Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chương trình học anh văn trực tuyến...

Tài liệu Xây dựng chương trình học anh văn trực tuyến

.PDF
79
424
87

Mô tả:

1 Lời nói đầu Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đang là quốc sách hàng đầu của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội. Trong quá trình đào tạo, đo lường và đánh giá là công đoạn quan trọng nhất, vì nó cho biết thành quả của quá trình đào tạo. Trải qua nhiều năm, phương thức quản lý đào tạo, dạy và học theo kiểu truyền thống đã cho thấy sự đóng góp không thể chối cãi trong công cuộc giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin thì chính những phương thức đó cũng đã bộc lộ một số yếu kém ảnh hưởng đến việc truyền đạt và tiếp thu nội dung kiến thức, trong đó có thể kể đến việc quản lý hồ sơ không đạt hiệu quả cao, nội dung các giáo trình, sách giáo khoa thường khó có thể cập nhật kịp thời, hình thức bài giảng không tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh, sinh viên; việc tra cứu tại chỗ các tài liệu tham khảo rất hạn chế và mất thời gian… Điều đó mang lại hiệu quả học tập không cao mà chi phí cho đào tạo và học tập lại lớn, dẫn đến sự lãng phí không nhỏ cả về thời gian và tiền bạc… Nhận thức được những vấn đề trên, công tác giáo dục đã có nhiều thay đổi, cải tiến với những hình thức học tập mới, khắc phục những hình thức truyền thống. Việc học tập và đào tạo trực tuyến, với sự trợ giúp của các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là hình thức học tập hứa hẹn sẽ khắc phục tốt những nhược điểm của phương pháp học tập truyền thống. Hình thức học tập này hiện đã rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đề tài “ Xây dựng chương trình học Anh văn trực tuyến” đúng như tên gọi của nó, sẽ tạo ra một hệ thống cho phép người bên trong hệ thống (quản trị viên và giáo viên) 2 soạn thảo những bài giảng, câu hỏi, … và thể hiện chúng qua giao diện web, đồng thời cho phép các người dùng bên ngoài hệ thống (cần phải đăng ký một tài khoản thành viên) sử dụng website vào mục đích học tập và kiểm tra trình độ tiếng Anh trực tuyến. Chúng tôi đã sử dụng bộ soạn thảo FreeTextBox để làm công cụ hỗ trợ cho việc soạn thảo dữ liệu cho hệ thống. (FreeTextBox là một công cụ xử lý văn bản khá mạnh trên nền web, đặc biệt nó có 2 phần Design và HTML nên rất linh hoạt cho cả người dùng chuyên nghiệp và không chuyên. Tính năng chính của FreeTextBox bao gồm: Thay đổi phông, kích thước và kiểu chữ; chèn liên kết, chèn hình ảnh; đánh số và đề mục; sắp đoạn văn bản; Hoàn tác/Phục tác, …). 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I.1. Đặt vấn đề Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông thứ ba trên thế giới và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 402 triệu người vào năm 2002. Tiếng Anh đã trở thành “ngôn ngữ phụ” quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người sử dụng. Ngày nay có khoảng hơn hai tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số này ngày càng tăng lên. Tuy tiếng Anh được sử dụng rất rộng rãi nhưng nó không hề thay thế các ngôn ngữ khác mà thay vào đó nó hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác. Nó dường như là tiếng nói chung ở nhiều nước, nơi mọi người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ trong “văn hóa thế hệ trẻ” quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới có thể nghe và hát những ca khúc tiếng Anh nổi tiếng mà không cần hiểu hết ý nghĩa của lời nhạc. Do đó ngôn ngữ của thời đại bùng nổ thông tin chính là tiếng Anh. Tiếng Anh không chỉ giúp chúng ta mở rộng phạm vi giao tiếp, gây ấn tượng với những người xung quanh bất cứ khi nào chúng ta “cất tiếng” mà còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích khác. Chúng ta có nghĩ đến cảm giác thích thú khi được tiếp cận những thông tin mà không phải ai cũng có được hay không? Rồi cả khi chúng ta tạo ra những bước nhảy vọt trong sự nghiệp của mình, bỏ xa những người khác một khoảng dài? Chúng ta sẽ đạt được tất cả những điều này nếu chúng ta có thể nói tiếng Anh thật tốt. Khoa học, âm nhạc, máy tính, sức khoẻ, kinh doanh hay thể thao? Các phương tiện thông tin ngày nay, như Internet, tivi, báo chí cung cấp những nguồn tri thức vô tận về các chủ đề chúng ta yêu thích, vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Chỉ có một vấn đề là hầu hết những thông tin này đều được viết bằng tiếng Anh. Hầu hết các website, báo 4 chí, sách, khoa học, bản tin…đều sử dụng Tiếng Anh về bất cứ lĩnh vực nào, từ khắp nơi trên thế giới chúng ta đều có thể tìm đọc và mua chúng. Đặc biệt là việc đọc tài liệu, nếu biết thêm một ngôn ngữ nữa, chúng ta có cơ hội tiếp cận với thế giới rộng hơn gấp nhiều lần. Rõ ràng các tài liệu viết bằng tiếng Anh nhiều gấp nhiều lần tài liệu tiếng Việt, đặc biệt là với các ngành công nghệ cao, nghiên cứu khoa học hoặc kinh doanh. Số liệu mới, có thể nắm bắt được hướng phát triển của thế giới, có cơ hội tiếp cận sớm với các công nghệ hoặc ngành nghề mới... và nhiều tài liệu hoàn toàn miễn phí trên Internet. Thật kinh ngạc khi chỉ cần học một ngôn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức ấy. Tiếng Anh là chìa khóa mở cánh cửa vào thế giới khoa học. Tiếng Anh không chỉ hữu ích mà còn mang lại cho chúng ta cảm giác hài lòng. Chúng ta sẽ thấy thích học tiếng Anh, nếu chúng ta luôn nhớ rằng mỗi giờ chúng ta dành để học là một giờ đưa chúng ta đến gần sự hoàn thiện hơn. Ngày nay, công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng ngày một phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Những năm gần đây, cụm từ “đào tạo từ xa” hay “học trực tuyến” đã và đang trở nên gần gũi với tất cả mọi người. Đào tạo từ xa là một phương thức học tập phân tán, thông qua các phương tiện truyền thông như radio, truyền hình, Internet,… Phương pháp này đáp ứng cho nhu cầu học tập, tích lũy kiến thức của tất cả mọi người, đồng thời sẽ nâng cao được chất lượng truyền đạt và tiếp thu kiến thức cho các học viên. Ngoài ra, nó còn đem lại những lợi ích to lớn, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc cho mỗi chúng ta. Việc tìm hiểu về sự cần thiết của việc học tiếng Anh, đặc biệt là việc học Anh văn trực tuyến có ý nghĩa quan trọng với những ai muốn tiếp cận và bắt tay vào xây dựng một website học Anh văn trực tuyến. Học Anh văn trực tuyến vốn đã là một hình thức học rất phổ biến ở nước ngoài. Riêng tại Việt Nam, nó cũng dần trở nên quen thuộc và hữu ích đối với mọi người. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài này. Nếu như chúng ta muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình, nhưng không có thời gian tới lớp học, hoặc không 5 có điều kiện tài chính cho việc theo học một lớp ngoại ngữ chính khoá. Thì nay, chỉ cần một đường truyền Internet và một số thao tác đơn giản, với một ít vốn từ Tiếng Anh, chúng ta vẫn có thể tự luyện khả năng học Anh văn của mình qua trang web www.englishworld.com (hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm). Nghiên cứu về cách thức học, làm bài và cách thức chấm điểm, từ đó xây dựng website thử nghiệm chính là mục tiêu của đề tài. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi đã sưu tập và hệ thống lại những vấn đề liên quan đến đề tài, tham khảo rất nhiều các trang web học Anh văn trực tuyến khác như www.globaledu.com.vn hay www.tienganh.com.vn. Website này cung cấp cho chúng ta những bài học bổ ích và thiết thực phù hợp với khả năng của mỗi người. Đủ để chúng ta có thể tự đánh giá khả năng học tiếng Anh của mình và nhanh chóng nâng cao kiến thức cho bản thân. Có nhiều dạng kiến thức cho chúng ta lựa chọn. Đặc biệt chúng ta có thể làm các bài tập trực tuyến mà không cần tải về máy. Website sẽ cho chúng ta biết kết quả ngay khi chúng ta kết thúc làm bài. Mỗi bài học đều được tổ chức sao cho học viên có thể tăng cường mọi kỹ năng cần thiết khi học Anh văn (nghe – nói – đọc – viết), thậm chí chúng ta còn có thể phát triển kỹ năng vi tính của mình khi học Anh văn nữa đấy. Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn về nguồn tài liệu và thời gian, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản của việc học Anh văn. Chúng tôi đưa ra sáu dạng câu hỏi cơ bản để làm bài: Trắc nghiệm một lựa chọn; Trắc nghiệm nhiều lựa chọn; Chia động từ; Câu điền khuyết; Trắc nghiệm Đúng / Sai. 5 dạng câu hỏi sẽ tương ứng với 4 loại điều kiểm (control): textbox, checkbox, dropdownlist, radiobutton. Do đó chúng tôi xây dựng lên 5 biểu mẫu (form) nhập câu hỏi, 5 form hiển thị câu hỏi, và cách chấm điểm cho từng loại. I.2. Nhiệm vụ của đồ án I.2.1 Mục đích 6 - Tìm hiểu kỹ thuật lập trình ASP.NET với cơ sở dữ liệu và triển khai ứng dụng web. - Xây dựng website học Anh văn trực tuyến. I.2.1 Yêu cầu Giới thiệu về trang web học Anh văn trực tuyến. Website phải cung cấp đầy đủ các chức năng tìm kiếm hỗ trợ việc học bài. ™ Giao diện: ƒ Hệ thống hoạt động trên giao diện web application ƒ Màu nền của website là xanh lá, xanh dương. ƒ Tập tin flash: Trên trang chủ của website có 1 đoạn flash. ƒ Giao diện thân thiện dễ sử dụng. Các thao tác trên web tự nhiên và gần gũi với người dùng. ™ Phạm vi: ƒ Về mặt dữ liệu: o Hệ thống đáp ứng việc dữ liệu được cập nhật hàng ngày o Đáp ứng lưu trữ với khối lượng dữ liệu lớn. 7 o Cho phép chứa nhiều hình ảnh có kích thước và dung lượng mức trung bình. ƒ Về mặt xử lý: o Hỗ trợ tìm kiếm thông tin (dành cho admin, giáo viên). o Không hỗ trợ forum. ™ Về mạng: Hệ thống hỗ trợ họat động trên Internet (học qua mạng). ™ Phần cứng, phần mềm: Trong thực tế, hệ thống sẽ cần họat động trên một máy dịch vụ (server) mạnh đa lõi Xeon 4.5GHz, hàng chục GB RAM, ổ cứng hàng ngàn GB, với hệ điều hành Windows Server 2003, lõi là ASP.NET 2.0. Tuy nhiên, vì hiện đang thử nghiệm nên hệ thống chỉ chạy trên máy cục bộ 2 nhân Pentium Dualcore 1.8GHz, 1GB RAM, ổ đĩa cứng 160GB (localhost) với hệ điều hành Windows XP SP2, và lõi cũng là ASP.NET 2.0, có thể kèm theo Internet Information Service 5.0 (IIS 5.0). 8 I.2.3 Nghiên cứu hiện trạng I.2.3.1. Phân tích hiện trạng Hiện nay, quy trình từ lúc soạn thảo cho đến lúc làm bài thi thử và chấm điểm được tổ chức như sau: • Các giáo viên được chỉ định thực hiện việc soạn các bài giảng và câu hỏi. • Các giáo viên gửi bài về hệ thống, hệ thống tập hợp lại các câu hỏi. • Hệ thống sẽ lọc và xáo trộn các câu hỏi để thành lập các bài học. • Hệ thống thiết kế ra các bảng trả lời, bảng đáp án phục vụ cho việc chấm điểm. • Sau khi thời gian làm bài kết thúc, bài làm của học viên sẽ được gửi lên hệ thống để chấm điểm. Và học viên sẽ biết được kết quả của mình ngay trên trang đó. Hầu hết các giai đoạn của quy trình trên đều thực hiện bằng tay, nhất là việc chọn câu hỏi, xáo trộn và đánh giá. Chính vì thế công việc hết sức khó khăn và phức tạp. I.2.3.2. Sơ đồ tổ chức của website English World. 9 Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức website I.2.3.3. Các mô tả về người sử dụng và quyền hạn ƒ Admin: - Chức năng: Người quản trị hệ thống. - Quyền hạn: Toàn quyền xử lý tất cả các chức năng và cơ sở dữ liệu. ƒ Teacher: - Chức năng: Có các chức năng gần giống admin, nhưng có quyền thấp hơn. Chỉ có thể thêm, xóa, sửa bài học. - Quyền hạn: Thay đổi, chỉnh sửa phần bài học trong giới hạn của mình. ƒ Learner: - Chức năng: Học viên ghé thăm website, nhưng chưa có ý định trở thành thành viên của website. Sử dụng các chức năng bên ngoài của hệ thống. - Quyền hạn: Xem bài học và kiểm tra kiến thức ngay trên website. I.2.4. Môi trường phát triển • Môi trường: ASP.NET 2.0. • Ngôn ngữ: C#.Net, Javascript, HTML. 10 • Công cụ phân tích: Rational Rose 2003, ERWin ERX 3.5.2. • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MS SQLServer 2005. • Sử dụng môi trường .Net Framework để thực thi. • Công cụ đồ họa: + Adobe Photoshop CS8. + Adobe ImageReady CS8. + Macromedia Dreamweaver 8. + Adobe Flash Pro CS3. I.2.5. Kiến trúc ứng dụng Hình 1.2. Mô hình kiến trúc ứng dụng • Mô hình hệ thống được chia làm 3 lớp: Lớp cơ sở dữ liệu (CSDL), lớp giao diện, và lớp xử lý. 11 • Lớp cơ sở dữ liệu sẽ làm nhiệm vụ lấy dữ liệu và xử lý theo yêu cầu của lớp giao diện và lớp xử lý. • Theo mô hình thiết kế, lớp giao diện không được phép truy cập trực tiếp vào CSDL, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, như tạo GridView, DataSet trên Web, lớp giao diện sẽ không thông qua lớp kết nối dữ liệu, mà gửi yêu cầu trực tiếp đến CSDL. I.3. Cấu trúc của đồ án: Chương 1: Tổng quan: Đặt vấn đề, mục tiêu của đồ án, cấu trúc đồ án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết thực hiện đồ án: Các phương pháp, lý thuyết và công nghệ sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đề ra. Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống. Chương 4: Hiện thực chương trình. Chương 5: Tổng kết và hướng phát triển. 12 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT II.1. Tổng quan về hình thức soạn bài Nội dung trong mỗi bài học bao gồm cả 2 phần: tự luận và trắc nghiệm. Tự luận và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện để kiểm tra kiến thức, đồng thời đều là trắc nghiệm (tests). Các bài kiểm tra thuộc loại tự luận mà xưa nay vốn quen thuộc với chúng ta cũng là một dạng của trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng học tập của học sinh qua các môn học. Các chuyên gia đo lường gọi chung các hình thức kiểm tra này là “trắc nghiệm loại tự luận”. Chúng ta gọi tắt “luận đề” là trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm là “trắc nghiệm khách quan”. II.2. Các hình thức soạn bài II.2.1. Câu trắc nghiệm Đúng – Sai (True – False question) ™ Cấu trúc: gồm một câu phát biểu và phần học viên trả lời bằng cách chọn: Đúng (Đ) hay Sai (S). ™ Ưu điểm: ƒ Dễ xây dựng. ƒ Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian cho trước; điều này làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm nếu như các câu trắc nghiệm đúng - sai được soạn thảo theo đúng quy cách. 13 ƒ Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm vì người soạn không cần phải tìm ra câu trả lời cho học viên lựa chọn. ™ Những yêu cầu khi soạn câu đúng – sai: ƒ Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu phức tạp, nhiều chi tiết. ƒ Lựa chọn những câu phát biểu sao cho một người có khả năng trung bình không thể nhận ra ngay là đúng hay sai mà không cần suy nghĩ. ƒ Những câu phát biểu mà tính chất đúng, sai phải chắc chắn, có cơ sở khoa học. ƒ Tránh dùng những câu phát biểu trích nguyên văn từ sách giáo khoa, như vậy sẽ khuyến khích học viên học thuộc máy móc. 14 Bảng 2.1. Form soạn câu trắc nghiệm Đúng - Sai Ví dụ: 1. …………………………………….(True/ False) 2. …………………………………….(True/ False) 3. …………………………………….(True/ False) 4. …………………………………….(True/ False) Sug_ID Sug_Content Sug_Position Sug_Answer Ques_ID 1 True Null True 5 2 True Null True 5 3 False Null True 5 4 True Null True 5 II.2.2. Câu trắc nghiệm 1 lựa chọn (Single Choice question) ™ Cấu trúc: Gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn. ƒ Phần gốc: là một câu hỏi hay câu bỏ lửng. Trong phần này, người soạn câu hỏi đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. 15 ƒ Phần lựa chọn: Có nhiều (3, 4, 5,…) gợi ý trả lời nhưng chỉ cho phép học viên chọn một câu trả lời được xem là đúng nhất, được gọi là “đáp án” (key). Những câu còn lại đều phải là sai. ™ Ưu điểm: ƒ Độ may rủi thấp: nếu câu trắc nghiệm có N lựa chọn thì độ may rủi là 1/N. ƒ Có thể khảo sát được số đông học sinh, chấm nhanh, kết quả chính xác. ƒ Nếu soạn đúng quy cách, kết quả có tính tin cậy và giá trị cao. ™ Nhược điểm: ƒ Tuy độ may rủi thấp nhưng người trả lời vẫn có thể đoán mò. ƒ Để có được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và tính giá trị cao, đòi hỏi người soạn phải đầu tư nhiều thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo trắc nghiệm. ™ Yêu cầu: ƒ Số lựa chọn nên từ 4 trở lên đễ xác xuất may mắn chọn đúng là thấp nhất ƒ Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn đáp án đúng trước, vị trí đáp án đúng được đặt một cách ngẫu nhiên. ™ Form soạn câu hỏi: 16 Bảng 2.2. Form soạn câu trắc nghiệm 1 lựa chọn Câu hỏi: ......................................................................... Gợi ý: a, b, c, d Sug_ID Sug_Content Sug_Position Sug_Answer Ques_ID 1 a Null -1 1 2 b Null 0 1 3 c Null -1 1 4 d Null -1 1 II.2.3. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multi Choices question) ™ Cấu trúc: Gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn. ƒ Phần gốc: là một câu hỏi hay câu bỏ lửng. Trong phần này, người soạn câu hỏi đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. ƒ Phần lựa chọn: Có 3, 4, 5 hay nhiều hơn 5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là một câu trả lời hay là câu bổ túc. Trong tất cả các lựa chọn chỉ có một lựa chọn được xác định là đúng nhất, gọi là đáp án. Những lựa chọn còn lại là những câu sai, trong đó có cả những câu có nội dung gần giống với đáp án, thường gọi là các “mồi nhử”, “câu nhiễu”. Điều quan trọng là người soạn thảo phải làm sao để các mồi nhử này đều hấp dẫn ngang nhau. 17 ™ Ưu điểm: ƒ Độ may rủi thấp: nếu câu trắc nghiệm có N lựa chọn thì độ may rủi là 1/N ƒ Có thể khảo sát được số đông học sinh, chấm nhanh, kết quả chính xác. ƒ Nếu soạn đúng quy cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao. ƒ Có thể sử dụng để kiểm tra các kỹ năng nhận thức bậc cao. ™ Nhược điểm: ƒ Tuy độ may rủi thấp nhưng người trả lời vẫn có thể đoán mò. ƒ Để có được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và tính giá trị cao, đòi hỏi người soạn phải đầu tư nhiều thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo trắc nghiệm. ƒ Vì có nhiều phương án lựa chọn nên khó xây dựng được các câu hỏi có chất lượng cao. ™ Yêu cầu: ƒ Số lựa chọn nên từ 4 trở lên để xác xuất may mắn chọn đúng là thấp nhất ƒ Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn đáp án đúng trước, vị trí đáp án đúng được đặt một cách ngẫu nhiên. ƒ Muốn có được các “mồi nhử” hay thì ta nên chọn những câu Sai thường gặp của học sinh, không nên là “mồi nhử” do người soạn nghĩ ra. Do đó có 4 bước phải làm khi soạn mồi nhử: 18 • Bước 1: Ra các câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để học sinh tự viết câu trả lời. • Bước 2: Thu lại các bản trả lời của học sinh, loại bỏ các câu trả lời Đúng, chỉ giữ lại những câu Sai. • Bước 3: Thống kê phân loại các câu trả lời Sai và ghi tần số xuất hiện từng loại câu sai. • Bước 4: Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao làm mồi nhử. ™ Form soạn câu hỏi: Bảng 2.3. Form soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu hỏi: .......................................................................... Gợi ý: a, b, c, d Sug_ID Sug_Content Sug_Position Sug_Answer Ques_ID 1 a Null -1 2 2 b Null -1 2 3 c Null 0 2 4 d Null 0 2 II.2.4. Câu điền khuyết (Filling Blank question) ™ Cấu trúc: có 2 dạng 19 ƒ Dạng 1: Gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn. ƒ Dạng 2: Là một đoạn văn với nhiều chỗ trống để người trả lời điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn. ™ Ưu điểm: Dễ xây dựng và người sử dụng không thể đoán mò. ™ Nhược điểm: Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ, mức độ hiểu biết, đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời. ™ Yêu cầu: ƒ Nội dung của phần trả lời càng cô đọng càng tốt. ƒ Nên soạn thảo các câu với các phần để trống sao cho những từ điền vào là duy nhất đúng, không thể thay thế bằng bất kỳ từ nào khác. 20 Bảng 2.4. Form soạn câu điền khuyết Ví dụ: 1. She compeletely missed the …. 2. They were talking at … purposes. 3. I think we both got out lines …. 4. She got the wrong end of the …. Gợi ý: a; b; c; d; e Sug_ID Sug_Content Sug_Position Sug_Answer Ques_ID 1 a 1 b 3 2 b 2 c 3 3 c 3 a 3 4 d 4 d 3 II.2.6. Chia động từ (Conjugating question) ™ Cấu trúc: gồm 2 phần ƒ Phần gốc: là một câu ngắn hay một đoạn văn trong đó có bỏ trống một số khoảng trắng (textbox). Bên cạnh những khoảng trống đó là những từ gợi ý cho sẵn. ƒ Phần trả lời được điền trực tiếp vào những khoảng trắng đã cho sẵn. ™ Ưu điểm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan