,2m thuộc loại cao nhất của Việt Nam, biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc. Thời gian có biên độ triều lớn nhất từ tháng 9 đến tháng giêng với biên độ từ 3,6 - 4,1m ở vùng phía Nam và từ 2,8 – 3,3m ở vùng phía Bắc huyện Cần Giờ. Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11, thấp nhất vào tháng 4 và tháng 5. Qua các số liệu đo độ mặn từ 1977 – 2000 cho thấy độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vào khoảng tháng 4 nước biển chiếm ưu thế trong mối tương tác sông biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, độ mặn của nước trong rừng được nâng cao lên. Ngược lại vào thời gian từ tháng 9 – 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong lực tương tác sông biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực. Cùng một thời điểm độ mặn giảm từ Đông sang Tây. Độ mặn trên hệ sông Soài Rạp thấp hơn hẳn so với hệ sông Lòng Tàu và sông Thị Vải do lòng sông hình thành khác nhau. Sông Soài Rạp có độ sâu nhỏ hơn nên tác động từ biển Đông vào sông Soài Rạp yếu hơn vào sông Lòng Tàu.[9] 1.1.1.5. Đặc điểm khí hậu Nhìn chung khí hậu huyện Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của quy luật gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Lượng mưa. Lượng mưa huyện Cần Giờ thấp nhất Tp.HCM, trung bình từ 1300 – 1400mm hàng năm. Chế độ gió: có 2 hướng chính trong năm là Tây – Tây Nam từ tháng 5 – 10 dương lịch và Bắc – Đông Bắc từ tháng 11 – 4 năm sau.[9] Độ ẩm và lượng bốc hơi: độ ẩm tương đối cao, trung bình từ 80 – 85%, lượng bốc hơi nước trung bình là 1.204 mm/tháng. - Nhiệt độ Biên độ nhiệt trong ngày từ 5oC – 7oC, trong các tháng thường nhỏ hơn 40C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 5 và thấp nhất trong khoảng tháng 11 đến tháng 1.[9] Nhiệt độ trung bình trong năm là 27oC, lượng bức xạ trung bình ngày trên 300 Cal/cm2 số giờ nắng 7 – 9 giờ/ngày.[9] 1.1.2. Động thực vật Cần Giờ 1.1.2.1. Hệ thực vật RNM Cần Giờ Trong chiến tranh RNM Cần Giờ đã bị hủy hoại, hệ sinh thái đã bị thay đổi theo chiều hướng xấu. Từ năm 1978 đến nay, sau hơn 20 năm khôi phục lại rừng, trên 34.000 ha RNM đã được phục hồi tốt, tài nguyên rừng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Thành phần loài cây ở RNM Cần Giờ bao gồm nhiều loài cây ngập mặn chính thức, các loài cây gia nhập RNM và loài cây trên vùng đất cao. Theo Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2007) cho biết ở RNM Cần Giờ có 182 loài thực vật bậc cao có mạch với 128 chi, thuộc 57 họ. Trong thành phần loài thực vật có 36 loài cây ngập mặn chủ yếu, 46 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 100 loài nhập cư, sống trên đất cao. Những họ thực vật quan trọng tạo thành các quần xã RNM, có giá trị về môi trường, giá trị kinh tế, giá trị cảnh quan là những họ: họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mấm (Avicenniaceae), họ Bần (Sonneratiaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Cau (Arecaceae).[4] RNM Cần Giờ có các quần xã: - Quần xã Bần chua; - Quần xã Mấm trắng - Mấm đen; - Quần xã Mấm trắng - Bần trắng; - Quần xã Mấm đen - Đước đôi; - Quần xã Đước - Mấm đen; - Quần xã Đước; - Quần xã Đưng; - Quần xã Cóc vàng; - Quần xã Dà - Cóc - Lức; - Quần xã Mấm biển; - Quần xã Chà là; - Quần xã Ráng đại; - Quần xã Dừa lá. [3] 1.1.2.2. Động vật Theo kết quả điều tra sơ bộ RNM Cần Giờ có 36 loài thuộc 21 họ động vật thân mềm, trong đó 25 loài Chân bụng và 11 loài Thân mềm hai mảnh vỏ, các loài chân bụng sống dưới tán rừng và sàn rừng, các loài Thân mềm, Hai mảnh vỏ sống tập trung ở bãi bồi. Các loài giáp xác như cua, tôm... sống dọc theo kênh rạch để tìm nguồn thức ăn, chúng cung cấp nguồn thực phẩm không nhỏ cho cuộc sống của người dân vùng ven biển. Cần Giờ có trên 127 loài cá thuộc 39 họ. Chúng là những loài cá sống ở ven biển cửa sông có nồng độ muối thấp. Những loài cá sống ở vùng nước lợ thường sinh sản ở ngoài biển và sinh sống ở cửa sông, là đối tượng khai thác ven bờ của ngư dân. Nhiều loài cá giá trị kinh tế cao như: cá Dứa, cá Ngát, cá Chẽm, cá Đối, cá Chìa Vôi, cá Nhám...[14] 1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn 1.2.1. Trên thế giới Có nhiều Web tra cứu về thực vật rừng ngập mặn như: Trang web (http://plants.usda.gov/java/profile?symbol=RHMA2) cung cấp dữ liệu về các loài thực vật ở Mỹ, trong đó có thông tin về 90611 loài thực vật gồm các mục tin (vị trí phân loại, bản đồ phân bố, hình chụp) trong đó thông tin về các loài cây ngập mặn (red mangrove) là rất ít.[20] Ở Singapore, có trang web (http://mangrove.nus.edu.sg/guidebooks/) giới thiệu về RNM với những nội dung: phân bố, diện tích RNM, mô tả đặc điểm của hoa, quả, nguồn gốc, đặc điểm thích nghi, công dụng của động thực vật RNM. Có 33 loài cây ngập mặn chính thức thuộc ngành Ngọc lan được mô tả và có hình ảnh mình họa; ngoài ra còn có 2 loài Dương xỉ, 1 loài Rêu, 6 loài Tảo.[18] Trang web http://www.mangrove.at/ giới thiệu về RNM khá đầy đủ về phân bố, đặc điểm các loài động thực vật RNM và thường xuyên được cập nhật. Tuy nhiên lại thiếu mô tả các loài cây ngập mặn và có một số thông tin không chính xác như cho biết ở Việt Nam chỉ có 29 loài cây ngập mặn.[17] Phần mềm Mangroves V.1.0 (2005) của Prosperi J. và cộng sự ở ba trường đại học Andra, Ruhuna và Brussel được sự tài trợ của quỹ công trái nhà nước Châu Âu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan