Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho đối tượng thiếu nhi tại phường 3 và...

Tài liệu Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho đối tượng thiếu nhi tại phường 3 và phường 7, quận 6 trong công tác bảo vệ môi trường kênh tàu hủ bến nghé

.PDF
42
175
90

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là khu vực có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Ngoài các con sông chính là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, phải kể đến lưu vực các kênh rạch như Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Kênh Tân Hóa – Lò Gốm, Kênh Tham Lương – Bến Cát. Với chiều dài tổng cộng khoảng 2,000 km, các kênh rạch trong thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước cũng như có những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Áp lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã khiến cho chất lượng môi trường của các kênh rạch ngày càng suy giảm. Tàu Hủ - Bến Nghé là một trong năm lưu vực kênh rạch lớn nhất của Thành phố cũng được triển khai dự án cải tạo, nạo vét lòng kênh. Dự án Cải thiện môi trường nước đã góp phần giải quyết ngập nước, xử lý ô nhiễm cho lưu vực Bắc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 10. Lượng nước thải của các hộ dân thuộc lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé không xả trực tiếp xuống kênh mà được thu gom đưa về xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, khi đi dọc theo kênh Tàu Hủ, càng về phía quận 8, rác xuất hiện trên mặt kênh ngày càng nhiều. Các tàu thuyền buôn bán ở khu vực bến Bình Đông cũng như sinh hoạt của người dân ven kênh là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Như vậy, có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch là do ý thức của người dân chưa cao, xả rác bừa bãi gây tắc nghẽn dòng chảy. Hiện nay, trung bình mỗi ngày có 9 -10 tấn rác được vớt từ các kênh rạch chính. Việc xả rác không những gây ô nhiễm nguồn nước và tắc nghẽn hệ thống thoát nước mà còn là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ người mắc bệnh cấp tính như sốt xuất huyết…ngày càng tăng. Ngoài ra, sự tắc nghẽn của hệ thống thoát nước kết hợp với chế độ thủy triều của thành phố dẫn đến thực trạng nước ô nhiễm tràn ngược vào khu dân cư, thậm chí nhà dân. Đây chính là một trong những yếu tố 2 khiến tỷ lệ người dân mắc các chứng bệnh về đường ruột, lao, đau mắt đỏ hay sốt xuất huyết…liên tục gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gân đây. Một trong những giải pháp đang được nhiều quốc gia triển khai nhằm “cứu lấy trái đất” là chuyển chiến lược phát triển thiếu kiểm soát lâu nay sang chiến lược Phát triển bền vững “Phát triển bền vững là phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Như vậy, để phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế – xã hội, cần phải quan tâm xây dựng một môi trường sống an toàn không chỉ ở hiện tại mà cho cả các thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác "giáo dục môi trường", phải làm sao cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành nếp sống thường nhật của mỗi người. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiêm trì, bền bỉ…. Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”. Chính vì vậy, với những mục đích nói trên, đề tài “Xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức cho đối tƣợng thiếu nhi tại phƣờng 3 và phƣờng 7, quận 6 trong công tác bảo vệ môi trƣờng kênh Tàu Hủ – Bến Nghé” là cần thiết nhằm từng bước nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của đối tượng thiếu nhi đồng thời duy trì và phát huy kết quả của các dự án cải tạo kênh rạch mà Thành phố đã đầu tư. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nâng cao nhận thức của đối tượng thiếu nhi trong công tác bảo vệ môi trường kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. - Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho đối tượng thiếu nhi tại phường 3, 7, quận 6 trong công tác bảo vệ môi trường kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. 3 III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Thiếu nhi phường 3 và phường 7, quận 6. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: : Phạm vi nghiên cứu của đề tài này tập trung thực hiện tại lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé (phường 3, 7, quận 6). IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài. 4.2. Xây dựng phiếu điều tra, thu thập ý kiến của thiếu nhi. 4.3. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê, xử lý, phân tích kết quả. 4.4. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia có chuyên môn để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức thiếu nhi trong công tác bảo vệ môi trường kênh rạch Tp.HCM. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5.1. Tổng quan tài liệu kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. 5.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội tại kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. 5.3. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức dành cho đối tượng thiếu nhi cho khu vực nghiên cứu. 5.4. Triển khai chương trình nâng cao nhận thức dành cho thiếu nhi cho khu vực nghiên cứu (10 tháng). 5.5. Đánh giá kết quả triển khai chương trình nâng cao nhận thức dành cho đối tượng thiếu nhi trong việc bảo vệ môi trường kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. VI. 6.1. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học của đề tài Về mặt khoa học, đề tài sẽ xây dựng chương trình nâng cao nhận thức dành cho đối tượng thiếu nhi trong việc bảo vệ môi trường kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. Đây 4 cũng là cơ sở khoa học, góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc triển khai chương trình bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm kênh Tàu Hủ – Bến Nghé đồng thời có giá trị tham khảo cho các hướng nghiên cứu tiếp theo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về mặt thực tiễn, quá trình triển khai thực tiển đề tài cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho đối tượng thiếu nhi sinh sống tại khu vực, từ đó tác động đến các thành viên còn lại trong gia đình giúp người dân hiểu rõ sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến chất lượng cuộc sống và có ý thức bảo vệ môi trường. 6.3. Hiệu quả đào tạo Đề tài tạo điều kiện cho 02 sinh viên ngành Khoa học Môi trường bước vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC KÊNH RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Về sông ngòi, Tp. HCM có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc với chiều dài gần tám nghìn km, diện tích mặt nước chiếm khoảng 16% diện tích thành phố. Trong đó, nhiều tuyến sông, kênh như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa - Lò Gốm... rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch. Có một thời hoạt động giao thương chủ yếu của người dân Lục tỉnh với khu Chợ Lớn - Sài Gòn Gia Ðịnh chủ yếu bằng giao thông đường thủy. Thuyền bè qua lại tấp nập, kẻ bán người mua. Nhiều hệ thống kênh lớn còn đóng vai trò là cửa ngõ nối Sài Gòn - Gia Ðịnh với các vùng phụ cận phục vụ hoạt động giao lưu, vận tải hàng hóa. Hiện nay, hệ thống cảng, bến thủy nội địa, thành phố có khoảng 320 cảng, bến, trong đó có bốn cảng lớn là Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé và Nhà Bè. Riêng cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất nước về năng lực chứa đựng hàng hóa. Có hơn 50 bến đò lớn nhỏ đủ điều kiện để phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách. Các con sông ở thành phố cũng cho phép nhiều tàu, thuyền từ 20 tấn trở lên qua lại thuận lợi, lợi thế này gấp nhiều lần so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tp. HCM còn có một mạng lưới đường thủy nội ô phong phú. Tiềm năng này nếu được quy hoạch và đầu tư hợp lý sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ hiện nay. 6 Lợi thế là vậy, nhưng trong những năm qua, khi các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển thì tiềm năng về giao thông đường thủy lại dần bị lãng quên. Sông ngòi, kênh rạch tuy nhiều nhưng một số tuyến đã bị "xóa sổ" bởi việc san lấp bừa bãi. Trung bình, mỗi ngày, kênh rạch phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác đổ xuống, làm cạn dần dòng chảy, gây khó khăn trong việc lưu thông của tàu, thuyền. Nhiều tuyến đã bị biến thành... kênh rác. Toàn thành phố hiện có 244 bến, cảng. Ngoài một số cảng lớn, số còn lại cũng phát triển manh mún, nhỏ lẻ, chưa được quan tâm đúng mức vì vậy không phát huy hết được tiềm năng dồi dào vốn có. Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai, Tp. HCM có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt và rất đa dạng về qui mô cũng như chức năng sử dụng. Các tuyến sông chính, quan trọng trên địa bàn Tp. HCM gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà Bè – Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải và có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài khoảng hơn 100 km bao gồm: Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm, hệ thống kênh Tàu Hủ – kênh Đôi – kênh Tẻ, hệ thống kênh Bến Nghé, hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật. Các hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất thành phố, vừa là nguồn tiếp nhận nước thải từ các hoạt động kinh tế – xã hội trên lưu vực đổ ra… Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh thì bị lấp đầy bởi các vật chất lắng đọng do đó khả năng thoát nước rất kém. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều, một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng chảy. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị tích tụ dần. Sự ô nhiễm nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị, đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố, mà còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ cộng đồng. Các kênh rạch thuộc vùng trung tâm thành phố đa phần bị bồi lắng và ô nhiễm do nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào. Mặt khác do nhà cửa lấn chiếm, rác thải cản trở, không đảm bảo khả năng tiêu thoát. 7 Theo Trung tâm chống ngập Tp. HCM, đến tháng 1/2014, đã có 4 dự án cải tạo môi trường kênh kênh rạch, cụ thể được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1. Các dự án cải tạo môi trƣờng kênh rạch Tên dự án STT 1 Nhiêu Lộc – Thị Nghè 2 Tân Hóa – Lò Gốm 3 Tàu Hủ - Bến Nghé – Đôi – Tẻ 4 Kênh Ba Bò Tổng mức đầu tƣ GĐ1: 8,700 tỷ đồng GĐ2: 470 triệu USD 146 triệu đồng GĐ1: 4164 triệu đồng GĐ2: 8,200 tỷ đồng 1100 tỷ đồng (Nguồn: Trung tâm chống ngập thành phố Hồ Chí Minh, 1/2014) 1.2. TỔNG QUAN VỀ KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ 1.2.1. Vị trí địa lý Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé là chi lưu lớn của sông Sài Gòn ở phía Nam khu vực trung tâm thành phố, chảy qua các quận 1, 4, 5, 6, 8. Kênh bị giới hạn bởi rạch Cần Giuộc và sông Sài Gòn ở hai đầu. Hệ thống này có các phụ lưu như kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Hàng Bàng, rạch Bà Tàng, rạch Bà Lớn, rạch Xóm Củi, sông ng Lớn. Tổng chiều dài của tuyến kênh là 25400m, diện tích lưu vực 4100 ha, kích thước BTB = 75 m, HTB = 4 - 6 m. 8 Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý của tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (Nguồn: Google map) 1.2.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.2.1. Chế độ thủy văn Cũng như mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chế độ thủy văn của tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé phức tạp, chịu sự chi phối đồng thời bởi nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau:  Chế độ nước từ thượng nguồn các sông lớn đổ về (chế độ nước nguồn);  Chế độ thủy triều của biển Đông;  Lượng mưa và lượng bốc hơi tại chỗ;  Cân bằng động giữa hệ thống nước mặt và nước ngầm tại chỗ;  Các hoạt động khai thác nước và tiêu thoát nước trên địa bàn. 1.2.2.2. Chế độ nguồn Lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé chủ yếu từ các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, và bị chi phối mạnh mẽ bởi sự điều tiết nước của các công trình ở phía thượng lưu. Các công trình hồ chứa trên lực vực sông Đồng Nai (Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, 3, 4, Trị An (trên sông Đồng Nai); Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Mieng…) có nhiệm vụ tích trữ nước trong mùa mưa lũ để điều tiết phân phối lại cho khu vực hạ lưu trong mùa khô, do đó chế độ nước nguồn đổ về tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé hiện nay không phải là chế độ nước tự nhiên mà là một chế độ có điều tiết. 9 1.2.2.3. Chế độ thủy triều Trên hệ thống kênh Tàu Hủ – Bến Nghé do tác động truyền triều từ nhiều hướng (từ sông Sài Gòn và sông Cần Giuộc) nên nhìn chung chế độ thủy văn – thủy lực trong khu vực này khá phức tạp, hình thành nhiều vùng giáp nước nghịch pha hay lệch pha, khiến cho biên độ triều trên hệ kênh này tắt giảm rất nhanh so với khu vực khác, gây ô nhiễm tích tụ lại và khó tháu rửa. Chính chế độ phức tạp này gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước đô thị ở các quận 4, 5, 6, 7, 8. Trên hệ thống kênh Đôi – Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé và sông Cần Giuộc – Chợ Đệm ở khu vực phía Nam thành phố, do tác động truyền triều từ nhiều hướng nên nhìn chung chế độ thủy văn – thủy lực trong khu vực này khá phức tạp. Do triều cùng lúc truyền từ sông Sài Gòn vào qua cửa Khánh Hội và Tân Thuận, từ sông Nhà Bè – Soài Rạp lên qua nhiều nhánh khác nhau (rạch Phú Xuân, rạch Cát,…), và từ sông Vàm Cỏ Đông qua theo tuyến sông Bến Lức, nên ở hệ thống này hình thành nhiều vùng giáp nước nghịch pha hay lệch pha, khiến cho biên độ triều trên hệ kênh này tắt giảm rất nhanh so với khu vực các cửa. Chế độ phức tạp này gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước đô thị ở các quận 4, 5, 6, 7, 8, 11. 1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội 1.2.3.1. Tình hình dân cƣ và xã hội Hình 1.2. Bản đồ các điểm dân cƣ đông đúc dọc 2 bờ kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (Nguồn: Google map) 10 Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số hiện nay của Quận 6 là 252.811 người (thời điểm Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2011), mật độ dân số bình quân 35.408 người/km2, trong đó nữ chiếm 53%. Địa bàn Quận 6 được chia thành 14 phường (Phường 01 – Phường 14 với 74 khu phố và 1311 tổ dân phố); thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 73,31%, người Hoa chiếm 26,10%, còn lại là người Chăm, Khơ - me, Tày, Nùng…Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” đã được Đảng bộ Quận 6 xác định từ nhiệm kỳ VII (1996 - 2000), qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2000 - 2010. Theo đó, trong suốt quá trình phát triển của Thành phố, hệ thống kênh Tàu Hủ Bến Nghé đã từng (và vẫn tiếp tục) là nguồn tiếp nhận chất thải nói chung của mọi hoạt động dân sinh, dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên lưu vực. Thế nhưng tất cả các chất thải đó đến nay hầu như vẫn chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào kênh rạch gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hơn thế nữa, nạn lấn chiếm lòng kênh rạch để xây cất nhà ở (hệ quả của quá trình đô thị hoá và phát triển dân số thiếu quy hoạch) của hàng vạn căn nhà ổ chuột trên hệ thống này hằng ngày đã thải trực tiếp các loại rác như phân, rác, xác súc vật xuống mặt nước càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm nguồn nước, thu hẹp dòng chảy gây bít tắt dòng chảy và làm mất vẻ mỹ quan đô thị một cách trầm trọng. 1.2.3.2. Tình hình kinh tế Do tuyến kênh chảy qua các quận thuộc khu vực trung tâm thành phố nên chịu tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển kinh tế của khu vực, đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp và giao thông. Dọc hai bờ kênh là các nhà máy, công xưởng, chợ, cơ sở y tế phát triển mạnh mẽ, hằng ngày thải hàng tấn mét khối nước thải đổ xuống tuyến kênh. Do đó, giai đoạn trước năm 2009 Tàu Hủ - Bến Nghé là một trong những tuyến kênh đen của thành phố. Cùng với quá trình đô thị hóa kênh bị rác thải "xâm chiếm" dày đặc khiến dòng nước chuyển màu, tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng, rác thải do 11 người dân sinh sống ven kênh rạch ném xuống vô tội vạ, tạo thành tầng tầng lớp lớp, bốc mùi hôi thối, nguồn nước ô nhiễm và ẩn chứa nhiều dịch bệnh phát sinh. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm luật môi trường xả chất thải chưa qua xử lý cũng "góp phần" làm con kênh thêm ô nhiễm trầm trọng hơn. Tuyến kênh này ngoài nhiệm vụ thoát nước còn giữ chức năng rất quan trọng là giao thông thuỷ. Nhưng lưu lượng tàu thuyền đi lại trên tuyến đã bị giảm sút rõ rệt vì rạch đã bị cạn, không đảm bảo độ sâu chạy tàu, thời gian chờ tàu khá lâu và thường bị kẹt rác. Theo kết quả khảo sát mới đây của Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp. HCM thực hiện tại hơn 450 doanh nghiệp cho thấy: Một ngày, tổng lượng nước thải từ các doanh nghiệp này là 61000 m3, chưa kể hơn 100000 m3 nước thải từ chăn nuôi và sinh hoạt của người dân đã đổ thẳng vào sông Sài Gòn, mà sông Sài Gòn lại thông với kênh Tàu Hủ - Bến nghé. Trong số các doanh nghiệp được kiểm tra chỉ có hơn một nửa có xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng phần lớn chưa đạt yêu cầu. Theo các con số đo đạc, hàm lượng các chất ô nhiễm vi sinh, dầu, nhớt... trên tuyến đang ngày càng tăng và vượt tiêu chuẩn cho phép. 1.2.4. Hiện trạng môi trƣờng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé Để đánh giá hiện trạng môi trường kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, 9 vị trí lấy mẫu dưới đây (Giao Rạch Nước Lên và Rạch Chợ Đêm, cầu Bà Tràng, cầu Số 1, cầu Hiệp Ân, cửa xả Nguyễn Tri Phương, cầu Chữ Y, cầu ng Lãnh, Tôn Đản và cầu Tân Thuận) được chọn và so sánh với QCVN 08:2008, B2 vào tháng 7 của một số năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Bảng 1.2. Vị trí lấy mẫu trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé Vị trí lấy mẫu STT Ký hiệu 1 Giao Rạch Nước Lên – Rạch Chợ Đêm 35KR 2 Cầu Bà Tàng 36KR 3 37KR 4 Cầu Số 1 Cầu Hiệp Ân 5 Cửa xả Nguyễn Tri Phương 39KR 38KR 12 1.2.4.1. 6 Cầu Chữ Y 40KR 7 Cầu ng Lãnh 41KR 8 Tôn Đản 43KR 9 Cầu Tân Thuận 44KR pH Giá trị pH của nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tại một số vị trí lấy mẫu vào tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 được thể hiện tại hình 1.3 Hình 1.3. pH nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 pH nước vào tháng 7 của các địa điểm trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008, B2 (pH = 5.5 – 9.0). 1.2.4.2. DO nƣớc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé Giá trị DO của nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tại một số vị trí lấy mẫu vào tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 được thể hiện tại hình 1.4 Hình 1.4. DO nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 13 Từ năm 2009 đến năm 2011, nhìn chung tại hầu hết các địa điểm đều tăng dần và đạt theo QCVN 08:2008, B2 (DO = 2 mg/L). Tuy nhiên đến năm 2012 thì giảm xuống và thấp hơn QCVN, đều đó có thể cho thấy nước trên kênh đang dần ô nhiễm trở lại. 1.2.4.3. TSS nƣớc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé Giá trị TSS của nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tại một số vị trí lấy mẫu vào tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 được thể hiện tại hình 1.5 Hình 1.5. TSS nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 TSS nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tháng 7 các năm nhìn chung có xu hướng giảm và đến năm 2012 thì hầu như đều đạt QCVN 08:2008, B2 (TSS = 100 mg/L), trừ tại vị trí 44KR cao hơn. 1.2.4.4. Các chất hữu cơ Giá trị các chất hữu cơ của nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tại một số vị trí lấy mẫu vào tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 được thể hiện tại hình 1.6 và 1.7 Hình 1.6. BOD5 nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 14 Hình 1.7. COD nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 Càng về các năm gần đây, nồng độ BOD5 và COD nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở hầu hết các vị trí đều giảm ở hầu hết các vị trí lấy mẫu, tuy nhiên vẫn còn một số nơi cao hơn QCVN 08:2008, B2 (BOD5 = 25 mg/L và COD = 25 mg/L). 1.2.4.5. Các chất dinh dƣỡng Giá trị các chất dinh dưỡng của nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé tại một số vị trí lấy mẫu vào tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 được thể hiện tại hình 1.8, 1.9 và 1.10 Hình 1.8. N-NH4+ nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 Hình 1.9. N-NO3- nƣớc tháng 7 các năm 2009, 2011 và 2012 15 Hình 1.10. PO43- nƣớc tháng 7 các năm 2011 và 2012 Nhìn chung tháng 7 các năm, N-NH4+ đều đạt so với QCVN 08:2008, B2 (NNH4+ = 1 mg/L). N-NO3- vào năm 2011 cao hơn QCVN (NO3- = 15 mg/L) nhưng sau đó giảm vào năm 2012. PO43- ở hầu hết các vị trí lấy mẫu giảm dần từ 2011 về 2012, trừ 35KR, 43KR, 44KR vẫn cao hơn QCVN (PO43-= 0.5 mg/L). 1.3. CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO ĐỐI TƢỢNG THIẾU THI TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 1.3.1. Quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng 1.3.1.1. Khái niệm quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài ra, đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hình thức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên. QLNLDVCĐ là một hình thức hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích (Pomerroy,1995). Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community – Based Environment Management – CBEM) là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường 16 như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực v.v... Và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư. 1.3.1.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng a) Tình hình nghiên cứu trong nước  Mô hình quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng dựa vào cộng đồng tại xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Nhằm huy động cộng đồng cùng tham gia giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả cải thiện và quản lý môi trường địa phương trong giai đoạn sắp tới theo hướng phát triển bền vững của huyện Cao Lãnh, Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Tp. HCM đã phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thực hiện dự án “Trình diễn mô hình quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường dựa vào cộng đồng tại xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp – giai đoạn 2”. Dự án đã tiến hành những công việc sau:  Thành lập tổ tự quản về bảo vệ môi trường tại 2 địa bàn là xã Nhị Mỹ và khóm Mỹ Tây – thị trấn Mỹ Thọ. Vai trò của các thành viên tổ tự quản được đánh giá cao, đây là những đối tượng đi sâu sát vào cộng đồng, trực tiếp hướng dẫn cộng đồng nhận thức được những vấn đề môi trường phát sinh đồng thời huấn luyện những kỹ năng thiết yếu trong bảo vệ môi trường sống xung quanh.  Triển khai các hoạt động như tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, lớp tập huấn cho cán bộ tổ tự quản. Lớp tập huấn đã thu hút được đông đảo người dân trên 2 địa bàn tham gia (80/100 người được mời). Qua buổi tập huấn, kiến thức về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng cao rõ rệt. Người dân đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống, những ảnh hưởng tiêu cực khi môi trường sống không được đảm bảo và tất cả người dân sau khi tham gia lớp tập huấn đều sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ và giữ gìn vệ 17 sinh môi trường tại địa phương và cùng tích cực tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho những người khác.  Xây dựng, triển khai thực tiễn mô hình cấp nước sạch, mô hình tích hợp giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi và hố xí hợp vệ sinh, mô hình thu gom rác thải.  Soạn thảo, in ấn tài liệu hỗ trợ kèm theo cho người dân khi tham gia các lớp tập huấn; các tài liệu truyền thông như pa-nô, băng-rôn tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng dân cư.  Tổ chức Ngày Chủ nhật xanh (03/10/2010) với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, góp phần làm địa bàn xanh – sạch – đẹp và đưa công tác bảo vệ môi trường vào thực tế. Tổ chức các hội thảo góp ý hoàn thiện quy chế tổ tự quản, hội thảo rút kinh nghiệm.  Mô hình quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng cho hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa Để phát triển du lịch tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa một cách bền vững, cần quan tâm đến vấn đề môi trường và đặc biệt là sự đóng góp ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực. Căn cứ vào tình hình thực tế, đề tài triển khai các chương trình hành động áp dụng trong mô hình như sau:  Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng: phổ biến và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường và mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho toàn thể cộng đồng địa phương, từ đó phát triển ý thức và thói quen các hoạt động có trách nhiệm đối với môi trường địa phương.  Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng về quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ phụ trách chính quyền địa phương nhằm đảm bảo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại địa phương càng tốt hơn.  Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã giảm được lượng lớn chất phát thải phát sinh, góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và hạn 18 chế, ngăn ngừa các rủi ro môi trường có thể xảy ra trong quá trình hoạt động du lịch.  Hướng dẫn doanh nghiệp gia cố kè đúng kỹ thuật quy định đã mang lại các lợi ích cho cính quyền và doanh nghiệp như:  Chính quyền: quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp có nhu cầu gia cố kè; hạn chế việc tự ý gia cố không đúng kỹ thuật, càng làm sạt lỡ nghiêm trọng hơn, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa sự cố môi trường.  Doanh nghiệp: được hỗ trợ về trình tự, thành phần hồ sơ xin gia cố kè; hạn chế và ngăn ngừa các sự cố do sạt lỡ gây ra; tiết kiệm tiền của, nâng cao tính an toàn và uy tín doanh nghiệp; đảm bảo tuổi thọ và chất lượng công trình gia cố và các công trình lân cận bờ sông phục vụ du lịch.  Công tác bảo vệ môi trƣờng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Công trình nghiên cứu “Cơ hội và thách thức trong bảo vệ môi trường kênh rạch ở TP.HCM với sự tham gia của cộng đồng - Trường hợp nghiên cứu ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.” (Phạm Thị Anh, Trần Thị Mỹ Diệu, 2012). Đề án này được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận cộng đồng thông qua 14 buổi tham vấn. Trong đó, đa phần được thực hiện tại 5 quận gồm quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình với hơn 950 người tham gia. Nội dung mỗi buổi tham vấn bao gồm nhận xét, nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin về ô nhiễm môi trường; giải pháp giảm phát sinh chất thải… Các buổi tham vấn không những dừng lại ở việc khảo sát, đánh giá mà còn là phương tiện hiệu quả để cư dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đóng góp tiếng nói của họ để giữ con kênh mãi xanh, sạch, đẹp. Qua đó, các nhà quản lý có thể xem xét, áp dụng vì những ý kiến này đều xuất phát trên cơ sở thực tiễn.  Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm Kênh Tân Hóa – Lò Gốm (chảy qua 4 quận: Tân Bình, Tân Phú, 11 và 6) là một trong những dòng kênh ô nhiễm nặng nề nhất nằm phía Tây thành phố, ước tính gần 1 triệu dân chịu ảnh hưởng trực tiếp (chủ yếu là cư dân nghèo). Sau hàng chục năm bị bỏ quên, bị lấn chiếm trái phép, kênh Tân Hóa - Lò Gốm nhỏ hẹp vì người dân 19 lấn chiếm và ô nhiễm nghiêm trọng. Từ cầu Lò Gốm thuộc quận 6 chạy ngược lên thượng nguồn về phía quận Tân Phú, Tân Bình dòng kênh càng nhỏ lại, nước đen mùi hôi khó chịu. Đến địa bàn quận Tân Phú, dòng kênh chỉ còn là con lạch nhỏ. nhiễm đã trở thành nỗi ám ảnh đối với hàng ngàn gia đình sống ven kênh. Để cải tạo và trả lại dòng kênh sạch đẹp, dự án “Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa – Lò Gốm” (Dự án 415) đã được đầu tư và tiến hành thực hiện việc cải tạo. Theo Ban Quản lý Dự án nâng cấp đô thị Tp. HCM, chủ đầu tư dự án, công trình tập trung vào hai hạng mục chính là đặt cống hộp đoạn từ đường Âu Cơ (Tân Phú) đến cầu Hòa Bình (quận 11) dài 3km và cải tạo 7,4km tuyến kênh Tân Hóa Lò Gốm, 12km đường được làm mới. Ngoài ra, mục tiêu của dự án là mở rộng kênh, nắn dòng chảy (xây cống hộp kín), nạo vét bùn, đắp bờ kênh, xây tường ngăn lũ, cải tạo đường rộng từ 6 đến 20m, xây mới 10 cầu qua kênh, chỉnh trang 4 khu cảnh quan dọc tuyến với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Theo đơn vị đầu tư, việc đặt cống hộp thay cho kênh mở có nhiều ưu điểm như giải quyết ngay nạn ô nhiễm, số hộ dân bị giải tỏa ít, số tiền đầu tư cũng ít hơn và thành phố có thêm một con đường đẹp. Cụ thể như đường Đồng Đen quận Tân Bình, đoạn từ đường Âu Cơ đến đường Đồng Đen dài 700m thay vì đầu tư nạo vét, mở rộng tuyến đường hai bên kênh, quận Tân Bình đã chọn giải pháp đặt cống hộp, biến đoạn kênh thành đường Đồng Đen. Người dân ở hai bên con đường mới từ khi quận đầu tư cải tạo con kênh, người dân không những có con đường lớn mà tình trạng ô nhiễm, hôi hám cũng không còn. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của dân cư, của các cơ sở sản xuất vốn gây ô nhiễm cho dòng kênh nay được chảy ngầm trong lòng cống.  Mô hình bảo vệ môi trƣờng với sự tham gia của cộng đồng Với mong muốn của người dân phường 3 quận 11 về cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cụ thể gắn bó mật thiết tới tình hình vệ sinh môi trường khu vực sinh sống. Đề tài ”Nghiên cứu trình diễn mô hình quản lý môi trường với sự tham gia của cộng đồng – trường hợp cụ thể Phường 3, Quận 11, Tp. HCM” (2005) do Viện 20 Môi trường và Tài nguyên – ĐH Quốc Gia Tp. HCM được thực hiện với các vấn đề chính như sau:  Thành lập đội công tác xã hội “Môi trường xanh” cùng với các hoạt động cụ thể của đội trong việc bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương. Từ khi thành lập, đội công tác môi trường đã thực hiện một số các hoạt động như: tổ chức Chủ nhật xanh 2 tuần/1 lần; phát 523 phiếu bướm có nội dung tuyên truyền về việc không xả rác gây ô nhiễm dòng chảy của kênh rạch, gây mất vệ sinh đường phố; dọn dẹp lòng lề đường và vận động các hộ dân buôn bán trên tuyến đường văn minh Lạc Long Quân không gây mất vệ sinh môi trường; vận động nhân dân trồng cây kiểng tạo cảnh quan môi trường; tổ chức các cuộc thi thời trang môi trường, tặng sách về khoa học, môi trường dưới dạng hình ảnh vui nhộn cho thiếu nhi.  Triển khai mô hình “Phân loại rác tại nguồn” tại một số tổ dân phố, thực hiện kiểm toán chất thải với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến khái niệm phân loại rác cho người dân đồng thời đánh giá thái độ của họ đối với vấn đề này, tạo cơ sở khi tiến hành nhân rộng.  Thực hiện khẩu hiệu “Sạch từ trong nhà ra ngoài ngõ”, mô hình “Tuyến đường không có rác” được tiến hành song song với mô hình “Phân loại rác tại nguồn”. Chọn đường Lạc Long Quân (một trong 2 tuyến đường chính trong quận 11, được nhà nước đầu tư xây dựng vỉa hè) trong địa bàn phường 3 thực hiện mô hình “Tuyến đường không có rác”. Ngày 22/4/2005 triển khai lắp đặt 08 thùng rác công cộng trên đường, mỗi thùng đều có khóa (tránh tình trạng mất cắp) đồng thời phát 50 thùng rác cho các hàng quán buôn bán trên tuyến đường này. Ngày 30/7/2005 triển khai lắp đặt thêm 06 thùng rác công cộng trước cổng trường Nguyễn Văn Phú và hẻm 207 – Lạc Long Quân. Ngày 11/10/2005 triển khai lắp đặt tiếp tục 04 thùng rác tại hẻm 152.  Công tác tuyên truyền Về công tác tuyên truyền, Chi cục BVMT Tp. HCM đã tổ chức nhiều chương trình nhằm góp phần vào nâng cao nhận thức cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan